Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIESU


Bạn thân mến:
            Màu nhiệm Lịch sử Cứu độ là ý định yêu thương từ muôn đời của Thiên Chúa, nhằm thông ban sự sống, hạnh phúc mà Thiên Chúa ban cho loài người. Ý định này được thực hiện qua công cuộc sáng tạo của Ngài. Nhưng vì loài người khước từ, mở đường cho sự dữ sâm nhập vào thế gian, gây nên đau khổ và sự chết. Thiên Chúa vẫn thực hiện ý định yêu thương, nên đã sai con một xuống thế làm người để cứu độ loài người. Ý định của Thiên Chúa được thực hiện qua một chương trình, diễn ra trong lịch sử loài người: Lịch sử dân Irael.
 Lịch sử Cứu độ chính là:
-         Cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người,
-         Bắt đầu từ việc Thiên Chúa tạo dưng trời đất muôn vật,
-         Trải qua các bước thăng trầm trong thời gian,
-         Nhưng luôn quy hướng về Chúa Kitô là trung tâm của lịch sử,
-         Và chỉ hoàn tất khi Chúa Kito lại đến.
 Thiên Chúa đã làm công việc mặc khải đó qua hai cuốn sách.
-         Cuốn sách vũ trụ: Mạc khải tự nhiên.
-         Cuốn sách Kinh Thánh: Mạc khải siêu nhiên.
 Có tất cả 3 cuộc Mạc khải của Thiên Chúa:
1.    Mạc khải tự nhiên.
2.    Mạc khải siêu nhiên.
3.    Mạc khải trong Kinh Thánh.
Chúng ta đi sâu vào ơn Cứu độ của Thiên Chúa qua 2 Phần:
    Phần I: Cựu ước: Chuổn bị ơn Cứu độ.
    Phần II: Tân ước ban ơn Cứu độ.
       Giáo hội nhìn nhận Cựu ước có 46 cuốn, thuộc nhiều thể văn khác nhau như: Lịch sử, luật pháp, giáo huấn, giảng thuyết, thi ca do nhiều tác giả viết, rải rác từ khoảng 1000 năm trước khi Chúa Giêsu sinh ra.
          Cựu ước là một lịch sử hướng về tương lai. Cựu ước hướng đến việc thực hiện ý định Cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Mạc khải về ý định Cứu độ của Thiên Chúa chỉ được hoàn tất nơi Đức Kitô.
 Cựu ước hướng tới Đức Kitô, báo trước và chuổn bị cho Người.
 Mở đầu phần Cựu ước là sách sáng thế. Nói về việc Thiên Chúa sáng tạo muôn vật trên mặt đất này, muôn tinh tú trên bầu trời và đặc biệt Thiên Chúa sáng tạo con Người theo hình ảnh của Ngài. Mọi việc Thiên Chúa sáng tạo đều tốt đẹp. Diễn tiến cuộc sáng tạo của Ngài trong 6 ngày như sau:
-         Nhập đề: Thiên Chúa đã phán.
-         Ra lệnh: Hãy có ánh sáng, hãy có đèn trời …..
-         Mô tả việc: Thiên Chúa phân rẽ sáng và tối…..
-         Đặt tên hoặc chúc phúc: Thiên Chúa gọi ánh sáng là ngày, tối tăm là đêm….
-         Ca tụng: Thiên Chúa thấy thế là tốt lành.
-         Kết thúc: Đã có một buổi chiều và một buổi sáng. Đó là ngày thứ nhất……….
          Sáu ngày Thiên Chúa tạo dựng được chia làm 2 giai đoạn song song và có liên hệ với nhau là: Công trình phân tách và công trình Trang trí.
          Con Người được Thiên Chúa sáng tạo trong ngày thứ sáu, theo hình ảnh của Thiên Chúa và đặt cho con người làm chủ mọi vật Thiên Chúa sáng tạo, được đặt tên cho các con vật. Sau đó Thiên Chúa đặt con người trong vườn Êden để canh tác: trong vườn này muôn trái cây đều được ăn nhưng chỉ có một trái cây ở giữa vườn Người không được ăn và nếu ăn thì sẽ bị chết.
           Rắn là loại xảo quyệt nhất trong các loài Chúa đã dựng lên. Đã cám dỗ bà Evà ăn và sau đó đưa cho cả ông Ađam đang ở đó cùng ăn. Ăn xong mắt hai ông bà đã mở ra và thấy mình trần truồng, liền đi kết lá cây làm khố che thân, Thiên Chúa vào vườn và hỏi như mọi khi, lúc này Ông bà đang lấp sau rặng cây, vì sấu hổ mình trần truống. Thiên Chúa biết là ông bà đã ăn trái cây ta cấm, Thiên Chúa đã trừng phạt ông bà: Thiên Chúa phán với ông Adam rằng “ Từ nay người phải cực nhọc mới có bánh ăn, phải làm lụng vất vả mới nuôi được cuộc sống ” và Ngài nói với người đàn Bà: “ Phải cực nhọc khi mang nặng đẻ đau ”, rồi người đuổi ông bà ra khỏi vườn Êden. Từ đó tỗi lỗi đã lan tràn ra khắp nơi và truyền lại cho con Cháu sau này và mãi mãi về sau và từ đây con người đã đánh mất ân nghĩa với Chúa.
           Tội lỗi càng gia tăng Khi Cain giết Aben, trật tự Thiên Chúa bị đảo lộn “ con Trai Thiên Chúa lấy con gái loài người ”, Thiên Chúa đã hủy diệt mọi loài Thiên Chúa dựng nên, nhưng không tiêu điệt hết mà cứu vớt gia đình ông Noe và tái tạo loài người, sau đó tiếp tục là tội kiêu ngạo ở Tháp Baben. Tuổi thọ giảm tức là con người đã đánh mất ân sủng. Tội là nguyên nhân sự chết, con người chết sớm vì tội lỗi gia tăng. Qua tội lỗi của con người nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người trong tội nhưng đã lên kế hoạch cứu đội loài người.
          Thiên Chúa chuổn bị cho kế hoạch cứu độ của Ngài bằng cách kêu gọi ông Apraham, một người du mục, thuộc chi tộc Têrắc, Thành Ur, xứ Canđê.
  Khi nghe được tiếng Thiên Chúa mời gọi, Ông mau mắn đáp lại và dứt bỏ tất cả để ra đi, dù không hề biết mình sẽ đi đâu và được những gì.
 Thiên Chúa đã hứa với ông là sẽ cho:
-         Ông một dân tộc sẽ xuất phát từ Apraham.
-         Một đất nước cho dân tộc ấy.
-         Một phúc lành sẽ đến cho muôn dân nhờ Apraham.
           Sau đó Thiên Chúa thanh luyện niềm tin của ông khi yêu cầu ông sát tế I-sa-ác một thử thánh kinh khủng, nhưng ông Ap-ra-ham đã vâng phục. Lòng tin này thật phi thường, vượt trên mọi lí luận, tính toán và tình cảm của con người. Ông đã chấp nhận mọi điều Chúa dạy và mọi điều Chúa hứa.
           Ông sinh được 12 người con trai đứng đầu 12 chi tộc Is-ra-el. Các anh cư xử độc ác với Giuse, khi định giết cậu và gải pháp cuối cùng là bán Giuse sang Ai cập, nhưng Thiên Chúa đã biến nó thành cơ hội để cứu cả gia đình Gia-cóp thoát khỏi nạn đói và phát triển một dân đông đảo trên đất Ai cập.
          Thiên Chúa thấy nỗi cơ cực của dân và chuẩn bị cho họ một vị cứu tinh là ông Mô-sê. Ông được vị công Chúa cứu lên khỏi mặt nước và được công Chúa nuôi tại hoàng cung. Thiên Chúa đã dùng ông để cứu dân tộc It-ra-el ra khỏi Ai cập. Qua ông Mô sê, Thiên Chúa giáng xuống Ai cập nhiều tai họa. Nhưng phải đến tai họa thứ mười: Giết con đầu lòng Ai cập, thì con Chúa mới được ra đi. Bàn tay mạnh mẽ của Chúa đã đưa dân người qua biển đỏ và chôn vùi quan thù trong lòng biển sâu.
          Sau đó Ông Mô Sê đã dẫn dân đi trong xa mạc và trong xa mạc ông Mô sê đã  găp biết bao điều kho khăn mà dân của người. Chính những lần thử thách mà Thiên Chúa gửi đến cho dân chính là Thiên Chúa thử lòng tin của dân có còn trung thành với Ngài nữa không.
          Và Thiên Chúa đã kí kết với dân người một Giao ước, là Giao ước trên núi Sinai, Thiên Chúa đã chon dân riêng của người và chăn sóc như cha với con.
 Giao ước này được kí kết bằng một nghi lễ: Ông Mô sê đã lấy máu của các con vật hi sinh đổ một nửa trên bàn thờ và một nửa ông rảy trên dân chúng. Đó là hành động liên kết chặt chẽ với nhau những người cùng chung một đòng máu, chung một gia đình, chung một vận mệnh.
 Hòm bia Giao ước Thiên Chúa đã khắc 10 điều răn được cất giữ trong một hòm bia có dát vàng.
 Phụng tự gồm:
-         Lễ toàn thiêu.
-         Lễ thông hiệp.
-         Lễ xá tội.
 Sau khi ông Mô sê chết, Ông Giosue được Chúa chon để đưa dân Itrael vào đất Canan. Cuộc chinh phục đất hứa kéo dài khoảng  50 năm. Sau khi đã chiến thắng, họ đã thành lập một quốc gia.
          Sau một thời gian họ sống trên đất của họ thì nhiều lần họ đã bội Giao ước, bỏ Chúa để bắt chước lối sống của dân Canan mà thờ lạy ngẫu tượng.
          Thiên Chúa đã sai các Thủ Lãnh đến để cứu thoát dân người, Thiên Chúa dùng các Thủ Lãnh với mục đích đưa ra bài học có thể tóm lại 4 chữ: Tội, Phạt, Hối, Cứu.
-         Tội: Dân It-ra-el phạm tội bỏ Chúa.
-         Phạt: Thiên Chúa sửa dậy bằng tai họa.
-         Hối: Dân hối cải, trở về với Chúa.
-         Cứu: Thiên Chúa gửi các Thủ Lãnh đến giải thoát.
  Thời kì các Thủ Lãnh kéo dài khoảng 200 năm.
          Trải qua kinh nghiệm chiến tranh của thời các Thủ Lãnh, dân It-ra-el thấy rõ nhu cầu cấp bách phải có một vị đứng đầu để có thể tập trung sức mạnh quân sự chống lại hiểm họa sâm lược từ các dân xung quanh. Do nhu cầu thực tế lịch sử đó mà khai sinh nền quân chủ của It-ra-el vị vua đầu tiên là Sao lê, là người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại quân Philitinh. Cho đến trân chiến với Amalech, ông đã nghe lời dân mà không thi hành lệnh Thiên Chúa, nên Chúa đã bỏ ông và chọn người khác đó là Đavít. Đa vít là vị Vua đạo đức và tôn kính Thiên Chúa nhưng ông cũng là con người yếu đuối: ông đã phạm hai tôi lớn:
-         Tội ngoại tình
-         Tội sát nhân.
          Nhưng ông đã biết khiêm tốn nhận lỗi lầm của mình và khi Đavít chuổn bị vật liệu xây đền thờ, thì Chúa tỏ cho ông hay chính Chúa sẽ xây nhà cho ông.
          Đavít chết và Salomon lên kế thừa khoảng năm 970 tcn. Salômon là một vị Vua nổi tiếng là sự khôn ngoan. Ông đã thực hiện được ước mơ xây dựng đền Thờ cho Chúa của Vua cha.
          Sau đó liên tiếp những lỗi lầm của Vua Salômon và con của SalômonRôbôam đã đưa dân chúng vào con đường lầm lạc và đưa đất nước đến chỗ diệt vong.
          Trước bối cảnh như vậy Thiên Chúa sai các Ngôn sứ đến để phục hưng lại Tôn giáo, cải tổ Xã hội và đời sống luôn lý của dân chúng.
           Sau cuộc lưu đày ở Babylon, người Do Thái hồi hương, đời sống gặp nhiều khó khăn nhưng họ đã xây dưng lại được đền Thờ và tường thành Giêrusalem. Điều quan trọng là phục hưng về Tôn Giáo. Cuộc lưu đày đã giúp cho họ được Thanh tẩy, canh tân đời sống, trở về với Chúa, chăm chú học hởi Lề Luật.
          Việc chuốn bị đã đầy đủ “ Thời gian tới hồi viên mãn Thiên Chúa đã sai con một mình tới ” là Đức Giê su, con Thiên Chúa làm người, Thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã sinh ra tại Bê Lem, xứ  Giu đê. Chúa Giê su xuống thế làm người  giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Cũng một người mẹ trần thế như bất cư một người bình thường nào trên trần gian nay. Đức Mẹ là người được Thiên Chúa tuyển chọn để cưu mang và hạ sinh Đức Giê Su.
          Chúa Giêsu làm người là để đến với tất cả loài người, không phân biệt Do Thái hay dân ngoại, sang giàu hay nghèo hèn. Chúa Giêsu hạ sinh , từ những người tầm thường cho đến những Đạo sĩ thông thái đều kêu mời đến thờ Đấng Cứu Thế. Đúng như tiên tri Isaia đã tiên báo Chúa Giêsu đến để:
-         Để đem Tin Mừng cho người nghèo khó
-         Là ánh sáng cho hết mọi dân tộc ( Is 42,9;49,6 )
 Cuộc đời của Chúa Giêsu sống tại trần gian được chia làm 3 thời kì:
-         Từ 1- 30 tuổi, Chúa Giê Su sống ẩn dật tại Nadarét miền Giuđê
-         30 tuổi Ngài đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ
-         33 tuổi Ngài chịu chết trên cây Thập Giá thời quan phong Xiophilato.
          Trong thời gian Ngài sống ẩn dật tại Nadarét: Ngài đã vâng phục Cha và Mẹ Người. Sống như một người bình dân, lao động vất vả để kiếm sống. Ngài đã rất chăm chú học Lời Chúa, thể hiện ở chỗ khi Cha và Mẹ người dẫn lên đền Thờ, thì Ngài không về luôn cùng Cha và Mẹ người mà ở lại nghe các Thầy Lêvi giảng dậy trong hội Đường.
          Băt đầu cuộc đời công khia của mình. Ngài đã đến sông  Giodan chịu phép rửa của ông Gioan. Nhưng ông Gioan không dán rửa cho Người và ông nói “ Ngài là Đấng quền năng, sao con có thể rửa cho Ngài, Ngài đến sau tôi và quền bính hơn tôi, tôi không đáng sách dép cho Ngai, Nhưng Ngài nói bây giờ cứ vậy đi ”
          Chỉ có Đức Giêsu là người duy nhất đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì vậy chỉ có Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất, là Đấng Trung Gian duy nhất và hoàn hảo có thể đem ơn cứu độ cho loài người. Như vậy chân lý cơ bản liên quan đến sự cứu độ của mỗi cá nhân chính là sự hiệp nhất với Đức Giêsu để được cứu độ. Đức Giêsu đã hoàn tất việc cứu độ, nhưng ơn Cứu độ của mỗi người lại tuỳ thuộc vào việc đón nhận Đức Giêsu của từng người. Ngay từ buổi đầu, Giáo Hội sơ khai đã tuyên xưng niềm tin này :“Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ.” (Cv 4,12)
          Chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể chiến thắng tội lỗi và sự chết, vì vậy để có thể thông phần ơn cứu độ, con người phải hiệp nhất  với Chúa Giêsu. Các phương thế giúp con người thông phần ơn cứu độ: đức tin, đức cậy, đức mến, các bí tích, nhất là Rửa tội và Thánh Thể. Sự hiệp nhất của mỗi người chúng ta với Chúa Giêsu qui tụ chúng ta nên cộng đoàn Giáo Hội. Thánh Kinh đã dùng nhiều hình ảnh để diễn tả Giáo Hội: Cây nho, Đền thờ, Thân mình, Hiền thê.Giáo Hội cũng hiệp nhất với Chúa Giêsu khi tiếp tục sứ vụ của Ngài: Tư Tế, ngôn Sứ và Vương Đế.
          Bắt đầu tại Giêrusalem Trong cộng đoàn tiên khởi này, đứng đầu là thánh Phêrô và các Tông đồ. Khi số Tín hữu gia tăng, các tông đồ tuyển chọn thêm những người cộng tác với các Ngài để phục vụ bàn thờ và phục vụ người nghèo trong Giáo Hội. Họ được  gọi là các tá viên, bây giờ Giáo Hội gọi là các phó tế. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, các phó tế hoạt động rất hiệu quả (x. Cv 6-8).  Ông Stêphanô, là một trong bảy phó tế Do Thái gốc Hy Lạp, được tuyển chọn để giúp việc cho các Tông đồ. Với sự xuất hiện của ông và những đồng bào Do Thái gốc Hy Lạp, cộng đoàn những người theo Đức Kitô bắt đầu phát triển ra khỏi phạm vi của Do Thái Giáo và trung tâm Do Thái Giáo là Giêrusalem, lòng tin vào Đức Giêsu Kitô được truyền bá đi khắp nơi, đến với những người không phải là Do Thái.
          Cho đến tận cùng trái đất Giáo Hội mở rộng cửa đón nhận mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da. Thánh Phaolô là người góp phần quan trọng nhất vào việc cắt đứt dây ràng buộc giữa Kitô giáo và Do Thái giáo, mở rộng con đường cho muôn dân đến với Đức Kitô và cho Giáo Hội đến với muôn dân. Công Đồng không buộc các Kitô hữu phải giữ tập tục của đạo Do Thái nữa. Như vậy, từ nay Giáo Hội Chúa Kitô mở rộng cửa cho mọi người. Kitô giáo là cùng đích của Do Thái giáo. Vì vậy các Kitô hữu phải kính trọng và thân thiện với Do Thái giáo.
          Giáo Hội hướng về cánh chung  Đức Giêsu Kitô đã lên trời, Giáo Hội tiếp tục công trình của Ngài cho đến ngày Ngài trở lại để phán xét muôn loài. Đó là ngày hoàn tất lịch sử cứu độ, ngày tiêu diệt vĩnh viễn tội lỗi và sự chết. Thiên Chúa sẽ đổi mới mọi sự : xác loài người ta sẽ sống lại vinh quang, muôn loài muôn vật được giải thoát khỏi cảnh hư nát.
          Đó là toàn bộ công trình cứu độ của Thiên Chúa, từ khi sinh ra cho đến lúc Ngài trút hơi thở cuối cùng trên Thánh Gía. Cả con người Ngài là một tình yêu bao la rộng lớn, Ngài luôn hướng đến con người và làm cho họ được trở về với tình yêu bao la của Thiên Chúa. Con người có tội lỗi nhưng Ngài không bỏ rơi con người để con người chìm ngập trong tội. Thiên Chúa đã dùng cả con người của Ngài để đem lại phần tốt nhất cho con người, để con người nhìn vào đó để biết được tình yêu rộng lớn mà Ngài đã dành cho nhân loại ta.

       Ant Công Chính

Không có nhận xét nào: