Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA LINH ĐẠO KITO GIÁO VÀ LINH ĐẠO ẤN GIÁO


 I/ GIỐNG NHAU:
          Nói chung xét theo các nền linh đạo thì hoàn toàn giống nhau nhưng chỉ khác nhau về cách dùng từ ám chỉ một Đấng mà họ tôn thờ. Xét về đại thể thì ta thấy những nền linh đạo có một sự giống nhau.
-   Các linh đạo trên đều hướng tới một Thực tại tối cao, siêu hình, vô thuỷ, vô chung. Tuy mang những danh hiệu khác nhau như: Thiên Chúa trong Kito giáo. Trời hay thượng đế trong Nho giáo. Đạo trong lão giáo. Chân như trong phật giáo. Brahman trong ấn giáo.
-       Các linh đạo đều nhìn nhận trong con người có một thực thể siêu hình ở đằng sau, bên trên hoặc bên trong thân xác và cơ cấu tâm lý. Thực thể siêu hình ấy được mang tên như: linh hồn, Con cái Thiên Chúa trong Kito giáo. Thiên mệnh, Tính, Minh đức trong Nho giáo. Mệnh trong Lão giáo. Tính, Chân tâm, Bản laidieenj mục tỏng Phật giáo. Atman trong ấn giáo.
-         Các linh đạo đều nói tới sự cần thiết phải xa rời, từ bỏ hoặc ít lệ thuộc vào hiện tượng giới gồm các sự vật không bèn vững.
-         Các linh đạo đều nói tới sự cần thiết mà conn người phải trở về với Thực tại tối cao, đều nhắm tới sự nối kết thực thể siêu hình nơi con người với thực tại tối cao nên một và đều cho rằng sự nối kết đó là tuyệt đối cần thiết cho con người giải thoát khỏi đau khổ, đạt tới hạnh phúc.
Những điểm chung giống nhau đó chỉ có thể được giải thích với một trong hai hặc cả hai lý do sau:
-   Thực tại tối cao đã đồng thời mặc khải cho các bậc thánh hiền là những con người có thành tâm thiện chí di tìm chân lý.
-  Các bậc thánh hiền xưa không phân biệt Đông Tây đã nỗ lực tu tập và thành khẩn suy niệm để cùng tiến tới một đỉnh cao trực thị như nhau về Chân Lý, tuy có khác ít nhiều về môi trường văn hoá và ngôn ngữ.
Sau hơn 20 thế kỉ có sự hiện diện của các linh đạo, bây giờ là lúc mọi người tìm hiểu để nhận ra những điểm chung trong các đại tôn giáo và các nền tư tưởng lớn của nhân loại để xoá đi những hiểu lầm, những bất bình và đặt một mối quan hệ chặt chẽ giao lưu, hội nhập. Trong câu nói của Kinh Dịch là chí lý: “Thiên Hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhị bách lự ” nghĩa là mọi người cùng quy tụ bằng những đường lối khác nhau, trăm sự suy nghĩ đều thống nhất. Trong Kito giáo xin dúc kết một câu của giám mục Ba Đa Lộc nói về Thiên Chúa “Cha thật đầu tien, cao cả khó xưng tên, Sinh dưỡng muôn loài, sâu nhiệm không thể lường”.[1]
II/ SỰ KHÁC NHAU
1/ Linh đạo Kito giáo
          Tất cả cuộc đời của Chúa Giesu là một linh đạo, là con đường dẫn tới cội nguồn của chân lý, là con đường tâm linh hướng nội. Những gì được tìm ra bằng con đường tâm linh này mới chính là sự thật đích thực, vĩnh hằng. Con những gì thuộc về vật đạo chỉ là những sự thật nhỏ nhoi thuộc về cõi vô thường, biến dịch. Từ trong khái niệm căn bản này, ta có thể nhìn ra những nét đặc trưng của linh đạo Kito giáo.
a/ Linh đạo Kito giáo hướng đến sự sống siêu nhiên của nước trời, vượt trên sự sống vật chất thuộc nhiều giới.
 Ngài cho ta biết ngời ta không thể thờ Thiên Chúa và Thờ của cải được. Người ta tìm Thiên Chúa thì phải coi nhẹ của cải. Trong Bài Tin Mừng (Mt6,25-33) nói rất rõ về điều này.
b/ Linh đạo Kito giáo là con đường dẫn vào cửa hẹp.
          Muốn tìm thấy sự sống siêu nhiên, vĩnh hằng của nước trời, người ta phải vào cửa hẹp. Trong Tin Mừng (Mt 7, 13-14) nói rất rõ về điều này. Trong kinh thánh nói: “Con đường rộng rãi và thênh thang ” chỉ thị vật đạo. Đó là con đường tìm kiếm sự thoả mãn trong tiền tài, danh vọng và tiện nghi. Đi theo con đường này sẽ thu được lời lãi trong thế gian đáp ứng các nhu cầu thân xác, nhưng đánh mất sự sống siêu nhiên, tức là đánh mất hạnh phúc đích thực.
          Muốn đi vào “cửa hẹp và đường chật” thì người ta phải “thu nhỏ cái tôi tâm lý” và “cái tôi thân xác” lại. Thu nhỏ “cái tôi tâm lý” tức là sống khiêm nhường, nhẫn nhục, quyên mình, hy sinh. Thu nhỏ “cái tôi thân xác” là hạn chế sự đòi hỏi tiện nghi, sống cuộc đời đơn sơ, thanh bạch, ít dục vọng. Trong Tin Mừng (Lc 17,33) cũng nói rõ cho ta thấy về điều này hoặc trong Tin Mừng (Ga 12,25). Sự sống mình tức là sự sống thân xác, sự sống đời đời tức là sự sống siêu nhiên đích thực, vĩnh hằng.
          “Cửa hẹp và đường chật” tức là linh đạo tuy ở gần nhưng mà lại hoá xa. Gần vì linh đạo là con đường tâm linh hướng nội, chỉ cần xoay tâm thức lại là thấy ngay. Xa vì linh đạo không đáp ứng nhu cầu thoả mãn của thân xác. Nhu cầu thoả mãn thân xác gần gũi với ngũ quan, cho nên dẽ thấy. Còn đối với linh đạo, nếu không được kêu gọi đặc biệt, người ta không thể thấy hoặc giả cá thấy người ta cũng không bước vào vì nó khó hấp dẫn con người.
c/ Linh đạo Kito giáo dẫn đến cội nguồn Chân Lý.
          Linh đạo Kito giáo do Đức Giesu giới thiệu cho mọi người. Tuy nhiên Ngài chính là linh đạo, đồng thời lại là cùng đích của linh đạo đó nữa. Chính Ngài đã nói rất rõ về linh đạo của Ngài trong Tin Mừng (Ga 14,6-7). Chúa Cha là thực tại siêu hình, Người ta không thể thấy Chúa Cha trong không gian, theo lời Đức Giusu nói “Ai thấy thầy là thấy Chúa Cha”
d/ Linh đạo Kito giáo đời hỏi một cuộc tái sinh.
          Con người sống tron trần gian đi trong vật đạo, muốn bước vào linh đạo cần phải qua một cuộc tái sinh. Chính trong Tin Mừng (Ga 3, 3 ) đã nói rất rõ về điều này. “sinh ra môt lần nữa” phải hiểu là sự lột xác thiêng liêng về tinh thần. Con người do lý trí phân biệt nặng nề từ lâu đã hướng chiều về vật chất. giờ đây muốn vào nước trời, con người cần được thanh tẩy trong năng lực sieu nhiên của thần khí. Thần khí không lệ thuộc vào hình tượng, tương tự năng lực gió trong thiên nhiên.
đ/ Linh đạo Kito giáo là con đường thơ ấu
          Con đường thơ ấu là con đường dẫn đến nước trời, trên con đường đó, những người vào nước trời thì hãy trở nên như trẻ nhỏ. Vấn đề này được Tin Mừng (Mt 18,1-4 ) đã nói rất rõ.
          Người lớn là những người trưởng thành trong vật đạo, tâm hồn chất chứa nhiều tham vọng về của cải, quyền bính, dục tình, trong con người luôn luôn có ý tưởng chiếm đoạt để vun trồng thêm cho cá nhân mình. Trẻ nhỏ chưa hát triển nhiều về lý trí cho nên không có tham vọng danh lợi, quyền bính, không có những trnah giành quyết liệt, không có những nhu cầu quá đáng. Chính vì tấm lòng cao đẹp của trẻ thơ mà dễ được vào nước trời.
e/ Linh đạo Kito giáo dẫn đến 8 mối phúc thật.
          Linh đạo Kito giáo là con đường thiêng liêng dẫn đến hạnh phúc chung cuộc là nước trời thì hẳn phải đi qua tám mối phúc thật trong bài giảng trên núi của Chúa Giesu.
f/ Linh đạo Kito giáo là con đường tâm linh
          Trở về với Chúa là trở về cái tâm chân thật của mình. Con đường tâm linh là con đường trở về nội tâm, nơi đây có cái tâm tinh tuyền thanh sạch, nơi đây con người có thể trực tiếp gặp Thiên Chúa, có nguồn suối an lạc hạnh phúc đời đời, nơi đây chữa cho con người ta hết khát.
g/ Linh đạo Kito giáo đem con người đến tời tình yêu thương đại đồng.
          Linh đạo Kito giáo sẽ hướng con người theo con đường tâm linh, lăn sâu trong sâu thẳm cung lòng của mình, trở vè với cái tâm trinh nguyên chân thật, múc được năng lực của “giếng thiêng” tức là nhận được ân sủng siêu nhiên của Thiên Chúa.
          Linh đạo Kito giáo hướng con người không còn thấy chính mình nữa, bởi vì mình đã nhập vào Chúa và nhìn thấy Chúa qua tha nhân.
h/ Linh đạo Kito giáo đòi hỏi một niềm tin mãnh liệt
          Tin vào Đức Giesu Kito: Đức Giesu Kito là con Thiên Chúa và là Thiên Chúa nhập thể. Ngài được Chuas Cha trao sứ vụ thành lập nước trời và rao giảng nước trời. Nên ta phải tin một cách mãnh liệt thì được vào nước trời.
          Tin vào lòng nhân  hậu của Thiên Chúa, để qua đây ta luôn trông cậy, lạc quan và không bao giờ thất vọng dù đã phạm tội lỗi nhiều thế nào.
          Tin vào sự bảo trở của Chúa Thánh Thần.
            Linh đạo Kito giáo là con đường hướng nội, trở về sâu thẳm trong cung lòng mình, tìm lại bản thể ban sơ, kết hợp nên một với Thiên Chúa tình yêu, để đạt tới sự thật và sự sống vĩnh hằng, đồng thời đem tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người, để thực tại tình yêu trở nên đại đồng viên mãn.
2/ Linh đạo Ấn giáo

          Veda được người ấn độ coi là những chân lý do Thượng đế mạc khải cho loài người ở  đầu mỗi chu kì vũ trụ. Nhưng có lẽ tác phẩm có ảnh hưởng lớn lao nhất trên toàn bộ tư tưởng ấn độ lại là bộ Upanichand. Bộ kinh này là tổng hợp suy tư kéo dài nhiều trăm năm của các đạo sĩ thấu thị căn cứ vào Kinh Veda.
          Chủ ý của kinh Upanichand là giải thoát con người khỏi thế gian đau khổ vì thế tư tưởng chủ đạo của ấn giáo cũng chính là linh đạo.
a/ Linh đạo ấn giáo hướng tới giải thoát
          Muốn được gải thoát thì người ta phải hiểu thấu đáo. Châm ngôn ấn nói: Hiểu biết thật sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do. Sự hiểu biết thật sự mà linh đạo ấn giáo cống hiến trước hết cho con người ta là: thé gian là ảo ảnh, sự vật là vô thường. Người ta không tìm thấy hạnh phúc đích thực trong cái thế gian apr ảnh vô thường ấy, mà chỉ được mãn nguyện sau khi thực hiện Chân lý siêu hình.
          Sự thực chân lý được chia làm 3 giai đoạn:
-         Tín: đòi hỏi người ta phải tin tưởng ở những định luật thiên nhiên do các đạo sĩ thấu thị (Rishi) tiền bối giảng.
-         Tri: là sự phân tích và lý luộn để hiêu biết bằng lý trí.
-         Hành: là thực hiện hợp nhất với thực tại siêu hình, cứu cánh giải thoát bằng phép tu luyện Dugia hay thiền. 
tuy ta trình bày 3 vấn đề trên tách rời nhau nhưng trên thực tế thì 3 điều trên tác động được liên kết duy nhất với nhau: Thực hiện Chân lý (Hành) trong niềm tin tưởng sâu sắc (Tín) và sự hiểu biết sáng suất (Tri). Sự thực hiện Chân lý đời hỏi người ta thực hiện cái chân ngã tâm linh (Atman) để từ đây nhận ra một cuộc đời thanh thoát khác hẳn với đời sống thông thường.
          Đời sống toàn diện của người ấn  dưới sự hướng dẫn của Linh đạo đã được phác hoạ thành 4 giai đoạn.
-         Brahmacharya: giai đoạn tu tập buổi thiếu thời.
-         Grihastha: giai đoạn trưởng thành, thi hành bổn phận gia đình và xã hội.
-         Vanaprastha: giai đoạn rút vào rừng ẩn dật tu hành.
-         Sannyâsa: là giai đoạn đoạn tuyệt với mọi sự ràng buộc của tình cảm và hoạt động xã hội để đạt tới chân tri và giải thoát.
b/ Linh đạo ấn giáo giởi thiệu về Thực tại tối cao.
          Muốn được giải thoát, một mặt con người không được bam víu vào thế gian. Mặt khác, con người phải nhận ra và hướng tới thực tại siêu hình ở đằng sau và bên trên thế gian. Đó là cứu cánh chung cho cuộc giải thoát.
-         Đấng sáng tạo (Brahma)
-         Đấng huỷ diệt (Shiva). Chính do huỷ diệt mà lại có đời sống. Bản tính của Shiva nhằm diệt trừ óc phân biệt và thị hiếu của con người đối với đời sống phúc tạp. Khi con người đã đau  khổ, mệt nhọ tột độ thì sự huỷ diệt mang ý nghĩa một sự yên nghỉ, Ngài được mẹnh danh là thần của giấc ngủ.
-         Đấng bảo tồn (Vishnu) có nhiệm vụ che chở và cứu giúp con người. Khi cần thiết thì vị thần này sẽ xuất hiện để cứu chúng sinh.
Tuy thực tại phân ra 3 ngôi với 3 bản tính, 3 tác động khác nhau, nhưng thực ra ba ngôi đều kết hợp trong một bản thể duy nhất, tự sinh, tự hữu, vô thuỷ vô chung mà linh đạo ấn giáo mẹnh danh là Brahman. Đó là cứu cánh chung của con người và vũ trụ vạn vật.
c/ Linh đạo ấn giáo là con đường thực nghiệm tâm linh.
          Linh đoạ ấn giáo đòi hỏi người ta muốn được giải thoát phải biết từ bỏ hay quay lưng lại với thế giới hiện tượng để nhận ra đại ngã Brahman, người ta phải biệt vượt qua cai ngã tâm sinh lý để nhận ra chân ngã là Atman tiềm tàng trong thẳm cung lòng mình. Biết về Brahman và Atman là cái biệt thượng trí đưa đến tự do, còn tất cả những cái biết khác đều là hạ trí thuộc về thế gian, đưa đến nô lệ.
          Linh đạo ấn giáo trong bộ Upanichand cốt yếu chỉ là giảng giải về Brahman và Atman. Brahman là nguyên lý tối sơ và linh hồn cai quản vũ trụ: “Không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman”. Atman là nguyên lý của đời sống mà không phụ thuộc vào đời sống. Atman là cái tồn tại sau khi tất cả thân xác vật chất và đời sống tâm linh tiêu tan. Atman không bị giới hạn trong những hình thức biến đổi vô thường của đời sống.
          Linh đạo ấn giáo nhấn mạnh chỉ có thực nghiệm tâm linh tức là sống cuộc đời hồn nhiên thoát tục, thực hienj công cuộc lột xác, phá  vỡ bức màn vo minh mà nhận ra Chân Ngã.
          Thực nghiệm tâm linh có thể được thu vào 3 giai đoạn:
-         Thanh lọc tâm hòn, thân xác và giác quan để chuổn bị cho sự nảy nở của ý thức thiêng liêng.
-         An định tâm trí cho khỏi bị lối cuốn vào những hoạt động phân tán của tư tưởng và giác quan để có thể an trụ ý thức vào tuyệt đối.
-         Đồng nhất với thực tại tối hậu là Thượng đế.
d/ Linh đạo ấn giáo giới thiệu những nẻo đường giải thoát.
+ Nẻo đường tri thức (Jnân-Marga).
-         Tri thức do lý trí hướng ngoại, tìm hiểu sự vật và những hiện tượng của đời sống. Đó là hiieur biết khoa học hay luân lý có tính cách thành phân. Sự hiểu biết này gọi là Thức.
-         Tri thức nhờ trực giác mà đạt được chân lý tối hậu tiềm ẩn đằng sau những hiện tượng. Đó là hieur biết thuần tuý hay siêu nghiệm có tính cách toàn diện. Sự hiểu biết này được gọi là Trí.
              Hai loại tri thức này bổ túc cho nhau, nhờ đó con người mới thấy rõ thực tướng vủa vạn vật, không còn đam mê, luyến ái mù quáng . Chỉ với một thái độ hồn nhiên thanh thản cao độ nhờ các ký luật tâm linh, người ta mới có thể đạt tới sự giải thoát bằng nẻo đường tri thức.
+ Nẻo đường hành động (Karma-Marga).
          Hành động là bản tính cảu Thượng đế, là định luật chi phối đời sống của vũ trụ vạn vật. Từ khi vũ trụ được hình thành, luôn luôn có sự vận động không ngừng nghỉ.
+ Nẻo đường sùng tín (Bhakti-Marga).
          Sùng tín là tình yêu, long tin cậy và kính phục dành cho Thực tại tối cao, tức là Thượng đế. Ngoài hai loại trên, Gita lại khuyến khích con người hãy tìm sự an trú tâm hồn vào một đối tượng duy nhất, siêu việt, không bị giới hạn trong thế giới hiện tượng. Đó là Thượng đế, đấng vô sinh, vô thuỷ, vô chung, nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ vạn vật.
                                                                                Anton Công Chính

[1] Lý Minh Tuấn. Triết Lý Chữ Hoà. Nhà xuất Bản Phương Đông. Tr 160.