CÁC THỂ LOẠI KHÁC


                       GỬI THẦY – ĐỜI CON DÂNG HIẾN

Hơn một lần con đã trăn trở, đã băn khoăn, con hỏi lòng mình và hỏi cả Thầy nữa: “tận hiến là gì? Đời tận hiến sẽ ra sao…?” Không phải con tò mò, nhưng đó là con đường mà con đang bước tới. Con sẽ không xấu hổ khi thổ lộ cùng Thầy, bởi vì con biết rằng: Thầy đã biết hết những gì mà con suy nghĩ. Nhưng con mặc kệ, con cứ tâm sự, con cứ dãi bầy. Con nói ra cho bõ một nỗi niềm mà con hằng khắc khoải, cho thỏa một mối tình đơn phương mà chính Thầy đã dành cho con. Cho dẫu tình trời thì chan chứa, mà tình con thì nhỏ nhoi. Cho dẫu con không nói ra, thì tình yêu Thầy dành cho con vẫn là vô tận. Nhưng con tin, Thầy vẫn lắng nghe và chia sẻ cùng con.
        Thầy ơi! Thế là đã hơn năm mùa lá rụng kể từ ngày đó, ngày mà con hành lý tập tễnh bước theo Thầy. Ngày mà trước mắt con hoa giăng ngập lối, bướm rộn lỗi về. Con đã không dấu nổi niềm vui hiển hiện trên khuôn mặt, trên khóe mắt, và trên bờ môi. Khi đó con tâm niệm rằng: con đã thuộc về Thầy. Chỉ thế thôi nhưng hạnh phúc ngập tràn, niềm vui chan chứa… Giờ đây, khi con viết cho Thầy những dòng này, cũng vào mùa lá đang rụng. Tiếng lá xào xạc, khô khan như tiếng lòng của ai đó khi chưa cho đi trọn vẹn chữ “tình”. Con đã nhận ra rằng: con đường tận hiến không được trải bằng hoa thơm, cỏ lạ, không được dát bằng nhung gấm, lụa là. Trên đường con đi không có bướm dập dìu, không có hoa khoe sắc, nhưng sẽ là hi sinh, chia sẻ, sẽ là cám dỗ dăng đầy, sẽ là cho đi mà không chờ nhận lại. Có những lúc con đã mệt mỏi, có những khi con đã chán chường. Con cầu nguyện với Thầy mà tiếng lòng con cũng xào xạc như tiếng lá vàng rơi chiều nay trên lối đi của chủng viện. Con đặt mình trước mặt Thầy và lòng con thầm hỏi: “Thầy ơi! Giờ này Thầy ở đâu ?” Rồi con chờ đợi, rồi con ngóng trông. Thầy vẫn im lặng. Thánh giá trên cao cũng không cho con câu trả lời. Nhưng sao lạ quá, tâm hồn con tự nhiên thấy ấm lại, trái tim con như có ai bóp nhẹ vào. Và con đã khóc. Những giọt nước mắt của đứa con tội tình, và con nhận ra Thầy đang ở bên con, đang đồng hành cùng con. Thầy muốn nói với con rằng: con sẽ phải làm nở hoa những con đường mà con bước tới. Nhưng con cũng biết, để hoa nở trên những con đường đó, thì trước hết trong tâm hồn con phải e ấp những nụ hoa xinh tươi và đầy sức sống.
        Bước theo Thầy, Thầy không đòi hỏi ở con quá nhiều. Vì Thầy biết, nếu đòi hỏi nhiều con cũng không có khả năng đáp trả. Thầy chỉ mời gọi con đáp trả tình yêu của Thầy trong tự do mà chính Thầy đã ban cho con. Từ sâu thẳm lòng mình con hiểu rằng, để đáp lại tiếng yêu tha thiết đó của Thầy, con phải từ bỏ cái tôi của mình. Con phải quên đi cái chủ nghĩa cá nhân, cái chủ nghĩa mà chính thời đại của con đang đề cao nó. Con phải bỏ ý riêng của mình để vâng phục thánh ý của Thầy thể hiện qua Bề Trên. Con sẽ vĩnh viễn chia tay với khung trời nhỏ hẹp là sự ích kỷ của bản thân để đi vào chương trình lớn lao của Thiên Chúa. Đó là một sự từ bỏ quyết liệt, nhưng cũng là hạnh phúc lớn lao khi con được làm đẹp lòng người mình yêu. Chính Thầy khi từ trời cao xuống thế làm người, Thầy cũng sống trọn vẹn nhân đức lớn lao này. Thầy đã không chỉ tuyệt đối vâng lời Chúa Cha, nhưng còn vâng lời chính thụ tạo của mình là Mẹ và cha nuôi. Không những thế, cho đến hôm nay và mãi mãi về sau, Thầy vẫn sống trọn vẹn nhân đức ấy khi vâng lời vị linh mục mà ngự xuống hình bánh, rượu sau lời truyền phép, không nghĩ đến sự bất xứng và nhuốc nhơ của họ. Con biết, vì vâng lời, tâm hồn Thầy có lúc cũng trống vắng, cô đơn. Vì vâng phục, trái tim Thầy có khi cũng thổn thức, xao xuyến. Nhưng cũng chỉ vì yêu, Thầy đã vượt lên tất cả những điều đó để được chết cho chúng con, hầu cho tình yêu cao cả ấy của Thiên Chúa được nên trọn vẹn qua sự vâng phục của Thầy. Còn con…?! Thầy ơi…!
        Từ trong bào thai của mẹ, con đã là kẻ tội lỗi. Con không xứng đáng để được Thầy yêu, và hơn thế nữa, để được yêu Thầy. Thế nhưng, chính Thầy lại dìu con dậy, lại dẫn con đến với Thầy từ sự nhuốc nhơ, tội lỗi đó. Thầy gọi mời con hiến dâng cuộc đời cho Thầy, để mãi mãi con thuộc trọn về Thầy. Có một người, người đó cũng yêu Thầy tha thiết, họ nói với con: “ Tình yêu chỉ có thân xác là tình yêu tật nguyền. Tình yêu chỉ có tâm hồn là tình yêu đánh lừa.” Như vậy, yêu là sự hòa quyện trọn vẹn giữa thể xác và tâm hồn. Và tất nhiên, khi ai muốn tận hiến cuộc đời mình cho Thầy cũng sẽ cố gắng thực hiện thật tốt sự hòa quyện đó. Khi con yêu Thầy là con muốn trọn vẹn con người con thuộc về Thầy, cả thể xác lẫn tâm hồn. Đó cũng chính là đức khiết tịnh mà đời tận hiến đòi buộc khi ai đó dâng mình cho Tình Yêu. Con sẽ nắm tay tất cả mọi người, nhưng không nắm bàn tay nào cho riêng mình. Con sẽ ôm tất cả mọi người vào trong trái tim mình, và con sẽ trao họ lại cho Thầy tất cả mà không giữ lại một ai cho riêng mình. Con sẽ không ràng buộc đời mình vào một thụ tạo nào, nhưng sẽ gắn bó với Thầy mãi mãi. Bởi vì chỉ có Thầy mới là nguồn mạch tình yêu, và là tình yêu đích thực.
        Thầy kính mến! Đã có một thời Giáo Hội của Thầy lầm đường lạc lối, sống cuộc sống hưởng thụ, xa hoa. Một số tu sỹ thánh thiện đã sống cuộc đời khổ ải, ăn chay nhiệm nhặt để chống lại sự xa hoa đó. Sống đời tân hiến, Thầy muốn chúng con cũng biết sống nghèo khó như các môn đệ xưa khi đi rao giảng. Không tiền, không dép, không bao bị… Con hiểu, đối với Thầy, tiền bạc, của cải chỉ là phương tiện, chỉ là kẻ hầu. Thầy xuống trần để chia sẻ với người nghèo khó, kẻ cô thân. Cuộc sống của Thầy cũng in hằn bao vất vả, nhọc nhằn, cũng những bữa cơm rau, cà đạm bạc, những đêm ngủ chập chờn vì mảnh chăn quá mỏng. Rồi cả những lúc đói đến lả hơi, nhưng tiền bạc, của cải cũng không làm cho tâm hồn thánh của Thầy xao động. Thầy muốn con thể hiện sự phó thác trọn vẹn vào Thầy qua đời sống nghèo khó đó. Nhưng con vẫn chưa đáp lại được lời mời gọi tha thiết đó của Thầy. Con đã thể hiện tình yêu của mình quá yếu ớt, vụng về. Con muốn bỏ của cải thế gian để có Thầy là gia tài vĩnh cửu, nhưng thái độ từ bỏ của con còn quá hững hờ. Thầy hãy tha lỗi cho con…!
        Trong tình yêu, một nhạc sỹ đã phải thốt lên rằng: “ Đường vào tình yêu, có trăm lần đau , có vạn lần sầu.” Vì yêu chúng con, có lẽ Thầy đã phải chịu nhiều hơn bội lần những con số mà nhạc sỹ kia đã đong đếm được. Bao nhiêu lần con vấp phạm là bấy nhiêu lần con đoan hứa. Nhưng bao nhiêu lần con đoan hứa thì lại là bấy nhiêu lần con thất hứa. Cứ như thế, con trở thành những cây đinh, những mũi dao vô hình xuyên thủng tay, chân, và cả trái tim Thầy nữa. Đau quá! Sầu quá! Nhưng cho dù đau và sầu hơn thế nữa thì Thầy vẫn yêu con, và yêu con mặn nồng tha thiết. Con biết, có cả trăm, cả ngàn, và thậm chí nhiều hơn nữa những lý do để Thầy rời xa con, nhưng chỉ có một lý do duy nhất, và độc nhất để Thầy ở lại với con, và trong con là vì Thầy yêu con. Thầy luôn là thế và tình Thầy luôn là thế. Bởi vì Thầy chính là Tình.
        Thầy kính mến! Hơn hai ngàn năm đã qua, giờ đây không còn cảnh cô đơn, thảm sầu trong vườn Giêtsimani, nhưng mảnh vườn tâm hồn con vẫn còn đó những u mê, giăng mắc. Không còn tiếng búa đinh chát chúa, rợn rùng, nhưng vết thương của Thầy dường như vẫn còn rỉ máu vì những tội lỗi của bản thân con. Từ thẳm sâu trong tâm hồn, con nhận ra mình cần Thầy và cần hơn ai hết, bởi vì sự yếu đuối và nhát hèn của con. Nhưng sao con cứ làm cho trái tim của Thầy phải tổn thương, làm cho người yêu mình phải đau khổ. Một lần nữa cho con được chân thành tạ lỗi cùng Thầy. Xin Thầy hãy luôn ở bên con, luôn đồng hành cùng con. Để khi cô đơn con có Thầy trò chuyện, lúc thất vọng con có Thầy ủi an, khi vấp ngã con có Thầy nâng đỡ, nhất là khi con nhận thấy mình không có gì trong thân phận làm người, thì vẫn có Thầy làm người với con. Khi cuộc đời này không có gì cho con bám víu, thì con lại có Nước Trời làm gia nghiệp đời đời. Cứ như thế, con sẽ từng bước đi theo dấu chân của Thầy trên con đường mà Thầy muốn con đi.
                                                                   
                                                               Gioan Phạm Hữu Sơn
                                                                                  
KHÚC LINH CA 14 – 15 NÓI GÌ VỚI ĐỜI SỐNG
CHỦNG SINH

         Juan de Ypes y Alvarez sinh năm 1542 tại Fontivero (Avila), con út trong gia đình nghèo với hai anh. Juan đã nếm cảnh mồ côi cha khi mới lên 2 tuổi, nên anh đã đi làm từ rất sớm, làm những công việc vừa với sức của mình như chặt củi, may vá, sơn vẽ và sau cùng được giúp việc cho một bệnh viện, qua đó anh theo học các lớp phổ thông. Năm 1563 anh vào tập viện Dòng Cát Minh tại Medina và theo học triết và thần tại Salamanca. Năm 1567 anh chịu chức Linh mục. Năm 1568 Cha bắt đầu cuộc cải tổ dòng nam tại tu viện Duruelo (Avila), và đổi tên thành “Gioan Thánh Giá”. Cuộc cải tổ không những bao hàm việc trở về với kỷ luật khắc khổ của thời nguyên thủy (chay tịnh khó nghèo) nhưng còn trở về với nếp sống ẩn dật. Cha bị tống giam 9 tháng trong nhà tù của tu viện Toledo (từ tháng 12 năm 1577 đến tháng 8 năm 1578). Sau khi vượt ngục, Cha tiếp tục công việc cải tổ và được cử làm bề trên các tu viện cải cách tại Segovia. Vào những năm cuối đời, một cuộc thử thách đã xẩy ra giữa Cha với chính các anh em ngành cải tổ, khiến Cha bị tước hết mọi chức vụ và qua đời tại Ubêđa ngày 14 tháng 12 năm 1591, khi chưa tới 50 tuổi đời. ngành cải tổ được Đức Thánh Cha Slémenté VIII châu phê như một dòng biệt lập năm 1593. Cha được phong thánh năm 1726 và được công nhận là tiến sĩ Hội Thánh năm 1926. Như ta đã biết Thánh Gioan Thánh Giá không phải là một chuyên gia thần học cũng chẳng phải là văn sĩ, nên Ngài để lại rất ít những tác phẩm. Những tác phẩm mà Ngài để lại cũng là do yêu cầu của ai đó và nhiều cuốn Ngài viết đang còn bỏ dở. “Khúc linh ca” được Ngài gợi hứng từ sách diễm ca, bàn về tương quan thân mật giữa Đức Kito với linh hồn. Cha gợi lại những năm trong tù và sửa đi sửa lại mất 8 năm mới xong. Qua bài thơ cho ta thấy cấp độ cao nhất của sự trọn lành, được diễn tả dưới hình ảnh “kết hôn huyền nhiệm”, khi linh hồn hoàn toàn phó thác theo ý Chúa.
     Qua “khúc linh ca” con nhận thấy Thánh Nhân đã sống cách triệt để ba nhân đức đối thần: Tin, cậy, mến. Đức tin là con đường xứng hợp cho việc kết hợp với Thiên Chúa, chỉ có đức tin mới có thể dẹp bỏ những gì cảm trở ta “hiểu” được Thiên Chúa, giúp ta nhìn thấy được thực chất của mọi sự, vì đức tin là “ánh sáng nội tâm xuất phát từ ánh sáng Thiên Chúa, soi chiếu mọi sự theo ánh sáng Thiên Chúa và giúp ta nhìn thấy mọi sự như Thiên Chúa nhìn”.[1] Thánh nhân quả quyết, ngay cả trong đêm tối thì đức tin vẫn cho phép ta biết Thiên Chúa và nắm được Ngài trong đêm tối. Chính đức tin đã giúp Gioan Thánh Giá thanh luyện trí hiểu để gạt bỏ mọi thứ làm ngăn cản con đường Gioan đến với Chúa. Mọi thứ xẩy đến cho Ngài, Gioan chỉ biết trông cậy vào Chúa, chính Chúa mới là nguồn an ủi, nâng đỡ, làm bàn đạp để Gioan đứng lên trong những lúc gặp gian nan, khốn khó. Đức mến là sự kết hợp mật thiết với Chúa, trong Gioan lúc này chỉ có mình Thiên Chúa mà thôi. Chính khi tìm hiểu con đường nên Thánh của Gioan Thánh Giá giúp con củng cố lại ba nhân đức, giúp con biết tin tưởng, trông cây vào Chúa mỗi khi gặp niềm vui hay nỗi buồn. Qua đó, con biết mến yếu Chúa hơn trong chính đời sống của con. Nhiều lúc trong cuộc sống con gặp phải những đêm tối nên khi bước chân vào Nhà Nguyện, con đã nghi ngờ không biết có Chúa đang hiện diện nơi đây không, chính vì đức tin, đức cậy, đức mến của con còn qua yếu kém, nên đã nghi ngờ Chúa. Khi nhìn vào gương của Gioan đã làm con phải thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ, để con tiến gần Chúa hơn.
      Qua thước phim và tác phẩm “khúc linh ca” của Thánh Gioan Thánh Giá đã đánh động con rất lớn trong đời sống ơn gọi của con. Một sự từ bỏ, một sự kết hợp mật thiết với Chúa, lấy Chúa làm nguồn sống của riêng mình, không có gì đánh đổi được tình yêu của Ngài dành cho vị hôn phu của mình là Đức Giêsu. Một tình yêu không thể nào diễn tả được bằng lời nói, thánh nhân đã dùng những vần thơ để nói lên tình yêu qua “khúc linh ca 14-25”. Gioan Thánh Giá cảm nhận được sự kết hợp với Chúa trong xâu thẳm của linh hồn. Bản thân con khi nhìn vào tấm gương của Ngài, giúp con hiểu được thế nào là một tình yêu, đây không phải là một tình yêu xác thịt nhưng vươn xa hơn đó là tình yêu mà mắt thường không thể nào nhìn thấy được, một tình yêu sống chết vì người mình yêu. Con đây cũng chọn thầy Giesu làm bạn đời của con nhưng con vẫn chưa sống trọn cho Ngài, con vẫn đang còn tìm bản thân mình hơn là tìm Chúa, nhiều lúc con nghĩ có thật sự con đã chọn thầy Giesu làm bạn trăm năm của mình chưa?. Quả thực qua “khúc linh ca” đã đánh động con, một linh hồn kết hợp với Chúa cảm thấy cuộc đời của mình có thật nhiều ý nghĩa, để từ đây con năng cầu nguyện với Chúa, để mỗi ngày Chúa rót cho con những giọt nước vào trái tim trai đá của con. Tình yêu của Ngài thật là mãnh liệt, nhìn mọi vật xung quanh đang hòa quyện với Ngài như là khúc nhạc du dương, như người yêu đang ở gần “Người yêu dấu của em, là những núi, những thung lũng xanh um quạnh quẽ, những đảo”, những hình ảnh này đã đi xâu vào trong trái tim của Ngài, đó chính là Chúa Kito. Khi một tâm hồn kết hợp với Chúa thì dù ở đâu Ngài cũng nhận thấy có Chúa, qua đó Ngài có thể cầu nguyện ở mọi nơi. Trái tim, ý trí của con thật là khô khan, nhiều khi con nghĩ cứ phải vào Nhà Thờ hay một nơi nào đó thì mới Cầu Nguyện được, trong khi đó từng giây, từng phút, từng ngày con đã để trôi qua một cách vô ích mà con không cảm nhận được nhưng gì con nhìn thấy, những gì con nghe thấy trong ngày đó là tiếng của Chúa, là cánh tay Chúa đang dìu dắt con đi. Qua thánh nhân cho con học được dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, nhìn thấy bất cứ điều gì cũng đều thấy Chúa đang hiện diện. Bằng sự khó nghò về tinh thần, bằng đức tin, đức cậy, đức mến, thánh Gioan đã đào sâu trong tâm hồn, những khả năng đón nhận vô biên mà Thiên Chúa sẽ lấp đầy bằng chính tình yêu, là sự kết hợp mật thiết với Chúa. Tiến trình tình yêu phải trải qua những cuộc thanh luyện, nhằm giúp cho tình yêu Thiên Chúa ngày càng làm chủ con tim của ta hơn.[2] Gioan cũng thanh luyện khi chính các Cha trong dòng bỏ tù, vì họ không muốn cải tổ Hội Dòng trở về với căn nguyên của mình, các Cha nghĩ rằng khi đưa Gioan vào trong bóng tối thì Ngài sẽ không còn ý nghĩ cải tổ Hội Dòng nữa nhưng các Ngài đã nhầm, chính những ngày tháng mà Gioan ở trong bóng tối, đã làm cho Ngài thêm yêu mến Chúa, đó cũng là những ngày mà Gioan cảm thấy được ở trong vòng tay của Chúa vì cùng chịu đau khổ với Chúa Kito trên Thập Giá. Khi được hỏi thì Gioan chỉ ao ước được dâng Thánh Lễ mà thôi. Nếu như con ở trong hoàn cảnh này thì khó có thể vượt qua, cũng muốn chạy theo những gì đã có, không muốn thay đổi chính con đường của mình. Chính vì con chưa kết hợp được với Chúa nên mọi cái có trong cuộc sống gửi đến cho con như là một ngánh nặng dành cho con, làm con xa lánh Chúa và đôi khi con còn nghi ngờ không biết có Chúa không, vì con cầu nguyện mà chắng thấy Chúa đáp lời. Qua Thánh Gioan giúp con nhận ra được cuộc sống tràn đầy hạnh phúc chỉ có ở nơi Thiên Chúa.
      Qua “Khúc linh ca” đã cho con đi sâu vào mầu nhiệm Thập Giá, cho con được gửi thấy được hương nồng gió mát từ nơi Gioan, cho con cảm nghiệm được một tình yêu không gì có thể làm thay đổi được trong con tim của người tình, một tình yêu như cầm nắm được trong tay. Từ đây có một luồng gió tình yêu thổi vào con tim đang khô cạn vì không mở lòng ra đón lấy ân huệ của Chúa, một con tim chất chứa bao tội lỗi không có chỗ để dành cho Chúa, qua cuộc đời của thánh Gioan Thánh Gía đã cho con tập luyện để dành cho Chúa trong quả tim của con. Cuối cùng con mượn Tv58/10 làm kim chỉ nam cho đời sống ơn gọi của con, đây cũng là câu mà Gioan Thánh Giá thường nhắc lại “Con sẽ giữ mọi sức lực của mình cho Chúa”.

                                                                                         Ant Công Chính
Tài liệu tham khảo

1. Lịch sử linh đạo, Gm Alfred Ancel, Lm Jean Gautier, Lm Fx. Nguyễn Hữu Tấn, Lm Vinh Sơn Trần Văn Bằng, Su huynh Phan Văn Chức, Tiểu đệ Hoàng Yên. 229
2. Đời Sống Tâm Linh tập 2, Phan Tấn Thành. 377






[1] Lịch sử linh đạo, Gm Alfred Ancel, Lm Jean Gautier, Lm Fx. Nguyễn Hữu Tấn, Lm Vinh Sơn Trần Văn Bằng, Su huynh Phan Văn Chức, Tiểu đệ Hoàng Yên. Tr 193.
[2] Đời Sống Tâm Linh tập 2, Phan Tấn Thành. Tr 282.

                         TRẮC NGHIỆM SIÊU HÌNH HỌC

1. Siêu nghiệm (việt) là
a.     Đặc điểm riêng trong từng hữu thể.
b.    Đặc điểm chung cho một loài.
c.     Đặc điểm chung cho mọi hữu thể.
d.    Tất cả đều sai.
2. Chúng ta co thể đạt tri thức về hữu thể bằng:
a.     nắm bắt các phạm trù
b.    thủ đắt các khái niệm siêu việt
c.     a và b đúng
d.    a và b sai
3. Câu nào đúng nhất về khái niệm siêu nghiệm:
a.     “unum & aliquid” thêm vào sự phủ định
b.    “verum” thêm vào mối tương quan thuộc trí
c.     “res” không thêm gì vào hữu thể
d.    Cả a, b, c đều đúng
4. Siêu Nghiệm thì hoán chuyễn với hữu thể vì:
a.     SN là đặc tính tự thân của hữu thể.
b.    SN là đặc tính từ ngoài vào hữu thể.
c.     SN thì đồng nhất với hữu thể.
d.    Không đồng nhất với hữu thể.
5. Tính phổ quát của hữu thể thường được gọi là
a.     Tính siêu nghiệm.
b.    Tính thực nghiệm.
c.     Tính thường nghiệm.
d.    Tính điều phối.
6. Có mấy loại siêu nghiệm có thể dùng về hữu thể
a.     4 loại.
b.    5 loại.
c.     6 loại
d.    2 loại.
7. Các siêu nghiệm chính gồm ….
a.     Đồng nhất, ngay chính, thiện hảo, sự vật
b.    Hữu ích, chân thực, duy nhất, giá trị
c.     Đơn nhất, chân thật, thiện hảo, đẹp
d.    Tri nang, tri nho, y chi, sự lôi cuốn.
8. Hữu thể thụ tạo có các sự phức hợp sau:
a. yếu tính so với hiện hữu
b. phụ thể so với bản thể
c. chất liệu so với hình thể
d. cà 3 sự phức hợp trên đây
9. Các siêu nghiệm nào chỉ thuộc trí:
a.     Unum, Verum, Bonum
b.    Res, Aliquid, Bonum
c.     Verum, Pulchrum, Unum
d.    Pulchrum, Verum, Bonum
10. Đơn nhất là
a.     Sự không phân chia nội tại của hữu thể.
b.    Sự phân chia nội tại của một hữu thể.
c.     Câu ab đúng.
d.    Câu ab sai.
11.  Sau day la cac loai đơn nhất co the co:
a.     Tương quan
b.    Bản thể.
c.     Phụ thể
d.    Cả a, b, c
12. Tính đơn nhất đặt nền tảng trên:
a.     Bản chất.
b.    Phụ thể
c.     Hiện hữu.
d.    Tiềm thế.
13. Tính đơn nhất có trong:
a.     Thiên Chúa.
b.    Thụ tạo không có thân xác.
c.     Thụ tạo có thân xác
d.    Tất cả đều đúng.
14. Ý niệm “đơn nhất” là ý niệm
a.    Loại suy.
b.    Khẳng định
c.     Phủ định
d.    Cả ba đều sai.
15. Tính đơn nhất của Thiên Chúa là:
a.     Đơn nhất đơn thuần.
b.    Đơn nhất phức hợp.
c.     Đơn nhất giữa chất liệu và hình thể.
d.    Đơn nhất giữa bản thể và phụ thể.
16. Các tương quan sinh ra từ đơn nhất
a.     Đồng nhất
b.    Tương đồng
c. Tương tự
c.     Tất cả đều đúng.
17. Câu nào đúng nhất:
a. Tương đồng là đồng nhất về phẩm
b. Tương tự là đồng nhất về lượng
c. Đồng nhất là giống nhau về phụ thể
d. cả 3 đều sai
18. Đơn nhất bình thường có nghĩa là:
a.     Nhiều bản thể cộng lại.
b.    Làm nên một bản thể.
c.     Làm nên một yếu tính.
d.    Câu bc đúng.
19. Đa bội là
a.     Sự tổng hợp của nhiều cá thể.
b.    Sự tổng hợp của nhiều phụ thể.
c.     Sự tổng hợp của nhiều yếu tính.
d.    Tất cả đều đúng.
20. Cau nao sai ve Chan Ly?
a.     CL la dac diem sieu nghiem cua huu the
b.    CL tuy thuoc vao huu the
c.     CL them vao huu the su qui chieu ve tri nang
d.    Ca a, b, c deu sai
21. Theo SHH , sau day la cac loai chan ly
a.     Hinh the, hien the, phuc hop
b.    Tiem the, hien the, luan ly
c.     logic, huu the luan, luan ly
d.    nguyen nhan, hieu qua, ban the
22. Sự phù hợp của lý trí với thực tại là
a.     Chân lý luân lý.
b.    Chân lý logic.
c.     Chân lý huu thể luận.
d.    Chân lý đồng nhất.
23. Sự phù hợp của thực tại với lý trí sáng tạo là
a.     Chân lý logic.
b.    Chân lý luân lý.
c.     Chân lý thể luận.huu
d.    Chân lý đồng nhất.
24. Sự phù hợp của lời nói với tu tuong là
a.    Chân lý luân lý (đạo đức).
b.    Chân lý logic.
c.     Chân lý huu thể luận.
d.    Chân lý đồng nhất.
25. Yếu tố nền tảng của chân lý luận lý là
a.    Thực tại.
b.    Lý trí con người.
c.     Lý trí sáng tạo.
d.    Tất cả đều đúng.
26. Yếu tố nền tảng của chân lý thực thể luận là
a.     Thực tại.
b.    Lý trí sáng tạo.
c.     Lý trí con người.
d.    Tất cả đều sai.
27. Cau nao dung nhat ve Chan Ly huu the luan
a.     Huu the va chan ly co the hoan chuyen
b.    Su vat thi kha tri theo tiem nang cua no
c.     Su vat thi kha tri theo tinh thuc huu cua no
d.    Câu a và c đúng.
28. Chan Ly cua su vat:
a. la muc do va nen tang cua tri nang con nguoi
b. mang tinh ngau tru doi voi tri nang con nguoi
c. a va b dung
c. a va b sai
29. Cau nao sai ve tri nang Con Nguoi
a. Tri nang CN luon huong ve chan ly
b. Tri nang CN phu hop cach don thuan voi huu the
c. Tri nang CN phu hop voi huu the theo “y huong”
d. Su vat/tri nang = su vat/hinh anh trong guong
30. Thiện hảo theo SHH (Hữu thể học) là
a.    Cái mà nó phù hợp với thực tại.
b.    Cái mà mọi vật ước muốn.
c.     Cái mà ta có thể khả tri.
d.    Cái mà ta không thể khả tri.
31. Thiện hảo của vật là
a.     Hiện hữu phù hợp với phụ thể của nó.
b.    Hiện hữu phù hợp với bản chất của nó.
c.     Hiện hữu phù hợp với hành động của nó.
d.    Tất cả đều đúng.
32. Cau nao sai ve Sự thiện:
a.     Tinh huu ich cua su vat.
b.    Duy tri hien huu cua su vat.
c.     Doi nghich voi su hoan bi tu nhien
d.    Co the hoan chuyen voi huu the
33. Thiện hảo them gi vao huu the?
a.     Su dang yeu
b.    Tinh dang uoc ao
c.     a va b deu dung
d.    a va b deu sai
34. Nơi thiên Chúa, thiện hảo thì
a.     Tuyệt đối.
b.    Phuc hop
c.     Thông ban.
d.    Câu ac đúng
35. Nơi thụ tạo, thiện hảo thì
a.     Tuyệt đối.
b.    Tùy phương.
c.     Thông ban.
d.    Tất cả đều sai.
36. Dieu gi khong nhat thiet phai la thien hao?
a.     Hien huu
b.    Dat den muc dich
c.     Thong chuyen su thien hao
d.    Gia tri
37. Các cấp độ thiện hảo duoc sap theo thu tu:
a.     Hien huu, muc dich, thong chuyen
b.    Muc dich, hien huu, thong chuyen
c.     Thong chuyen, hien huu, muc dich
d.    Muc dich, thong chuyen, hien huu
38. Điều nao sai ve Thien Hao cua Thien Chua?
a.     La nen tang cho tao dung vu tru
b.    Xuat phat tu tinh yeu cua Ngai
c.     Tuy thuoc vao muc do dang yeu cua doi tuong
d.    Loi cuon moi thu tao tro nen giong nhu Ngai
39. Tội lỗi là
a.     Thiếu cái cần phải có nơi bản chất.
b.    Thiếu bản thể.
c.     Thiếu phụ thể
d.    Thiếu hành động.
40. Dieu gi dung ve cai Dep?
a.     Cai dep lam cho tham duc duoc thoa man
b.    Dep: tuong quan giua chan ly va thien hao
c.     Ca a va b sai.
d.    Ca a va b dung.
41. Dieu gi sai ve cai Dep?
a.     Cai dep la cai nhin thay la thich.
b.    Cai dep la su hoan bi sieu nghiem.
c.     Không nằm trong hien huu cua sự vật.
d.    Cai dep luon mang tinh thuoc tri
42. Cai gi khong phai la nen tang cua Dep?
a.     Can xung cua no voi moi truong chung quanh
b.    Su toan bich cua su vat xet theo hinh the cua no
c.     Su vui thich, hai long cua nguoi nhin thay no.
d.    Tinh sang to ca tinh than lan vat chat cua no.
43. Cau nao dung nhat?
a.     Ban chat cua dep le thuoc vao kha nang tri giac
b.    Cai dep le thuoc vao tinh thien hao cua su vat
c.     Cai dep le thuoc vao tinh chan thuc cua su vat
d.    Tất cả đeu sai
44. Cau nao sai?
a.     Ve dep cua thien than la o cap do hien huu.
b.    Ve dep cua huu the vat chat thi vun vat hon
c.     Dep theo simpliciter hoan bi hon secundum quid
d.    Tất cả đều sai.
45. Cái đẹp đáp ứng
a.     Sự lợi ích.
b.    Sự chiêm ngưỡng.
c.     Câu ab đúng.
d.    Câu ab sai.
46. Cái đẹp là đặc tính riêng của
a.     Loài thụ tạo.
b.    Thiên thần.
c.     Con người.
d.    Câu ab đúng.
47. Dep theo nghia “Simpliciter,” cau nao dung?
a. Bong hong hoan hao dep hon con ngua di dang
b. Con ngua di dang dep hon bong hong hoan hao
c. Thien than dep hon cac huu the co than xac
d. Con ran dep hon vien kim cuong
48. Dep theo nghia “secundum quid”, cau nao sai?
          a. Con chuot chui dep hon thoi vang
          b. Mat con ca dep hon cai dong ho
          c. Ca a va b dung
d. Ca a va b sai
49. Cau nao sai?
          a. Dep la mot loai rieng cua Thien hao
b. Thien Hao nay sinh niem vui khi ta dat duoc no
c. Dep nay sinh hai long chi vi ta nhan biet no
d. Ca 3 cau deu sai.
50. Phân tích nguyên nhân ta thấy những yếu tố
a.     Hậu quả lệ thuộc nguyên nhân.
b.    Nguyên nhân phân biệt thực sự với hậu quả.
c.     Nguyên nhân có ưu tien hon hau qua
d.    Tất cả đều đúng.
51. Nguyên nhân là cái mà
a.     một vật khác lệ thuộc vào.
b.    là cái làm cho cái khác hiện hữu.
c.     bởi đó phát sinh một cái khác.
d.    tất cả đều đúng.
52. Cac nguyen ly tổng quát ve nguyên nhân là
a.     vật bất tất là vật không hiện hữu cách tất yếu.
b.    mọi vật bất tất đều có một nguyên nhân.
c.     khai niem can nguyen-hau qua luon gan bo nhau
d.    Tất cả điều đúng.
53. Cau nao sai ve Can Nguyen?
a. moi hoan bi khong tu yeu tinh deu co nguyen nhan
b. su hien huu bat tat doi hoi phai co huu the tat yeu.
c. hien huu cua tat ca su vat la su thong du
d. tat ca a, b, c deu sai
54.Cau nao dung nhat ve Can Nguyen?
a. Dieu kem hon khong the tao nen dieu gi cao hon
b. Neu ThienChuakhong tao dung thi van co huu the
c. Huu the huu han bat buoc phai duoc tao thanh
d. Ca a, b, c deu dung
55. Cau nao khong phai la can nguyen “ngau tru”?
a. “toi nguyen to” doi voi su chet cua con nguoi
b. “tai nan” do bom dan bi bo lai sau chien tranh
c. “moi truong bi o nhiem” vi kinh te dang suy sup
d. “xe bi no” vi nguoi tinh cu muon pha hoai.
56. Cai nao la “can nguyen” theo dung nghia?
a. Nguyen ly cua su vat
b. Dieu kien thuan tien cho no xay ra
c. Co hoi may man dua den de no xuat hien
d. Hau qua khong the hien huu neu khong co no
57. Cau nao dung nhat?
a. CN hinh the va chat lieu la nguyen ly ngoai lai
b. CN tac thanh va cuu canh la nguyen ly noi tai
c. a va b deu dung
d. a va b deu sai
59. “Toi loi” khong co can nguyen “per se” vi no:
a. danh mat su thien hao cua huu the
b. bi gay nen boi su cam do tu ben ngoai
c. sai trat tu cua muc tieu thien hao cua con nguoi
d. a va b
60. Nguyên nhân chính là nguyên nhân
a.     Làm nên bản thể.
b.    Làm nên phụ thể.
c.     Làm nên hành động.
d.    Làm cho vật hiện hữu.
61. Nguyên nhân nội tai gồm
a.     Chất liệu và hình thế.
b.    Tiềm năng và hiện thế.
c.     Bản thể và phụ thể.
d.    Tác thành và mục đích.
62. Nguyên nhân ngoại lai gồm
a.     Chất liệu và hình thế.
b.    Tiềm thế và hiện thế.
c.     Bản thể và phụ thể.
d.    Tác thành và mục đích.
63. Các nguyên nhân làm nên yếu tính gồm
a.     Chất lieu, bản thể, hinh thể, tác thành.
b.    Chất lieu, hinh thể, tác thành, mục đích.
c.     Tác thành, mục đích, hinh thể, bản thể.
d.    Mục đích, hinh thể, chat lieu, bản thể.
60. Có thể có nguyên nhân hinh thể ngoại trú không?
a.     Có.
b.    Vừa có vừa không.
c.     Không.
61. Nguyên nhân hinh thể là
a.     Nguyên nhân mô mau hay nguyen mẫu.
b.    Cái nhờ đó mọi vật có được một su loi cuon.
c.     Xác định NN chất lieu vào một loại nhất định.
d.    Cái làm cho một vật là nó chứ không là vật khác.
62. Nguyên nhân hinh thể có nguyên lý là
a.     Biến dịch.
b.    Phân tán.
c.     Nhân tăng.
d.    Đơn nhất.
63. Vai trò của nguyên nhân hinh thể là
a.     Tác động lên nguyên nhân chất lieu.
b.    Thông truyền một hiện thế.
c.     Đón nhận và duy trì mô thể.
d.    Chịu đựng sự biến dịch.
64. Cau nao sai ve nguyen nhan Nguyen Mau:
a. tuong duong voi nguyen nhan hinh the
b. nam ben trong su vat la hieu qua cua no
c. nam ben ngoai su vat la hieu qua cua no
d. cung hien huu trong tri tue cua Thien Chua
65. Vai trò của nguyên nhân chất lieu là
a.     Là chịu biến dịch và duy trì hinh thể.
b.    Là nguyên do của yếu tính của một vật.
c.     Việc thông truyền một hiện thế.
d.    Tất cả đều đúng.
65. Cau nao sai ve nguyen nhan chat lieu:
a. tiem nang thu dong
b. co tiem nang hoat dong, thay doi hinh the
c. chi co kha nang don nhan hinh the
d. bat dinh, co the thay doi
66. Nguyen nhan chat lieu co the la:
a. chat lieu De Nhat
b. chat lieu De Nhi
c. ca a va b
d. khong phai a va b
67. Chat lieu De Nhi khong the la:
a. Ban the cua mot huu the
b. ban chat go cua mot cai ban
c. ban chat cua vat chat
d. vat lieu de xay nha
68. Cau nao dung nhat:
a. chat lieu va hinh the la can nguyen cua ban the
b. chat lieu va hinh the la cac can nguyen ho tuong
c. a va b dung
d. a va b sai
69. Cau nao sai ve moi tuong quan hinh the/chat lieu:
a. tuong duong voi ban the/phu the
b. hinh the co the la can nguyen cua chat lieu
c. chat lieu co the la can nguyen cua hinh the
d. Ca 3 deu sai.
70. Nguyên nhân tác thành là
a. Đưa một vật từ hinh thể sang chất lieu.
b. Đưa một vật từ bản thể sang phụ thể.
c. Đưa một vật từ tiềm thế sang hiện thế.
d. Tất cả đều đúng.
71. Nguyên nhân tác thành là
a. Nguyên nhân mô phạm hay kiểu mẫu.
b. Nguyên lý biến dịch và nhân tăng.
c. Cái sinh ra cái khác.
d. Nguyên nhân nội tại.
72. Nguyên nhân tác thành còn là
a.     Nguyên nhân chất lieu
b.    Nguyên nhân hinh thể.
c.     Nguyên nhân dụng cụ phục vụ cho nguyên nhân tác thành chính.
d.    Tất cả đều sai.
73. Nguyên nhân Mo mẫu gắn liền cách mật thiết là
a.     Nguyên nhân hinh the.
b.    Nguyên nhân chất lieu.
c.     Nguyên nhân tác thành.
d.    Nguyên nhân mục đích.
74. Đặc điểm của nguyên nhân tác thành gồm
a.     Một nguyên lý ở bên ngoài hiệu quả.
b.    Chia sẻ hoàn bị của tác nhân cho hiệu quả.
c.     Mô hình gương mẫu.
d.    Tất cả đều đúng.
75. Những loại căn nguyên tác thành gồm căn nguyên
a.     Toàn phần và một phần, phổ quát và đặc thù.
b.    Đơn nghĩa và loại suy, chính và dụng cụ.
c.     Khẩn thiết và bất tất, tất định và tự do.
d.    Gồm a,bc.
76. Đâu là nguyên nhân tác thành của sự xấu?
a.     Con người.
b.    Thiên Chúa.
c.     Bất toàn.
d.    Nội tại.
77. Day khong phai la cac loai NN tac thanh:
a. NN toan phan/tung phan
b. NN pho quat/dac thu
c. NN chinh/dung cu
d. NN chat the/mo the
78. Day khong phai la cac loai NN tac thanh
a. NN don nghia/loai suy
b. NN noi tai/ngoai tai
c. NN khan thiet/bat tat
d. NN tat dinh/tu do
79. Cau nao sai ve Thien Chua
a. TC la NN tac thanh loai suy cua vu tru
b. TC la NN tac thanh dung cu cua vu tru
c. TC la NN tac thanh bat tat cua vu tru
d. Ca 3 deu dung.
80. Nguyên nhân cứu cánh là
a.     Điều mà vì nó một điều gì khác không xảy ra.
b.    Điều mà vì nó một điều gì khác xảy ra.
c.     Điều làm biến đổi yếu tính.
d.    Điều làm biến đổi hiện hữu.
81. Đặc điểm của nguyên nhân cứu cánh gồm
a.     Tác động bằng cách thu hút.
b.    Lôi cuốn theo mức độ nó là một điều gì thiện hảo.
c.     Nguyên lý tạo hiệu quả đích thực.
d.    Gồm a,b, c.
82. Theo thánh Tôma, mọi hoạt động đều có
a.     Yếu tính.
b.    Hiện hữu.
c.     Mục đích (nguyên nhân).
d.    Bản tính.
83. Mục đích là
a.     Sau cùng trong hành động.
b.    Đầu tiên trong ý hướng.
c.     Can nguyen tren moi can nguyen
d.    Ca 3 cau tren
84. Mục đích được phân chia thành
a.     Mục đích chính và mục đích phụ.
b.    Mục đích gần và mục đích cuối cùng.
c.     Mục đích của tác nhân và của hành động.
d.    Tất cả đều đúng.
85. Cứu cánh là nguyên nhân chính vi no la
a.     Tác nhân tạo ra hiệu quả.
b.    Chất liệu thành nguyên nhân chất liệu.
c.     Hình thế thành nguyên nhân hình thế.
d.    Gồm a,b,c.
86. Cứu cánh có tác dụng như
a.     Nguyên nhân.
b.    Nguyên nhân tác thành.
c.     Nguyên nhân ngoại tại.
d.    Nguyên nhân nội tại.
87. Cuu canh tinh the hien trong hoat dong tu nhien
a. nhu la mot trat tu noi tai
b. nhu la mot tien trinh deu dan co muc dich
c. Ca a va b dung
d. Ca a va b sai
88. Cau nao sai ve muc dich:
a. Muc dich thuc duc tac nhan
b. Tac nhan rut ra Hinh the
c. Ca a va b deu dung
d. Ca a va b deu sai
89. Cau nao dung ve muc dich:
a. Hinh the thuc huu chat lieu
b. Muc dich rut ra hinh the
c. Tac nhan thuc duc chat lieu
d. Chat lieu thuc huu hinh the
90. Cac gioi han cua can nguyen thu tao la:
a. bien doi 1 thuc tai von da hien huu
b. luon can den khach the hien huu truoc do
c. han che boi kha nang hoat dong cua chung
d. ca 3 deu dung
91. Cau nao sai ve can nguyen thu tao:
a. cac hieu qua cua no khong phai la truc tiep
b. cac hieu qua cua no khong phai la rieng biet
c. no khong phai la can nguyen chinh
d. no co the san suat toan bo hieu qua cua no
92. Tai sao phai co Can Nguyen De Nhat
a. vi NN tac thanh khong du de giai thich co hien huu
b. vi NN chat lieu khong tu ma co duoc
c. vi tat ca nguyen nhan thu tao la bat tat
d. ca 3 deu dung
93. Cau nao sai ve Thien Chua?
a. Ngai hang huu va Hien huu tu yeu tinh
b. Ngai la Toan Nang
c. Ngai la Can Nguyen Pho Quat cho tat ca
d. Ngai lien tuc tao dung tu hu vo
94. Cau nao dung ve Thien Chua va thu tao?
          a. TC le thuoc vao thu tao nhu dung cu de tao thanh
          b. thu tao le thuoc vao TC cho hien huu cua minh
c. thu tao mat tu do khi suy phuc luat le TC
d. su hoan bi cua thu tao deu den tu TC
95. Cau nao dung ve Can Nguyen De Nhat?
a. la can nguyen cua loai xet theo nguyen the
b. la can nguyen cua chat lieu
c. a va b sai
d. a va b dung
96. Cai nao khong phai la dat tinh cua NN De Nhat:
a. Hien huu
b. Pho quat
c. Sieu viet
d. Bien dich
97. Cai nao khong phai la dat tinh cua NN De Nhi
a. tu yeu tinh
b. dac thu
c. pham tru
d. thong du
98. Su hien huu cua Thien Chua co the suy ra tu:
a. Chuyen dong trong vu tru
b. Nguyen Nhat De Nhat
c. tinh bat tat cua thuc tai
d. ca 3 deu dung
99. Hien huu cua TC cung co the suy ra tu:
a. muc dich trong thu tao
b. muc do hoan bi trong thuc the
c. ca a va b deu dung
d. ca a va b deu sai
100. Cau nao dung nhat?
a. Pham tru la ve tinh cach rieng biet cua huu the
b. Sieu nghiem la ve tinh cach chung cua huu the
c. Can nguyen la ve tinh nang dong cua huu the
d. Tat ca a, b, c





Đáp án:  1 C, 2 C, 3 D, 4 C, 5 A, 6 C, 7 C, 8 D, 9 D, 10 A, 11 D, 12 A, 13 D, 14 A, 15 A, 16 C, 17 D, 18 D, 19 D, 20, D, 21 C, 22 B, 23 C, 24 A, 25 B, 26 B, 27 D, 28 C, 29 B, 30 A, 31 D, 32 C, 33 C, 34 D, 35 D, 36 D, 37 A, 38 C, 39 A, 40 D, 41 C, 42 C, 43 D, 44 D, 45 D, 46 D, 47 A, 48 D, 49 D, 50 D, 51 D, 52 D, 53D, 54 D, 55 D, 56 D, 57D, 58C, 59 D, 60 A, 61 D, 62 B, 63 A, 64 B, 65 B, 66 C, 67 C, 68 C, 69 D, 70 A, 71 A, 72 D, 73 C, 74 D, 75 D, 76 C, 77 D,78 B, 79D, 80 B, 81 D, 82 C, 83 D, 84 D, 85 D, 86 A, 87 C, 88 D, 89 B, 90 D, 91 D, 92 D, 93 D, 94 B, 95 D, 96 D, 97 A, 98 D, 99 C, 100 D. 

Không có nhận xét nào: