Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

LỪA DỐI CHÍNH MÌNH


Bạn thân mến:
        Con người là một điều bí ẩn nhất và là nguồn của mọi nhận thức. Không ai có thể hiểu thấu tận căn con người mình. Con người là mỗi quan tâm hàng đầu của tất cả mọi lĩnh vực. Mọi phát sinh, mọi thất bại và mọi ô nhiễm cũng từ con người mà ra. Ngay trong chính bản thân con người mình cũng có sự khác biệt. Cái tay không thể đụng chạm được chính cái tay của nó và ngón tay cũng không thể nào tự đụng đến ngón tay nó. Chính vì vậy, trong con người có sự không hiểu nhau thì làm sao có thể hiểu được người khác cách chắc chắn và chia sẻ cho nhau cách trung thực được. Trong con người luôn có sự chọn lựa xấu hoặc tốt. Trong bản thân con người nhiều lúc chính mình cũng không hiểu chính mình. Nhiều lúc đã tự lừa dối chính mình để được tư lợi cho bản thân. Khi nhìn đến đề tài này chắc các bạn sẽ thật lực cười và đặt ra những câu hỏi mình mà không biết mình thì con làm được chuyện gì ?. Làm sao có sự mâu thuẫn như vậy được ?. Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong phần này. Giúp các bạn phần nào hiểu được chính con người mình. Trong đề tài này tôi sẽ đi vào ba vấn đề mà chính con người tự lừa dối chính mình.
          1/ Ta tự cho phép mình mắc sai lầm. Con người không có cái gì là không có thể làm cả. Ngay cả bản thân mình cùng tự lừa dối mình. Trong con người tiền thức vô thức có khả năng chiếm trọn mọi tính cách và hành động của mình. Tiềm thức vô thức đó một khi trỗi dậy làm chi phối con người ta. Trong con người luôn có sự dằng co giữa ý thức và vô thức. Hai bản năng đó luôn hiện diện trong con người, để điều khiển và thúc giục con người nên làm hay không nên làm. Đó là một sự chọn lựa để sau khi chọn thì lương tâm ta không bị áy láy vì hành động đó. Trong con người, nhiều lúc ta tự cho phép mình mắc những sai lầm. Cho phép mình tự lừa dối chính mình. Đó là cách mà con người tự an ủi mình và giúp mình đứng lên mỗi khi làm những điều sai trái. Trong cuộc sống thường ngày ai cũng có những lúc sai trái nhưng nếu cứ ỷ lại và luôn nghĩ rằng mình được quyền sai trái thì còn gì là ý nghĩa của cuộc sống nữa. Để rồi những điều mình không được phép sai trái mà ta luôn nghĩ mình được phép sai thì công việc và xã hội này sẽ đảo lộn và làm cho bản tính con người luôn chiều theo những việc sai trái. Bạn đã bao giờ khi Cha mẹ bạn nhờ bạn một công việc gì mà bạn không có thích mà bạn lại vâng lời cách nhanh chóng là đi làm luôn không ?. Có bao giờ một việc mà mình không thích mà có ai nhờ bạn sau đó bạn làm ngơ sau khi người đó hỏi lại là bạn quên chư ?. Thực chất trong tất cả mọi cái quên của bạn là bạn nhớ rất rõ nữa. Chỉ vì những lý do ngoại tại nên bạn đã tự lừa dối chính mình là cho phép mình được quên vì chuyện đó để cho tâm trí mình đươc yên.
          Trong Tin Mừng (Mt 21,28-32) có nói tới câu chuyện về hai người con trai. Một hôm người Cha nói với hai người con trai: Người Cha nói với người con thứ nhất rằng: Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho. Nó đáp: Con không muốn đâu. Nhưng sau đó, nó hối hận, nên nó đi. Ông lại đến gặp người con thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: Thưa ngài, con đây! nhưng rồi lại không đi. Qua đoạn Tin mừng trên cho ta thấy có hai cảnh tượng. Một cảnh tượng là trả lời với Cha là không đi. Nhưng sau đó nghĩ lại rồi lại đi. Sở dĩ người con này nghĩ lại vì trong bản tính của con người thường có những phản hồi ngay tức khác. Việc phản hồi đó càng nhanh khi việc được giao là việc mình không thích và không mong muốn. Chính những phản hồi ngay lập tức đó nên thiếu sự suy xét nên dẫn đến những sai lầm. Khi người con này nghĩ lại thì nhận ra là mình đã sai. Trong thâm tâm anh ta cảm thấy mình mắc lỗi với Cha. Vì nghĩ rằng cơm áo ta mặc đều do công ơn của Cha mà hôm nay Cha nhờ con mà con lại không làm thì quả là một điều lỗi lớn đối với Cha. Sự phản hồi của anh ta lúc đó là do bản năng thúc giục anh ta chứ thật sự anh ta không có muốn như vậy. Anh ta tự xác định lại căn tính con người anh ta nên anh ta đã đi. Anh ta đã tự biết mình và không muốn lùa dối sự lười biếng của mình nữa và anh đã quyết định ra đi để sửa sai.
Hình ảnh người con thứ cho ta thấy rất rõ là anh ta đã tự lừa dối mình, tự lừa dối người Cha của mình. Anh ta đã sống hai mặt với chính con người của mình. Khi được người Cha mời gọi anh ta đi làm và anh đã đáp lại cách mau mắn là dạ con đi làm. Nhưng thực chất lúc này trong thâm tâm anh là cứ vâng lời cho qua chuyện để lấy lòng người Cha trước. Còn đi làm hay không là quyền của mình. Trong thâm tâm anh ta là anh sẽ không đi là. Mặt ngoài của anh ta tỏ ra là một người con rất ngoan ngoãn, hiền lành vâng lời Cha cách triệt để. Nhưng trong lòng anh ta thì cả một sự den tối, một sự chống đối Cha cách mãnh liệt. Tự lừa dối mình để được lòng người Cha. Để thể hiện uy tín của mình là người con tốt.
Qua đây, mỗi người trong chúng ta cũng hãy nhìn vào bản thân của ta xem, đã có bao giờ mình sống hai mặt với những người xung quanh Chưa ?. Tôi tin chắc rằng ai trong chúng ta cũng có, không những thế mà còn hại biết bao người nữa là đang khác. Tôi không phải vu khống cho các bạn những điều đó. Tôi xin được lấy một số ví dụ để chứng minh điều của tôi. Các bạn đã bao giờ thật lòng với chuyện thi cử chưa ?. Các bạn đã bao giờ nói dối Cha mẹ chưa ?. Các bạn đã có bao giờ cãi lời cha mẹ chưa. Các bạn đã có bao giờ làm cho Cha mẹ các bạn phải buồn phiền chưa ?. Các bạn đã có bao giờ làm cho người yêu mình phải thất vọng về mình Chưa ? Các bạn đã bao giờ lừa người yêu hay một người bạn nào đó chưa ?. Hàng loạt những câu hỏi đó sẽ là điêm nhấn cho các bạn suy nghĩ về chính mình. Đây cũng là cơ hội không những cho các bạn mà cho chính tôi cũng được nhìn lại bản chất thật con người của mình. Chắc có lẽ bạn và tôi chưa một lần ngồi nhìn lại bản thân của mình có những gì và thiếu những gì, nó đẹp hay nó xấu. Tại vì nhiều lúc chính hành động của tôi cũng không biết là tôi đang làm cái gì nữa. Nhiều lúc tôi không phải là chính tôi. Đó là điều nói dối thứ nhất.
2/ Điều thứ hai trong cuộc sống, mình tự dối mình là luôn khẳng định “việc xấu đó sẽ không sẩy ra đối với bản thân mình và điều xấu đó sẩy ra đến với người khác”. Điều này tự biện minh cho hành động sai trái của mình. Không nhận lỗi làm về mình. Khi một tập thể hay sống trong một làng xóm, chỉ vì tư lợi cá nhân mà mình đã lấy của người khác các đồ dùng nhưng không muốn người khác nghĩ mình là người ăn trộm nên đã tìm đủ mọi cách để đổ lỗi cho người khác để mình không bị mắc vào thói ăn trôm. Nhưng thực chất việc đó lại do mình gây nên.
          3/ Điều thứ ba cho phép mình tự lừa dối mình là luôn tự cho mình là “con nhiều thời gian mà”. Khi một bài kiểm tra Thầy giáo đưa ra để làm nhưng trong thâm tâm chính bản thân ta luôn nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian để làm bài này. Bây giờ ta cứ chơi cho thoải mái đã vội gì phải làm gấp gáp như vậy. Chính vì ta tự lừa dối mình nên ta đã để cho thời gian trôi đi cách vô nghĩa. Luôn nghĩ rằng trong khoảng thời gian dài đó chỉ cần hoàn thiện một bài kiểm tra là đủ nhưng ta không ý thức rằng còn biết bao công việc đang còn dở dang chờ ta làm.
          Đó là những điều mà con người thời nào cũng mắc phải không ít thì nhiều. Trong con người có sự tự lừa dối mình nên có biết bao những hành động sai trái, những lời nói làm thương hại đến đồng loại. Luôn tự cho mình là đúng và phủ nhận những sai trái của mình đã làm thương hại đến biết bao nhiêu người. “điều tốt tôi muốn tôi lại không làm còn điều xấu tôi không muốn tôi lại làm”. Đây cũng là một điều mà biết bao con người gặp phải. Chung quy lại cũng chỉ vì bản tính tự biện minh cho những hành động sai trái của mình. Tự lừa dối chính mình để những việc làm sai trái của mình không phải đến từ ý thức của mình mà đến trong vô thức mà thôi. Vô thức tức là một hành động không được suy nghĩ chắc chắn là làm việc đó có hại cho bản thân và cho người khác. Nên tôi lỗi gây ra trong hành động này là do thiếu ý thức nên ta mới làm như vậy mà thôi.
          Không có sự lừa dối nào khủng khiếp cho bằng tự mình lừa dối chính mình. Tự bản thân mình còn như vậy thì nói chi đến xã hội chung quanh. Có biết bao những tại hại gây ra cho môi trường xã hội. Để rồi một xã hội chìm ngập trong sự giả tạo mà chính con người tạo ra. Tự con người hủy diệt chính mình chứ không phải một ngoại tại nào gây nên. Cũng vậy, cái chết của Chúa Giesu không phải của những người biệt phái và phái pha ri sêu nhưng chính chúng ta làm nên cái chết của Ngài. Một cái chết chính người đồng loại giết người đồng loại của mình. Đó là một hành động nghê tởm nhất mà trong thâm tâm con người luôn chất chứa. Thế giới ngày nay cũng đang rơi vào tình trạng con người giết con người. Chỉ vì tính ích kỉ và luôn nghĩ tới bản thân mà làm hại biết bao người vô tội, những con người đang có cuộc sống bình yên.
          Theo con, tự lừa bản thân giống với sự lạc quan và quá tự tin, như những thành kiến khác, nó đều có lợi và hại. Về mặt tích cực, niềm tin không có bằng chứng về bản thân con người và giúp nâng cao hạnh phúc nói chung bằng cách giúp con người đương đầu với stress, nó có thể làm tăng sự kiên trì khi làm những việc khó hoặc tẻ nhạt, làm ta thử những kinh nghiệm mới. Con người khăng khăng lừa dối bản thân một phần để duy trì một hình ảnh về bản thân tích cực. Ta phớt lờ những thất bại của mình, nhấn mạnh những thành công (ngay cả khi chúng không hoàn toàn của ta) và thích đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh bên ngoài khi thất bại. Mặt tiêu cực, tự lừa bản thân có thể làm ta đau khổ rất nhiều khi sự thật cuối cùng được tiết lộ. Nhưng không còn cách nào khác lừa dối bản thân để được hạnh phúc được giờ nào hay giờ đó.
Lừa dối là một chủ đề mà nhiều người ngày nay quan tâm và tự đặt cho mình những suy nghĩ chín chắn để cho mình khỏi bị mắc lừa vì người khác. Thế giới ngày hôm nay sự thật không còn trên của miệng của từng người nữa. Sống với nhau nhưng luôn luôn cảnh giác vì sợ người khác không thật với mình. Một lời ta nói ra luôn để cho người khác suy nghĩ điều đó có thật hay chỉ là một trò đùa. Vì nghĩ rằng bản thân mình còn lừa dối chính mình thì làm sao mà có thế nói sự thật với người khác được.

At Công Chính

Không có nhận xét nào: