Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

CON NGƯỜI TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ TRIÊT HỌC



I/ DẪN NHẬP
          Con người luôn là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà triết học, thần học và khoa học, ngay cả trong lĩnh vực khảo cổ học. Mọi lĩnh vực nghiên cứu đều lấy con người ra để làm thước đo và từ đây tìn về với cội nguồn của mình. Có hàng loạt những câu hỏi được các nhà triết học, khoa học đề ra như: Con người từ đâu mà đến? con người sống được là nhờ cái gì? … nhưng tất cả những câu hỏi này đưa ra một phần cũng là để cho người khác suy nghĩ và đây cũng là những câu hỏi họ đặt ra để làm một đề tài, một lối suy nghĩ và khám phá ra những điều mới lạ. Hàng ngàn năm nay, khoa học đã phát triển nhưng cũng đều lấy con người làm thước đo cho công trình nghiên cứu của mình. Kết cục vẫn không sao tìm ra được nguyên lý cuối cùng. Nếu không tin có Thiên Chuá là nguồn mạch phát sinh thì e rằng hết thế hệ này đến thế hệ khác cũng không bao giờ tìm ra được nguyên lý cuối cùng của mình được. Để nhìn nhận một số tác giả triết học suy nghĩ như thến nào về con người chúng  ta cùng đi sâu vào vấn đề trong con người.
II/ Con người là gì
          Có rất nhiều các định nghĩa nói về con người nhưng một cách nào đó ta quy chiếu về 3 khuynh hướng chính là:
-         Con người trong tương quan với Thiên Chúa.
-         Nêu bật một đặc trưng của con người.
-         Nhấn mạnh đến khả năng dự phóng của con người.
a/ Con người trong tương quan với Thiên Chúa. Đây là định nghĩa mang tính tôn giáo và thần học, tuy không hẳn lúc nào cũng bắt nguồn từ môi trường tôn giáo. Như trong Sáng thế đã nói con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Triết học và Tôn giáo Đông Phương, ta có thể nghi nhận học thuyết “Thiên Mệnh” hay “Phạm ngã như nhất” nói về sự đồng nhất giữa Brahman và Atman, giữa tiểu ngã với đại ngã.
Tây phương khi bàn về đời sống chiêm niệm thì Aristote nói về “yếu tố thần linh” của con người. Yếu tố này vừa vượt lên tất cả những gì làm nên con người vừa làm cho con người được đức độ và hạnh phúc.
Thời cận đại thì ông Baruch Spinoza viết “bản tính con người được cấu tạo do một vài biến đổi các ưu phẩm của Thiên Chúa”. Ngã tuyệt đối là nguyên lý hoặc  là bản thể của con người, tính duy nhất và bất biến của Ngã Tuyệt đối chính là tính duy nhất và bất biến của Thiên Chúa, chính vì thế mà con người phải quy hướng về đó.
Qua đó, ta nhận thấy mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa được nhìn cách tích cực.
Trong những khuynh hướng tích cực cũng không phải là không có những khuynh hướng tiêu cực ở trong đó. Đối với các tác giả có khuynh hướng này thì họ nghĩ vấn đề Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu là chuyện chẳng đáng kể, bởi vì điều cốt yếu của triết học là con người. Những nhà tư tưởng này quan niệm Thiên Chúa đã chết và thay vào đó bằng một siêu nhân, như cái gì vợt lên trên con người.
b/ Nêu bật một đặc trưng của con người. Nói lên một cách diễn tả đặc trưng hay khả năng của con người. có nhiều người cho rằng “con người là động vật có lý trí”. Aristote đã viết rằng “Con người là động vật duy nhất có lý trí”, lý trí chỉ cho con người biết cái gì hữu ích và cái gì có hại, cái gì phải cái gì trái.
          Thánh Toma Aquino giải thích thêm về định nghĩa này là dưới bình diện luân lý, yếu tố thứ nhất “Động vật” ám chỉ là giống, còn yếu tố thứ hai “lý trí” ám chỉ là loài. Tuy nhiên, yếu tố thứ nhất thường bị coi nhẹ và yếu tố thứ hai được đề cao bởi vì nó là nét đặc trưng của con người, tuy nhiên con người dễ quên đặc trưng “lý trí” của mình để trở về với lối hành động theo bản năng.
 Yếu tố “Động vật” được đổi thành “cây sậy”. Chính Pascal đã nói “con người chỉ là cây sậy, một loài yếu ớt nhất trong thiên nhiên, nhưng là một cây sậy biết suy tư”.
Descartes thì nói yếu tố “động vật” biến mất hay nói một cách khác tôi chỉ là một vật tư duy, nghĩa là tinh thần, trí tuệ hay lý trí.
Ernst Cassirer nói “con người là một động vật biểu tượng, nghĩa là động vật biết nói”.
Theo cách nhìn của Platon và Aristote thì hai ông đã nêu bật là tính chất xã hội của con người. Đối với Aristote thì nói “phàm ai không có khả năng gia nhập một cộng đồng hoặc ai tự túc đến nỗi không cần đến người khác nữa, thì họ không còn là phần tử của xã hội nữa,”, Ông cho hạng người này là dã thú hoặc là Thần linh. Theo ông, đặc tính xã hội gắn liền với đặc tính lý trí của con người. Con người từ khi sinh ra đã sống trong xã hội rồi.
Thomas Hobbes không đồng ý với quan niệm trên vì ông cho rằng con người sống trong xã hội do ảnh hưởng của giáo dục, chứ không phải do bẩm sinh và ông nói răng “con người là lang sói vói con người”.
c/ Nhấn mạnh đến khả năng dự phóng của con người. Nói về khả năng tư duy nơi con người đã hàm ngụ một dự phóng rồi, bởi vì lý trí không dừng lại ở một ý tưởng cố định, nhưng phải  dắn đó suy nghĩ lại, nghĩa là kèm theo những do dự nghi nan.
          Ông Plotinus cho rằng con người là một loài ở giữa các Thần linh và thú vật, có lúc hướng về các Thần linh, có lúc hướng về thú vật, nhưng thường thì lập lững giữa hai bên.
          Ông Scotus Erigena nói: Con người là kho chất chứa hết mọi thọ tạo. Nó hiểu biết như Thiên thần, suy luộn như con người, cảm giác như thú vật, sống như một thực vật. Nó gồm bởi linh hồn và thân xác, nó không thiếu cái gì của thụ tạo cả.
          Các triết gia thời cận đại khai triển khía cạnh của ông Scotus Erigena và cho rằng: bản tính con người là khả năng dự phóng vô tận, bản tính của con người không thể định nghĩa dựa theo một đặc tính nào xác định, nhưng qua mọi thời nó được quy tụ lại dần.
          Trải qua dòng lịch sử, đã có những tác giả đề cao tự do của con người đến mức vô biên, thì cũng có những tác giả phủ nhận khả năng quyết định tự do. Con người chi phối bởi định mệnh, bản năng, tập tục và xã hội.
III/ Con người trong cái nhìn của các nhà triết học tây phương
1/ con người theo cách nhìn của cá nhà triết học Hy-lạp cổ đại
          Triết học Hy-lạp cổ đại tìm hểu bản tính khách thể của vạn vật: nguyên nhân cà cách cấu tạo của vạn vật. Nhìn trong tổng thể của vũ trụ, con người được coi như là một “tiểu vũ trụ”, có nghĩa là con người làm một thành phần của vũ trụ, quy tụ các cấp độ của sự hiện hữu và sinh tồn của vạn vật. Các nhà triết học Hy-lạp lưu ý đến cách riêng đến yếu tố cao quý nhất là Linh hồn, không chỉ nghiên cứu về hoạt động của linh hồn mà con nghiên cứu đến nguồn gốc và cứu cánh của nó nữa.
          Các nhà triết học Hy-lạp nói: Linh hồn bắt nguồn từ thế giới Thần linh, nhưng bị dày đoạ xuống trần gian và bị nhốt trong thân xác như trong trại giam để đền tội cho nên linh hồn trông mong được trở về với thiên giới.
Qua cách nhìn đó, ta nhận thấy họ chủ trương con người có hai yếu tố biệt lập đó là: Linh hồn và thân xác. Đồng thời họ cũng nhìn nhận con người chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Linh hồn làm nên yếu tố cao quý nhất của con người, vượt xa các hữu thể khác trong vũ trụ.
Heraclituc (540-480 tcn) cho rằng phẩm giá cao quý nhất của con người nằm ở khả năng nắm bắt được Lý (Logos).
Parmenides (515 tcn) cũng chủ trương rằng nét đặc trưng nổi bật của con người ở chỗ biết suy tư, nghĩa là biết nhìn xuyên qua những hiện tượng biến chuyển của vạn vật đế nhận biết sự thật.
Trường phái nguỵ biện đặt ra những câu hỏi ngược lại là: Con người có kha năng biết sự thật không ?. Sự thật nằm ở ben trong hay bên ngoài con người?
Socrates (470-399) trả lời cho những câu hỏi trên là: Con người có khả năng tìm ra chân lý, nhờ lý trí của mình nà nhờ mối dây ràng buộc với chân lý vĩnh hằng và phổ quát.
Platon (427-347) cho rằng: linh hồn mới thật là cái tinh hoa của con người. Linh hồn là thành phần của thế giới ý tưởng. Linh hồn mang tính bất tử. Linh hồn trở nên hoàn thiện tuỳ theo mức độ thoát ly khỏi thế giới vật chất.
Rristote (384-322) cho rằng: Con người gồm có linh hồn và thân xác, lý trí là phần cao quý nhất của linh hồn. Khác với Platon là, Arisistote nhìn nhận thân xác cũng là thành phần nòng cốt của con người. Linh hồn và thân xác kết hợp mật thiết vói nhau tụa như “Mô hình và chất thế”.Một cá thể độc lập với các hữu thẻ khác.
Triết học Hy-lạp cho rằng con người bị ràng buộc bởi luật tất yếu và định mệnh. Con người dùng lý trí khám phá những định luật phổ quát nhưng không làm thay đổi được chúng. Nói cách khác “Tự do và Lịch sử” không phải là những đề tài chủ chốt của triết học Hy-lạp.
2/ Tư Tưởng Kito giáo
          So sánh với các triết gia Hy-lạp. ta nhận thấy trong Kinh Thánh không có những khảo luộn hệ thống bản chất và khả năng của linh hồn. Nhưng kinh thánh bàn về con người trong mối tương quan với Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa tạo dựng, được kêu mời và sống mật thiết với Thiên Chúa. Kinh thánh còn trình bày chiều kích lịch sử của mối tương quan đó: Ngay từ đầu, mối tương quan đã bị sứt mẻ do quyết định tự do của con người không muốn phục tùng Đấng Tạo Hoá. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã tìm hết mọi phương thế để gần gũi con người.
a/ các giáo phụ:
          Trong công cuộc rao giảng Tin Mừng cho vàn hoá Hy-lạp, các giáo phụ đã tìm cách két hợp và bổ sung giữa hai quan điểm khác nhau vè con người và vũ trụ. Vũ trụ của van hoá Hy-lạp mang tính khép kín, nên mọi lý lẽ để giải thích sự hiện hữu của vũ trụ và con người chỉ ở trong bản chất nội tại của nó. Trong khung cảnh này, Thượng đế chỉ là một yw tưởng trìu tượng, không có ảnh hưởng gì tới hoạt động của con người. Vũ trụ này được điều hành do mọt cái lý phổ quát (Logos) và con người cần phải biết khám phá ra cái lý của vũ trụ, bởi vì con người phản ánh tiểu vũ trụ. Trong khung cảnh này, các Kito hữu có nhiều khuynh hướng đối vói văn hoá hy lạp, đa số họ không đồng tình vói văn hoá Hy-lạp, không đối thoại với văn hoá Hy-lạp.
          Nhóm giáo phụ chấp nhận đối thoại với văn hoá Hy-lạp là: Alexandria, như ông Clemente (150-212) đã cố gắng giải thích cái lý (Logos), phần lớn cũng theo tư tưởng của Platon và nhiều người đã vô tình đi sâu vào thuyết Platon nhưng cuối cùng theo quan điểm của các giáo phụ thời Hy-lạp là quan niệm về hai yếu tố căn bản cấu thành con người là: Hồn Thiêng bất tử, khác vói thân xác vật chất.
  + Con người là hình ảnh Thiên Chúa. Đây là một nền tảng của Kito giáo về phẩm giá con người. Qua đây các giáo phụ có nhiều cách giải thích con người là hình ảnh của Thiên Chúa:
-         Trường phái Alexandria cho rằng con người là hình ảnh Thiên Chúa bởi vì nó có trí tuệ, cái hình ảnh được in vào trong linh hồn.
-         Thánh Augustino giải thích rằng con người phản ánh sự thông hiệp của Ba Ngôi Thiên Chúa, nơi 3 ngôi quan năng nội tại: Ký ức, trí tuệ và ý chí.
-         Thánh Irênêô và ông Tertulliano chủ trương rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa vì nó giống với Đức Kito, hình ảnh của Thiên Chúa, ngôi lời làm Người.
Tất cả các giáo phụ cho rằng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người không còn được tinh tuyền trong sáng nữa nhưng đã bị rách nát mờ đục sau khi phạm tội.
 + Con người trong lịch sử cứu rỗi. Do ảnh hưởn của triết học Hy-lạp thiên về ly luận bản thể hơn là lịch sử nên các giáo phụ không quan tâm đến là bao nhưng các Ngài cũng không bỏ qua lịch sử cứu rỗi nằm trong mạc khải trong Kinh Thánh: Bnr tính con người không còn trơ trơ bất biến như hồi tạo dựng, nhưng nó đã bị thương tổn vì tội lỗi và nó đã được Đức Kito cứu chuộc. Có 2 khuynh hướng khác nhau nơi các giáo phụ Đông Phương và Tây Phương.
-         Đông phương chú trong tới khía cạnh tích cực, theo họ con người được thần linh thánh hoá nhờ ân sửng.
-         Tây Phương do ảnh hưởng của Thánh Augustino (334-430), người ta để ý tói khgias cạnh tiêu cực, nghĩa là tội lỗi vói những thương tichsgaay ra cho sinh hoạt tâm linh, nhằm đề cao sự cần thiết của ân sủng, Augustino đã trình bày cái nhìn bi đát về khả năng tự do của con người, vừa bị xaauxes bởi đam mê dục vọng vừa bị dè nặng bởi tội nguyên tổ nữa. Thánh Augustino không dừng lại ở chỗ: tinhg tạng tội lỗi càng den tối bao nhiêu thì ảnh hưởng của ân sửng lại càng nổi bật bấy nhiêu, ân sủng đã tái tạo con người, giúp cho nó sống thực nhân tính của mình.
Augustino đã xưng thú rằng: Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, trái tim con mãi xao xuyến bao lâu chưa an nghỉ trong Chúa.
b/ Kinh Viện Trung Cổ
          Thời các giáo phụ ảnh hưởng của tư tưởng của thuyết Platon. Bước sang thời trung cổ, Âu Châu bị quyến rũ bởi một nền triết học mới, đó là tư tưởng của Aristote. Triết gia này đề cao giá trị của vũ trụ vật chất, thực tại hữu hình, cũng như đề cao vai trò của cá nhân, của thân xác.
          Toma Aquino (1225-1274) đã nhận ra nhiều giá trị tích cực thuyết Aristote nên đã tiếp nhận nó để soạn ra thiên khảo luận triết học và thần học về con người. những luận đề đó được thánh nhân nhìn nhận dưới 3 vấn đề
 + con người là một hợp thể gồm bởi hồn và xác. Nhờ yếu tố tinh thần mà con người hiện hữu như là một nhân vị duy nhất, mang phẩm giá cao quý bởi vì được Thiên Chúa yêu thương tạo dựng. Linh hồn thiêng liêng bất tử, nhưng kết hợp với thân xác thành một bản thể. Linh hồn hoạt động qua các quan năng, đặc biệt qua lý trí và ý trí. [1] Tuy nhiên, những ý tưởng của lý trí không  phải do tự nhiên mà có, nhưng là nhờ khả năng từ những hình ảnh mà giác quan cung cấp. Linh hồn không hiện hữu trước khi có con người (Đây là điểm khác biệt với tư tưởng của Platon). Linh hồn và thân xác gắn bó với nhau khăng khít đến nỗi  T. Tôma Đa canh chủ trương thân xác mang niềm khát vọng tự nhiên được sống lại, bởi vì linh hồn sẽ không cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn khi lìa xa thân xác. Việc kết hợp làm một với thân xác của linh hồn không gây trở ngại cho phẩm giá cao quý của linh hồn, cũng như tính bất diệt của linh hồn. Vì chỉ có một "mô thể" điều khiển và chịu trách nhiệm về mọi sinh hoạt của tinh thần lẫn vật chất. Nó có những đối lập như: bất tử - khả tử, tốt - xấu, thiện - ác, tích cực - tiêu cực. Theo T. Toma Đa canh thì Chúa trời là đấng sáng tạo ra vạn vật bao gồm cả con người với một mục đích và cái thiện cao cả nhất của vạn vật là sự thực hiện của mục đích. Khi một người nhận biết được mục đích mà Chúa nhào nặn ra anh ta, thì anh ta khám phá ra cái thiện cao cả của Chúa Trời. Do đó cái thiện cao cả nhất là sự nhận biết ra chính mình, giống như Chúa Trời đã định sẵn. Theo Ngài cách tốt nhất để đạt được cái thiện toàn mỹ là rời bỏ của cải vật chất của thế giới trần tục để đi tìm cuộc sống của Chúa. Với Ngài cái ác là sự nghèo túng thiếu đi cái thiện. Tất cả vạn vật được Chúa sáng tạo ra với một mục đích là hướng thiện. Khi chúng thất bại thì hệ quả tất yếu là cái ác sẽ xẩy ra.[2]
           + Con người là một chủ thể luân lý, hoạt động có trách nhiệm tự do, biết dùng quy luận để cân nhắc các lý lẽ trước khi hành động, ý chí điều khiển các hành vi. Con người hướng về hạnh phúc, tìm cách đạt đến sự thiện tuyệt đối.
          + Con người không phải là một tiểu vũ trụ khép kín. Sau khi đã bàn về bản tính của con người, Tôma Đa canh đã lồng nó trong tương quan với Thiên Chúa là Đấng tạo thành và hạnh phúc của con người. Dù biết rằng Kinh Thánh có nói tới con người được dựng lên theo hình ảnh Thiên Chúa nhưng ngoài dữ kiện mặc khải, T. Tôma Đa canh còn cố gắng phân tích bản tính con người nhằm chứng tỏ rằng cơ cấu con người tự nó hướng về Thiên Chúa. Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa bởi vì con người luôn khao khát đạt tới chân ly khách thể và sự thiện toàn mỹ. Con người tìm về Thiên Chúa không phải chỉ vì muốn thỏa mãn óc lý luận muốn biết nguồn ngốc của vạn vật, nhưng còn vì muốn được hạnh phúc, muốn đạt được đến sự thiện tuyệt đối.
          + Tất cả những đề tài của lịch sử cứu rỗi được thánh Toma lồng trong bối cảnh của mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã ban cho nguowig những khả năng cần thiết để đạt tới cứu cánh tối hậu của mình. Nhờ đó mà chúng ta được sống trong mối liên hệ vói Chúa: Lý trí tùng phục Thiên Chúa, các quan năng hạ đẳng phục tùng ý chí, ý chí tùng phục lý trí, thân xác tùng phục linh hồn.
c/ Thời cận đại
          Conn người là đối tượng nghiên cứu hàng đầu không những của triết hoc mà con của khoa học thực nghiệm nữa
          + Triết học:
          Ông Martin Lutero (1483-1456) coi là người bi quan theo lối suy diễn của thần học. Ông chủ trương rằng conn gười ý thức thân phận tội lỗi của mình, cần phải sống trong sự tín thác mù quáng nơi Thiên Chúa. Lý chí và Ý Chí chỉ có giá trị khi hành động trong lĩnh vực trần thế, chúng bất lực khi dụng chạm đến thực tại thần linh.
          Ông Kant (1724-1804) cho rằng con người không thể dùng trí tuệ để đạt tới bản tính của vạn vật, lại không thể dùng trí tuệ để hướng tới Thiên Chúa.
           Triết hoc hiện đại chủ trương nói về con người đã chịu ảnh hưởng sâu đậm từ hai khuynh hưởng vừa nói. Nghĩa là đặt con người làm trung tâm của mọi tư duy, nhưng trung tâm ấy đã bị cắt dứt hết lien hệ với chân lý khách thể ngoại giới cũng như cắt dứt khỏi Thiên Chúa.
          Ông Hegel (1770-1831) cho rằng con người có khả năng vươn lên đến tuyệt đối. Lịch sử nhân loại là một cuộc tiến hoá không ngừng nhằm thể hiện kế hoạch của tinh thần tuyệt đối.
          + Các khoa học nhân văn
          Ông Descarter (1596-1650) đã tách rời con người ra ra làm 2 phần: Hồn và xác, hai bên hoàn toàn biệt lập nhau, không liên hệ với nhau.
             Qua đó, ta nhận thấy, tư tưởng Kito giáo vào thời trung cổ nhìn con người như một tổng thể gồn bởi xác và hồn, sống trong tương quan với Thiên Chúa và vũ trụ. Vào thời cận đại hình dung con người bị phân mảnh.
IV/ NHỮNG THẮC MẮC VỀ NGUỒN GỐC CON NGƯỜI
             Để con người biết rõ về nguồn gốc chính xác con người sinh ra từ đâu thì quả là khó đối với các nhà khoa học, triet học, khảo cổ học…….nếu dựa vào lý trí của con người thì không bao giờ chúng ta có một câu trả lời cho thoả đáng được. Chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa đã làm nên con người và cho con người có sự sống, chính Ngài là nguyên lý và chủ của vũ trụ này.
             Trong tất cả những buổi tranh luộn để tìm ra một lối giải thích cho thoả đáng về nguồn gốc con người thì có những cuộc tranh luộn giữa vô thần và hữu thần, giữa tiến hoá và tạo dựng. có những quan niệm khác nhau về tiến hoá cũng như giữa những quan niệm khác nhau về tạo dựng. Qua những cuộc tranh luộn của các trường phái, với chúng ta xét liên quan tới 2 quan điểm:
-         Sự sống
-         Con người
1/ Sự sống là gì? Sự sống là hiện tượn rất đon giản (ai cũng phận biệt được con chó chết và con chó sống), nếu ai muốn xác định những yếu tố cấu thành nên sự sống thì gặp nhieuf bế tắc. Thực tế, sự sống là hiện tượng phức tạp: các sinh vật bao gồm từ vi khuẩn và con bọ chét li tic ho đến loài trâu bồ to lớn, thử hỏi có mẫu số chung nào cho tất cả mọi sinh vật không?. Dựa theo các khoa sinh học, người ta thường mô tả 3 đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, tăng trưởng, sinh sản. Trong các nhà khoa học thực nghiệm có nhiều lối giải thích khác nhau về sự sống. Các nhà triết học phân biệt có 3 cấp độ của sự sống: Nơi thảo mộc, động vật, con người. Tương ứng với mỗi cấp độ sự sống thì người ta nói đến 3 cấp độ của hồn: Sinh hồn, giác hồn, linh hồn, như là chủ thể của các hoạt động.
-         Loài thảo mộc là: dinh dưỡng, tăng trưởng, sinh sản. Chủ thể là “Sinh hồn”.
-         Loài động vật thêm các hoạt động: cảm giác, ước muốn và di chuyển. Chủ thể là “giác hồn”.
-         Loà người co những sinh hoạt cao hơn, đặc biệt là những sinh hoạt tinh thần, không bị chi phối bởi vật chất. Chủ thể của chúng là “Linh hồn”.
2/ Con người khác thú vật ở chỗ nào?
             Chỉ có thể tóm tắt lại được trong một thuật ngữ “Văn hoá”, với những đặc trưng nổi bật nhất là khả năng tự ý thức. Đây là điều khó khăn cho thuyết tiến hoá: sự tiến triển từ thú lên loài người mang tính cách tiệm tiến theo cấp bậc hay là nhảy vọt?
             Mặt khác, Con người cũng có những sinh hoạt chung với thực vật và động vật: Con người cũng ăn uống dinh dưỡng, sinh sản, tăng trưởng như thảo mộc………..
             Có rất nhiều những thắc mắc nhưng theo ki tô giáo nguồn gốc con người từ Thiên Chúa, ta có chung một điểm từ nơi Ngài.
V/ CON NGƯỜI SỐNG TRONG CÁC MỐI TƯƠNG QUAN
 Mối tương quan giữa thần học và các khoa học nhân văn trong việc nghiên cứu đời sống tâm linh có thể tóm lại 3 điểm sau:
-         Thần học mang lại một chiều kích mới cho nhân học, con người không chỉ giới hạn vào những tương quan trong thế giới này, nhưng con hướng lên tới cõi siêu việt nữa.
-         Đồng thời, mạc khải cũng chiếu dọi một tia sáng mới vào các mối tương quan giữa con người với nhau và với vũ trụ.
-         Mặt khác, sự hiểu biết của con người nhờ kết quả của các khoa học nhân văn cũng giúp chúng ta hiểu biết thêm về đời sống tâm linh, theo nghĩa là hiểu rõ hơn những ưu khuyết điểm của mình, ta biết đường cải thiện bản thân, ngõ hầu tác động của thánh linh sẽ phát sinh nhiều hoa trái hơn.
 Để có cái nhìn toàn diện về con người cùng với những hình ảnh hướng đến đời sống tâm linh, ta tìm hiểu vào 4 chiều kích:
-         Con người hướng thượng tương quan với Thiên Chúa.
-         Con người hướng nội, tìm hiểu những yếu tố cấu tạo bản thân.
-         Con người hướng ngoại, trong tương quan với tha nhân.
-         Con người tương quan với thế giới.
              Chủ đề về con người mà ta vừa nói tới và chia se chỉ là phần nhỏ nào giúp cho con người tìm về với cội nguồn của mình và cứu cánh của ta sống và làm việc cho hiện tại. mỗi người co một quan niệm, mỗi người có một cách nhìn và mỗi người co một suy nghĩ. Nếu ta không quy về việc có con người và cho con người sống ở thế gian này là do bàn tay của Chúa thì chúng ta không bao giờ tìm về căn nguyên của mọi sự, chân lý của đời người được. Chinh Chúa đã làm nên tất cả, Chúng ta sinh ra từ đâu thì cũng trở về với cái nguyên thể của mình. Không ai chết mà đem theo mọi thứ ở trên đời này, tất cả là hai bàn tay trăng và cỗ quan tài. Những thứ đó cũng chẳng giúp ích gì cho ta nhuwnh là quãng thời gian chúng ta sống tạm thời ở đời chúng ta đã làm gì và chuổn bị được những gì cho hạnh phúc tương lai của mình trên trời. Đó là tất cả những gì chúng ta tìm hiểu và chia sẻ với nhau.
                                                                                                                                Anton Công Chính


[1] Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 8, Tr 19.
[2]S EROST, Jr,PH.D.BD., Những vẫn đề cơ bản của triết học, Bd Đông Hương và Kiến văn. Nhà xuất bản Từ Diển Bách Khoa, bt Hoàng Thái. Tr  121.

Không có nhận xét nào: