Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

NHỮNG PHẢN BIỆN CỦA AUGUSTINO VỀ QUAN ĐIỂM CỦA PHELAGIO VỀ TỘI NGUYÊN TỔ

Anton Công Chính
        Con người luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và các nhà triết học nói riêng. Trải qua nhiều thế kỉ, đề tài này chưa có câu trả lời thỏa đáng cho ước nguyện tìm về nguồn gốc của con người. Qủa thật, tất cả những chứng cứ mà theo suy luận của con người đưa ra đều không thỏa đáng cho những mong muốn của họ và cuối cùng cũng chỉ đưa ra một suy luận cách chung nhất và cũng xuay quanh ý tưởng có một ai đó cấu tạo nến vũ trụ và con người này. Những tìm hiểu này cũng đang bỏ ngỏ để chờ một câu trả lời từ các nhà thần học mang lại và bổ trợ cho những suy tư của các nhà triết học. Các cuộc nghiên cứu và cuộc tranh luận về con người không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài của bản thể người nhưng còn đi xa hơn nữa trong nội tại bản thể con người. Đó chính là những điều thiêng liêng ẩn dấu bên trong con người, một trong những điểm lớn này đó chính là nguyên tội trong con người. Chính vì thế, Giáo hội Chúa luân phải đương đầu với những trào lưu tư tưởng không những ngoài Giáo hội mà ngay cả ở bên trong Giáo hội. Giáo hội tưởng chừng như đã bị vùi lấp trước những làn sóng tư tưởng cả trong lẫn ngoài nhưng Thiên Chúa quan phòng đã không bỏ rơi Giáo hội mà luân gửi đến những con người đám đứng lên để bảo vệ Giáo hội qua các trào lưu tư tưởng trong các thời đại. Các trào lưu tư tưởng không những không vui lấp được Giáo hội mà còn là cơ hội và bàn đạp để cho Giáo hội vươn lên và càng khẳng định sức mạnh của của mình hơn. Qủa thật “ Thiên chúa luôn viết trên những đường thẳng con ” (). Thật vậy, trước tư tưởng của Phelagio về nguyên tội và những lời phản biện của Thánh Augustino về nguyên tội như là một lần cho tất cả để ta có một cách nhìn và một lối suy nghĩ chắc chắn hơn về niềm tin có nơi mình. Để hiểu về quan điểm của Phelagio về nguyên tội và quan điểm của Thánh Augustino về nguyên tội như thế nào ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về từng quan điểm. Qua đó thấy được những điểm sai trái của Phelagio khi suy luận về nguyên tội và những lời phản biện của Thánh Augustino về quan điểm này.
1/ Quan niệm nguyên tội của Phelagio
        Trong quan điểm của Pelagio về tội nguyện tội mà Adam, Evà phạm tội không bị ảnh hưởng về sau. Tội này chỉ dành riêng cho Adam và Evà chứ không ảnh hưởng gì tới con cháu sau này. Chính vì thế, Ông đã đẩy quan điểm này lên một cái nhìn mới, đó chính là cái chết mà Adam được tạo dựng từ bản tính phải chết, chứ không phải chết do tội. Tội của Adam không ảnh hưởng trên tất cả mọi người. Vì thế, trẻ nhỏ được sinh ra trong tình trạng như Adam trước khi phạm tội và cái chết không phải do hậu quả của tội Adam trên bất cứ người nào. Mỗi người đều có khả năng không phạm tội, khả năng này luôn hiện hữu, bởi vì người ta có khả năng đạt tới đời sống vĩnh cửu nhờ việc tuân giữ Lề Luật, cũng như Luật Tin Mừng. Trong thể giới luân có những con người hoàn hảo, tức là những con người không hề phạm tội [1]. Dừng như Pêlagio đã tách biệt lập tội của Adam, Eva ra khỏi thế hệ con cháu của họ. Chính Adam, Eva đã phạm tôi thì chính họ phải chịu lấy những hình phạt của Thiên Chúa dành cho họ, còn những người được sinh ra về sau không ở trong tình trạng của Adam, Eva đã phạm tội mà ở trong tình trạng trước khi Adam, Evà phạm tội. Từ đó, Pêlagio đã phản đối và không tin nhận có bí tích rửa tội. Trẻ em được sinh ra ở trong tình trạng tinh tuyền, không vướng mắc gì đến tội của Adam, Eva xưa. Pelagio đã cho rằng tự bản chất con người khi sinh ra đã có khả năng phạm tội và khả năng này không ở đâu khác mà luôn hiện hữu ở ngay chính trong con người của đứa trẻ đó. Nên rửa tội cho trẻ sơ sinh là không đúng vì đứa trẻ này khi sinh ra chưa có tội gì thì làm sao có thể rửa tội cho họ, việc rửa tội này phải để cho thời gian đứa trẻ đó lớn lên và có ý thức về tội thì mới rửa tội cho đứa trẻ đó, chính lúc này đứa trẻ mới cần được ơn tha thứ từ Thiên Chúa. Thực vậy, trào lưu Pêlagiô có tham vọng thức tỉnh, nhờ sức mạnh của ý chí tự do, những đức tính bị ru ngủ bởi các thói quen gắn liền với tội lỗi. Bởi vì, trong con người luon có sự hiện hữu của sự tội, nên tỗi lỗi là con người phạm chỉ là thói quen đã có tự bản chất con người chứ không phải truyền từ ai cả. Theo Phái Pelagio, chính bởi thói quen này, khi bắt trước tội của Adam truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, và nó là đủ để giải thích tình trạng tội lỗi của nhiều người chứ không phải là tất cả. Vì thế họ đã loại trừ sự lan truyền của Tội Tổ tông. Qua đó cho ta thấy, sự hiểu biết của phái Pelagio về Ki-tô giáo là một sự chọn lựa của ý chí tự do mà các đòi hỏi của Ki-tô giáo, hàm chứa đựng trong Thánh Kinh và được đón nhận như một tổng hợp các huấn lệnh để tuân giữ, phải trở thành gia sản của người Ki-tô hữu [2]. Trong cái nhìn và lối suy nghĩ của Pelagio thì trẻ em khi được sinh ra hoàn toàn trong trắng, không vương mắc bất cứ một thứ tội nào, nên không cần đến ân sủng của Thiên Chúa lúc này. Pelagio cũng suy nghĩ cách chắc chắn đứa trẻ đó một ngày nào đó sẽ phạm tội, bởi vì sự tội luôn hiên hữu trong con người đứa trẻ nên sơm hay muộn họ cũng sẽ phạm tội và lúc này mới cần đến ân sủng của Thiên Chúa ra tay cứu giúp. Còn tội của Adam, Eva đã phạm trước kia thì tự họ phải chịu lấy những hình phạt và khi họ chết đi thì tội đó cũng đi theo họ và trở về với lòng đất.
 Với Pelagio, tương quan giữa Thiên Chúa và con người trước hết là tương quan giữa một Thiên Chúa công bình và một con người tự do. Một Thiên Chúa công bình nghĩa là Ngài thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ. Ngài không đòi hỏi quá đáng và bất khả thi đối với con người. Với những điều này, con người chỉ cần thực hiện những Giới Luật mà Thiên Chúa ban là được. Còn đối với nguyên tội, thì Pelagio cho rằng Thiên Chúa không thể chấp nhận sự lưu truyền Nguyên tội, một nguyên tội truyền giao từ người này qua người khác, vì như thế sẽ trái với luân lý của Ezekiel (Ch 18). Chính vì thế trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người, mỗi người khởi sự từ đầu nghĩa là mỗi người là Adam cho chính mình. Đối với con người tự do, thì Pelagio cho rằng con người được “giải phóng” khỏi Thiên Chúa, trưởng thành trước Thiên Chúa. Nếu “khả năng” đến từ Thiên Chúa, thì “ước muốn” và khả năng hoàn thiện phụ thuộc vào con người. Pelagio cho rằng tự do của con người trong lịch sử không thay đổi. Con người có thể làm điều thiện và tránh điều ác. Từ đó, Pelagio nghĩ đến con người có khả năng không phạm tội mà không cần sự trợ giúp nào từ ơn trên và nếu con người phạm tội thì họ có thể tự sám hối. Qua đó, cho ta thấy Pelagio đã hoàn toàn phủ nhận tội nguyên tổ và cũng phủ nhận và không cần đến ân sủng của Thiên Chúa trong đời sống con người.
2/ Quan điểm nguyên tội của Augustino
        Trong lúc Giáo hội đang phải đương đầu với những tử tưởng sai lạc của Pelagio thì Thiên Chúa đã gửi đến cho Giáo hội một con người rất mạnh mẽ, đứng lên để phản biện lại các tư tưởng sai lạc của Pelagio về nguyên tội. Dường như, Augustino đã trình bày các luận cứ của mình dưới ánh sáng của các bản văn Kinh Thánh. Từ đó, Augustino đã đưa ra chứng cứ “nếu Đức Ki-to đến để cứu đội mọi người, có nghĩa là mọi người đã phạm tội” [3] để phản biện lạiđã Phản biện lại Pelagio, khi ông phủ nhận nguyên tội và không cần đến sự chữa lành của Thiên Chúa đối với trẻ sơ sinh hay nói cách khác không cần bí tích rửa tội cho trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ khi sinh ra hoàn toàn tinh tuyền. Augustino giải thích quan niệm nhân học của mình về bản tính tự nhiên bị hư hoại. Con người không còn ở trong điều kiện của tình trạng tự nhiên như khi được Thiên Chúa tạo dựng.
        Augustino cũng phản biện lại quan niệm của Pelagio, khi ông nói rằng chỉ có khả năng thì thuộc về Thiên Chúa, còn ước muốn và hành động thì phụ thuộc vào từng con người. Quan niệm của Augustino về điều này như sau: Nếu Pelagio chấp nhận với chúng ta rằng những gì chúng ta được Thiên Chúa giúp đỡ, không chỉ khả năng của con người, nhưng cả ý chí và hành động, tức là những gì làm cho ước muốn và hành động phù hợp với điều thiện, và như tôi đã nói, nếu Pelagio chấp nhận rằng chính cả ý chí và hành động cũng được Thiên Chúa trợ giúp này, chúng ta không có ý chí và hành động phù hợp với điều kiện, và chính trong ân sủng của Thiên Chúa, thông qua Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta làm cho chúng ta nên công chính qua sự công chính của Ngài, chứ không phải của chúng ta, nói đúng hơn, sự công chính đích thực của chúng ta đến từ Ngài. Như vậy, tôi nghĩ rằng, không có sự tranh tụng giữa chúng ta, vì chúng ta luôn được ân sủng Thiên Chúa trợ giúp [4]. Đối với bản tính tự nhiện theo quan điểm của Pelagio thì Augustino đã áp dụng cho cả hôn phối để phản biện lại tư tưởng của Pelagio. Augustino nói rằng: với việc sinh sản, hôn nhân truyền giao bản tính tự nhiên, đó là điều tốt, còn những khuyết điểm của bản tính tự nhiên, là một sự dữ: bản tính này cũng có người tạo nên nó, bản tính này cần Đấng Cứu Chuộc [5].
       





          



[1] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 16.
[2] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 17.
[3] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 25.
[4] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 27.
[5] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 28.

Không có nhận xét nào: