Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

MỐI TƯƠNG QUAN CHẤT THỂ VÀ MÔ THỂ CỦA BÍ TÍCH

Nguyễn Văn Chính
 Tội lỗi đã làm cho con người xa cách Thiên Chúa và không còn vinh phúc trực tiếp gặp gỡ với Ngài như trước. Mặc dù tội lỗi làm con người xa cách Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người, không để mặc con người chìm sâu trong tội lỗi, mà hứa ban chính con một yêu dấu đến với con người và cứu con người khỏi sa vòng tội lỗi. Ngài đã chấp nhận gánh lấy tội lỗi nhận loại, hòa mình với con người và sống kiếp con người. Để làm gì ? thưa để gánh lấy tội lỗi loài người, để đưa con người trở về với tình yêu Thiên Chúa. Cả cuộc đời của Ngài nơi dương thế là một chuỗi hành trình đau khổ để cho loài người được hưởng niềm vui và hạnh phúc. Ngài sinh ra không một mảnh vải che thân và chết cũng chết trần trụi trên Thâp giá. Quả thật "không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình’’ (Ga 15,13).
       Tuy Ngài không còn hiện diện cách hữu hình với nhân loại nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện cách tròn đầy trong từng bí tích. Qua các bí tích, Ngài hiện diện cách tròn đầy để thông ban muôn ơn lành xuống trên con người và ở lại với con người luôn mãi. Con người có từ chối hay phản bội Ngài chứ Ngài không bao giờ bỏ rơi con người. Qua các bí tích nói lên rằng : Ngài vẫn luôn dang rộng cánh tay để đón chờ con người quay trở lại với Ngài. Ngài không bao giờ hắt hủi con người vì tội lỗi, nhưng Ngài muốn con người nhận ra tình yêu của Thiên Chúa mà trở lại. Qua các bí tích Chúa Giê-su đã lập để thông ban cho Giáo hội nhiệm vụ loan báo Tin mừng và ban phát ơn lành của Chúa. 7 bí tích Chúa Giê-su đã lập để nuôi dưỡng Giáo hội và làm cho Giáo hội được lớn mạnh trong ơn nghĩa Chúa. Bí tích rửa tội là của ngõ để bước vào các bí tích khác trong Giáo hội. Bí tích này là căn cước để bước vào trong Giáo hội. Qua bí tích này con người ấy được gọi là Ki-tô hữu, là thân thể Chúa Ki-tô và con cái của Giáo hội. Chính vì thế lệnh truyền của Ngài từ bao thế kỉ này vẫn đang còn vang dội mãi qua muôn thế hệ sau ‘vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28,19-20).
       Bí tích chính là quà tặng của Thiên Chúa, nhưng để các bí tích mang lại ơn ích thiêng liêng thì cũng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố để các bí tích khi ban được thành sự.
 1/ Sự khác biệt giữa chất thể và mô thể trong từng bí tích.

CÁC BÍ TÍCH
CHẤT THỂ
MÔ THỂ
BÍ TÍCH RỬA TỘI
- Nước tự nhiên
- Lời khẩn cầu Chúa Ba Ngôi : Tôi rửa ông(bà), anh (Chị), Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
BÍ TÍCH THÊM SỨC
-Chất thể xa: dầu thánh hiến SC
- Chất thể gần: Việc đặt tay và xức dầu thánh SC (trên trán theo hình thánh giá)
- Lời khẩn cầu Chúa Thánh Thần: T…. Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
- Bình an của Chúa ở cùng con.
- và ở cùng Cha.
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
- Bánh không nem.
- Rượu nho tinh tuyền
- Lời truyền phép của hàng Giáo sĩ ngoại trừ phó tế.
 -  “…Này là Mình Ta…”
 -  “…Này là Máu Ta...”
BÍ TÍCH HÒA GIẢI
- Việc thống hối và xưng thú tội của hối nhân (nặng, nhẹ).
- Công thức xá giải: (.…Vậy (Cha) tha tội cho (con) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần)
BÍ TÍCH SỨC DẦU BỆNH NHÂN
- Chất thể xa: Dầu bệnh nhân OI
- Chất thể gần: xức dầu bệnh nhân trên trán và 2 bàn tay của bệnh nhân.
- Lời cầu nguyện của Linh mục: bằng việc xức dầu thánh này, xin Chúa nhân từ…...
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
- ĐGM thinh lặng đặt tay trên đầu tiến chức trước khi đọc lời nguyện Thánh Hiến.
- Lời nguyện phong chức của Gm.
BÍ TÍCH HÔN PHỐI
- Một người nam và một người nữ muốn yêu nhau, trở nên vợ chồng theo chương trình của Thiên Chúa
- Việc hai người bày tỏ sự ưng thuận.

2/ Mối tương quan giữa chất thể và mô thể trong từng bí tích
       Trong các bí tích, mô thể và chất thể là hai yếu tố quan trọng để bí tích đó thành sự và sinh ơn ích cho người lãnh nhận. Thiếu một trong hai yếu tố này bí tích đó không thành sự, và đồng nghĩa với việc không sinh ơn ích thánh. Theo nghĩa thông thường: Mô thể là cái gì đó nằm trong suy nghĩ của con người, tiềm ẩn sâu bên trong. Chất thể là cái hiện diện cách đích thực trước mắt. Hai điều này nếu tách rời nhau thì không bao giờ phát sinh hiệu quả. Mô thể và Chất thể nếu tách rời nhau cũng giống như đức tin không có việc làm là đức tin chết từ gốc rễ (x. Gc 2,17), hay “giả như anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai đó trong anh em lại nói với họ: “hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2,15-16). Tất cả những điều được trưng dẫn đều nói lên tầm quan trọng của hai thực thể: chất thể và mô thể, hai điều này không thể tách rời nhau, gắn bó với nhau để tạo nên hiệu quả của bí tích. Cho nên trong các bí tích khi được cử hành thì chất thể và mô thể phải đi liền với nhau trong cùng một thời điểm, cùng một con người, cùng một sự vật. Gỉa như, trong bí tích rửa tội, người được thi hành phải thực hiện cùng một lúc bằng lời đọc và việc đổ nước trên đầu người lãnh nhận “tôi rửa anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Không thể thực hiện bí tích này hay bí tích này không thành sự khi người thực hiện đọc “tôi rửa anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” sau đó để vài tiếng sau mới đổ nước trên đầu người lãnh nhận. Cho nên, trong các bí tích lời đọc phải đi cùng với việc thực hành, để bí tích đó thành sự và phát sinh ơn thánh cho người lãnh nhận. Theo học thuyết của Thánh Tôma Aquino nói: chất thể và mô thể là hai yếu tố nội tại cấu tạo nên bản thể cách chung của một sự vật. Chất thể được coi là nguyên lý trương độ, tự nó có tính cách bất định, chỉ có mô thể là nguyên lý đứng ra xác định chất thể, nó làm cho một sự vật tồn tại cá biệt được [1]. Qua đó, ta có thể nói rằng: nước là một chất thể luôn tồn tại nhưng các dòng nước mà không được sử dụng thì tự bản chất nó chỉ là nước không mà thôi, nhưng nó phát sinh hiệu quả khi được sử dụng. Cũng vậy có rất nhiều loại nước nhưng những giọt nước được sử dụng để cử hành trong bí tích rửa tội thì cùng với nó phát sinh hiệu quả ơn thánh. “Thánh Tô-ma đã áp dụng hai từ chất thể và mô thể theo thuyết nhị nguyên của Arittote và Ngài cho rằng: “lời đọc và chất thể liên kết với nhau trong bí tích, tạo thành một thực thể duy nhất khi lời đọc hoàn tất ý nghĩa của chất thể”[2][3]. Ba yếu tố cần và đủ để các bí tích thành sự và sinh ơn thánh là: yếu tố chất thể (nhìn thấy), yếu tố mô thể (các lời đọc), và thừa tác viên ban bí tích với ý định làm những gì Hội Thánh làm, nếu thiếu một trong ba yếu tố này bí tích không thành [4]. Tất cả chỉ là những dấu chỉ khả giác nhưng mang lại ơn ích thiêng liêng không bao giờ xóa được. Qua những dấu chỉ này sáp nhập con người đi vào trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa và cho con người sống trong ơn nghĩa với Chúa. Trong thư của Thánh        Gia-cô-bê đã xác định, mọi ơn ích thiêng liêng xuất phát từ bên trong để nuôi dưỡng và làm cho tâm hồn lớn lên trong ơn nghĩa Chúa “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuân xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú, nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng. Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người” (Gc 1, 17-18).
3/ Kết luận
       Bí tích là nguồn ơn Thánh, chính Thiên Chúa đã ban cho nhân loại qua Con Một yếu đấu của Ngài. Ngài đã không bỏ mặc con người mô côi mà tiếp tục sống và hoạt động với con người trong các bí tích. Qua các bí tích, Chính Chúa Giê-su nuôi dưỡng và nâng đỡ, hướng dẫn Giáo hội trên con đường dương thế. Chính Ngài đã nói: “Dù trời đất này có qua đi, song tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại vẫn không bao giờ thay đổi”. Qua bí tích đưa con người có đức tin tiến gần hơn với Chúa, đối với những người đang chập trững bước vào ngôi nhà Giáo hội có thêm kiên vững để tìm hiểu và xác tin hơn với niềm tin được đón nhận, Còn đối với những người chưa từng biết nay muốn khai mở lòng trí để tìn hiểu ơn nghĩa này. Cánh tay Thiên Chúa luôn dang rộng để đón nhận tất cả những ai muốn đáp trả lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa. Để từ nay được sống và bước đi trong ơn nghĩa Chúa.
      
Tài Liệu Tham Khảo
1/ Cẩm nang các nghi thức. Lm Vinhson Nguyễn Thế Thủ
2/ Bí tích đại cương. Lm JB Nguyễn Khắc Bá.
3/ Bộ Bảy Bí Tích. Lm Augustino Nguyễn Văn Trinh.
4/ Bí Tích Học Qua Các Tác Gỉa. Bearbeitet Von Guntr Koch.



[1] JB Nguyễn Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Đại Chủng Viện Vinh Thanh. Tr 91.
[2] Sth, IIIa, Q 60, art 6, ad 2.
[3] JB Nguyến Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Tr 91.
[4] JB Nguyến Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Tr 92.

DỤ NGÔN NGƯỜI CHA NHÂN HẬU

Anton Nguyễn Văn Chính
Bản văn (Lc 15,11-32)

Không những trong xã hội ngày nay, mà ngay từ thời xa xưa nhất vấn đề về con người, đời sống xã hội, đời sống con cái, đời sống vợ chồng…. luôn là chủ đề nóng bỏng. Ta cảm thấy xã hội càng phát triển bao nhiêu thì vấn đề con người sống với các mối tương quan càng đi xuống bấy nhiêu. Coi mạng sống con người không là gì cả, thích thì cho sống không thích thì giết. Con người càng ngày, càng mất cảm tính về tội, luôn chạy theo những gì là hiện tại, một khi đã quyết tâm thì tìm mọi cách để chiếm lấy, kể cả lấy mạng sống mà đạt được mục đích.
Qủa thực, tôn giáo vẫn luôn là điểm then chốt để giáo dục con người, là điểm quy chiếu để mỗi con người tự nhìn nhận mình.
Qua đoạn Tin mừng (Lc 15,11-32) cho ta thấy hình ảnh của người cha đối với hai người con và thái độ của hai anh em với nhau. Đây cũng là mối bận tâm của mỗi gia đình ngày hôm nay. Qua thực, sinh con ra thì dễ nhưng giáo dục con cái nên người mới là điều khó. Với trào lưu đua dòi thì rất dễ làm cho con cái mình ra hư hỏng. Học cái tốt đẹp từ cha mẹ dậy bảo thì khó những học những cái xấu nơi bạn bè thì rất nhanh. Tất cả dường như ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ.
Qua dụ ngôn này, cho thấy hình ảnh người Cha chính là Thiên Chúa và hình ảnh hai người con chính là hình ảnh của con người trong một gia đình Thiên Chúa.
I/ Chủ giải
1/ Hình ảnh người Cha:
        Khi người con út xin người cha được chia phần gia tài anh sẽ được hưởng sau này “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng” (x. Lc 15,12). Có người cha nào không đau lòng khi nghe thấy những lời này, thậm chí con chửi bới người con này nhưng người cha trong đoạn Tin mừng này không một lời than trách nào đối với người con út này. Có lẽ, người cha không nói ra bằng lời nhưng trong lòng phải chẳng rất đau lòng vì có một người con như thế. Dường như nước mắt và lời nói đã chảy ngược vào trong lòng người cha này nên không thể nói ra ngoài được. Hơn thế nữa, người cha tôn trọng quyền tự do của người con thứ này, vì nó đã đủ khôn lớn để sống tự lập và dự tính cho tương lai của mình nên người cha sẵn sàng chia phần gia tài cho người con út, đồng thời một cách nào đó cũng chia luôn phần gia tài cho người con cả vì gia đình chỉ có hai người con. Sau khi được chia, người cha vẫn tôn trọng quyền tự do của người con này, để anh lấy số tiền đó đi để thực hiện dự tính cho tương lai của mình.
        Không có người cha nào, khi người con mình đi xa mà không có sự lo lắng, dù đó là người con khốn nạn và tồi tệ nhất. Qua nhiên, người cha trong Tin mừng luôn luôn trông ngóng tin tức của người con thứ này, xem ở nơi đất khách quê người nó làm ăn như thế nào, mọi người có đối xứ tốt với nó không…. Trong từng giây, từng phút của một ngày, người Cha già luôn nhìn ra đầu ngỏ nơi anh đã đi, xem người con này có trở về hay không “Anh đang ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy” (x. Lc 15,20). Người ta thường bảo “xa nhau thì nhớ, gần nhau thì chẳng nói lên lời”, Qủa thật, đây là một nỗi nhớ xuất phát từ con tim, một nỗi nhớ không thể nào diễn tả nổi. Chỉ có lấy tình yêu mà đáp trả lại mà thôi.
        Trong suy nghĩ của người cha, chắc chắn không sớm thì muộn người con này cũng trở về, một là thành công hai là thất bại. Nếu là thành công thì cũng mừng cho nó vì nó đã trưởng thành. Nếu thất bại thì cũng mừng cho nó vì nó nhận ra được đâu là giá trị của cuộc sống, đâu là nỗi khổ của người sống xa gia đình. Nên người cha đã chuổn bị những gì là tốt nhất cho anh sau khi anh trở về, nào là “cái hôn, áo, nhẫn, dép, bê đã vỗ béo” (x. Lc 15,19-24), đó là tất cả những thứ tốt nhất của một niềm vui, của tiệc mừng và một sự trở về đầy yêu thương.
        Qủa thật, để cho một gia đình êm ấm và công bằng không phải là chuyện dễ. Chính người cha này, đã ra tận đầu ngõ để năn nỉ người con cả vào chung vui với gia đình. Một sự khiêm nhường đến tận cùng nhất, để cho gia đình hoàn toàn có sự yêu thương. Qua hình ảnh này ta thấy, người cha chấp nhận vừa là người Cha vừa là người mẹ trong gia đình, để lấy sự quân bình nhất. Đây là hình ảnh “gà trống nuôi con”. Ông đã chấp nhận mất tất cả để dành lấy được hạnh phúc cho gia đình khi người cha này nói “tất cả những gì của cha đều là của con” (x, Lc 15,31).
        2/ Hình ảnh người con thứ
        Đây là một người con bất nhân, bất nghĩa. Vì chỉ khi nào trong gia đình người cha người mẹ không còn sống nữa thì những người con mới được hưởng phần gia tài mà cha mẹ đang có. Có chia thì chính người con cả hay một người nào khác đứng ra để chia cho mọi thành viên trong gia đình. Đằng này, khi người cha đang còn sống và người con cả cũng không nói gì mà người con thứ lại ngang ngược đòi chia gia tài “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng” (x. Lc 15,12).
        Khi đã lấy được tài sản, anh liền cuốn gói đi mà không một lời chào hỏi nào đối với người cha cùng với mọi thành viên trong gia đình. Anh đã lấy tất cả những gì là của anh để ra đi “anh thu gom tất cả rồi trẩy đi phương xa” (x. Lc 15,13). Đến một nơi mà anh hằng ấp ủ trong lòng, một nơi anh có thể rửa tiền tốt nhất, một nơi tội lỗi nhất nếu ai vào đó chắc chắn sẽ khó ra.
        Vâng, quả thực người ta thường nói “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Sau khi anh ta đã phung phí hết tài sản của mình, thì anh đành phải đi làm công cho một người. Ở nơi đây, người ta đã đối xử rất tệ bạc đối với anh ta. Người đời thường có câu “ác giả thì ác báo”. Điều này đã sẩy ra đối với anh. Chính lúc này, anh mới hồi tưởng lại những ngày ở bên người cha của mình. Anh đã so sánh giữa người làm công ở nhà và hiện trạng anh đang ở đây lúc này cách nhau một trời một vực “biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa còn ta ở đây lại chết đói” (x. Lc 15,17).
        Qủa thực, con người lúc sướng đâu có biết là mình sướng, để rồi lúc khổ mới nhận ra được mình sướng. Đây cũng là điều, con người không thể tự biết mình, cái biết về mình là nhờ người khác chỉ cho mình, để mình nhận ra mình. Chính những lúc đau khổ là lúc nhận ra mình nhiều nhất. Chính lúc nhìn lại mình là những lúc con người mang đầy thương tích.
        Cuối cùng anh đã quyết định trở về, dù có nhục nhã và không chấp nhận của người cha mình vẫn phải trở về để xin cha tha thứ. Mọi sự dường như anh đã chuổn bị cho chuyến hành trình trở về của mình. Đó là một sự ăn năn sám hối đến tận cùng nhất, chỉ mong cha chấp nhận như người làm công mà thôi, chứ anh không có đòi hơn.
        Nhưng một sự bất ngờ dành cho anh, dường như mọi sự không trong dự định và toán tính của anh. Chính người cha tỏ lộ tình yêu thương với mình trước, đây là một sự tha thứ lớn lao nhất mà anh ta không thể nào ngờ được. Người cha vẫn chấp nhận mình, một đứa con hỗn láo nhất. Anh vẫn nói những dự định của mình nhưng người cha đã không cho anh nói hết “Thưa cha con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa.” (x. Lc 15,21). Đó chính là tình yêu bao la mà Thiên Chúa cũng luôn dành cho mỗi người chúng ta khi ta phạm tội với Ngài mà biết ăn năn hối lỗi.
        3/ Hình ảnh người con cả
Khởi đầu, ta tưởng đây là một người con đạo hiếu, biết vâng lời cha, luôn ở bên và chăm sóc cho cha mọi công việc “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh cha” (x. Lc 15,29). Không ngờ, đây lại là một người con có tâm lòng hẹp hòi, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình chứ không có nghĩ đến người khác. Chỉ ở với tư cách là người hầu chứ không phải người con trong gia đình.
Xuất tháng, xuất năm anh ta luôn ở bên cha, nhưng thực ra anh ở bên cha chỉ với cái vỏ bên ngoài là thân xác chứ tinh thần và lòng mến yêu anh dành cho cha dường như không có chút nào. Chắc có lẽ hằng ngày anh luôn cầu cho người cha này chết đi để mình chiếm tất cả gia tài còn lại của người cha này hay sao.
Người ta thường bảo “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”, Qủa thực, người con cả này, thực sự đã lộ rõ tâm tính của anh ta sau khi người em trở về. Anh đâm ra ghen tức và không bằng lòng với hành động của cha là mở tiệc ăn mừng người em sau một thời gian ăn chơi trở về. Một lần nữa người cha lại hạ mình xuống đối với người con cả này, để van xin anh trở vào để cùng chung vui với gia đình “cha cậu ra năm nỉ cậu” (x. Lc 15, 28). Thái độ của anh vẫn khăng khăng không chịu vào, còn kể công lao của mình và gán ngay cho cha mình tội ích kỉ nữa “chưa bao giờ cha cho lấy được một con bê con để con ăn mừng” (x. Lc 15,29). Một lần nữa nước mắt người cha lại chảy ngược một lần nữa, chấp nhận cay đắng. Không ngờ anh ta ở với cha nhưng thực ra anh đâu có nhận ra được tình yêu thương của người cha dành cho anh, anh chỉ nghĩ đến cái gì là thực dụng mà thôi chứ không nghĩ mình ở với cha là một niềm vinh dự lắm hay sao.
Anh đã được nên một với cha mà từ trước đến này anh đâu có biết, anh chỉ sống với cái thân xác chứ lòng trí anh đâu có thuộc về cha, khi người cha nói “tất cả những gì của cha đều là của con” (x Lc 15,31). Nếu người biết nghĩ có lẽ câu này rất đau nhưng đối với người con cả này không biết có biết suy nghĩ hay không?. Đau ở chỗ, người con này quá vô tâm, chỉ nghĩ đến của cải. Anh không biết rằng xuất năm tháng qua anh đã làm chủ cuộc đời của cha, nên một với cha, cha ở trong con và con ở trong cha, mối dây này không bị gián đoạn, cha và con như hình với bóng bên nhau mà con không biết sao. Tất cả mọi thứ xung quanh anh sử dụng cũng như cha sử dụng mà, sao con lại nghĩ là cha không cho “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (x. Lc15,31).
II/ Áp dụng:
Qua bài Tin mừng trên, cho ta thấy hình ảnh người cha là hình ảnh Thiên Chúa. Hình ảnh 2 người con là hình ảnh của mỗi người.
Thiên chúa luôn luôn yêu thương con người. Ngài luôn tôn trong tự do của con người, Ngài luôn trông ngóng con người biết nhận ra lỗi lầm để quay trở về với ngài. Ngài luôn giang rộng cánh tay để đón chờ chúng ta trở về. Một khi chúng ta thật sự nhận ra lỗi lầm mà ăn năn trở về thì Thiên Chúa sẽ luôn vui mừng, tiếp đón chúng ta một cách nồng hậu nhất. Ngài sẽ không hắt hủi hay đuổi chúng ta đi, mà chính ngài sẽ ra đón và trào hôn bình an cho chúng ta.
Hình ảnh người con thứ, phải chăng đó là hình ảnh của con người. Chúng ta luôn mong muốn đi tìm cái mới lạ, thậm chí những đường hướng nghịch với Đức Ki-tô. Đối với xã hội ngày hôm nay, đây là một điều rất dễ dẫn chúng ta tới con đường của trụy lạc. Qua đó đánh mất nhân tính của mình.
Thực sự, những lần chúng ta rơi vào tình trạng tội lỗi như vậy, chúng ta có noi gương người con thứ để biết ăn năn trở lại để làm lại cuộc đời hay không? . Hay một khi đã đi vào con đường đó thì đi luôn “đâm lao thì theo lao”. Chúng ta đừng nghĩ, con đường tội lỗi của mình Thiên Chúa sẽ không tha thứ, Ngài luôn luôn mở rộng cánh tay để đón chờ, miễn làm sao chúng ta nhận ra được lỗi lầm và từ bỏ con đường tội lỗi để trở về với Ngài hay không. Cho nên, Đối với Ki-tô giáo, Bí tích Hòa Giải, là bí tích đưa chúng ta trở về với Thiên Chúa, cho ta được gắn kết với ngài sau những lầm lỗi của mình.
Mỗi lần đến với Bí Tích Hòa Giải, là mỗi lần chúng ta đối diện với những lầm lỗi của mình, để xin Chúa tha thứ và đón nhận người con tội lỗi này. Qua đó, chúng ta sẽ nhận được hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa luôn dành sẵn cho ta.
Nhiều lúc, chúng ta cũng rơi vào hình ảnh của người con cả. Từng giây, từng phút chúng ta ở trong nhà Chúa những chúng ta đâu có nhận ra tình thương Thiên Chúa dành cho ta. Nhiều lúc ta cũng ghen tỵ khi thấy một người cả một đời sống trong tình trạng tội lỗi và cuối đời xin được năn năn trở lại để lãnh nhận các bí tích. Tất nhiên Thiên Chúa rất vui mừng đón nhận vì cuối đời họ đã nhận ra được thánh ý Chúa.
Thực sự, chúng ta ở trong nhà chúa đó, nhiều lúc chỉ có xác chứ không có hồn, chúng ta chưa sống thực sự là người con cái Thiên Chúa. Chúng ta đón nhận Thân thể Chúa mỗi ngày đó, nhưng mình đã sống mối giây hiệp thông, có lấy Chúa làm tâm điểm cho đời sống mình hay là mình làm ô danh Chúa bằng chính đời sống bất nhân của mình. Mang trong mình người Ki-tô hữu, chúng ta phải sống như thế nào để chúng ta loan báo Tin mừng của Chúa cho moi người.
III/ Kết luận
Dụ ngôn người cha nhân hậu là bài học rất lớn cho con người. Hình ảnh hai người con luôn có ở trong con người của mình. Đoạn Tin mừng này cũng là niềm vui cho những người có tấm lòng ăn năn trở lại và cũng là những lời cảnh báo cho những người đã và đang theo Đức Ki-tô, đó là ở trong ngôi nhà của Thiên Chúa.

Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-su cũng nhắm tới những người biệt phái thời bấy giờ và nhắm tới chúng ta. Người cha là Thiên Chúa, người con thứ chính là hình ảnh những người thu thuế và tội lỗi, người con cả chính là những người thông thái về luật hay còn gọi là bọn biệt phái và Pha-ri-sêu.