Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

KINH NGHIỆM TÔN GIÁO CHUẨN BỊ ĐÓN NHẬN MẶC KHẢI “BIẾN CỐ ĐỨC KI-TÔ”

Anton Nguyễn Công Chính
I/ Dẫn Nhập
        Trong cuộc sống con người nói chung, trước khi bắt đầu làm một công việc gì đều có khoảng thời gian để chuổn bị. Khoảng thời gian này, giúp con người định hướng rõ cần chuẩn bị những gì cho việc sắp tới. Thời gian chuổn bị có thể kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào công việc mình dự định làm. Như Chúa Giê- su nói “quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không” (Lc 14,28). Qủa thế, đối với một công việc bình thường của con người cũng phải có thời gian ngồi lại để tính toán. Đối với “Biến Cố Đức Ki-tô” là cả một công trình lớn lao, thì việc chuổn bị để đón chờ càng lớn hơn rất nhiều lần. Trong Kinh Thánh, Cựu ước chính là sự chuổn bị để đón “Biến Cố Đức Ki-tô”. Những gì được nói trong Cựu ước như là lời tiên báo công cuộc của Đức Ki-tô sẽ đến và những khó khăn trong công cuộc của Ngài.
        Để nói một cách rõ ràng Cựu ước là lời tiên báo cho Tân ước, tất cả quy chiếu về Đức Ki-tô thì có rất nhiều chi tiết được nói đến nhưng con xin được quy lại 4 điểm sau: 1, Kinh nghiệm sa ngã báo trước việc Ngôi Lời Nhập Thể. 2, Kinh nghiệm những khó khăn trong lời rao giảng của các ngôn sứ báo trước những khó khăn trong lời rao giảng của Chúa Giê-su. 3, Kinh nghiệm những việc làm và những phép lạ của các Ngôn sứ báo trước các phép lạ của Chúa Giê-su. 4, Kinh nghiệm vượt qua biển đỏ dân It-ra-el báo trước cái chết và sự Phục Sinh của Đức Ki-tô. Trong 4 điểm này hầu có thể mang lại cái nhìn chung nhất và sự xuyên xuất trong trường trình cứu độ của Thiên Chúa. Tất cả nói lên một tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa dành cho nhân loại nói chung và con người nói riêng.
II/ Nội Dung
1/ Khái niệm:
a/ Kinh Nghiệm: Để có một khái niệm rõ ràng về Kinh Nghiệm quả là một điều khó khăn. Có nhiều lối nói về Kinh Nghiệm theo tác giả Gerard OCollins.S.J. Kinh nghiệm gợi lên một sự tiếp súc trực tiếp với ai hoặc với một vật nào đó [1]. Việc gặp gỡ trực tiếp này theo tác giả Gerard O’Collins.S.J được nâng lên một tầm cao mới, khi ta đọc một cuốn sách nào đó. Bất kể vai trò của ta có chủ động hoặc thụ động hơn trong một kinh nghiệm nào đó, thì cả hai trường hợp trên, ta vẫn trực tiếp gặp gỡ một đối tượng hoặc nhân vật nào đó. Tác giả Gerard O’Collins.S.J lấy ví dụ của việc đọc sách. Khi ta đọc sách của một tác giả nào đó, chính là lúc ta gặp gỡ tác giả đó qua tư tưởng. Đó chính là việc di chuyển từ việc biết về người này sang việc biết tác giả của cuốn sách nhờ việc tiếp xúc [2]. Đây cũng là điều quan trọng đối với con người ngày hôm nay. Ta không được tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa nhưng qua những gì được ghi trong Kinh Thánh mỗi lần ta đọc là ta được tiếp xúc trực tiếp với Ngài. Chính Thiên Chúa đang nói và đang chỉ dậy chúng ta.
b/ Mặc khải: Mặc: kín ẩn; khải: mở ra; Mặc khải: là mở những điều kín ẩn [3]. “Mặc khải của Thiên Chúa được thực hiện dần dần trong lịch sử bằng những hành động và những lời nói. Trước tiên, Thiên Chúa đã mặc khải qua các thụ tạo. Sự hoàn hảo của ngài được diễn tả qua sự hoàn hảo của vạn vật mà Ngài đã sáng tạo, qua chân, thiện, mỹ của chúng (x. Kn13,5; GLHTCG 41). Tiếp đến, Ngài mặc khải cho dân It-ra-el được Ngài chọn làm dân riêng, ban cho họ Lề Luật và dậy bảo họ qua các tiên tri. Vào thời sau hết, Thiên Chúa tỏ mình ra và thông ban chính mình cách trọn vẹn cho nhân loại qua con một của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô (x. Dt 1,1)” [4].
2/ Mối Tương Quan Giữa Kinh Nghiệm Tôn Giáo Đối Với Biến Cố Đức Giê-su Ki-tô
a/ Kinh nghiệm sa ngã báo trước Ngôi Lời Nhập Thể: Đỉnh cao công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa là làm nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Ban cho con người có sự tự do và quyền trên tất cả muôn loài Ngài đã dựng nên. Nhưng con người đã lạm dụng tự do của mình để phạm tội chống lại Thiên Chúa và kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa. Mặc dù vậy Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi con người và tiếp tục ban ơn cứu độ cho con người, để mong con người trở về với tình yêu ban đầu mà Ngài đã làm nên. Lúc Thiên Chúa ra án phạt cho con người và nguyền rủa sự dữ. Thiên Chúa đã khơi lên niềm huy vọng cứu thoát và mở ra một tương lai cho con người “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng dõi người ấy, dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Điều này cho ta thấy rõ thân phận và nguồn gốc của Đức Giê-su, phá vỡ những nghi ngờ và những câu hỏi đặt ra để hỏi về thân phận Đức Giê-su. Qua trung gian người phụ nữ, Đức Ki-tô đã đến để ở với con Người và cứu thoát con người. Ngài đến không phải bởi người nam nhưng qua Chúa Cha và thực hiện sứ vụ Chúa Cha trao phó. Trải qua dòng lịch sử, thân phận Đức Giê-su vẫn là một điều bí ẩn nhất và gây nhiều thắc mắc cho giới lãnh đạo thời bấy giờ. Với con mắt thường thì ta không thể nào giải thích rõ đích đáng thân phận của Người nhưng với con mắt đức tin ta có thể biết được nguồn gốc tận cùng của Ngài. Không phải ơn cứu độ chỉ bắt đầu có khi loài người sa ngã nhưng ơn cứu độ đã có từ muôn đời. Đỉnh cao ơn cứu độ chính là Ngôi Lời Nhập Thể. Chính biến cố này cho ta thấy tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại. Cũng chính biến cố này cho thấy sự dao duyên giữa trời và đất được gắn kết với nhau đó là “Thiên Chúa ở với con người” (x. Mt 1,23). Tất cả những gì người ta đặt ra cho Chúa Giê-su nhằm tìm ra thân phận đích thực của Người đều là cách suy nghĩ và tìm tòi của con người tội lỗi mà thôi. Để hiểu một cách rõ ràng về Ngài ta nên trở về với kinh nghiệm sa ngã của con người. Kinh nghiệm nguyên thủy được trao ban trong mọi hành động, phản ứng, hiểu biết, ước muốn, cảm xúc và biểu tượng hóa. Ta tìm trong mọi hoạt động của con người, một nền tảng, một chân trời và một mối tương quan tâm tuyệt đối và chung cuộc nơi Đức Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể [5].
b/ Kinh nghiệm lời rao giảng của các Ngôn sứ báo trước lời rao giảng của Chúa Giê-su: Các Ngôn sứ là những người thay quyền Chúa để lãnh đạo dân. Chính Chúa Ki-tô hoạt động trong các Ngôn sứ và những lời các Ngôn sứ rao giảng “thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dậy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1,1). Các ngôn sứ như là phương tiện để mang ơn Chúa đến cho dân của Người. Những khó khăn trong lời rao giảng của các ngôn sứ như là kinh nghiệm báo trước những khó khăn trong lời rao giảng của Chúa Giê-su. Tất cả các ngôn sứ đều mang trên mình hai điều, hai điều này xác định được đâu là ngôn sứ giả và đâu là ngôn sứ thật: Thứ nhất là giáo dục và gìn giữ dân Chúa trung thành trong đạo thờ Đức Chúa và điều thứ hai đó là chuổn bị và hướng dẫn dân dần dần tới thời sung mãn để họ lãnh nhận mặc khải tuyệt đỉnh nơi Đức Ki-tô, vị ngôn sứ sẽ vượt trên mọi ngôn sứ [6]. Sư mạng của các ngôn sứ ở trong tay Thiên Chúa, chính Ngài đã dùng các ngôn sứ để Người được tiếp xúc trực tiếp với dân. Kinh nghiệm những lời rao giảng của các ngôn sứ thấy được sứ mạng lời rao giảng của Chúa Giê-su sau này. Kinh nghiệm cuộc hôn nhân của ngôn sứ Hô-sê nói lên cuộc hôn nhân giữa Đức Chúa và It-ra-el. Với sự yêu thương và dìu dắt của Thiên Chúa nhưng dân vẫn không nhận ra được tình yêu mà Thiên Chúa dành cho dân. Mỗi khi gặp những thử thách gian truân thì họ đều đi tìm các thần khác để thờ. Dân It-ra-el được ví như là một cô gái điếm. Qua đó cũng nói lên sứ mạng của Đức Ki-tô quả là một điều khó khăn, với sự cứng lòng tin của họ thì tất cả những lời giảng dậy của Chúa Giê-su sau nay không ăn nhằm gì. Không vì thế mà Thiên Chúa nản lòng, bỏ cuộc. Ngài vẫn tiếp tục yêu thương và dìu dắt mặc dù thấy trước mắt lòng dân như vậy. Điều này như là một kinh nghiệm được tiên báo cho ngôn sứ I-sa-i-a về những khó khăn trong lời rao giảng. Sứ vụ của I-sa-i-a là dịp cho những người It-ra-el đã chai cứng sẵn sàng chai cứng thêm. Chai đá thêm là hậu quả, chứ không phải kết quả của lời giảng. Thiên Chúa không muốn điều đó, nhưng Người biết trước tự do của con người sẽ đi đến chỗ đó. Nghĩa là điều trai đá đó chắc chắn thể nào cũng xẩy ra; Chúa đã nhìn thấy nó rồi, và Chúa báo cho ngôn sứ biết, như là một kiểu nói châm biếm một hậu quả nhân dịp mà có, nhưng từ ngữ Do Thái đã diễn tả như chủ đích ngôn sứ phải nhắm[7]. Tin mừng Mát thêu cũng nói rõ về sứ vụ cùa Chúa Giê-su đến. Ngài đã thấy được điều này và tiên báo cho các môn đệ của người biết về sứ vụ khó khăn mà các môn đệ sẽ gặp “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất, Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. Qủa vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng” (Mt10.34-35). Từ đó thấy được, các ngôn sứ như là người dọn đường để cho Chúa Cứu Thế Đến và tiên báo cuộc đời sứ vụ của các ngôn sứ tượng trưng cho cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giê-su sau này.
c/ Kinh nghiệm những việc làm và những phép lạ của các Ngôn sứ báo trước các phép lạ của Chúa Giê-su:  Mô-sê là người được Thiên Chúa chọn để cứu dân người thoát khỏi Ai-cập. Thiên Chúa đã dùng ông như là khí cụ để làm những điều Pha-ra-ô thấy và tha cho dân của Người. Tất cả mọi việc Thiên Chúa đều có thể làm được để cứu trực tiếp dân nhưng Thiên Chúa đã không làm như thế vì con người có quyền tự do. Thiên Chúa không muốn cướp đi tự do của con người dù đó là người đê hèn và tồi tệ nhất. Trải qua chín tai ương Thiên Chúa làm qua ông Mô-sê và chín lần xin tha thứ của Pha-ra-ô, những lần đó ông đều nuốt lời và không chịu buông thả cho dân của Người. Qua đó nói lên sự cứng lòng của con người. Cách đặc biệt như là kinh nghiệm báo trước sứ vụ của Chúa Giê-su sau này. Mặc dù Ngài đã làm nhiều phép lạ nhưng lòng con người vẫn chai đá và không chịu tin. Mãi đến tai ương thứ mười các con đầu lòng bị giết, Pha-ra-ô mới chịu tha và chịu để cho dân It-ra-el đi “Đang đêm nhà vua triệu ông Mô-sê và ông A-ha-ron đến và bảo: các người lẫn con cái It-ra-el, đứng lên, đi ra, không được ở giữa dân ta nữa! đi mà thờ phượng Đức Chúa như các người đã nói!” (Xh 12,31). Không phải ra khỏi Ai-cập dân It-ra-el tìm thấy sự sung mãn nơi Thiên Chúa luôn. Một chặng hành trình dài dân It-ra-el sẽ phải chiến đấu. Như là một sự thử thách nhằm tô luyện sự kiên nhẫn và lòng trung thành của dân It-ra-el. Khi nói đến kinh nghiệm của dân It-ra-el với Thiên Chúa, ta không thể quyên Kinh Nghiệm trong sa mạc. Trong sa mạc khô căn và nóng bỏng, con người cảm nhận được thấm thía cái bé bỏng, vô nghĩa của mình, nhưng đồng thời cũng ý thức được sự cao cả và quyền năng của Thiên Chúa và quy hướng về Ngài. Do đó, sa mạc vừa là nơi thử thách sức chịu đựng, vừa là nơi con người ý thức được các giá trị siêu việt và gặp gỡ Thiên Chúa [8]. Khi dân It-ra-el đi trong sa mạc là một kinh nghiệm báo trước việc Chúa Giê-su trước khi bắt đầu cuộc đời rao giảng, Ngài cũng vào sa mạc để ăn chay và cầu nguyện với Chúa Cha xuất 40 ngày. Trong sa mạc hoang vu này, Ngài cũng chịu những cơn cám dỗ như: Bánh ăn, Quyền lực, Vương quyền. Nhưng Ngài đã chiến thắng tất cả. Các phép lạ được thực hiện qua trung gian các ngôn sứ và trên chính cuộc đời rao giảng của Chúa Giê-su nói lên 3 điểm: Thứ nhất là bày tỏ lòng thương xót của Chúa. Thứ đến là bày tỏ dấu chỉ vương quyền của Thiên Chúa. Thứ ba là biểu lộ căn tính của Đức Giê-su [9].
d/ Kinh nghiệm vượt qua biển đỏ dân It-ra-el báo trước cái chết và sự Phục Sinh của Đức Ki-tô: Biến cố vượt qua biến đỏ là biến cố quan trọng trong lịch sử it-ra-el. Đánh dấu một bước ngoặt mới cho cuộc đời dân It-ra-el. Kể từ đây dân thoát khỏi cảnh truy đuổi của Pha-ra-ô bên ai cập. Đoạn tuyệt với những áp bức mà Pha-ra-ô đã đè lên. Kể từ đây dân được tự do và thuộc trọn về Chúa. Thiên Chúa qua trung gian ông Mô-sê đã làm cho “Nước rẽ ra, và con cái It-ra-el đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sừng như tường thành hai bên tả hữu” (Xh 14,22). Với biến cố biển đỏ này cũng báo trước cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Ki-tô sau này. Qua biến cố này, dân It-ra-el nhận biết rằng Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu đặc biệt với họ. Thiên Chúa đã giải thoát họ khỏi cảnh áp bức nô lệ (Xh 3,7-8). Thiên Chúa là Đấng trung tín với lời hứa cùng các tổ phụ (Xh 6,5-6) [10]. Qua biến cố này cho ta thấy, dường như dân It-ra-el được chết đi và sống lại. Chết với những tư tưởng, việc làm bên ai cập, chết đi với chính con người thống trị của vua A-cập. Từ đó, để đón nhận một con người mới, đón nhận một sức sống mới. Sức sống này không phải do người thế ban cho nhưng là lấy sức sống từ Thiên Chúa. Qua cây gậy mà Thiên Chúa dùng qua ông Mô-sê giơ lên để nước rẽ ra cho dân đi qua nói lên cái chết của Người trong Tân ước. Qua Thập giá nói lên một tình yêu duy nhất. Chúng ta sẽ được gụp lặn trong cái chết của Ngài và được đón nhận sự sống lại cùng Ngài. Đi dưới lòng biển đỏ là đi trong cái chết của Ngài và được sống lại với Ngài như là một sự lên bờ sau những ngày dưới lòng biến tức dưới cái chết của Ngài để được hưởng vinh quanh với Ngài trong ngày sau hết. Chính nhạc sĩ Lm Kim Long có viết “nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường”[11]
III/ Kết luận
Qua những trình bày trên, cho con nhận thấy. Ơn cứu độ là một sự xuyên xuất của Chúa Ki-tô. Cũng cho ta thấy ơn cứu độ của Ngài được thực hiện cách tiệm tiến và cũng nói lên rằng Mặc Khải cũng được Thiên Chúa tỏ bày cách tiệm tiến. Việc mạc khải tuân theo một đường lối sư phạm tiệm tiến: Một tiến trình từ chỗ bất toàn đến chỗ hoàn toàn, giống như “thầy giáo” dẫn học trò từ bài dễ đến bài khó [12]. Thiên Chúa mặc khải qua những biến cố lịch sử (các hành động can thiệp vào lịch sử của một dân tộc hoặc của các tổ phụ và ngôn sứ), chứ không phải qua các bản tuyên ngôn (sấm ký, tín điều). Lich sử của các cuộc mạc khải kéo dài trong một khoảng thời gian hơn kém 20 thế kỉ, với những mốc điểm chính sau: Các Tổ phụ khoảng 1900-1700 tcn. Xuất hành và lữ hành trên sa mạc, với cao điểm là giao ước Sinai TK XIII. Chinh phục đất Pa-let-tin tk XII-XI. Thời quân chủ (khoảng năm 1020-586). Sự chia đôi bắc nam (It-ra-el và Giu-da vào năm 928). Thời lưu dầy (587-539). Thời khôi phục Giu-đa 538 tcn đến năm 70 scn. Mỗi thời kì đánh đấu một kinh nghiệm mới về tương quan với Thiên Chúa, và cũng mang dấu ấn của sự thay đổi nếp sống văn hóa chính trị: Du mục hay canh nông, bộ lạc hay quân chủ, nô lệ hay tự do, độc lập hay lưu vong. Dù sao, trong xuất dòng lịch sử, những biến cố đã in đậm hơn hết vào kí ức tập thể: ơn gọi tổ phụ Ap-ra-ham, cuộc xuất hành và lưu đày [13].
Tài Liệu Tham Khảo
1/ Kinh Thánh Trọn Bộ. Các giờ Kinh Phụng Vụ
2/ Thần Học Căn Bản. Gerard O’Collins.S.J.
3/ Thần Học Mac Khải. Lm Giu-se Phan Tấn Thành.
4/ Đức Giê-su Thành Na-da-ret. Joseph Ratzinger. Cả 3 cuốn.
5/ Các Sách Ngôn Sứ. Lm Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao, O.P.
6/ Từ Điển Công giáo 500 từ. Hội Đồng Giám Mục Việt nam.
7/ Thần Học Kinh Thánh. R. Vaticano.
8/ Các Mẫu Thức Mạc Khải. Avery Dvlles Sj.
9/ Học Hỏi Hiến Chế về Mạc Khải Của Thiên Chúa. Lm. Aug Nguyễn Văn Trinh.
10/ Nguyên Lý Của Thần Học Công Giáo. Joseph Ratzinger.






[1] Gerard OCollins.S.J. Thần học căn bản. Nhà xuất bản tôn giáo. Tr73.
[2] Gerard O’Collins.S.J. Thần học căn bản. Tr74.
[3] Từ Điển Công Giáo 500 từ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tr229.               
[4] Từ Điển Công Giáo 500 từ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tr230.     
[5] Gerard O’Collins.S.J. Thần học căn bản. Tr 101.
[6] Lm. Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao, O.P. Các Sách Ngôn Sứ. 2006. Tr 19.
[7] Lm. Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao, O.P. Các Sách Ngôn Sứ. 2006. Tr 99.
[8] R.Vaticano. Thần Học Kinh Thánh. Những đề tài tổng quát. Tr 308.
[9] Lm Phan Tấn Thành O.P. Thần Học Mạc Khải. Học Viện Đa Minh 2011. Tr 142.
[10]Lm Phan Tấn Thành O.P. Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Học Viện Đa Minh 2012. Tr.108.
[11] Sách hát cộng đồng. Tr482.
[12] Lm Phan Tấn Thành O.P. Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Tr. 107

[13] Lm Phan Tấn Thành O.P. Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Tr.110

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

CON NGƯỜI DƯỚI NHỮNG SUY TƯ CỦA GRÉGOIRE DE NYSSE

Anton Nguyễn Công Chính
        Con người luôn là chủ đề lớn mà các tác giả triết học cũng như thần học đề ra. Nhằm giúp con người hiểu rõ hơn về bản thân cũng như về sự linh thiêng trong con người. Con người ai cũng muốn tìm hiểu cái mình đang sử dụng và hiện hữu đây là cái gì và bắt nguồn từ đâu. Qủa thật có rất nhiều ý tưởng hay nói về con người nhưng khi đọc và tìm hiểu tử tưởng của GRÉGOIRE DE NYSSE, cho con một cái nhìn rất tích cực về con người cũng như ước mong của con người muốn đạt tới. Con người là một trung tâm điểm trong sự tìm kiếm Thiên Chúa. Qua con người phản ánh được giá trị và nhân tính trong con người Chúa Ki-to Ngôi Lời Nhập Thể. Mỗi người là một chi thể sống động sự hiện diện của Đức Ki-tô. Đây cũng chính là ý muốn mà con muốn chọn đề tài này, để phần nào khám phá và có những suy nghĩ trong con người tìm kiếm chân lý.
I/ Tiểu sử
 Đối với thân thế của Grégoire, người ta không biết nhiều về Ngài. Ngài có người em trai là Basile. Ngài là một con người ngại tiếp súc với mọi người nên rất ít các bạn hữu. Gia đình của ngài, trước tiên phải kể đến Basile le Grand - Basile Cả, rồi tới chị cả Macrine phụ trách một nữ tu viện sau này Grégoire de Nysse có ghi lại nếp sống và thuật lại cuộc đàm luận cuối cùng, theo kiểu của Platon, trong cuốn "Về linh hồn và sự Phục Sinh".
Grégoire de Nysse là một con người vừa có óc phương pháp, vừa có óc trực giác, như ngài sẽ phát huy trong một tác phẩm đáng kể sau này, một khả năng nắm bắt các vấn đề hết sức khác nhau và có thể thực hiện tổng hợp dưới góc độ đức tin. Năng lực của ngài về duy lý và về siêu hình vượt trội các đồng liêu Cappadoce, và có lẽ hơn hết thảy các Giáo Phụ Hylạp.
       Ngài sinh sớm nhất vào năm 331, những người cùng thời với Ngài nhận thấy Ngài không theo học các lớp (đại học). Ngài chỉ học với Basile và Macrine. Tuy nhiên, người ta nhận thấy ngài có một kiến thức rất quảng bác. Cùng thời với ngài không ai có thể am tường Platin, Plotin, Porphyre, Jamblique, Philon như ngài. Ngài chịu ảnh hưởng rõ ràng của Aristote và phái Khắc Kỷ. Ngài thán phục Libanus, một bậc thầy ngoại giáo ở Antioche. Ngài đã từng học Irénée, Méthode dolympe, Athanase, Marcel Ancyre và nhất là Origène. Ngài tranh biện, bất luận là với các nhà chuyên môn về y học, toán học, hay thiên văn học. Qủa thực, Ngài là một con người có đầu óc uyên thâm.
       Không những thế Ngài còn là một nhà Thần học lớn nhất về đức trinh khiết và sẽ là người đem lại cho đời sống đan tu một khoa thần bí chói ngời nhất, nhưng ngài lại kết hôn, chắc là với Théobise - và chắc có lẽ sống với bà cho đến lúc bà qua đời (385), tuy nhiên điều đó không làm cho ngài có thái độ mềm dịu hơn so với các đồng liêu của ngài đối với đời sống hôn nhân "được bày ra nhằm khuây khoả trước cái chết".[1]
       Sự nghiệp của Ngài cũng có lúc nọ lúc kia nhưng những lúc đó Ngài luôn tạo ra những cái mới để cho cuộc sống bớt đi sự nhàm chán. Đó là đôi nét về cuộc đời của Ngài.
       II/ Tác phẩm:
       Ngài là một trong số ba vị Cappadoce, để lại những công trình quan trọng hơn cả: tất cả các trước tác từ khảo luận "Sur la Virginite" (371), đều xuất hiện từ năm 379 trở về sau. Công trình vừa đa diện, vừa dồi dào: gồm những bài trình bày giáo lý, các bài bình giải (commentaires exégétiques), khảo luận về tu đức, các bài giảng (homélies), và diễn từ (discours), chúng ta có thể phân loại như thế, nhưng nội dung không hề bị hạn chế bởi các thể loại văn chương. Trong Kitô giáo cổ thời Grégoire de Nysse không được truyền bá và phiên dịch như các vị Cappadoce khác. Bù lại, từ khoảng nửa thế kỷ nay, ngài lại là một Giáo Phụ, được nghiên cứu nhiều hơn hết, dựa trên cơ sở một bản văn được bình chú (texte critique) mà W. Jaeger và H. Langerbeck đã góp phần xây dựng. Ở Pháp, dưới sự thúc đẩy có lẽ là của Hans Urs Von Balthasar và nhờ chỗ dựa vững chắc, nhất là về khoa ngữ văn học (philogie) của cha Aubineau, Daniélou đã sớm đi sâu vào cuộc tái khám phá này. Ngài là chuyên nghiên cứu Kinh Thánh nhưng Ngài không trích dẫn Kinh Thánh trong tư tưởng của Ngài.[2]
       Với phần trình bày về “Con người”, chỉ là một phần nhỏ trong lối suy tư của Ngài. Nhưng qua phần này ta có thể thấy được giá trị nhân phẩm của con người trong lối hành văn và trong lối suy nghĩ của Ngài. Con người luôn là hình ảnh cao quý nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng.
       III/ Nội dung
       1/ Con người giống hình ảnh Thiên Chúa
       Con người mang trong mình một trọng trách thật cao quý và đáng kính trọng. Bởi vì, mỗi nhân vị con người hàm chứa hình ảnh Thiên Chúa. Một Thiên Chúa đầy quyền uy nhưng Ngài luôn hiện diện ở trong con người và ở giữa con người. Chính vì thế mọi hành động, mọi cử chỉ của con người đều toát lên được vị Thiên Chúa nhân từ. Qua đó sẽ giúp con người ý thức hơn về thân phận của mình, để sống và hoạt động làm sao cho mọi người nhận biết đó chính là hành động của Thiên Chúa. Tin Mừng Gioan có nói “cứ dấu này người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy là: anh em hãy có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Con người khác với Thiên Chúa ở sự biến đổi. Chính sự biến đổi này làm cho con người trở nên tốt, chính Grégoire de Nysse đã chỉ cho ta rõ về điều này. Thiên Chúa là Ðấng tự yếu tính là vô hạn và bất biến, thượng trí và tuyệt đối tự do. Ngược lại, mọi thụ tạo đều hữu hạn và biến đổi: vì hiện hữu của thụ tạo là từ vô chuyển sang hữu, nên tự bản chất, tạo vật bao hàm sự đổi thay. Tạo vật được phân chia thành những thực tại siêu vũ trụ, là những thực tại được tham dự khả tri tính  của Thiên Chúa, và thành các hữu thể vũ trụ là những hữu thể vật chất và khả giác. Cũng như tinh thần không thể bị giản lược vào vật chất.
 Nơi con người, tinh thần được kết hợp với một thể xác phàm trần, không phải vì sự sa ngã nào đó của linh hồn như Origène dưới ảnh hưởng của Platon đã nghĩ, nhưng đó là do Thánh Ý Thiên Chúa, nói theo ngôn ngữ Cappadoce. Vì tự yếu tính là đổi thay như mọi thụ tạo khác, con người nằm trong thời gian, thời gian ở đây chỉ là hiện hữu trải dài của nhân loại, và con người theo đuổi vận hành của mình trong lịch sử, một vận hành có thể có tiến bộ, không ngừng vươn tới một hiện hữu sung mãn hơn. Ðược dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nhờ Người và cho Người, con người bảo đảm sự hiện diện của tinh thần ở nơi vật chất, và ngược lại. Con người còn được thông phần tự do của Thiên Chúa và toàn bộ những ưu phẩm của Người, nếu không thì không còn là hình ảnh nữa. Ðược dựng nên theo ý của Thiên Chúa, con người sống trong một trạng thái như Thiên Thần. Tuy nhiên, thân xác có chỗ đứng như thế nào trong trạng thái này thì không được xác định rõ lắm, vì con người ấy sinh sôi nảy nở mà không xử dụng đến phái tính. Con người là một hữu-thể-biên, tiếp giáp với thần linh, nhưng vẫn biến đổi trong tự do của mình, vì tự do cũng được tạo dựng, không ngừng phải chọn lựa giữa thiện và ác và luôn có nguy cơ đánh mất sự duy nhất của mình. Như thế con người là tất cả và không là gì cả [3].
Thiên Chúa không lấy quyền tự do của con người để áp đặt điều này, điều kia nhưng Thiên Chúa cho con người quyền sử dụng tự do của mình để có sự biến đổi và có sự chọn lựa, nhưng con người đã lạm dụng tự do của mình để làm những điều trái ngược với Thiên Chúa, đôi khi còn có ý hướng chống lại Thiên Chúa. Là hình ảnh Thiên Chúa nhưng con người không hướng về Thiên Chúa mà hướng về những gì là phàm tục để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Chính trong tác phẩm của Grégoire de Nysse cũng đã nói. con người đã xử dụng tự do của mình để "nhìn về đất", đó không phải là lỗi của Thiên Chúa. Bởi vì "Khi ánh dương bừng chiếu"  nếu ai đó tự ý nhắm mắt không muốn nhìn, thì mặt trời đâu chịu trách nhiệm về việc người ấy không trông thấy; ấy là nguyên tội. Grégoire không hoàn toàn lập lại lý thuyết của Origène về sự tiền hữu của các linh hồn và của một tội phạm trước. Ngài nói đến tội do Adam phạm, nhưng không nhấn mạnh trên sự kiện độc nhất. Ngài nói đến tội của "những người đầu tiên", đồng thời cũng nói đến tội của "người đầu tiên". Ðúng hơn ngài quan niệm nguyên tội như việc làm của tất cả bản tính nhân loại, bắt đầu nơi Adam, tiếp diễn trong tội riêng của từng người, với trách nhiệm như nhau. Dầu sao, lỗi phạm đầu tiên này cũng gây ra một "xáo trộn phổ quát" thay vì trạng thái thơ mộng lúc ban đầu của vương quyền, của cái đẹp, của tính cách làm chủ tuyệt đối, của sự tự lập. Khi con người, do ngộ nhận đã sa xuống dưới, sa vào trong sự dữ, vào trong sự phi lý; bấy giờ cuộc tạo dựng thứ hai xảy đến: con người, từ nay là nam là nữ. Khi đã được mặc cho "bộ da" của thân phận loài vật và có phái tính, thì liền bị xâu xé giữa một bên là những đam mê của cảm tính thống trị và bên kia là khát vọng say mê của bản tính nguyên sơ, là bản tính vẫn tiếp tục vươn về Thiên Chúa một cách vô vọng[4].
Chính tội lỗi đã làm cho con người ra hư hoại. Chính dục vọng làm điên đảo nơi con người, khiến con người dường như mất thăng bằng đối với chính bản thân mình. Người nam luôn hướng về người nữ và ngược lại. Chính sự mất cân bằng này nơi con người đã làm cho cuộc sống của họ luôn phải chiên đấu trong sự giằng co giữa thiện và ác. Không những thế mà ta buông xuôi nơi chính bản thân mình. Hằng ngày ta luôn phải tìm kiếm sự trinh bạch nơi mình để mình thoát khỏi những gì là quyến rũ để tìm về với Thiên Chúa. Sự trinh bạch ấy được thể hiện ngay trong đời sống hôn nhân gia đình. Mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa nên trong việc vợ chồng cũng phải nhìn nhận đến nhân phẩm của nhau. Không nên quá phụ thuộc và trở thành một cái gì đó nhằm thỏa mãn bản tính nơi con người với nhau. Việc truyền sinh cũng mang một nét đẹp khi ta làm việc đó trong sự cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, như là mòn quà nhưng không mà Thiên Chúa đã ban tặng cho đời sống hôn nhân và gia đình. Hình ảnh gia đình Thánh Gia cho ta thấy rất rõ điều này. Sự khiết tịnh trong đời sống hôn nhân cần có hơn bao giờ hết. Nếu biến cuộc hôn nhân nhằm để thỏa mãn thì coi nhau như là một mòn hàng cho ta sử dụng chứ không còn coi người bạn tình là một nhân phẩm và là hình ảnh của Thiên Chúa. “Grégoire de Nysse đã cho ta thấy sự vượt trội đức khiết tịnh nơi gia đình Thánh Gia. Cuối cùng thì đức khiết tịnh cũng sáng lên nơi đôi mắt của con người cát bụi được thoát khỏi ràng buộc thế gian, đức khiết trinh giải thoát thể gian yêu đuối hư hèn, như linh hồn vượt xa xác thịt bao nhiêu thì đức ấy cũng vượt xa việc hôn nhân và những ràng buộc của cuộc sống bấy nhiêu. Grégoire de Nysse cũng khẳng định, hôn nhân là luật nguyên thủy của trái đất, cũng là luật của Thiên Chúa, như là đấu ấn của một tình thương bền vững, nguồn phúc lộc cho chính đôi bạn và cho thế giới. Hôn nhân không làm xa cách Thiên Chúa, nhưng đem đến gần Người”.[5]
2/ Con người tìm kiếm Thiên Chúa
Được dựng nên giống hình ảnh Ngài. Dù con người mang trong mình sự tội nhưng không vì thế mà để cho sự tội chiếm trọn con người. Chính vì thế con người luôn khao khát thoát ra khỏi sự tội và tìm kiếm nguồn chân lý đích thực nơi Thiên Chúa. Mang trong mình hình ảnh của một Thiên Chúa quyền năng, nên con người luôn khao khát được sống kết hợp với Ngài. Chính sự khao khát tìm kiếm này, sẽ dẫn đưa con người thoát khỏi những suy nghĩ trần tục, những đam mê của sự tội. Với lý trí của con người thì không thể nào thấu hiểu Thiên Chúa. Những qua trung gian ta có thể thấy được Thiên Chúa đang hiện diện xung quanh ta. Thiên Chúa luôn ở với con người nhưng con người có mở lòng ra để đón nhận và tìm kiếm Thiên Chúa hay không mới là điều quan trọng. Trong cuộc sống không ít những hình ảnh biểu trưng để nói lên Thiên Chúa luôn gần gũi con người. Sự mở lòng ra nơi con người chính là một sự đón nhận và một sự tìm kiếm đến chân lý đích thích. Hình ảnh Mô sê cho ta thấy rõ điều này. Sử tỏ hiện của Thiên Chúa cho ông Mô - sê bắt đầu bằng một ánh sáng kì lạ. Nếu một con người không có sự tò mò tìm kiếm thì sự kiện đó họ sẽ bỏ qua và không cần tìm đến nguyên nhân của sự việc. Chính Mô - sê đã mở lòng ra để tìm kiếm sự mới lạ này đã được Thiên Chúa bày tỏ mối tương giao của Người. Ngài đã nói với ông qua đám mây và khi đã trở nên hiểu biết hơn, hoàn hảo hơn, Mô - sê được nhìn thấy Thiên Chúa trong bóng tối [6]. Qua đó cho ta thấy, cuộc hành trình đi từ bóng tối tới ánh sáng là hành vi tách biệt đầu tiên, khỏi những ý tưởng sai trái và lầm lạc về Thiên Chúa. Grégoire de Nysse đã chỉ cho ta thấy, việc nâng tâm hồn lên chỉ còn là niềm khao khát vượt qua “các sự vật hữu hình”, các “hình thức chóng qua của trần gian”, để vươn tới sự duy nhất, nguyên tuyền của Thiên Chúa [7]. Qủa thật, chính lúc ta từ bỏ những suy nghĩ theo cách của con người để mang một tâm tình suy tư về Thiên Chúa, ta mới cảm nhận được Thiên Chúa ở gần ta hơn bao giờ hết. Chính những suy nghĩ trần gian đã kéo ta xuống đến tận cùng nhất của con người, khiến con người luôn chìm đắp trong những suy nghĩ trần tục mà không có lối thoát. Chính lúc ta từ bỏ mình là lúc ta vươn lên đến một tầm cao mới, và đón nhận ơn lành nơi Đức Ki-tô là nguồn mạch của sự sống con người.
Việc tìm kiếm không chỉ dừng lại ở việc đón nhận cách thụ động mà phải có một sự ra đi. Ra đi không phải hiểu theo nghĩa mặt chữ nhưng phải hiểu theo nghĩa của sự từ bỏ, từ bỏ những gì là cái cũ để đón nhận cái mới. Chính lúc ta có cái nhìn mới là lúc ta đang từ bỏ cái tôi ích kỉ của mình, cái tôi chỉ biết sống cho bản thân mà không nghĩ cho người khác. Cho dù ta có đi nhiều nơi, khấn nguyện nhiều nơi nhưng tâm hồn của ta không rộng mở thì làm sao có thể đón nhận ơn lành của Thiên Chúa. Nếu chúng ta chỉ có biết ra đi nhưng tâm hồn ta không có sự rộng mở thì sự ra đi tìm đến một nơi nào đó cũng chỉ là hư không mà thôi. Con rất đồng ý với quan điểm của Grégoire de Nysse: Dù bạn có ở đâu đi nữa thì Thiên Chúa cũng sẽ đến với bạn, miễn là các căn phòng của tâm hồn bạn phải thế nào để Ngài có thể cư ngụ nơi bạn. Nếu con người nội tâm của bạn chất đầy những tư tưởng xấu xa, thì dù bạn có đứng trên đồi Golgotha, trên núi Cây Dầu, trên tảng đá kỷ niệm biến cố Phục Sinh đi nữa, bạn vẫn còn rất xa với việc đón tiếp Ðức Kitô vào trong tâm hồn bạn, xa chẳng kém gì người chưa hề tuyên xưng Ngài [8]. Qủa vậy, con người luôn tìm kiếm và khao khát Thiên Chúa nhưng tâm hồn họ luôn luôn đóng lại thì làm sao ơn Chúa có thể đến với họ. Ngày nay, với niềm tin bình dân của con người, khi nghe thấy nơi này nơi kia có thể làm được chuyện nọ chuyện kia là người ta tìm cách đến chỉ với một mục đích đó là được chữa lành. Qủa thật, nơi nay nơi kia có được ơn thật nhưng khi ta đến nơi đó mà tâm hồn mang đầy nhuốc nhơ của hận thù, ghen ghét thì làm sao ơn Chúa có thể đến với họ. Con không phủ nhận niềm tin của con người vào quyền năng của Thiên Chúa qua trung gian nhưng con phủ nhận họ đến với một tâm hồn trông rỗng, lòng mang đầy bợn nhơ.
IV/ Kết luận
Con người luôn là mối tậm tâm rất lớn đối với các nhà triết học cũng như thần học. Con người luôn là mấu chốt của những điều bí ẩn. Qủa thực, nếu ta không tin có một Đấng đứng đằng sau những công trình này thì dù có nghiên cứu đến mấy, loài người cũng không thể nào có một kết luận chính xác về những thực tại xung quanh mình. Với ý tưởng về các cuộc hành hương của con người theo Grégoire de Nysse, cho con một nhận thức mới và một suy nghĩ mới. Qủa thực, Thiên Chúa luôn luôn ban ơn cho con người trên mọi nơi mọi lúc không nhất thiết là phải đến nơi nọ nơi kia để tìm kiếm Thiên Chúa. Thiên Chúa chính là những thực tại xung quanh mình. Cái cốt yếu là mình có mở lòng ra để đón nhận ơn đó hay không mới là điều quan trọng. Tất cả nói lên một tâm hồn rộng mở để đón nhận ơn Chúa.

Tài Liệu Tham Khảo
1/ Về Nguồn (Cuốn 2). Phan Tấn Thành.
2. Giáo Phụ Học. Lm Nguyễn Duy Lượng.
3. Nhân Văn Luận Thần Học Qua Các Tác Gỉa. Đại Chủng Viện Thánh Giu-se.








[1] Simon Hoa Đà Lạt. Các Giáo Phụ, Tập II, Từ Tk IV-VIII. Tr 71
[2] Simon Hoa Đà Lạt. Các Giáo Phụ, Tập II, Từ Tk IV-VIII. Tr 80.
[3] Simon hoa đà lạt, các giáo phụ, từ Tk IV-VIII.
[4] Simon hoa đà lạt, các giáo phụ, từ Tk IV-VIII
[5] Simon hoa đà lạt, các giáo phụ, từ Tk IV-VIII. Tr 43.
[6] Hom. sur Le Cant. des Cant. XI, PG 44, 1000 CD. Simon hoa đà lạt.
[7] Simon hoa đà lạt, các giáo phụ, từ Tk IV-VIII. Tr 63.
[8] Simon hoa đà lạt, các giáo phụ, từ Tk IV-VIII. Tr 78

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

ĐỨC GIÊ-SU ĐẾN ĐỂ GÂY CHIA RẼ

Anton Nguyễn Công Chính
I/ Dẫn Nhập
        Biến cố Ngôi Lời Nhập Thể là một biến cố quan trọng trong trương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đích thân Ngài xuống thế để cứu con người thoát khỏi vòng tội lỗi mà trở về với tình trạng nguyên sơ của mình. Ngài đã chấp nhận gánh lấy tội lỗi cho nhân loại, đỉnh cao sự yêu thương chính là cái chết của Ngài trên Thập Giá. Chính cái chết và sự Phục Sinh của Ngài đã biến đổi con người và cho con người thông phần vào sự chết và sống lại cùng Người. Cả cuộc đời Ngài trên dương thế là một sứ điệp của tình yêu. Mang đến cho nhân loại một cái nhìn mới về tình yêu, đó chính là tình yêu Đức Ki-tô được tỏ hiện nơi Con Người. Qủa thật, ta không được chứng kiến và sống cùng thời với Ngài nhưng qua Kinh Thánh ta được cùng sống với Ngài. Qua Kinh Thánh ta thấy được tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại. Cũng thế, có những đoạn Kinh Thánh làm cho ta nghi ngờ về tình yêu Chúa. Nhất là trong (Mt 10,34-36), xét trên mặt chữ thì quả thật đây là một đoạn Tin Mừng khó hiểu nhất và có nhiều câu hỏi nhất. Nhưng nếu ta tìm hiểu xâu xa về ý nghĩa và bản chất của đoạn Tin Mừng này, thật sự đây là một đoạn Tin Mừng rất có ý nghĩa và một bài học rất sâu sắc không những đối với con người ngày hôm nay và nhắc nhở cho muôn thế hệ sau.
II/ Nội dung
1/ Bối cảnh: 
  Qủa thật, để hiểu đoạn Lời Chúa này thực sự không dễ chút nào nếu không đặt vào trong bối cảnh. Lời Chúa Giê-su nói ở đây chính là Lời tiên báo cho những cuộc bách hại mà các môn đệ sẽ gặp phải sau này. Vì thế khi Chúa Giêsu nói “Thầy đến để gây chia rẽ” đó là một cách nói để diễn tả một thực tế khi Lời Thiên Chúa được loan báo thì có người đón nhận và có người khước từ. Như vậy đã có một sự phân rẽ giữa những người tin vào Chúa Giêsu và những người không tin vào Ngài. Sự phân rẽ ấy không chỉ xẩy ra ở dân tộc này với dân tộc kia, nhóm người này với nhóm người kia, mà có thể xẩy ra ngay trong Gia đình đến nỗi có thể có sự chia rẽ giữa cha mẹ với con cái, vợ với chồng, anh em với nhau. Qua đó cho ta thấy, Chúa Giê-su nói Ngài đến để gây chia rẽ chắc chắn Ngài không có ý nói rằng đó là mục đích của việc Ngài đến trần gian nhưng việc Ngài đến và kêu gọi người ta đi theo Ngài sẽ dẫn đến một sự chia sẽ tự nhiên của những người theo Chúa và những người chống lại Người. Chia rẽ là kết quả của việc người ta chọn lựa theo Chúa hay khước từ Thiên Chúa. Chính A-ha-ron khi đưa dân vào đất hứa, ông cũng khơi gợi lại một sự chọn lựa dứt khoát theo Chúa hay theo các thần ngoại. Đó là một sự tự do chọn lựa của mỗi người mà Thiên Chúa đã đặt để trong mỗi người. Khi Ngài tiên báo cho các môn đệ của Ngài Thấy được điều này để khi bắt gặp các môn đệ sẽ không có sự ngỡ ngàng mà vững tin vào sự rao giảng của mình.
2/ Phân tích: 
        “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất” (x. Mt 10, 34a). Đối với con người, dù ở bậc sống nào cũng có chung một quan điểm đó là mong muốn sự bình an. Chính sự bình an mới mang lại cho cuộc sống có ý nghĩa. Qủa thật, đối với những người tin vào Thiên Chúa thì tìm thấy sự bình an khi được cầu nguyện với Ngài. Còn đối với những người không tin thì quả thật đó là một điều trở ngại hết sức. Ta có thể thấy điều này khi Chúa Giê-su ra đời, có người phản ứng bằng sự hiểu biết và vui mừng, có người phản ứng với sự hiểu lầm và thù ghét. Cho nên sự “bình an” trong câu này không diễn tả theo nghĩa bên ngoài nhưng diễn tả bên trong tâm hồn mỗi người. Đây không phải là sự bình an mà mọi người đang mong chờ. Họ mong chờ, Đấng Thiên sai sẽ mang đến cho họ nhiều hoa lợi, để từ đó họ sẽ an vui với cuộc sống thực tại của họ.
        “Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo” (x. Mt 10, 34b). Qủa thật, gươm giáo nói đến sự chém giết lẫm nhau về thể xác. Chính vì con người sống với nhau không hiểu nhau nên sẽ dẫn đến tình trạng hận thù, ghen ghét, từ đó đẫn đến đổ máu. Khi không cùng một niềm tin thì lẽ tất nhiên sẽ xẩy ra những cuộc tranh cãi. Chính Chúa Giê-su là người đầu tiên cho sự chống đối này. Cảnh tượng trong vườn cây dầu cho ta thấy rõ điều này. Cuộc đụng độ giữa các môn đệ của Chúa Giê-su với quân lính. Cuộc đụng độ đã đẫn đến đổ máu, khi Phê-rô rút gươm ra để chém đứt tai phải đầy tớ vị Thượng Tế. Cho nên, đoạn Tin mừng này như là một lời tiên báo cho các môn đệ về sự khó khăn trong việc rao giảng của mình. Các Ngài sẽ phải đổ máu cách nào vì danh của Thầy.
        “Qủa vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con người với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà” (Mt 10,35-36). Sự chia cắt không chỉ dừng lại ở các dân tộc, giữa làng xóm với nhau nhưng sự chia cắt còn đi xâu hơn vào ngay chính những người trong gia đình của mình. Đây là một sự chia cắt lớn lao hơn bao giờ hết. Dường như đã làm cho các môn đệ phải nản lòng trước những lời này của Chúa Giê-su. Qủa thật, mỗi người đón nhận niềm tin mỗi khác và mỗi người có sự tự do để chọn lựa niềm tin mình đón nhận. Đôi khi ngay chính bản thân mỗi người cũng bị phân chia. Đứng trước những điều mới lạ làm sao ta có thể tin ngay được nhưng cũng phải có một thời gian lớn để ta phân định điều đó như thế nào ta mới dám tin vào điều đó. Đó là một sự xáo trộn lớn nhất cho mỗi người cũng như cho toàn thể nhân loại.
3/ Liên hệ
        Qua đoạn Tin Mừng này cho con liên hệ tới thực tế của cuộc sống ngày hôm nay. Đứng trước một xã hội ngày một phát triển, con người dường như đang mất dần cảm thức về tội. Chạy theo những gì là thực tế và cái lợi trước mắt của mình. Có nhiều bạn trẻ đã đánh đổi cả đức tin của mình để tìm cho mình những chỗ đứng trong xã hội. Dường như nền luân lý con người cũng bị giảm đi đáng kể. Mối tương quan giữa con người với con người cũng có một khoảng cách và có chăng đi nữa thì cũng chỉ vì đồng tiền chứ thực sự tình cảm không hề có. Đồng tiền đã che tất cả những gì là sự thật, để chuốc vào thân mình những sự lừa dối. Có những việc làm trong thâm tâm họ không muốn chút nào nhưng vì miếng cơm manh áo họ đành làm ngơ trước những điều vô thường đạo lý đó.
        Cuộc đấu tranh giữa những người có cùng một niềm tin đối với những người không có niềm tin dường như không có chút thay đổi so với trước đây. Những người cùng niềm tin luôn phải đấu tranh trước những cuộc bách hại của chính quyền, tuy cuộc đấu tranh không cân sức nhưng họ vẫn luôn giữ vững để đấu tranh cho sự thật và công lý. Nhất là nơi Đức Ki-tô hiện thân của mình. Không những thế, ngay trong chính cộng đoàn Giáo xứ, Giáo họ cũng không ít những thành phần luôn tìm cách chống đối, bởi vì họ có những điều trái ngược với những suy nghĩ trần thế của họ.
        Qủa thật, đời sống hôn nhân càng ngày càng phức tạp. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ bây giờ. Khi có sự ô hợp tôn giáo trong một gia đình thì ta có thể thấy được hạnh phúc chẳng được bao lâu. Mỗi người có một cách nhìn và cách sống đối với tôn giáo của họ nên sẽ dẫn đến tình trạng không hiểu nhau và chính điều này đẫn đến sự cãi cọ và lẽ tất nhiên sẽ đến đó là sự chia rời nhau. Qủa thật, khi cha mẹ không hạnh phúc thì làm sao con cái tìm thấy được hạnh phúc. Họ đã bị phân mảnh bởi cha mẹ.
III/ Kết luận:
Qua bài Tin mừng cho ta thấy được gia trị rất lớn mà Chúa Giê-su đã báo trước. Khi niềm tin bị phân mảnh thì ngay chính con người cũng bị phân chia. Sự phân chia ngay trong một gia đình. Qủa thực, nếu ta không có một niềm tin vững chắc thì không sớm thì muộn cũng bị các thế lực bên ngoài tấn công và rất dễ lỗi kéo ta xa rời tình yêu Thiên Chúa. 


TÍNH DUY NHẤT TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ CỦA IRENE

Anton Nguyễn Công Chính

       Khi chưa học về các Giáo phụ, thực sự con không biết các Ngài đã giúp được gì cho Giáo hội. Nhưng khi được học, con nhận thấy các Ngài đã cống hiến cho Giáo hội rất nhiều.  Con chỉ là hạt cát rất nhỏ bé trong tư tưởng của các Ngài. Chính các Ngài đã dùng trí thông minh Chúa ban, để bảo vệ Thiên Chúa và bảo vệ Giáo hội, để chống lại các tư tưởng sai lạc của một số Giáo phái.
Có rất nhiều tư tưởng từ các Giáo phụ nhưng con nhận thấy tư tưởng của Giáo phụ Irênê mang đến cho con một cái nhìn về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Để một lần nữa con xác định rõ hơn về những chương đầu của sách sáng thế. Tất cả mọi vật đang hiện hữu đây đều đến Thiên Chúa. Ý thức được điều đó, sau khi đã học xong kỳ I môn “Giáo phụ học”, con xin được trình bày: “tính duy nhất trong nhiệm cục cứu độ” trong tư tưởng Giáo phụ Irênê. Hầu có thể đem lại cho bản thân thêm chút hiểu biết và có thể góp phần bé nhỏ vào công cuộc bảo vệ ơn cứu độ của Thiên Chúa.
I/ Bối cảnh
          a/ Tác giả:
          Irênê (130-135), tại Tiểu á, ngay từ nhỏ đã được sống bên Thánh Policarpo, vì thế mà người ta phỏng đoán Irênê quê ở Smirna, sau đó Ngài được di cư sang Tây Phương. Thánh Policarpo là môn đệ của Gioan, nên Ngài cũng có cái nhìn trong sự lo toan gìn giữ Giáo hội.
Năm 177, Irênê thụ phong linh mục tại Lyon (pháp) do Đức giám mục Phôtinus, và được các tín hữu địa phương cử đi Rôma để đệ một bức thư lên Giáo Hoàng Eleutêriô (174-189), nhằm hòa giải với nhóm montanist. Sau khi giám mục Phôtinus chịu tử đạo, Irene lên kế vị cai quản Giáo phận Lyon.
Giữa năm 190 và 200, Irênê là người đứng ra giảng hòa, về sự đối lập nhau trong việc cử hành Lễ Phục Sinh. Vì giáo đoàn Tiểu á thì cử hành Lễ Phục Sinh vào chính ngày 14 tháng Nisan (trùng với lễ Vượt Qua của đạo Do- thái), còn giáo đoàn Rôma thì cử hành vào Chúa nhật kế đó. Nên giáo Hoàng Victor I (189-199) ra vạ tuyệt thông cho các giáo đoàn bên Đông phương. Nên Irene đã viết thư cho Giáo Hoàng này và đã được Ngài chấp nhận và rút lại vạ tuyệt thông [1].
b/ Tác Phẩm:
          Ngài có ảnh hưởng rất lớn đối với Giáo hội, đó là các tác phẩm của Ngài. Mặc dù với trình độ triết học của Ngài chưa bằng trình độ của Justin và Clement, bù lại thì Irene rất tinh thông về Kinh Thánh. Vì thế, Ngài có tư tưởng rất hay để bảo vệ Chúa và Giáo hội chống lại các nhóm Lạc giáo. Ngài đã để lại nhiều tác phẩm nhưng có hai tác phẩm lớn đó là [2]:
Ø Chống các Lạc giáo: được chia làm 5 quyển:
*   Quyển một đương đầu với thuyết của Valentino. Đây là nguồn sử liệu cổ điển về các phái của nhóm Ngộ giáo.
*   Từ quyển 2 đến quyển 4. Tác giả phỉ bác các học thuyết đó bằng những luận cứ dựa theo lý trí, rồi đến các luận cứ dựa trên truyền thống đạo lý của các Tông đồ và sau cùng dựa trên lời Chúa Ki-tô.
*   Quyển 5 trình bày giá trị của thế giới vật chất và của thể xác. Đây là những thực tại bị nhóm Ngộ đạo khinh rẻ.
Ø Chứng minh lời giảng của các tông đồ: được chia làm 2 phần:
*   Trong phần thứ nhất: (Chương 4-42) tác giả trình bày những điểm chính yếu của Ki-tô giáo.
*   Trong phần thứ hai: (Chương 42-97): tác giả tìm trong sách Cựu ước những bằng chứng xác nhận các chân lý mặc khải của Ki-tô giáo.
c/ Ngộ đạo thuyết
          Phái Ngộ đạo ảo tưởng về một tri thức hoàn hảo, được Mặc khải, được chiếm hữu và truyền đạt bởi những con người. Với tham vọng đưa ra một giải thích toàn diện về thế giới, về huyền nhiệm của hiện hữu. Dựa trên cơ sở của nhị nguyên và mở ra con đường cứu độ cho tinh thần [3].
 Qua đó, chối bỏ lòng tin vào Thiên Chúa duy nhất là Cha của mọi người, là Đấng tạo hóa và Đấng cứu độ con người và thế giới. Họ quan niệm tất cả những gì có trong thực tại đều có thể giải thích được bằng lý trí con người.  Không tin vào màu nhiệm cứu độ, hạ thấp các giá trị thực tại vật thể và hạ thấp sự thánh thiện nguyên thủy của vật chất, hay nói cách khác không tin vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Ngộ đạo coi mọi thứ xung quanh chỉ là một thực tại mà mình có thể làm ra. Họ quan niệm Cựu ước và Tân ước là hai phạm trù khác nhau, giống như linh hồn và thân xác không thể kết hợp với nhau trong cùng một con người.
II/ Thần học về tính duy nhất của Irênê
          1/ Tạo dựng cứu độ
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3). Qua đoạn Tin mừng trên cho ta thấy, ngày từ khởi nguyên Ngôi Lời đã ở gần Thiên Chúa và nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, không có Người thì chẳng có gì được tạo thành. Trong những chương đầu của sách Sáng thế đã cho chúng ta thấy, muôn vật được tạo thành xuất phát từ Lời của Thiên Chúa, chính Ngài đã làm nên vũ trụ này từ không mà có. Chính Ngài đã làm nên con người giống hình ảnh của Ngài và cho con người được hưởng những gì Ngài đã làm nên. Trong Kinh Tin Kính cho ta thấy “tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình, tôi tin kính một Chúa Giê-su Ki-tô Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời”. Thiên Chúa làm chủ mọi công trình sáng tạo của Người và cho con người được trông coi những tạo vật ấy. Thiên Chúa không thể tạo ra thế giới sớm hơn, bởi vì sự vật không thể hoạt động trước khi hiện hữu. Do đó, ngay khi Thiên Chúa hiện hữu thì Người đã sáng tạo ra thế giới [4]. Thiên Chúa sáng tạo muôn vật muôn loài vì Người là Đấng nhân hậu, mục đích của sáng tạo là vinh quang của Thiên Chúa gắn liền với hạnh phúc của con người.
 Thiên Chúa đã ban cho con người sự tự do, nhưng con người đã lạm dụng tự do đó để chọn lựa điều Thiên Chúa cấm. Không vì thế mà Thiên Chúa ruồng bỏ con người, nhưng Ngài vẫn tiếp tục bạn ơn cứu độ cho con người bằng lời hứa, ban chính Con Một yêu dấu của Ngài xuống để cứu độ con người. Qủa thật, nếu tách Cựu ước ra khỏi Tân ước, dường như đã làm giãn đoạn ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chính vì thế, Thánh Irene cho ta thấy Cựu ước và Tân ước luôn luôn đi liền với nhau. Tân ước chính là lời minh chứng để làm sáng tỏ trong Cựu ước. Chính Ngôi Lời luôn ở gần Thiên Chúa, chính Người cũng là Thiên Chúa, nhờ người và cho người mà tất cả được tạo thành. Thiên Chúa vĩnh cửu và vô biên đã dìm mình trong cái hữu hạn của con người. Trong thụ tạo của Người, để tái dẫn đưa con người và thụ tạo tới với Người [5]. Cho nên, giữa cuộc tạo dựng của Thiên Chúa và Ngôi Lời Nhập Thể là một chương trình cứu độ mà Thiên Chúa ban cho con người. Trường trình cứu độ này đã có từ muôn thuở nhưng được thực hiện cách tiệm tiến theo từng chặng: Từ tạo thành đến Ngôi Lời Nhập Thể. Nên chỉ có một lịch sử cứu độ, bởi vì chỉ có một Thiên Chúa. Chỉ có một lịch sử cứu độ nên chỉ có một Kinh Thánh Mặc Khải một Thiên Chúa: Cựu ước và Tân ước là hai chặng thực hiện kế hoạch cứu độ chứ không phải là hai thực thể tách biệt nhau [6].
          2/ Nhập thể cứu độ
Irene chống lại thuyết lạc giáo cho rằng Thiên Chúa rất cao vời. Ngài cho thấy Thiên Chúa rất gần với con người. Chính Ngài đã xuống thế để ở với con người, chấp nhận thân phận tội lỗi của con người, để tẩy rửa con người khỏi tội “điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm, khi sai chính con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình” (Rm8,3). Từ ngàn đời Thiên Chúa luôn yêu thương con người, mặc dù con người tội lỗi đến thế nào thì tình yêu ấy vẫn luôn bừng cháy để cứu con người thoát khỏi tội lỗi. Chính vì thế, Ngài đã ban chính Con Một yêu dấu của Người xuống để tiếp tục cứu chuộc con người bằng giá máu, hầu mang lại sự sống nơi con người. Chính Ngài đã chấp nhận xuống ở với con người, ngự trong cung lòng người phụ nữ đó là Đức Maria để cứu độ con người, đưa con người trở về với Thiên Chúa là Cha nhân lành. Đó là ơn cứu độ nhưng không mà Thiên Chúa luôn dành cho con người và mọi tạo vật Ngài đã dựng nên. Chỉ có tình yêu mới có thể thấu hiểu được ơn lành mà Thiên Chúa ban cho con người. Khai mở cho chúng ta nguồn ơn cứu độ bằng chính con yêu dấu của Ngài. Ngôi Lời Nhập Thể đến ở với con người, chấp nhận những gì là con người để ngang qua đó mang lại nguồn sự sống mới cho nhân loại.
Thánh Irene khẳng định: Với Chúa Giesu Hài Nhi, Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở nên giống người. Như thế Thiên Chúa đã tự hiến cho chúng ta, trong tay chúng ta nên chúng ta phải bắt trước Người.[7] Nhưng con người không thể trực tiếp đến gặp Thiên Chúa, vì sự bất toàn của con người. Chính vì thế, Thiên Chúa đã cho chúng ta thấy Thiên Chúa ngang qua Con Một. Để qua trung gian này chúng ta được mời gọi đến gần Thiên Chúa và ở lại với Thiên Chúa trong tình yêu. Để qua mối dây này, chúng ta được kêu lên với Thiên Chúa là “Abba, cha ơi”. Tiếng kêu này, giúp con người ý thức được thân phận yêu đuối của mình, chỉ có Thiên Chúa mới cứu nổi loài người.
3/ Thánh thể nguồn ơn cứu độ
 Thân xác và linh hồn con người là của Thiên Chúa. Theo Thánh Irene: thân xác con người dựa trên chân lý về Thiên Chúa Nhập Thể và chân lý về Thân Xác Phục sinh. Nên con người được cứu rỗi không những về phần linh hồn mà cả về phần thân xác [8]. Chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới tìm được nguồn hạnh phúc tuyệt đối. Nên có cấu “Vinh quang của Thiên Chúa là cho con người được sống, nhưng sự sống của con người ở chỗ chiêm ngắm Thiên Chúa” (Gloria enim Dei vivens hôm, vita autem hominis Dei;AH IV, 20,7).
 Qủa thật, nếu không có việc cứu độ thân xác, thì Thiên Chúa cũng đã không cứu chuộc chúng ta bằng Máu Ngài. Chén Tạ Ơn và bánh mà chúng ta bẻ ra không phải là sự thông hiệp thân mình Ngài hay sao. Vì chưng, máu chỉ có thể trào vọt từ mạch máu, từ xác thịt và từ tất cả những gì làm nên bản thể con ngươi. Để thực sự trở thành những điều đó mà Ngôi Lời đã cứu chuộc chúng ta bằng Máu Ngài. Bởi vì chúng ta là chi thể của Ngài và được dưỡng nuôi bằng tạo vật. Tạo vật đó chính Ngài ban cho chúng ta, để chúng ta được cùng sống với Người. Chén lấy từ tạo vật, Ngài tuyên bố đó chính là Máu Ngài. Bánh cũng lấy từ tạo vật và Ngài tuyên bố đó chính là Thân Thể Ngài [9]. Nhờ đó mà thân xác con người được bổ sức nhờ sức mạnh từ Thiên Chúa ban cho ta mỗi ngày khi rước Ngài ngự vào trong thân xác chúng ta.
          Bí tích Thánh Thể là nguồn nuôi sống con người và ơn cứu độ ở mãi với nhân loại. Mỗi lẫn tham dự vào Bí Tích Thánh Thể chính là lúc ta nhận được nguồn ơn cứu độ từ Thiên Chúa. Qua đó, con người được sống mãi với Thiên Chúa trong tương quan Cha con với nhau. Một sự kết hợp không thể tách rời, để đem đến cho nhận loại nguồn sống vô biên từ Bí tích tình yêu này.
          III/ Một vài nhận định
Irene là một nhà thông hiểu về Kinh Thánh. Ngài luôn ra sức bảo vệ sự tinh tuyền nguồn ơn cứu độ từ Thiên Chúa. Ngài chứng minh cho phái Ngộ đạo thấy nguồn ơn cứu độ không phải là sự phân mảnh nhưng là một chuỗi dài trong chương trình của Thiên Chúa. Ngài cũng cho thấy, thân xác con người chính là hình ảnh Thiên Chúa, chính Ngài đã thông ban sự sống cho con người. Qua đó, con người được hưởng nguồn ơn cứu rỗi từ Thiên Chúa. Chỉ có Ngài mới làm cho con người được sống hạnh phúc, và được triển nở trong sự kết hợp với Ngài. Irene luôn đứng về Giáo hội, để chống lại những gì là sai lạc khi nghĩ về Giáo hội. Giáo hội xuất phát từ Thiên Chúa và Giáo hội sống được là nhờ Thiên Chúa.

Tài liệu trích dẫn và tham khảo:
1.    Kinh Thánh Tân ước, nhóm các giờ Kinh phụng vụ, Nhà xuất bản Tôn giáo.
2.    Về Nguồn, Thời các Tông Phụ, Phan Tấn Thành, Học Viện Đa minh 2013.
4.    Giáo trình lịch sử các giáo phụ tập 1.
5.    Giáo phụ học, L.M.P Lê Duy Lượng, Đại Chủng Viện Vinh Thanh.
6.    Giáo hội học qua các tác giả. Đại Chủng Viện Thánh Giu-se.
7.    Sáng Thế Luận qua các tác giả. Đại Chủng Viện Thánh Giu-se.




[1] Giáo Phụ học, L.M.P Lê Duy Lượng (dịch), Đại Chủng Viện Vinh Thanh. Tr 263.
[2] Về Nguồn, Thời các Tông Phụ, Phan Tấn Thành, Học Viện Đa minh 2013. Tr 108
[3] Simon hoa Đà lạt. Lịch Sử Giáo phụ. Quyển 1, từ Thế ki I- Thế kỉ IV. Tr.68
[4] Sáng Thế Luận qua các Tác giả. Đại Chủng Viện Thánh Giu-se. Tr 93.
[6] Về Nguồn, Thời các Tông Phụ, Phan Tấn Thành, Học Viện Đa minh 2013. Tr 110
[8] Về Nguồn, Thời các Tông Phụ, Phan Tấn Thành, Học Viện Đa minh 2013. Tr 111
[9] Ireùneùe, Choáng laïc giaùo, V. 2, 2-3, Sources Chreùtiennes, n. 153, p. 31-35