Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TRONG GIÁO LUẬT 1983 VỀ LINH MỤC QUẢN XỨ VÀ PHÓ XỨ

Anton Công Chính
        Trong bộ giáo luật 1983, quyển 2 nói về dân Thiên Chúa, đã dành chương 6 để nói về các giáo xứ, các cha sở và các cha phó. Trong đó có 34 điều luật nói về các cha sở và các cha phó. Từ điều 519- 544 nói về các cha sở và từ điều 545-552 nói về các cha phó. Có lẽ đây là một trong những đề tài rất thiết thực, có những tranh luận rất vui nhộn đối với anh em chủng sinh sau khi học xong trương trình.
A/ Cha sở
 Trong 26 điều nói về các cha sở, người viết xin được đúc kết trong 7 điểm chính: Khái niệm về cha sở. Điều kiện để làm cha sở. Việc bổ nhiệm. Hạn kỳ. Sự tựu chức. Nhiệm vụ và sự mãn chức vụ.
1/ Khái niệm
        Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó cho ngài và ngài thi hành trách nhiệm mục vụ của cộng đoàn được ủy thác cho ngài, dưới quyền Giám mục giáo phận, mà ngài đã được kêu gọi để chia sẻ thừa tác vụ của Đức Ki-tô, ngõ hầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đối với cộng đoàn ấy [1]. Như vậy cha sở là chủ chăn thực sự của giáo xứ, giống như Chúa Giê-su để chăn dắt đoàn chiên được trao phó. Ngoài Đức Giám mục Giáo phận và những người cộng tác với ngài, ngài không phải lĩnh ý hay tường trình cho ai khác về công việc mục vụ của mình trong giáo xứ được trao phó.
Vd: chính quyền, những người có ý chống đối giáo xứ.
2/ Điều kiện để làm cha sở
        Điều kiện để làm cha sở phải là linh mục và một thể nhân chứ không thể là một pháp nhân[2]. Đây là 2 điều kiện cốt yếu để được đặt làm cha sở. Bởi vì giáo xứ là một cộng đồng Ki-tô hữu xây dựng trên bí tích Thánh Thể [3], chứ không phải là một đơn vị hành chánh hay xã hội. Giáo xứ là một pháp nhân nên cần một thể nhân để quy tụ và hợp nhất trong tình yêu, giống như Đức Ki-tô là đầu của Hội Thánh.
3/ Việc Bổ Nhiệm 
        Theo dòng lịch sử, các tông đồ là những người được Chúa Giê-su chọn nối tiếp công cuộc rao giảng của Chúa. Sau này các Giám mục là những người kế nhiệm các tông đồ, và qua việc đặt tay và lời nguyện của Giám mục trong nghi thức phong chức linh mục đã nói lên rằng linh mục là cộng sự viên của Giám mục để Giám mục chu toàn chức Tư Tế tông truyền. Chính vì thế, trong trường hợp thông thường thì việc bổ nhiệm cha sở thuộc thẩm quyền của Giám mục. Giám mục cũng có thể bổ nhiệm một linh mục tu sĩ làm cha sở của một giáo xứ không thuộc “Dòng” đó, tuy nhiên phải có sự thỏa thuận và đồng ý của bề trên thuộc “Dòng” đó. Nếu Giám mục trao một giáo xứ nào đó cho một Hội Dòng phụ trách, thì bề trên của Dòng có quyền đề cử một linh mục lên cho Giám mục bổ nhiệm vào giáo xứ đó [4].
        Tuy nhiên, để việc bổ nhiệm cha sở được chắc chắn thì theo điều luật 524 đòi hỏi, khi bổ nhiệm cha sở, Giám mục phải tham khảo ý kiến của cha quản hạt, và nếu có thể được, ý kiến của vài linh mục và giáo dân, ngõ hầu biết rõ những khả năng đức tính của người cần được chọn. Chính vì thế theo giáo luật cũng không loại trừ việc khảo hạch như phương tiện để thẩm định khả năng (đ. 521, 3).
 Theo điều 521, người được bổ nhiệm trước hết người đó phải là một linh mục, có đời sống trổi vượt về đạo lý lành mạnh và hạnh kiểm đứng đắn, có lòng nhiệt thành với các linh hồn và những nhân đức khác, hơn nữa còn phải có những đức tính mà luật phổ quát hoặc luật địa phương đòi buộc để lãnh trách nhiệm mục vụ nơi giáo xứ.
4/ Hạn kì
        Linh mục là cánh tay nối dài của Giám mục, nên việc bổ nhiệm và hạn kì của linh mục đó cũng do Giám mục đó quyết định, lẽ dĩ nhiên là có những người cộng tác với ngài trong công việc này. Nhưng trong lúc bổ nhiệm thì có tính cách vô hạn định. Bởi vì nhà lập pháp ước mong cho chức vụ cha sở có tính cách bền vững, vì nhiều lý do. Lý do đơn giản nhất là cần có thời gian để có thể quyen việc và nhất là quyen người. Thực vậy, cha sở không phải là một công chức được bổ nhiệm để lo việc hành chánh của giáo xứ, nhưng tiên vàn ngài là một mục tử: lý tưởng của người mục tử là biết danh từng phần tử của đoàn chiên được giao cho mình. Mặt khác, cha sở sẽ gắn bó hơn với giáo xứ một khi biết rằng mình sẽ ở lại đây lâu dài, chứ không phải chỉ như người qua đường. Mặt khác, Giám mục Giáo phận có thể bổ nhiệm cha sở cho một thời gian hữu hạn, nên Hội Đồng Giám Mục đã chấp nhận điều đó qua một sắc lệnh [5].
        Để linh mục đó coi sóc đoàn chiên được trao phó cách hiệu quả , thì mỗi giáo xứ chỉ cần một linh mục. Tuy nhiên, vì thiếu tư tế hoặc vì những hoàn cảnh khác, có thể ủy thác việc coi sóc nhiều giáo xứ gần nhau cho cùng một cha sở. Trong cùng một giáo xứ, chỉ có một cha sở mà thôi, hoặc một vị điều hành chiếu theo quy tắc của điều 517, 1. Mọi tập tục trái ngược đều bị bãi bỏ và mọi đặc ân trái ngược đều bị thu hồi [6].
5/ Sự tựu chức
Theo điều 527 thì linh mục nào đã được tiến cử để thi hành trách nhiệm mục vụ cho một giáo xứ, thì nhận lãnh trách nhiệm đó và buộc phải thi hành kể từ khi nhận chức. Việc bổ nhiệm cha sở do chính Giám mục, thì việc chủ tọa sự nhận chức có thể được tiến hành bởi Bản quyền sở tại hoặc một tư tế nào thay mặt. Thường thường việc nhận chức nên được cử hành trong Thánh lễ. Diễn tiến nghi thức nhận sở tại của cha sở như sau: Sau lời chào dẫn nhập, vị chủ tọa đọc văn thư bổ nhiệm. Sau bài giảng, cha sở sẽ tuyên hứa chu toàn nhiệm vụ. Kế đó, vị chủ tọa sẽ dẫn đưa cha sở đến những nơi sẽ thi hành phận sự, tỉ như ghế chủ sự trong gian thánh, tòa giảng, giếng rửa tội, tòa giải tội và đặc biệt là mở cửa Nhà Tạm. Ngoài ra cha sở còn phải tuyên xưng đức tin trước mặt Bản quyền sở tại hay đại diện (đ 833,6) [7].
Ngoài ra, vì lý do đặc biệt thì Đấng bản quyền có thể miễn chuẩn việc nhận chức của một cha nào đó tại sở tại và xê dịch ngày nhận sở tại. Nếu không vì lý do nào đó mà cha được bổ nhiệm không chịu đến nhận nhiệm sở thì Đấng Bản Quyền có thể tuyên bố giáo xứ đó khuyết vị.
6/ Nhiệm vụ của cha sở
Cha sở là cánh tay nối dài của Giám mục, nên nhiệm vụ của ngài nơi giáo xứ giống như là Giám mục, bởi vì ngài có quyền giảng dạy, thánh hóa và cai quản, lẽ tất nhiên vẫn là theo ý của Giám mục Giáo phận.
a/ Giảng dạy
        Cha sở có bổn phận mang Lời Chúa không những cho các tín hữu trong giáo xứ, nhưng còn cho hết thảy mọi người đang sống trên lãnh thổ của giáo xứ, kể cả những người ngoại đạo, vô thần. Chính vì thế, sau khi được bổ nhiệm và nhận nhiệm sở, cha sở buộc phải liệu sao để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho những người đang sinh sống trong giáo xứ, vì thế, ngài phải lo giảng dạy giáo dân về các chân lý đức tin, nhất là qua bài giảng trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, cũng như qua việc đào tạo giáo lý, ngài phải ủng hộ những công việc cổ động tinh thần Phúc Âm, cả những cộng việc liên quan đến công bình xã hội [8]. Thật vậy, đối với xã hội ngày hôm nay thì việc mang Lời Chúa đến cho mọi người bằng rất nhiều cách như: giảng thuyết, đối thoại, chuyện trò, diễn thuyết, sách báo, bích chương, các phương tiện truyền thông xã hội.. nhưng nhà lập pháp nhấn mạnh vào 2 vấn đề đó là giảng thuyết và giáo huấn [9]. Bởi vì, 2 vấn đề này không những chỉ giới hạn vào những chân lý đức tin, nhưng còn bao gồm cả những công tác cổ động tinh thần phúc âm, kể cả trong lãnh vực công bằng xã hội chiếu theo điều 768. Chính vì thế, nhiệm vụ giảng dạy của Cha sở là hết sức quan trọng. Chính Chúa Giê-su xuống thế để giảng dậy cho muôn dân biết mọi điều, hầu mời gọi tất cả mọi người hãy nghe và ăn năn sám hối để trở về với tình yêu bao la của Thiên Chúa, thì linh mục ngày hôm này cũng được mời gọi để mang Lời Chúa đến với hết thảy mọi người để mọi người nhận biết Thiên Chúa và tìm về con đường ngay chính ở đời này và hưởng hạnh phúc mai sau.
b/ Thánh hóa
 Bí tích Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo hội. Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa trong tình yêu, để nhớ lại hy tế của Chúa Giê-su trên Thập giá “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,9). Chính vì thế, cha sở phải liệu sao để Thánh Thể trở thành trung tâm của việc tập họp các tín hữu trong giáo xứ. Ngài phải lo cho các Ki-tô hữu được nuôi dưỡng nhờ việc sốt sắng cử hành các bí tích và nhất là thường xuyên đến gần bí tích Thánh Thể và bí tích sám hối. Cha sở phải thúc đẩy đời sống cầu nguyện, kể cả việc cầu nguyện trong các gia đình, điều hành kỷ luật trong việc phụng tự [10]. Thực vậy, nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa và nhiệm vụ thánh hóa là hai chức vụ cố hữu nhất của linh mục, và nó được hiện hữu là lý do hiện hữu của linh mục trong giáo xứ [11].
        Trong điều 530 nói đến bí tích rửa tội thì từ xưa đến nay vẫn được coi như là quyền của cha sở nhưng thực sự đó không phải là việc độc quyền của cha sở mà nó chỉ là những trách nhiệm mà các tín hữu có quyền yêu sách nơi cha sở trước khi đi yêu cầu các linh mục khác. Đó là ý nghĩa của việc sửa đổi từ ngữ giữa bộ luật cũ và bộ luật mới. Vì bộ luật 1917 nói đến những trách vụ dành riêng cho cha sở. Còn bộ luật hiện hành 1983 thì sửa lại là được ủy thác đặc biệt cho cha sở:
Trong sách giáo lý và trong điều luật 861; 877-878 có nói rõ ràng: Trong trường hợp thông thường thì cha sở là người ban bí tích rửa tội, nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì ai cũng có thể làm thừa tác viên của bí tích này. Chính vì thế bổn phận của cha sở là phải dạy cho các tín hữu biết cách rửa tội cho đúng.
-        Thông thường bí tích Thêm sức do Giám mục cử hành nhưng trong trường hợp nguy tử thì linh mục được cử hành [12].
-        Cha sở ban của ăn đàng và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân trong giáo xứ nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ tư tế nào cũng có thể ban, cũng vậy việc trao Mình Thánh Chúa  thuộc quyền của những người được trao phó nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ tư tế nào cũng có thể trao [13].
-        Quyền dành riêng cho cha sở đó là chứng hôn và làm phép trong lễ cưới, đây là quyền không ai được dụng chạm tới, ngoại trừ cha sở ủy quyền cho ai đó thì người đó mới được làm. Bởi vì nếu cha sở không ủy quyền mà làm việc này thì đôi hôn nhân đó không thành.
-        Cử hành nghi lễ an táng: Đây là quyền dành cho mọi tư tế vì theo điều 1177 có nói: Thông thường, nghi lễ an táng của tất cả mọi tín hữu đã qua đời phải được cử hành trong nhà thờ giáo xứ của người ấy. Tuy nhiên, bất cứ tín hữu nào hoặc những người có nhiệm vụ an táng một tín hữu quá cố đều được phép chọn một nhà thờ khác để cử hành nghi thức an táng với sự chấp thuận của vị cai quản nhà thờ ấy, và sau khi đã được thông báo cho cha sở riêng của người quá cố biết việc ấy.
-        Làm phép giếng Rửa tội trong mùa Phục sinh, chủ sự các cuộc rước ngoài thánh đường, và việc ban phép lành trọng thể ngoài thánh đường.
-        Sau khi nhận chức ở giáo xứ, cha sở có nghĩa vụ phải dâng ý lễ cầu cho đoàn đân được trao phó cho ngài vào mỗi Chúa Chật và lễ trọng buộc trong Giáo phận. Nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng ý lễ như vậy được thì ngài phải nhờ một linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính các ngày đó, hoặc chính ngài phải dâng ý lễ bù lại vào các ngày khác. Cha sở nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào những ngày được nói đến ở triệt 1, để cầu cho tất cả đoàn chiên đã được trao phó cho ngài [14].
c/ Nhiệm vụ cai quản
        Để việc cai quản giáo xứ diễn ra cách tốt đẹp và mang lại hiểu quả cho đoàn chiên của mình thì cha sở phải xác định là “người mang lấy mùi chiên”. Để mang được mùi chiên trong con người cha sở thì cha sở phải lo liệu tìm hiểu đoàn chiên của mình, chia sẻ những vấn đề của họ cũng như sửa dậy những lầm lỗi của họ. Ngài phải tỏ ra đức ái đặc biệt đối với những thành phần đau ốm, nghèo khổ, bơ vơ và lạc lõng. Cha sở phải quan tâm đối với mục vụ dành cho các gia đình [15].
 Cha sở ngoài là người cha tinh thần, ngài còn là người đại điện giáo xứ trong mọi công việc có tính cách pháp lý. Chính vì thế, ngài phải lo liệu sao cho mọi công việc từ đối nội đến đối ngoại được diễn ra cách tốt đẹp và đưa giáo xứ ngày một đi lên về mọi mặt. Vì thế, ngài có toàn quyền mời và chọn những người cộng tác với ngài trong việc cai quản và gìn giữ giáo xứ được Đấng Bản Quyền trao phó.
Nhằm đảm bảo cho việc chu toàn các nghĩa vụ mục tử trong giáo xứ thì cha sở buộc phải ở trong nhà xứ gần nhà thờ. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép cha sở ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho nhiều tư tế, miễn là phải liệu sao để chu toàn những nhiệm vụ thuộc giáo xứ một cách thuận lợi và đều đặn [16]. Trừ khi có lý do nghiêm trọng, mỗi năm cha sở được phép vắng mặt khỏi giáo xứ để đi nghỉ, tối đa là một tháng, liên tục hoặc gián đoạn. Những ngày cha sở vắng mặt để dự tĩnh tâm mỗi năm một lần không tính vào thời gian đi nghỉ, nhưng hễ vắng mặt khỏi giáo xứ quá một tuần lễ thì cha sở buộc phải báo cho Đấng Bản Quyền địa phương biết điều đó, lúc đó Giám mục có quyền ấn định những quy tắc cử một linh mục nào đó đến với những năng quyền cần thiết để việc coi sóc giáo xứ được đảm bảo trong thời gian cha sở vắng mặt. Luật phổ quát cho phép cha sở mỗi năm được đi nghỉ một tháng, không tính vào những ngày cha sở đi công việc mục vụ của giáo xứ. Ở Việt nam thì chuyện đi nghỉ hè là một đặc ân dành cho thiểu số. Còn tại Âu châu, tuy việc nghỉ hè được ghi vào luật lao động của quốc gia, nhưng nhiều linh mục không thể hưởng được vì không kiếm ra người thay thế [17].
7/ Sự mãn nhiệm
        Cha sở có thể mãn chức vụ vì 5 lý do [18]:
-        Mệnh một: Đây là hình phạt rất cao dành cho linh mục đó là trục xuất khỏi hàng giáo sĩ vì vi phạm những điều luật đối với một giáo sĩ, mặc dù đã khuyên bảo trước. Nói theo ngôn ngữ thông thường thì ngoài cái chết thể lý còn có cái chết cả pháp lý nữa.
-        Bãi chức: Đây là một biện pháp kỉ luật, tuy đương sự có thể không có lỗi, ví dụ như vì đau yếu bệnh tật. Chính vì vậy, sự bãi chức được đặt ra nhằm ích lợi của các linh hồn hơn là trừng phạt cha sở.
-        Thuyên chuyển: Sự thuyên chuyển có thể là một sự thăng thưởng hoặc là một biện pháp kỉ luật.
-        Từ chức khi có lý do chính đáng: Theo luật thì các cha sở khi tới tuổi 75 thì hãy đệ đơn từ chức lên Giám mục Giáo phận. Nhưng sự từ chức chỉ có hiệu lực kể từ khi đơn được chấp thuận [19].
-        Hết nhiệm kỳ: Tức là trong bổ nhiệm thư có ghi rõ là đến ngày đó là hết nhiệm kì thì đến ngày đó cha sở hết quyền cai quản giáo xứ đó.
Ngoài ra khi giáo xứ không có cha sở, hoặc khi cha sở bị ngăn trở không thể hành sử chức vụ thì Giám mục Giáo phận phải chỉ định sớm hết sức một tư tế làm giám quản giáo xứ. Trong thời gian chờ đợi việc bổ nhiệm ấy thì việc cai quản giáo xứ tạm thời được trao cho cha phó, nếu có nhiều cha phó thì trao cho vị nào được bổ nhiệm trước hết, nếu không có cha phó thì trao cho cha sở nào đó mà luật địa phương quy định [20].
B/ Cha phó
        Khi được bổ nhiệm và nhận nhiệm sở thì cha sở phải chu toàn các nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và cai quản với sự cộng tác của các linh mục và phó tế khác, cũng như sự trợ giúp của giáo dân [21]. Theo bộ luật 1917 thì cha phó được phân biệt thành 4 loại: giám quản giáo xứ, thay thế cha sở khi vắng mặt, giúp cha sở khi ngài bị bệnh, cộng sự viên của cha sở. Còn bộ luật 1983 thì gọi cha phó là: phó cho cha quản xứ, phó cho giáo xứ. Thông thường thì các cha phó được bổ nhiệm để giúp cho cha sở vì ngài không thể cáng đáng hết các công việc của giáo xứ được [22]. Thế nhưng, bộ giáo luật hiện hành còn dự trù việc đặt các cha phó chuyên trách một công tác mục vụ đặc biệt của một hay nhiều giáo xứ khác nhau, tức là cha phó được đặt lên nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo xứ hơn là để giúp bản thân cha sở.
        Thế nhưng cha phó cũng phải được Đức giám mục giáo phận bổ nhiệm [23], chứ không phải cha tổng đại diện nếu không được ủy quyền. Tuy nhiên, khi bổ nhiệm cha phó, Đức giám mục nên bàn hỏi ý kiến với cha sở mà cha phó được đề cử tới và cả với cha quản hạt nữa. Nếu giáo xứ được trao cho một dòng tu đảm trách thì bề trên của dòng để cử cha phó lên Đức giám mục để ngài xét và ra bổ nhiệm thư.
        Cha phó là cộng sự viên của cha sở, để san sẻ mọi nỗi lo âu với cha sở, đồng tâm nhất trí để thi hành nhiệm vụ mục vụ trong giáo xứ [24]. Chính vì thế, cha sở và cha phó cùng hợp lực với nhau để sự liệu mục vụ cho giáo xứ mà họ đồng lãnh trách nhiệm [25]. Cha phó sau khi được bổ nhiệm và nhận nhiệm vụ thì cha phó buộc cư ngụ trong giáo xứ, chứ không buộc phải sống tại nhà xứ [26]. Vai trò của cha phó trở nên quan trong khi cha sở đi vắng, nhất là khi ngài bị ngăn trở không thể hành sử chức vụ hoặc chức vụ khuyết vị. Nói cách chung nhất, cha sở có toàn quyền quyết định trên cha phó hoặc giữa các cha phó với nhau trong những công việc chung của giáo xứ.
C/ Một vài nhận xét thực tế giữa cha sở và cha phó
        Cha sở và cha phó là một trong những đề tài được bàn luận rất sôi nổi. Để nhận xét thực trạng này cách khách quan thì người viết chỉ có cái nhìn về thực trạng giữa cha sở và cha phó đối với Giáo phận Thanh hóa. Ngoài những tính cách cá nhân và những câu chuyện nhỏ mọn thì dường như các cha sở đối với các cha phó của Giáo phận Thanh hóa đang diễn ra đúng theo những gì luật quy định. Chính những hình ảnh này đã mang lại cho giáo dân được nhiều ơn thánh và khích lệ nhau trong Tình Yêu như Đức Ki-tô yêu thương nhân loại. Chính sự đoàn kết giữa hai cha đã làm cho Giáo xứ các ngài đang coi sóc được phát triển cả về tinh thần lẫn vật chất. Đời sống các ngài là mẫu gương để các gia đình trong giáo xứ nói theo, hầu mang lại niềm vui, tiếng cười và tăng thêm sự đoàn kết trong cộng đoàn Giáo xứ. Đúng như lời Kinh Thánh nói “cứ dấu này người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).



[1] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 519.
[2] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 520-221.
[3] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 303.
[4] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 304.
[5] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 522.
[6] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 526, 1.
[7] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 308.
[8] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 528,1.
[9] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 309.
[10] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 528, 2.
[11] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 312.
[12] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 883,3.
[13] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 1003,2,3.
[14] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 534.
[15] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 317.
[16] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 533,1.
[17] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 320.
[18] Phan Tân Thành, giái thích giáo luật, tập 2, các tín hữu, cơ cấu phẩm trật của giáo hội, Tr 321.
[19] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 538,3.
[20] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 539.
[21] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 519.
[22] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 545.
[23] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 547.
[24] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 545,1
[25] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 548,3.
[26] Bộ giáo luật 1983, Hội Đồng Giám mục Việt nam, Nxb tôn giáo, Điều 533,1 và 550,1-2.

MỘT CHÚT SUY TƯ VỀ GIU-DA (Kẻ phản bội)

Anton Công Chính
Khi nói đến Giu-đa ta liên tưởng ngay đến người môn đệ bán Chúa Giê-su với 30 đồng bạc, chắc có rất nhiều người không ưa, và đôi khi còn có những lời chửi rủa, thóa mạ đối với Giu-da. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì trong suy nghĩ của mỗi người đều căm ghét những con người “ăn cháo đá bát”. Giu-đa đi theo Chúa Giê-su xuất chặng đường dài mà không tích góp được những lời hay lẽ phải mà cuối cùng đã phụ tình bạc nghĩa bán Thầy cho những người tìm cách giết Người chỉ với 30 đồng bạc. Chẳng lẽ con người của Giu-đa bước theo Thầy chỉ đáng giá với 30 đồng bạc thôi sao?. Khi suy nghĩ như thế thì ai mà không giận hờn, căm ghét, và đối khi lòng căm ghét dâng lên thì chắc cũng mượn câu nói mà Chúa Giê-su nói chung với các môn đệ trong bữa tiệc ly “khốn cho kẻ nào nộp Con Người: Thà nó đừng sinh ra thì hơn” (Mt 26,24). Qủa thực, hành động bán Chúa của Giu-đa không thể nào chấp nhận được. Nhưng qua đề tài này, người viết cũng muốn có chút cảm tưởng và đôi chút cảm thông cho con người Giu-đa, mặc dù những lời lẽ này không thể nào đổi “đen thành trắng” đối với hành động của Giu-đa nhưng như là một chút thương cảm và đôi khi là bài học cho những suy nghĩ của người viết trên đường bước theo Chúa. Một cách nào đó, trong cuộc đời đôi khi ta cũng “bán Chúa” để hưởng tư lợi cho riêng bản thân mình.
        Trước tiên, ta nhìn nhận với nhau rằng, Giu-đa trước khi được Chúa tuyển chọn để gia nhập vào nhóm 12 là một con người tốt lành. Chắc có lẽ Giu-đa cũng đã được nghe biết về Chúa Giê-su qua Gio-an tẩy giả rao giảng. Trong xuất cuộc hành trình rao giảng của Chúa Giê-su, Người luôn mời gọi những con người đặc biệt bước theo Người, để nghe và chứng kiến những việc Ngài làm như là bảo chứng tình yêu mà Người muốn truyền lại cho các ông sau này. Chắc có lẽ những người bước theo Chúa Giê-su rất đông đảo nên Ngài muốn chọn một số người trong những con người này để bước theo người cách đặc biệt để Ngài trao cho sứ vụ sau này. Chính vì vậy, Ngài đã lên núi để cầu nguyện với Chúa Cha xuất một đêm dài “Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12). Đây quả là một sự chọn lựa đầy căng thẳng và mang tính quyết định sau này, không biết nên chọn ai trong số những con người này đây, bởi vì người này được cái này thì lại mất cái kia. Có những người nói, trong suất đêm dài Ngài đã cầu nguyện để chọn Giu-đa hay không chọn Giu-đa, bởi vì Người biết chính con người này sau này sẽ giơ gót đạp mình. Chính vì vậy, trong suất đêm, Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Thiên Chúa Cha và dâng những con người này cho Chúa Cha để xin Ngài giúp sức. Chính vì vây, khi trời vừa sáng, Người đã xuống núi và kêu tất cả những người bước theo Người lại để chọn ra những con người đặc biệt để đi theo Người “Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6,13). Qủa thật, những con người được Chúa kêu tên đã rất vui mừng vì từ nay mình sẽ đi theo Thầy, được chứng kiến những việc Chúa Giê-su làm. Trong số 12 người được Chúa kêu tên chỉ có hai người thêm đàng sau tên của mình một biệt danh khác, đó là Phê-rô và Giu-đa “Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, Giu-đa It-ca-ri-ôt, người đã trở thành kẻ phản bội” (Lc 6,14.16).
        Để cho cộng đoàn được duy trì và phát triển, đặc biệt không để cho trường hợp “cha chung không ai khóc” thì trong cộng đoàn phải được chia ra mỗi người đảm nhận một công việc. Trong cộng đoàn mà Chúa Giê-su tuyển chọn thì Ngài đã giao cho Giu-đa nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là người làm quản lý, đây là một công việc liên quan đến việc sống còn của cộng đoàn. Phải chăng Chúa Giê-su đã rất tin tưởng Giu-đa khi giao cho ông nhiệm vụ này. Khi Chúa Giê-su giao cho ông công việc này thì ngầm ý nhắn với ông rằng từ nay ông sẽ phải làm cách nào đó để duy trì và bảo đảm sự sống cho Thầy cũng như cho các anh em trong cộng đoàn này. Giu-đa đã ý thức được sứ vụ cao trọng này nên ông đã không một chút lơ là trong chuyện này.
        Chặng đường bước theo Thầy với nhiệm vụ được trao phó, Giu-đa được chứng kiến những lần Chúa làm phép lạ như chữa cho những người bệnh được khỏi, cho kẻ chết sống lại. Nhưng cũng không ít những lần Giu-đa được chứng kiến những người không ưa Thầy, tìm cách để lăng nhục và không cho Thầy giảng dạy, những lần đó Thầy đều tìm cách lẩn trốn, không để cho những người chống đối bắt mình “Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi” (Lc 4,30), “Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su lánh đi và ra khỏi Đền Thờ” (Ga  8,59), “Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ” (Ga 20,39), Qua những đoạn Kinh Thánh trên cho ta thấy, giờ của Người chưa tới thì không ai có thể bắt Người, nhưng đối với Giu-đa thì cho rằng Thầy mình là một Người rất tài giỏi, ngoài việc giảng dạy và chữa bệnh cho người khác, Thầy còn là một người có “phép thuật” gì đó mà mọi người không thể nào bắt được Ngài. Chắc có lẽ, Giu-đa đã nuôi dưỡng ý tưởng này để một lúc nào đó sẽ phải dùng đến.
 Thật vậy, việc gì đến cũng sẽ đến, Giu-đa nhận thấy trong thời gian gần đây, khắp mọi nơi, đâu đâu người ta cũng lùng bắt Thầy. Người nào phát hiện ra Thầy mà báo cho quan thì sẽ được một mức hoa hồng xứng đáng “Còn các Thượng tế và người Pha-ri-sêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt” (Ga 11,57). Giu-đa nghĩ đến ngày lễ vượt qua của người Do Thái sắp đến, mà hiện tại trong ngân khoản của mình không còn một đồng xu dính túi thì làm sao có thể mua được thức ăn để cho Thầy và anh em cùng ăn trong ngày lễ này đây. Trong tình thế cấp bách, Giu-đa đã vắt tay lên trán để suy nghĩ xem tìm đâu cho ra tiền để dọn bữa ăn này đây, nếu không Thầy và các anh em sẽ trách mình là thiếu trách nhiệm. Trong một thoáng suy nghĩ, Giu-đa nhận ra Thầy rất tài giỏi thì ai mà có thể bắt Thầy được và nếu có bắt thì Thầy hoàn toàn thoát ra giống như những lần mình đã chứng kiến. Từ suy nghĩ đến hành động, Giu-đa đã mượn tiền để dọn một bữa tiệc hoành tráng để ăn mừng “Lễ Vượt Qua” của người Do Thái, sau đó tìm cách đến gặp Thượng tế để báo tin và nhận được hoa hồng để chi trả cho bữa ăn vừa xong “các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?. Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc” (Mt 26,14-25). Công việc của Giu-đa diễn ra đúng theo ý của mình, một bữa tiệc hoành tráng được dọn ra cho Thầy và các anh em của mình. Trong bữa tiệc có lẽ Giu-đa nghĩ rằng, Thầy đã rất khen ngợi với hành động của mình vì trong bữa ăn chỉ có Giu-đa được chấm chung một đĩa với Thầy, một cử chỉ mà không ai trong số những anh em mình có được “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy” (Mt 26,23). Khổ thay cho Giu-đa, theo Thầy suất chừng đó năm trời nhưng không hiểu được những lời Thầy rao giảng mà chỉ nghĩ đến con người xác phạm nên trong bữa ăn đã không hiểu được ý của Thầy nói. Ngay lập tức Giu-đa đứng dậy khỏi bàn ăn để đến báo tin cho vị Thượng tế và nhận được số tiền để trả nợ cho bữa ăn. Điều không may cho Giu-đa vì đã không diễn ra như ý nghĩ của mình, tưởng Thầy sẽ thoát ra khỏi vòng vây cách dễ đàng nhưng ai ngờ Thầy đã bị bắt và đánh đòn cách nhừ tử “Họ bắt Đức Giê-su, rồi điệu đến Thượng tế Cai-pha” (Mt 26,57). Giu-đa thấy như thế thì liền chạy đến vị Thượng tế để trả lại số tiền mà ông đã nhận, nhằm muốn vị Thượng tế hãy thả Thầy ra “Bấy giờ, Giu-đa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem 30 đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục” (Mt 27,3), nhưng Giu-đa đã hoàn toàn vô vọng vì thượng tế không nhận số tiền của ông và đồng nghĩa với việc thượng tế sẽ không thả Thầy “Can gì đến chúng tôi. Mặc Kê anh” (Mt 27,4) . Giu-đa đã thất vọng đến tột cùng, không còn lời nào để nói với các thượng tế. Mặc dù số tiền các thượng tế không nhận, và Giu-đa ý thức được rằng chính số tiền đang cầm trên tay là cái kết cho số phận của Thầy nên Giu-đa đã ném số tiền đó lại cho các thượng tế và ra đi thắt cổ “Hắn ném số bạc vào Đền Thờ, lui về rồi đi thắt cổ” (Mt 27,5). Trong hành động trả lại số tiền của Giu-đa cho các thượng tế, ta có thể nói đây là một sự ăn năn của Giu-đa và có thể nói hành động bán Thầy với 30 đồng bạc tự bản chất trong thâm tâm Giu-đa không hề mong muốn. Trong tình huống như thế này, nếu như Giu-đa sáng suất hơn thì chắc có lẽ Giu-đa sẽ nhận ra được ánh sáng để thực tâm trở về với Chúa và ra mặt để bảo vệ Thầy và làm chứng cho sự thật thì chắc có lẽ không có kết cục như ta thấy. Thực sự mà nói người ngoài cuộc thì có thể thấy được vấn đề nhưng người trong cuộc thì thật sự khó lòng thấy được vấn đề mà có hướng đi sáng suất hơn. Chính vì thế cái chết của Giu-đa lúc này cũng là điều tất yếu cho việc làm của mình.

Qua tìm hiểu và cảm thông cho số phận của Giu-đa thì cũng một phần nào đó giúp người viết nghĩ lại bản thân và đặt ra những câu hỏi. Hành động bán Chúa của Giu-đa khi xưa có khi nào trong cuộc đời bước theo chân Chúa ta cũng đang bán Chúa cách nào đó không ?. Chắc có lẽ có, bởi vì có những lúc ta không sống đúng với chức phận làm con Chúa và có những lúc ta không thắng vượt trước cám dỗ của ma quỷ mà chiều theo nó, đó chính là lúc ta bán Chúa với giá rẻ mạt nhất.

NHỮNG PHẢN BIỆN CỦA AUGUSTINO VỀ QUAN ĐIỂM CỦA PHELAGIO VỀ TỘI NGUYÊN TỔ

Anton Công Chính
        Con người luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và các nhà triết học nói riêng. Trải qua nhiều thế kỉ, đề tài này chưa có câu trả lời thỏa đáng cho ước nguyện tìm về nguồn gốc của con người. Qủa thật, tất cả những chứng cứ mà theo suy luận của con người đưa ra đều không thỏa đáng cho những mong muốn của họ và cuối cùng cũng chỉ đưa ra một suy luận cách chung nhất và cũng xuay quanh ý tưởng có một ai đó cấu tạo nến vũ trụ và con người này. Những tìm hiểu này cũng đang bỏ ngỏ để chờ một câu trả lời từ các nhà thần học mang lại và bổ trợ cho những suy tư của các nhà triết học. Các cuộc nghiên cứu và cuộc tranh luận về con người không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài của bản thể người nhưng còn đi xa hơn nữa trong nội tại bản thể con người. Đó chính là những điều thiêng liêng ẩn dấu bên trong con người, một trong những điểm lớn này đó chính là nguyên tội trong con người. Chính vì thế, Giáo hội Chúa luân phải đương đầu với những trào lưu tư tưởng không những ngoài Giáo hội mà ngay cả ở bên trong Giáo hội. Giáo hội tưởng chừng như đã bị vùi lấp trước những làn sóng tư tưởng cả trong lẫn ngoài nhưng Thiên Chúa quan phòng đã không bỏ rơi Giáo hội mà luân gửi đến những con người đám đứng lên để bảo vệ Giáo hội qua các trào lưu tư tưởng trong các thời đại. Các trào lưu tư tưởng không những không vui lấp được Giáo hội mà còn là cơ hội và bàn đạp để cho Giáo hội vươn lên và càng khẳng định sức mạnh của của mình hơn. Qủa thật “ Thiên chúa luôn viết trên những đường thẳng con ” (). Thật vậy, trước tư tưởng của Phelagio về nguyên tội và những lời phản biện của Thánh Augustino về nguyên tội như là một lần cho tất cả để ta có một cách nhìn và một lối suy nghĩ chắc chắn hơn về niềm tin có nơi mình. Để hiểu về quan điểm của Phelagio về nguyên tội và quan điểm của Thánh Augustino về nguyên tội như thế nào ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về từng quan điểm. Qua đó thấy được những điểm sai trái của Phelagio khi suy luận về nguyên tội và những lời phản biện của Thánh Augustino về quan điểm này.
1/ Quan niệm nguyên tội của Phelagio
        Trong quan điểm của Pelagio về tội nguyện tội mà Adam, Evà phạm tội không bị ảnh hưởng về sau. Tội này chỉ dành riêng cho Adam và Evà chứ không ảnh hưởng gì tới con cháu sau này. Chính vì thế, Ông đã đẩy quan điểm này lên một cái nhìn mới, đó chính là cái chết mà Adam được tạo dựng từ bản tính phải chết, chứ không phải chết do tội. Tội của Adam không ảnh hưởng trên tất cả mọi người. Vì thế, trẻ nhỏ được sinh ra trong tình trạng như Adam trước khi phạm tội và cái chết không phải do hậu quả của tội Adam trên bất cứ người nào. Mỗi người đều có khả năng không phạm tội, khả năng này luôn hiện hữu, bởi vì người ta có khả năng đạt tới đời sống vĩnh cửu nhờ việc tuân giữ Lề Luật, cũng như Luật Tin Mừng. Trong thể giới luân có những con người hoàn hảo, tức là những con người không hề phạm tội [1]. Dừng như Pêlagio đã tách biệt lập tội của Adam, Eva ra khỏi thế hệ con cháu của họ. Chính Adam, Eva đã phạm tôi thì chính họ phải chịu lấy những hình phạt của Thiên Chúa dành cho họ, còn những người được sinh ra về sau không ở trong tình trạng của Adam, Eva đã phạm tội mà ở trong tình trạng trước khi Adam, Evà phạm tội. Từ đó, Pêlagio đã phản đối và không tin nhận có bí tích rửa tội. Trẻ em được sinh ra ở trong tình trạng tinh tuyền, không vướng mắc gì đến tội của Adam, Eva xưa. Pelagio đã cho rằng tự bản chất con người khi sinh ra đã có khả năng phạm tội và khả năng này không ở đâu khác mà luôn hiện hữu ở ngay chính trong con người của đứa trẻ đó. Nên rửa tội cho trẻ sơ sinh là không đúng vì đứa trẻ này khi sinh ra chưa có tội gì thì làm sao có thể rửa tội cho họ, việc rửa tội này phải để cho thời gian đứa trẻ đó lớn lên và có ý thức về tội thì mới rửa tội cho đứa trẻ đó, chính lúc này đứa trẻ mới cần được ơn tha thứ từ Thiên Chúa. Thực vậy, trào lưu Pêlagiô có tham vọng thức tỉnh, nhờ sức mạnh của ý chí tự do, những đức tính bị ru ngủ bởi các thói quen gắn liền với tội lỗi. Bởi vì, trong con người luon có sự hiện hữu của sự tội, nên tỗi lỗi là con người phạm chỉ là thói quen đã có tự bản chất con người chứ không phải truyền từ ai cả. Theo Phái Pelagio, chính bởi thói quen này, khi bắt trước tội của Adam truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, và nó là đủ để giải thích tình trạng tội lỗi của nhiều người chứ không phải là tất cả. Vì thế họ đã loại trừ sự lan truyền của Tội Tổ tông. Qua đó cho ta thấy, sự hiểu biết của phái Pelagio về Ki-tô giáo là một sự chọn lựa của ý chí tự do mà các đòi hỏi của Ki-tô giáo, hàm chứa đựng trong Thánh Kinh và được đón nhận như một tổng hợp các huấn lệnh để tuân giữ, phải trở thành gia sản của người Ki-tô hữu [2]. Trong cái nhìn và lối suy nghĩ của Pelagio thì trẻ em khi được sinh ra hoàn toàn trong trắng, không vương mắc bất cứ một thứ tội nào, nên không cần đến ân sủng của Thiên Chúa lúc này. Pelagio cũng suy nghĩ cách chắc chắn đứa trẻ đó một ngày nào đó sẽ phạm tội, bởi vì sự tội luôn hiên hữu trong con người đứa trẻ nên sơm hay muộn họ cũng sẽ phạm tội và lúc này mới cần đến ân sủng của Thiên Chúa ra tay cứu giúp. Còn tội của Adam, Eva đã phạm trước kia thì tự họ phải chịu lấy những hình phạt và khi họ chết đi thì tội đó cũng đi theo họ và trở về với lòng đất.
 Với Pelagio, tương quan giữa Thiên Chúa và con người trước hết là tương quan giữa một Thiên Chúa công bình và một con người tự do. Một Thiên Chúa công bình nghĩa là Ngài thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ. Ngài không đòi hỏi quá đáng và bất khả thi đối với con người. Với những điều này, con người chỉ cần thực hiện những Giới Luật mà Thiên Chúa ban là được. Còn đối với nguyên tội, thì Pelagio cho rằng Thiên Chúa không thể chấp nhận sự lưu truyền Nguyên tội, một nguyên tội truyền giao từ người này qua người khác, vì như thế sẽ trái với luân lý của Ezekiel (Ch 18). Chính vì thế trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người, mỗi người khởi sự từ đầu nghĩa là mỗi người là Adam cho chính mình. Đối với con người tự do, thì Pelagio cho rằng con người được “giải phóng” khỏi Thiên Chúa, trưởng thành trước Thiên Chúa. Nếu “khả năng” đến từ Thiên Chúa, thì “ước muốn” và khả năng hoàn thiện phụ thuộc vào con người. Pelagio cho rằng tự do của con người trong lịch sử không thay đổi. Con người có thể làm điều thiện và tránh điều ác. Từ đó, Pelagio nghĩ đến con người có khả năng không phạm tội mà không cần sự trợ giúp nào từ ơn trên và nếu con người phạm tội thì họ có thể tự sám hối. Qua đó, cho ta thấy Pelagio đã hoàn toàn phủ nhận tội nguyên tổ và cũng phủ nhận và không cần đến ân sủng của Thiên Chúa trong đời sống con người.
2/ Quan điểm nguyên tội của Augustino
        Trong lúc Giáo hội đang phải đương đầu với những tử tưởng sai lạc của Pelagio thì Thiên Chúa đã gửi đến cho Giáo hội một con người rất mạnh mẽ, đứng lên để phản biện lại các tư tưởng sai lạc của Pelagio về nguyên tội. Dường như, Augustino đã trình bày các luận cứ của mình dưới ánh sáng của các bản văn Kinh Thánh. Từ đó, Augustino đã đưa ra chứng cứ “nếu Đức Ki-to đến để cứu đội mọi người, có nghĩa là mọi người đã phạm tội” [3] để phản biện lạiđã Phản biện lại Pelagio, khi ông phủ nhận nguyên tội và không cần đến sự chữa lành của Thiên Chúa đối với trẻ sơ sinh hay nói cách khác không cần bí tích rửa tội cho trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ khi sinh ra hoàn toàn tinh tuyền. Augustino giải thích quan niệm nhân học của mình về bản tính tự nhiên bị hư hoại. Con người không còn ở trong điều kiện của tình trạng tự nhiên như khi được Thiên Chúa tạo dựng.
        Augustino cũng phản biện lại quan niệm của Pelagio, khi ông nói rằng chỉ có khả năng thì thuộc về Thiên Chúa, còn ước muốn và hành động thì phụ thuộc vào từng con người. Quan niệm của Augustino về điều này như sau: Nếu Pelagio chấp nhận với chúng ta rằng những gì chúng ta được Thiên Chúa giúp đỡ, không chỉ khả năng của con người, nhưng cả ý chí và hành động, tức là những gì làm cho ước muốn và hành động phù hợp với điều thiện, và như tôi đã nói, nếu Pelagio chấp nhận rằng chính cả ý chí và hành động cũng được Thiên Chúa trợ giúp này, chúng ta không có ý chí và hành động phù hợp với điều kiện, và chính trong ân sủng của Thiên Chúa, thông qua Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta làm cho chúng ta nên công chính qua sự công chính của Ngài, chứ không phải của chúng ta, nói đúng hơn, sự công chính đích thực của chúng ta đến từ Ngài. Như vậy, tôi nghĩ rằng, không có sự tranh tụng giữa chúng ta, vì chúng ta luôn được ân sủng Thiên Chúa trợ giúp [4]. Đối với bản tính tự nhiện theo quan điểm của Pelagio thì Augustino đã áp dụng cho cả hôn phối để phản biện lại tư tưởng của Pelagio. Augustino nói rằng: với việc sinh sản, hôn nhân truyền giao bản tính tự nhiên, đó là điều tốt, còn những khuyết điểm của bản tính tự nhiên, là một sự dữ: bản tính này cũng có người tạo nên nó, bản tính này cần Đấng Cứu Chuộc [5].
       





          



[1] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 16.
[2] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 17.
[3] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 25.
[4] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 27.
[5] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 28.

MẪU GƯƠNG SỐNG TÌNH HUYNH ĐỆ GIỮA CHÚA GIÊ-SU VÀ CÁC MÔN ĐỆ

Anton Công Chính
“Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro
Một mai người sẽ trở về bụi tro” (Thánh ca)
 Người viết không có ý phân tích bài hát này nhưng muốn mượn bài hát này để nói lên kiếp sống con người trên dương thế. Quả vậy, con người ai cũng một lần sinh ra và một lần chết đi, đó là quy luật của tự nhiên và cũng là hình phạt của Thiên Chúa khi tổ tông phạm tội. Con người có mặt trên trái đất này không ai giống ai, mỗi người có một đặc điểm và một cá tính riêng, nhưng có chung một số phận là đều phải chết. Như vậy, quãng thời gian con người có mặt trên trái đất này không phải là vĩnh viễn nhưng là quãng thời gian con người được sống chung với nhau, chia sẻ với nhau và cùng nhau tìm kiếm hạnh phúc “Nước Trời”. Để từ bỏ một ý riêng và tạo nên một ý chung là cả một sự hy sinh lớn đối với xã hội như hiện nay. Mỗi người có một quan điểm sống, mỗi người có một cách nhìn vấn đề, mỗi người có một khả năng, mà hợp nhất với nhau trong một vấn đề thì quả thật là điều khó khăn, nhưng Chúa Giê-su luôn mời gọi mỗi người hãy mở lòng ra để đón nhận tất cả những người xung quanh, những người bé nhỏ nhất và ngay cả kẻ thù của ta “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6,27). Chúa Giê-su trong cuộc đời dương thế, Ngài đã thực hiện trọn vẹn điều này, Ngài đã hy sinh cả mạng sống của mình cho người khác (x.Ga 9,13). Vì thế, Giáo hội phản bác mọi hình thức kỳ thị hoặc đàn áp con người do phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp hay tôn giáo, vì đây là thái độ đi ngược lại tinh thần của Ki-tô giáo [1]. Trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giê-su đã từ bỏ ý riêng để sống cùng các môn đệ, cùng chia sẻ với các môn đệ, Ngài đã sống trọn tình huynh đệ với các môn đệ. Chính Ngài đã nói: Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền. Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết (Ga 9,14-15). Ngài đã từ bỏ tất cả ý riêng để kêu gọi các ông đi theo người, sống với Người. Quả thật, Chúa đã nâng con người lên ngang bằng Thiên Chúa để cùng chia sẻ sứ vụ cao cả của Người “Con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm? Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” (Tv 9,5-7). Để thấy được mối tình sâu đậm Chúa Giê-su dành cho các môn đệ và ngược lại, người viết sẽ đi vào chi tiết của nội dung để thấy được mối tình tuyệt đẹp giữa Chúa Giê-su và các môn đệ trên suốt cả hành trình rao giảng cũng như sứ vụ cao cả mà Chúa muốn các ông thực hiện.
1/ Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và các môn đệ
 Người ta thường nói “khởi sự vạn đầu nan hay đầu xuôi đuôi lọt”. Để áp dụng câu nói này đối với cuộc đời rao giảng của Chúa Giê-su có lẽ cũng phù hợp, bởi vì Chúa Giê-su bắt đầu cuộc đời rao giảng về nước trời “Thời kì đã mãn, và triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng” (Mc1,15), niềm vui này đã được nhân lên khi kêu gọi các môn đệ đầu tiên đi theo người và ngay lập tức các ông đã đáp lại và bước đi theo Người “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người” (Mc 1,18), “và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Mc 1,20). Chúa Giê-su khởi đầu với niềm vui Nước Trời bao nhiêu thì các môn đệ đầu tiên bất ngờ bấy nhiêu. Các môn đệ bất ngờ bởi vì nghĩ rằng mình chỉ là một người chài lưới đánh cá, suốt ngày chỉ lênh đênh trên biển, gắn thân mình vào những con thuyền cùng với những chiếc lưới, đến nỗi một chữ “cắn đôi” cũng không biết thì làm sao có thể đi theo Chúa được. Nhưng đối với Chúa Giê-su thì đây là một niềm vui bởi vì Ngài đã nhận thấy có men Nước Trời ở nơi đây, cách đặc biệt là qua những người này. Vì thế, vào mọi thời và trong mọi dân tộc, bất kỳ ai kính sợ Thiên Chúa và thực thi đức chính trực đều được Người tiếp nhận (x.Cv 10,35). Tuy nhiên, Thiên Chúa muốn thánh hóa và cứu độ con người không như những cá nhân riêng rẽ không chút liên đới với nhau, nhưng Ngài muốn làm cho họ thành một dân tộc để họ nhận biết Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài trong thánh thiện [2].
 Khi đứng trên bờ biển Ga-li-lê, Chúa Giê-su đã quan sát các ông rất kỹ và các quy trình các ông đánh bắt cá. Các ông có một cơ bắp rắn chắc với một sức khỏe rất dẻo dai. Ngài đã thấy sự khéo léo của các ông khi tung những chiếc lưới bao trùm toàn bộ đàn cá đang tung tăng trên mặt biển. Từ đó với kinh nghiệm chài lưới, các ông đã đưa toàn bộ đàn cá vào trong khoang thuyền. Chúa Giê-su cũng nghe thấy những tiếng ca khen và sự vui mừng khi các ông thu được chiến lợi phẩm, để bù đắp lại công sức đã bỏ ra sau những vật lộn với biết bao sóng gió để có được những con cá này. Qua những quan sát đó, trong suy nghĩ của Ngài đã nghĩ ngay tới Nước Trời. Nước Trời cũng giống như mặt biển, cá là những con người đang sống tản mác khắp nơi, người đánh cá chính là sứ vụ rao giảng mà chính Ngài đang thực hiện. Từ đó, Ngài đã kêu gọi các ông đi theo Người, thay vì đánh cá dưới biển thì Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá (Mc 1,17). Chúa Giê-su đã gán sứ vụ của Ngài cho các môn đệ, bởi vì công việc của Chúa Giê-su cũng giống như các ông đang đánh cá. Một sự kết hợp hài hòa giữa một bên suốt ngày chỉ quen với nghề mộc và bên kia chỉ quen với nghề biển. Giữa hai thực tại này, theo quan niệm xã hội thời bấy giờ thì có một khoảng cách rất xa. Thợ mộc là những người thượng lưu, còn những người đánh cá là những người bên lề của xã hội. Đối với họ là khoảng cách nhưng đối với Chúa Giê-su là một sự bổ trợ cho nhau. Ngài đã nhìn ra được điểm chung nhất giữa Chúa Giê-su và các ông đó là tìm kiếm Nước Trời và quy phục lòng người trong tình yêu duy nhất. Sứ vụ của Chúa Giê-su lúc này cũng là sứ vụ của các ông và công việc của các ông cũng là công việc của Chúa Giê-su đang thực hiện. Giữa Chúa Giê-su và các ông lúc này không phải là hai cuộc sống nhưng là một cuộc sống duy nhất “như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17,20). Ngài đã cho các ông thấy được sự cao cả của các ông đối với Ngài “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước” (Ga 15,18). Chúa Giê-su dường như muốn khơi lại cho các ông thấy giá trị cuộc sống hiện tại, để các ông thấy rõ cuộc sống hiện tại của các ông không phải cho riêng các ông nhưng là cho chính Thiên Chúa. Sống cho người khác mới là một giá trị cao cả và cũng là lẽ sống của con người dương thế, nếu mất điều này thì cuộc sống trở nên vô nghĩa hơn bao giờ hết. Các ông là phần chi thể sống của chính Ngài như E-và được rút từ A-dam khi xưa thế nào thì nay các ông cũng được rút ra từ chính thân thể của Chúa Giê-su thế ấy (x. St 2,21-25). Đây quả là một hồng ân.
Cuộc gặp gỡ trong cái nhìn khởi đầu giữa Chúa Giê-su và các môn đệ đã trở thành lẽ sống của nhau. Chúa Giê-su và các môn đệ đã từ bỏ tất cả những gì là quý giá nhất để đi vào lòng nhân thế và mang lời hằng sống cho tất cả mọi người. Để từ đây, cuộc sống giữa Chúa Giê-su và các môn đệ được gắn kết với nhau trong một tình yêu. Từ hai thực tại cuộc sống giữa Chúa Giê-su và các môn đệ được quy tụ về một mái nhà duy nhất trong một tình yêu duy nhất. Sống tình huynh đệ giữa Chúa Giê-su và các môn đệ không chỉ dừng lại ở những lúc nhìn thấy nhau mà ngay cả những lúc hai cuộc sống này tách biệt nhau. Đó không chỉ là lời hứa của Thiên Chúa dành cho các môn đệ mà còn ám chỉ và nhắn nhủ đến muôn thế hệ sau khi sống tương quan với Chúa cách mật thiết, đó chính là lúc ta cầu nguyện. Lúc ta cầu nguyện là lúc ta được sống và trở về với mối tình thân ái giữa Chúa Giê-su và các môn đệ “mỗi lần anh em hội họp nhau để cầu nguyện thì Ta ở giữa anh em” (x.Mt 18,19-20).
2/ Chúa Giê-su và các môn đệ là bạn hữu của nhau
          Sau những ngày tháng các môn đệ được sống, được chia sẻ, được chứng kiến, được ăn, được uống và được đi với Chúa Giê-su. Chúa Giê-su đã cảm nhận được trong ánh mắt, trong con người các ông đã có một sự biến đổi sâu sắc. Ánh mắt các ông không còn nhìn mọi sự chỉ gói gọn trong một vùng biển hay những con cá để kiếm sống cho qua ngày mà có một sự hy sinh quảng đại sống và cứu chữa người khác. Trong lòng các ông dường như toát lên được lòng yêu mến nồng nàn xuất phát từ trái tim đang rướm máu, chất chứa niềm yêu thương và sự quảng đại nghĩ đến tha nhân hơn là bản thân. Các ông dường như được Chúa Giê-su tưới đẫm máu yêu thương để các ông đón nhận và cảm thấy bản thân các ông đã thuộc trọn về Chúa. Các ông như những cành ôliu hoang dã được kết hợp và được nuôi dưỡng nhờ gốc rễ ôliu tươi tốt [3]. Trên bước đường rao giảng, Chúa Giê-su đã chia sẻ tất cả sứ vụ của Ngài cho các ông để các ông thấy và noi gương bắt chước Ngài. Chính Ngài đã nói “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dậy. Thầy không còn gọi anh là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,14-15). Được Đức Ki-tô thiết lập để đi vào hiệp thông sự sống, bác ái và chân lý, dân tộc này cũng được Người sử dụng như khí cụ để cứu chuộc mọi người, và được sai đi vào thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất (x.Mt 5,13-16) [4]. Chúa Giê-su và các môn đệ có hai hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đã nên một trong tình yêu. Tác giả sách Tin mừng đã cho ta thấy một bức tranh, một hình ảnh thật tuyệt vời trong mối tình sâu đậm giữa Chúa Giê-su và các môn đệ. Một bức tranh được tô đậm trong hai hình ảnh: một bên được vẽ lên hình ảnh giữa người chủ với người tôi tớ và một bên là hình ảnh người bạn thân tình với nhau. Trong hai hình ảnh của một bức tranh, tác giả đã vẻ cùng một nhân vật để nói lên khoảng cách giữa người chủ và người đầy tớ xa rời nhau được so sánh với một bức tranh giữa chủ và tớ được hòa quyện với nhau trong một tình yêu duy nhất. Tình yêu này không còn đơn phương độc mã nhưng là tình yêu của sự đoàn tụ, cùng nhau nhìn đến sứ vụ chung nhất. Từ đây mọi việc Chúa Giê-su tiếp nhận từ Cha Thầy thì cũng được chia đều cho các môn đệ.
          Qua hình ảnh khiêm hạ và sự sáp nhập sứ vụ của Chúa Giê-su vào trong sứ vụ của các tông đồ. Chúa Giê-su đã dậy cho các ông biết, chỉ có tình yêu mới lấp đầy hố ngăn cách giữa con người với nhau. Mặc dù mỗi người có một tính cách, mỗi người có một suy nghĩ nhưng khi đã kết hợp với nhau thì hãy bỏ qua tất cả những điều riêng tư để suy nghĩ và làm theo một mục đích chung duy nhất. Cuộc sống giữa Chúa Giê-su và các môn đệ trở nên khăng khít và gắn bó với nhau. Vì thế, Được Thiên Chúa kêu gọi không phải vì công lao riêng, nhưng do ý định và ân sủng của Thiên Chúa, và được công chính hóa trong Chúa Giê-su, trong ơn Thánh tẩy nhờ đức tin, các môn đệ Đức Ki-tô đã thật sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào thần tính, và do đó, thật sự đã trở nên thánh.[5]
3/ Chúa Giê-su trở thành đầy tớ các môn đệ
Dù mối tương quan giữa Chúa Giê-su và các môn đệ có hòa quyện đến đâu thì các môn đệ cũng không để cho Thầy phải cúi xuống rửa chân cho mình. Đây là một công việc của các đầy tớ chứ không phải là công việc của người chủ. Nhưng Chúa Giê-su đã làm công việc của một người đầy tớ, khi lấy nước rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn để lau (x.Ga 13,5). Đây là một cử chỉ nói lên tình yêu mà Chúa Giê-su dành cho các môn đệ và cũng là bài học khiêm nhường, phục vụ mà Chúa Giê-su muốn dậy không những các tông đồ mà là một “di trúc” để lại cho muôn thế hệ sau [6]. Đối với xã hội chắc có lẽ không bao giờ thấy người trên cúi xuống rửa chân hay làm một công việc của người đầy tớ. Đối với Chúa Giê-su thì khác hoàn toàn, người ở trên là những người phải phục vụ những người ở dưới, và làm đầy tớ cho những người thuộc thẩm quyền của mình. Khi Chúa Giê-su tiến tới chỗ Phê-rô thì với cách suy nghĩ của con người, Phê-rô đã phản đối công việc Thầy đang làm và nói “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu” (Ga 13,8), nhưng Chúa Giê-su đã đi xa hơn những điều mà Phê-rô đang nghĩ “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13, 8). Sau đó, Phê-rô đã thấu hiểu việc Thầy làm và đòi hơn thế nữa “Vậy, Thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa” (Ga 13,9). Bài học của Người không chỉ dừng lại ở cử chỉ rửa chân nhưng qua việc này Chúa Giê-su muốn dậy các ông bài học yêu thương (Ga 13,-16). Chính Chúa Giê-su đã lên án và cảnh cáo các môn đệ về điều mà các môn đệ không được phép làm “những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quan dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc10,41-44). Chính vì thế, Chúa Giê-su đã cho các ông thấy điều này khi Người cúi xuống rửa chân cho các ông. Mặc dù các ông bước theo Chúa Giê-su nhưng Chúa Giê-su không coi các ông là những người đầy tớ chỉ có biết theo Người rồi Người sai gì thì làm, nhưng Chúa Giê-su đã coi các ông ngang hàng với mình, cùng chia sẻ và thông phần với những công việc mà chính Ngài đang làm. Theo Chúa Giê-su không phải là để ăn trên ngồi chốc chỉ muốn người ta phục vụ mình chứ không muốn phục vụ người khác “Thầy đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là phục vụ và hy sinh mạng sống làm giá cứu chuộc muôn loài” (Mc 10,45).
4/ Kết luận
Qua những gì đã phân tích và tìm hiểu đã cho người viết bài học thật quý giá. Từ đó ý thức hơn về con đường và sứ vụ sau nay khi được Chúa mời gọi. Sứ vụ người mục tử không phải là những người ăn trên ngồi chốc, đứng để chỉ tay năm ngón nhưng là một người mục tử biết xả thân vì đoàn chiên, biết quan tâm, chia sẻ với đoàn chiên mà Chúa đã giao phó. Đoàn chiên không phải là những đầy tớ chỉ để phục vụ và làm lợi ích cho bản thân, nhưng đoàn chiên này đang cùng chia sẻ, đang cùng những vị mục tử tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời. Hố sâu của sự ngăn cách đó chính là sự phân biệt và khinh thường nhau mà trong đó tình yêu Đức Ki-tô không hiện diện. Tất cả hãy lấy tình yêu Đức Ki-tô để phủ lập tất cả những rào cản ngăn cách các vị mục tử với đoàn chiên và đoàn chiên với các vị mục tử. Chỉ có như thế, mới làm triển nở và sinh hoa trái cho Tin mừng Chúa giữa lòng nhân loại. Chính Chúa Giê-su đã nói “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).



[1] Công Đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Tôn giáo ngoài Ki-tô giáo, Số 5, 746.
[2] Công Đồng Vaticano II, LG, Số 9, 83.
[3] Công Đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Tôn giáo ngoài Ki-tô giáo, Số 4, 743.
[4] Công Đồng Vaticano II, LG, Số 9, 84.
[5] Công Đồng Vaticano II, LG, Số 40,143.
[6] Công Đồng Vaticano II, LG, Số 41,144.