Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

NGHĨ SUY VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Anton Nguyễn Văn Chính
Không có kỉ niệm nào đẹp cho bằng kỉ niệm được đặt chân đến mái trường xã hội đầu tiên. Tất cả với một suy nghĩ “sẽ viết gì trên trang vở đầu tiên của cuộc đời này”. Qua mái trường đã cho ta biết bao dự phóng cho tương lai. Mái trường chính là sự gặp gỡ giữa con người với con người. Điều này đâu con ý nghĩa với thế hệ trẻ bây giờ, chỉ cắm đầu vào việc tìm kiếm kiến thức mà quên đi đạo đức làm con người. Vấn đề nổi trội nhất đối với học sinh, sinh viên trong những năm gần đây là vấn đề “bạo lực học đường”. Đây là điều đáng buồn cho ngành giáo dục và cũng là hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người nền đạo đức con người đang ngày một xuống cấp. Để hiễu rõ hơn về tình trạng này, mời các bạn cùng tôi đi vào nội dung bên trong để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những điều đau thương này mà ta đang chứng kiến.
1/ Quan niệm tình bạn tuổi học sinh, sinh viên
        Khoa học kĩ thuật ngày hôm nay mỗi lúc một phát triển, ngồi một chỗ con người có thể biết được mọi thứ. Chính điều này đã đánh cắp đi tuổi thơ của biết bao bạn trẻ. Con người đâu còn được chứng kiến những trò chơi dân gian của học sinh, sinh viên mang trên mình chiếc áo tuổi thơ, thay vào đó là những trò chơi trên các trang mạng. Một thế giới cô lập để làm bạn với những trò chơi điện tử qua chiếc máy thu hình. Với một thế giới ảo tưởng như thế đã đưa tuổi thơ của các em vào một thế giới hoàn toàn xa lạ với thực tế. Để rồi những ám ảnh bởi những trò chơi bạo lực trên mạng đã đưa các em đến những hành động coi mạng sống con người không là gì cả. Từ đó ngấm sâu vào trong tiềm thức của các em, để rồi một lúc nào đó có cơ hội tương tự như thế cũng dẫn các em đến hành động sai lầm và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc sẩy ra, để rồi hối hận cũng đã quá muốn so với một đời người. Đối với tuổi thơ trước kia nhờ những trò chơi dân gian mà giúp các em gắn kết lại với nhau và giúp nhau trong học tập. Người ta thường nói “học thầy không tày học bạn”. Qủa thật như vậy, khi người cùng trang lứa tuổi thì dễ trao đổi và đễ bàn chuyện hơn là hỏi thầy cô. Tuổi thơ bây giờ có rất nhiều nhóm bạn nhưng không phải là những nhóm bạn giúp nhau học tập mà quy tụ lại để cùng nhau chơi những trò chơi trên mạng, hoặc có những nhóm bạn tụ tập lại để hại một người nào đó cùng trang lứa tuổi. Tuổi thơ bây giờ giống như một cái bao để các thầy cô cứ vậy mà tấp vào chư đâu biết rằng cái bao nó đã đầy và tràn ra ngoài rồi. Từ xa xưa ông cha ta vẫn thường hay nói “khi chỉ bảo cho người khác đừng trao cho họ quả cam mà hãy trao cho họ cái cuốc cái cầy để tự họ vẫn động mà làm ra quả cảm, điều đó họ mới quý, vì đây là chính sản phẩm họ đã làm được”. Đối với ngành giáo dục hiện nay dương như đã đi ngược lại vấn đề này. Chính vì không có thời gian nên tình bạn giữa con người với nhau dường như cũng có một khoảng cách hoàn toàn xa lạ đối với các em. Tình bạn đối với họ chẳng là gì cả bởi vì chẳng có một kỉ niệm nào gắp bó chúng lại với nhau. Chính vì thế đã ảnh hưởng cách sâu đậm tới cách đối sử với nhau và sâu xa hơn nữa đó là cách hành sử với người trên và người dưới. Bởi vì không có khoảng không để cho các em thực tập với nhau. Người ta thường nói “trăm hay không bằng tay quen”. Kiến thức là một phần còn thực tế lại là phần khác. Có nhiều cái áp dụng kiến thức vào thực tế nhưng cũng có rất nhiều cái không thể áp dụng kiến thức vào thực tế mà lúc này phải dùng kinh nghiệm mới là điều quý giá nhất.
2/ Nguyên nhân bạo lực học đường
 Đối với người dân việt nam nói riêng và đối với thế giới nói chung thì khi nghe có sự thay đổi thì tất cả mọi người sẽ mong chờ điều sắp được nói ra sẽ tốt hơn những điều trước kia. Vâng tất cả sẽ được tốt hơn ngoại trừ ngành giáo dục. Ngành giáo dục thay đổi đến mức con người không ngờ. Không ngờ bởi vì sẽ đạo tạo ra toàn những “cỗ máy”. Với một thực tế ta đang được chứng kiến, học sinh ngày hôm nay chỉ biết đến kiến thức chứ đâu còn biết đến tình người. Qủa thực, mỗi khi tôi nhìn đến những con “rô bốt” làm tôi lại đau lòng trước sự thay đổi của ngành giáo dục. Trong đời chắc có lẽ ai cũng thuộc lòng câu nay “tiên học lễ hậu học văn”. Đây là cái nhìn đầu tiên của tất cả những ai đặt chân đến mái trường xã hội. Tôi thiết nghĩ những người làm trong ngành giáo dục đã bị mù lòa trước câu này và thay vào đó là những đồng tiền Colime. Tất cả những sự thay đổi đó ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống học sinh, sinh viên. Qua đó dẫn đến những tình huống đau lòng khi phải chứng kiến những tấm áo của học sinh, sinh viên đang “vật lộn” hay trà đạp nên nhân phẩm của nhau và cách nhìn sâu rộng hơn là chà đạp lên chính thân thể của những người làm trong ngành giáo dục. Nhưng liệu chừng những con người này có nhìn và thấu hiểu được chăng?.
Xã hội đã tạo cho các em có sự thay đổi đáng kể về đời sống cũng như tâm lý, sinh lý, quan niệm, nhưng ngành giáo giục lại không thấy được điều này để kịp thời có những bài học hay những bài nói chuyện để giúp các em chủ động hơn đối với các vấn đề đang diễn ra. Chính vì có sự thăng tiến về khoa học và du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau nên tuổi dậy thì của các em bây giờ khá sớm. Tình yêu của học sinh bây giờ không phải là một tình yêu đơn phương như trước kia nữa nhưng là một tình yêu cho tất cả. Qủa thực, đối với các em học sinh ngày hôm nay với quan niệm muốn khám phá bản thân. Không phải khám phá bản thân để sửa đội và trở nên tốt hơn mà khám phả bản thân ở đây phải hiểu là khám phá về “thân xác”, là sự cho đi khi được người khác yêu thương. Sơ dĩ có sự thay đổi này vì trong xã hội ngày hôm nay phương tiện giải trí của các em chủ yếu là truyền hình, truyền thông nhưng hầu hết các trương trình truyền hình đều có không ít những hình ảnh mang tính đồi trụy, những bộ phim cũng không ít những cảnh nóng bỏng sẩy ra. Vấn đề thu hút các em phần lớn và lấy được tiếng cười của các em đó là những tiểu phẩm hài nhưng những tiểu phẩm hài này đều hướng tới vấn đề thân xác. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới tâm trí của các em và đẫn đến những thay đổi khá sớm nơi thân xác các em và từ đó các em càng muốn tò mò hơn về bản thân.
Khi một tình yêu không được đáp trả thì lòng “ghen” nổi lên trong con người. Đây là vấn đề chính đẫn đến bạo lực học đường. Khi tình yêu được dành cho một người mà không được đáp trả và bị người khác cướp mất thì lòng “ghen” trong con người đó dâng lên đến tột đỉnh. Người ta thường nói “ăn không được thì đạp đổ”. Cho nên, khi tính ghen của người phụ nữ đã nổi lên thì đừng hỏi mặt trời tròn hay vuông. Lúc này trước mắt và trong suy nghĩ chỉ có một điều là triệt hạ đối phương để không còn nhìn thấy người đó trước mắt. Người ta thường nói về phụ nữ “con gái không biết ghen thì không phải là con gái”. Chính vì thế có thể nói là tất cả những vụ đánh ghen hay bao lực học đường dường như sẩy ra với phụ nữ.  Vấn đề bạo lực học đường phần lớn sẩy ra chủ yếu là “ghen” về tình yêu hay “ghen” về sắc đẹp.
3/ Nguyên nhân dẫn đến sự nghiêm trọng
        Người ta thương nói “cái bát cái chèn úm lại với nhau còn sứt mẻ huống chi là con người”. Qủa thật, sự va chạm giữa con người với nhau không ít thì nhiều không ai nói là không có. Đời sống vợ chồng cho ta thấy rõ điều này, Khi yêu nhau thì nói gon nói gọt “em, anh mà không lấy được anh, em thì em, anh sống chẳng còn ý nghĩa nữa”. Câu nói là thế nhưng về sống với nhau liệu chừng được bao nhiêu phần trăm là sự thật trong cấu nói đó. Một gia đình có hạnh phúc đến mấy mà nói không một lần va chạm với nhau thì người đó hoàn toàn nói dối, tôi dám khẳng định như vậy.
        Mỗi thời đại, mỗi bậc sống đều có những chuyện của những lửa tuổi đó, điều này không loại trừ ai. Chính vì thế, tôi không nói là lên án những cảnh tượng dụng chạm nhau giữa con người với nhau nhưng tôi muốn lên án cách kịch liệt những con người thờ ơ, lãnh đạm khi chứng kiến những cảnh đụng độ đó. Những người xung quanh không những không kịp thời ngăn cản mà cổ võ để làm tăng thêm lòng ghen  và hành động trở nên mạnh bạo hơn trong những con người đó. Qủa thực khi xem những Clip bạo lực học đường, tôi lấy làm tức giận và lên án cách kịch liệt những con người ở xung quanh không một sự găn cản cách mãnh liệt mà còn dùng phương tiện truyền thông để ghi lại làm trò cười. Qủa thực trong những vụ sẩy ra cho học sinh, những người lớn ở xung quanh mà can ngăn cách mãnh liệt thì làm sao có thể dẫn đến những hậu quả đau thương cho những vụ đó, có những em đã gánh lấy chấn thương và mang theo suốt cuộc đời vì sự thờ ở lãnh đạm của con người xung quanh. Thế giới này, cần có những con người biết bỏ đi cái tôi của mình để cho sự việc được trong sáng hơn. Qủa thế, khi sự việc sẩy ra nếu có người ngăn cản chắc chắn người trong cuộc sẽ phải cảm ơn những người đó. Trong một trấn chiến thì cả hai đều không thể làm chủ mình, không có tiếng nói thật cho cả hai mà lúc này cần những người xung quanh hơn bao giờ hết để đánh thức bản tính người trong con người đó để họ có thể nhanh chóng kìm nén cơn ghen và trở về với giá trị thật của lời nói.
        Một điều chắc chắn khi những người xung quanh ngăn cản, thì người trong cuộc đặc biệt là những người thắng thế trong vụ đó sẽ cho ta những câu trả lời rất chát chúa như “đây không phải là việc của Chú hay cô, hãy tránh ra”. Người ta thường bảo giận cá chém thớt nên trong những tình huống đó người trong cuộc chỉ có một ý nghĩ duy nhất là trút dạ trên những người này, và những lời người đó nói ra toàn là những lời tức giận và nếu chúng ta ngăn cản cách mãnh liệt điều chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận những lời thọa mạ hay những cú đấm nào đó. Chính vì nghĩ như thế nên những người xung quanh không có sự ngăn cản cách mạnh liệt và cứ để cho sự việc đó diễn ra và nhận lãnh những hậu quả khôn lường từ những vụ sô sát đó.
        Ngược lại những người đã bị thất thế thì không có phương thế nào có thể chống cự, người đó kháo khát một người nào đó ở xung quanh có thể đứng lên ngăn cản và bệnh vực mình, để ngăn cản cơn “ghen” của đối phương.
4/ Kết luận
        Bao lực học đường phản ánh thực trạng nền đạo đức đang xuống cấp cách trầm trọng. Đẩy con người vào sự vô cảm, lãnh đạm trước các sự việc đang diễn ra. Xã hội thay đổi nên con người cũng phải thay đổi đề phù hợp với đà tiến. Đối với học sinh, sinh viên, đây là lứa tuổi nhậy bén và dễ hấp thụ nhất đối với sự biến chuyển này. Học cái tốt thì ít nhưng học cái xấu thì rất nhanh. Chính vì thế ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường các em đã thể hiện tình yêu cách mạnh liệt. Đây không phải là tình yêu đơn phương nhưng là tình yêu của một thân xác. Khi tình yêu người ta dành cho nhau mà không được đáp trả thì tính “ghen” tự bản chất nổi lên trong con người đó và cho rằng người đó đã súc phạm đến tình yêu của họ. Chính vì thế từ tình yêu chuyển sang tình ghen để nhưng ai đến với con người đó họ đều cho rằng đã chiếm mất tình cảm người đó dành cho mình và tìm cách triệt hạ để không còn có ai đến với họ nữa. Khi sự việc sẩy ra thì điều cần hơn bao giờ hết đó là những người xung quanh. Chính những con người này là bức tường găn cản và giải hòa giữa chúng. Chúng ta hãy bỏ quan niệm “mất trâu mới lo làm chuồng”. Chúng ta phải mãnh mẽ cản ngăn để cho sự việc có thể bớt đi phần nào những hậu quả sau khi sự việc đó sẩy ra. Mến chúc tất cả mọi người khi đọc được bài này phần nào có thể giúp ngăn cản được những sự việc sẽ diễn ra trong cuộc sống.   
                                                                                                                 

                                                                                                                 Vinh Thanh 15/11/2015