Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KHOA HỌC VÀ THẦN HỌC

                                                 Anton Công Chính
I/ Dẫn nhập:
       Con người ngày hôm nay đang sống trong sự phát triển tột bậc của khoa học kĩ thuật. Chính điều này cũng làm cho nhận thức của con người càng được biến đổi, muốn được khám phá những gì là bí ẩn nhất. Con người ngày nay không còn nghĩ đến ăn no mặc ấm nữa mà nghĩ tới ăn ngon, mặc đẹp. Với sự thay đổi của môi trường thì con người cũng thay đổi để phù hợp với những ngoại cảnh xung quanh. Vì vậy, khoa học là câu trả lời cho những thắc mắc mà con người đang muốn tìm tòi và khám phá. Những gì là thực tại trước mắt đều được khoa học giải thích. Chính điều này, cũng làm cho đức tin người ki-tô hữu có phần xáo trộn, họ cũng muốn tìm tận căn tín ngưỡng mình đang theo là gì?. Rồi hàng loạt những câu hỏi có thể đặt ra cần người trả lời cho niềm tin của mình. Con người sinh ra từ đâu ? sống ở đời này để làm gì ? và chết đi về đâu ?. Thần học Ki-tô giáo là câu trả lời và làm sáng tỏ cho những câu hỏi trên. Qua đó, cho ta thấy dường như khoa học nhằm giải thích rõ hơn những thực tại mà người Ki-tô hữu đang hưởng dùng. Thần học Ki-tô giáo làm rõ các Mạc Khải. Trở về với Mạc Khải khởi nguyên, đó là qua các thụ tạo. Qua đó cho ta thấy, khoa học và thần học giống như gọng kìm, nhằm giải thích một sự kiện để đưa ra những gì là chân thực nhất. Để thấy được sự tương giao này, con sẽ đi vào chi tiết để thấy được sự trợ giúp giữa hai thành phần này.
II/ Nội Dung
A/ Định nghĩa chung
 a/ Khoa học là gì:
Khoa học nghiên cứu nhiều lĩnh vực. Tất cả chỉ dựa trên những gì quan sát được, để rồi đưa vào thí nghiệm, thực nghiệm. Qua đó đưa ra các định luật.
Đối tượng của khoa học tự nhiên bao gồm : vật lý, hóa học, thiên văn, sinh vật học, động vật học…
Đối tượng của khoa học xã hội gồm : khoa học nhân văn, khoa học tinh thần, tân lý học…
Qua đó ta có thể nói : Khoa học là một hệ thống kiến thức được liên kết với nhau cách mạch lạc và cùng quy về một đối tượng nào đó mà họ nghiên cứu.[1].
b/ Thần học là gì :
Để nói một định nghĩa cho chính xác thần học là gì quả thực là điều rất khó vì thần học Ki-tô giáo tìm hiểu về Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Đấng vô hình. Mỗi người tìm về Thiên Chúa đều có những định nghĩa cho mình mà không đi sai lạc các Mặc Khải của Thiên Chúa thì đều được cho là đúng.
Theo Thánh Augustino định nghĩa : Thần học là sự khảo luận của lý trí liên quan đến Thiên Chúa.
Theo Karl Rahner định nghĩa : Thần học là khoa học của đức tin, nó là một sự giải thích và khai triển có ý thức và phương pháp của Mạc Khải được lãnh nhận trong đức tin.
Theo Charles Ryrie định nghĩa : Thần học là nghĩ về Chúa và diễn tả những ý nghĩa đó trong một cách nào đó.
B/ Các nghiên cứu của khoa học và thần học
1/ Khoa học xã hội :
a/ Trí thức nghiên cứu :
Khoa học dùng lý trí con người tự nhiên của mình để nghiên cứu những gì đã  thấy. Tất cả những gì quan sát và tìm kiếm được, thì các nhà khoa học mới có thể dùng lý trí của mình để phân tích và tìm hiểu. Chính lý trí con người mới là câu trả lời. Tất cả các thông tin phải nắm được chính xác và thâu tóm được chính vấn đề đang tìm kiếm mới có thể xác định một cách chắc chắn nhất, ngoài những gì không nắm bắt được thì tất cả chỉ là hư ảo, không có thực. Có những vấn đề các nhà khoa học mất hàng ngàn năm vẫn không tìm ra được câu trả lời. 
Qua đó ta thấy được, để có một kết luận chính xác, các nhà khoa học phải trải qua biết bao giai đoạn. Đối với các nhà khoa học, lý trí con người là nguồn phát sinh mọi sáng tạo và có thực nhất, ngoài những điều đó ra chỉ là một điều hư ảo trước mắt.
b/ Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của khoa học là vật chất. Tất cả những gì ở xung quanh đều là nhu cầu cần thiết, nếu không có các đối tượng này thì không thể làm được. Để quan sát được các tinh tú trên bầu trời, thì cũng phải nhờ trung gian là những gì đã có. Các nghiên cứu của khoa học chỉ giới hạn trong thời gian, không gian nhất định và chỉ trong phạm vi vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì thế, khoa học dường như đụng chạm tới Kinh Thánh, cách đặc biệt đụng chạm đến 11 chương đầu của sách Sáng thế. Khoa học dường như đang đi tìm về nguồn, nguồn phát sinh mọi sự ở trên trái đất này, kể cả con người. Các nhà khoa học đã đưa ra một giả thuyết, mọi sự có mặt ở trên trái đất này do vụ nổ Bibang, chính các phần tử trong vụ nổ này là nguồn phát sinh mọi sự. Nhưng trên thực tế mọi lý lẽ mà các nhà khoa học đưa ra đều không hợp lẽ và không giải đáp hết được các thắc mắc cho con người. Đó chỉ là lý thuyết của ảo tưởng. Qua đó, càng cho ta thấy được có bàn tay của Thiên Chúa đã làm nên các công trình này, ngoài Ngài ra không có ai và không có nguyên lý nào làm nên vũ trụ này. Ngày nay, khoa học còn nghiên cứu về sự chết của con người. Điều này cũng không cho ta thấy được điều gì, ngoài kết luận là chính Thiên Chúa hướng dẫn và dẫn đưa Linh hồn về với Thiên Chúa.
c/ Khoa học biết có Thượng đế.
Qua những nghiên cứu nhờ thụ tạo, khoa học chỉ biết có bàn tay của Thượng Đế đứng sau những công trình này. Chính Niuton đã phải thốt lên “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua ống kính viễn vọng của tôi”. Các nhà khoa học càng đi tìm kiếm những thực tại càng cho ta thấy được ngoài Thiên Chúa ra không ai có thể làm được. Con người chỉ là người được thừa hưởng những gì mà Ngài đã làm nên. Qua những gì con người làm, đó là sự cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chính họ đã làm nên từ cái có để trở nên cái có. Còn Thiên Chúa làm nên từ không mà có. Chính cái có này, mà con người được mời gọi thực hiện vào công trình của Ngài. Con người dù có giỏi đến đâu cũng nhờ Thiên Chúa để con người đó được phục vụ những con người khác. Qủa thật, chúng ta được biết những công nghệ do các nhà khoa học nghiên cứu cũng chỉ nhằm mục đích mưu sinh và phục vụ con người với nhau mà thôi. Qua trung gian này, giúp ta được tiếp cận gần hơn với Thiên Chúa. Con ngươi bất toàn không thể nhìn trực tiếp với Thiên Chúa nhưng qua trung gian là các thụ tạo mà ta nhận biết có Thiên Chúa, chính Ngài đã ban sức sống cho ta.
2/ Thần học Ki-tô giáo
 a/ Tri thức nghiên cứu:
         Đối với các nhà Thần học Ki-tô giáo, không dùng lý trí tự nhiên của mình để làm sáng tỏ vấn đề nhưng dùng lý trí được đức tin soi sáng. Chính đức tin là nền tảng và điểm quy chiếu để hướng dẫn lý trí thực hiện các nghiên cứu. Lý trí không có đức tin được soi sáng thì những nghiên cứu của các nhà Thần học chỉ là một lý thuyết ảo tưởng chứ không thực tế.
         b/ Đối tượng của Thần học
         Thần học Ki-tô giáo dựa trên các Mạc Khải đế nghiên cứu. Chính Mạc khải là nguồn chính của Thần học Ki-tô giáo. Mạc khải qua tạo dựng. Qua công trình này Thiên Chúa tỏ mình ra qua các tạo vật. Đỉnh cao của công trình tạo dựng chính là con người, con người chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Qua con người, Thiên Chúa đặt để con người trông coi mọi tạo vật Thiên Chúa dựng nên. Sau khi con người sa ngã Thiên Chúa không bỏ rơi con người nhưng tiếp tục ban ơn cứu độ cho con người. Qua đó, cho ta thấy Mặc khải về Ngôi Lời Nhập Thể. Trình thuật những chương đầu của sách Sáng thế cho ta biết rõ điều này. Cho nên Thần học Ki-tô giáo dựa trên những Mạc khải để cho ta thấy rõ hơn về Thiên Chúa.
         c/ Thần học Ki-tô giáo tin có Thiên Chúa.
         Thần học Ki-tô giáo biết có Thiên Chúa là duy nhất và Thiên Chúa có Ba Ngôi. Vì yêu thương con người, nên Thiên Chúa đã sai chính con một yêu dấu của Người xuống để cứu độ con người. Qua đó đưa con người trở về với tình yêu bao la mà Thiên Chúa luôn dành cho con người. Ba Ngôi Thiên Chúa làm nên mọi sự và cho con người được thông phần với công trình này. Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Thánh Irênê cho ta thấy Thiên Chúa rất gần với con người. Chính Ngài đã xuống để ở với con người, chấp nhận thân phận tội lỗi của con người, để tẩy rửa con người khỏi tội “điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm, khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình” (Rm8,3).
3 Một vài nhận định Khoa học có vai trò làm phát triển Thần học.
       Qua những tìm hiểu cụ thể của Khoa học và Thần học nói trên. Cho thấy khoa học và thần học không có sự đối kháng nhau nhưng bổ trợ và giúp nhau làm sáng tỏ hơn các vấn đề. Khoa học dùng lý trí của con người để nghiên cứu những thực tại đã có sẵn trong tự nhiên. Khoa học chỉ nhằm giải thích những sự tò mò của con người, những gì đang diễn ra xung quanh mình nhưng không thể chỉ có con người thấy được nguyên nhân cuối cùng của sự vận hành này. Chính thần học giúp con người sáng tỏ hơn nguyên nhân cuối cùng của sự vận hành này và những gì con người đang hướng tới. Đức tin giúp con người vừa hướng về Thiên Chúa, vừa hướng về thế giới thụ tạo, thế giới của kinh nghiệm nhân sinh [3]. Khoa học dùng lý trí con người để suy luận, nghiên cứu. Thần học nhằm giải đáp nguyên nhân cuối cùng của những công trình ấy.
       Khoa học nhờ những gì đã có sẵn trong tự nhiên để nghiên cứu và tìm hiểu. “Đây được xem như là việc cộng tác của con người vào công trình sáng tạo và tiếp tục sáng tạo của Thiên Chúa. Trong cuộc sống dương gian, Đức Giê-su bày tỏ mình như là vị Thiên Chúa luôn quan tâm đến tất cả các chiều kích của thế giới loài người, chứ không phải là vị Thiên Chúa chỉ hiện diện và hoạt động trong những khoảng thời gian, không gian, môi trường và quan tâm đến một số chiều kích nhất định. Thiên Chúa đã Mạc Khải cho nhân loại về những tương quan trong thế giới thụ tạo nói chung và trong thế giới loài người nói riêng từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế. Sự hiện diện và hoạt động của Người nhằm cải thiện và đem lại sự hòa hợp trong các tương quan này” [4]. Qua đây, cho ta thấy được khoa học cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa trong thế giới thụ tạo, những nghiên cứu và tìm hiểu nhằm mục đích phục vụ con người với nhau. Mỗi con người dương thế, Thiên Chúa ban cho mỗi người cách khác nhau, chính sự khác nhau này mới tăng thêm sự phong phú cho cuộc sống con người. Tất cả chỉ để phục vụ con người và cùng nhau hướng tới một điều tốt đẹp nhất. Khoa học khai mở nguyên nhân và Thần học đúc kết nguyên nhân, hai phạm trù này đi ngược chiều nhau nhưng bổ trợ nhau nhằm đưa lại cho con người những gì là hạnh phúc nhất.
       Chính nhờ những tiến bộ của khoa học như khảo cổ, thiên văn, địa chất mà người ta đã nhận rõ: Thánh Kinh là một kho sách quý giá, chứa đựng những kiến thức về Mặc Khải Ki-tô giáo. Kinh Thánh là một loại văn bình dân chứ không phải là loại văn khoa học [5]. Qua đó, ta có thể nhận thấy khoa học và thần học không có sự mẫu thuẫn nhau, nhưng còn giúp cho khoa học nhận ra những phạm vi đúng về đối tượng nghiên cứu của mình. Trong Tông Huấn loan báo Tin Mừng số 18 cũng nhấn mạnh “mọi lãnh vực của cuộc sống con người như: Văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội… đều là những đối tượng của Phúc Âm hóa. Bởi vì, Phúc Âm hóa là đem Tin Mừng vào trong mọi lãnh vực của nhân loại, và nhờ sự tiếp xúc này sẽ làm thay đổi từ bên trong, đổi mới chính nhân loại”.
       Khi nghiên cứu có những điều các nhà khoa học không thể đi đến kết luận cuối cùng, thì họ nhìn nhận chỉ có Thượng đế mới có thể cho họ câu trả lời. Đặc biệt thấy rõ khi nghiên cứu về sự sống và sự chết của con người. Con người không thể sống mãi trên trần gian, dù cách nào đi nữa cũng không thể níu kéo con người ở lại trần gian mãi mãi. Sự sống sau khi chết là gì ? đây cũng là một trong những vấn đề mà khoa học hằng ngày vẫn tìm kiếm và dường như không thể có câu trả lời. Chính Thần học là câu trả lời cho khoa học. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu được con người. Khi kết thúc cuộc sống này chính Thiên Chúa tiếp nhận sự sống này.

Sách tham khảo
1.  Tập san Đức Tin và Văn Hóa. Số 3, tháng 5 năm 2014. Đại Chủng Viện Vinh Thanh.
2.  Tổng Luận Thần Học, Thánh Thomas Aquino. Dịch giả: JOACHIM Nguyễn Văn Liêm, O.P. Nhà xuất bản TP. HCM năm 2001.
3.  Dẫn vào Thần học. Lm. Nguyễn Văn Tuyên. NXB Tp. Hcm.
4.  Dẫn vào Thần học. Thomas P.Rausch, S.J. Nhà xuất bản Tôn giáo.
5.  Đức Tin Tìm Kiếm Sự Hiểu Biết. Biên dịch: Lm Nguyễn Luật Khoa. OFM. Nhà xuất bản Phương Đông.
6.  Nguyên Lý Của Thần Học Công Giáo. Hồng y Joseph Ratzinger. Biên dịch: Lm Nguyễn Luật Khoa. OFM. Nhà xuất bản Phương Đông.




[1]Lm. Nguyễn Văn Tuyên,  Dẫn vào Thần học,  NXB Tp. Hcm.
[2] ThacS. Nghiêm Xuân Huy, “Vai trò của kiến thức thông tin đối với khoa học”, http://www. Thuvienquocgiavietnam.vn. Truy cập ngày 15/01/2015.
[3] Phêrô Nguyễn Văn Viên, “Tập San Đức Tin và Văn Hóa”, Số 3( tháng 5/2014), Đại Chủng Viện Vinh Thanh . Tr 20
[4] Phêrô Nguyễn Văn Viên, “Tập San Đức Tin và Văn Hóa” . Tr 21.
[5]Trung Tâm Học Viện Đa minh, Mục vụ Huấn giáo, Tr 77.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

SỨC MẠNH CỦA PHÁI ĐẸP LÀ SỨC YẾU CỦA PHÁI MẠNH

                                                                                                                    Anton nguyễn Công Chính
I/ Dẫn nhập:
       Qua trình thuật Sáng thế cho ta thấy, Thiên Chúa là chủ nhân của công trình tạo dựng muôn loài, muôn vật. Con người là đỉnh điểm của công trình tạo dựng này. Thiên Chúa đã ban cho con người quyền trên tất cả mọi vật trên mặt đất, nơi mà Thiên Chúa đã làm ra từ không mà có.
       Khởi đầu Thiên Chúa làm nên người nam trước và ban sinh khí để con người đầu tiên này được sống. Con người cảm thấy trống vắng sau khi đã đặt tên cho các con vật mà không tìm thấy có ai phù hợp với mình. Chính điều này làm con người đâm ra buồn rầu, chán nản. Thiên Chúa đã thấu suất sự buồn của con người nên đã để cho con người đầu tiên này thiếp đi trong giấc ngủ. Chính trong giấc ngủ này, Thiên Chúa đã lấy sương sườn của ông để làm nên người phụ nữ. Sức sống của người phụ nữ này lấy sức sống từ người nam. Thiên Chúa đã cấm con người không được ăn trái cây ở giữa vườn. Thực sự, điều gì cấm thì con người càng muốn tò mò, muốn biết. Phải nói, công trình của Thiên Chúa rất rộng lớn, nhưng con người không đi xa cây mà Thiên Chúa đã cấm, mà cứ muốn làm và tìm những thức ăn ở quanh cây này. Phải chăng, con người muốn khám phá điều bí ẩn ở trong cây này?. Qủa thực, người ta thường nói “lửa gần rơm nâu ngày cũng bén”. Chính người phụ nữ đã đưa tay hái trái cây đó để ăn. Sau khi người phụ nữ này ăn thì bà cảm thấy có điều gì đó rất khác trong mình. Phải chăng lúc này, bà đã dụ dỗ rất khéo léo thì người đàn ông mới ăn và để cảm nhận sự khác lạ cách chắc chắn trong người mình. Ông đã không thể nào trống trả lại được sự quyến rũ của bà nên đã tin, nghe lời bà và đã ăn trái cây đó. Qủa nhiên, điều gì đến đã đến, khi ông ăn xong thì ông cũng cảm thấy trong người rất khác lạ. Một sự khác lạ đến tận cùng và nhìn người ở cùng với mình lúc này đang không có gì mặc trên người. Lúc đó người đàn bà mới tỉnh ngộ, điều khác trong người mình là đúng sự thật. Người đời thường nói “không ai biết chính mình ngoài người khác đánh giá mình”. Trong lúc túng quẫn nhất, thì hai con người này mới kết lá vả để che thân. Dường như, thấy được sự tội ở trong con người mình. Vấn đề thấy đầu tiên chính là vấn đề tính dục. Đây cũng là điều mà con người ngày hôm nay đang phải vất vả để chiến đấu. Con người lúc này cũng đang có tâm thức về Thiên Chúa. Khi nghe thấy tiếng gió thổi thì con người đã biết rằng Thiên Chúa đang đến. Đây cũng là thời điểm cuối cùng mà con người được đàm đạo với Thiên Chúa một cách trực tiếp. Sau giờ phút này, thì con người không được gặp Thiên Chúa một cách trực tiếp hay được sống trong mối tình thân mật như trước kia. Mọi thứ dường như đi ngược lại với con người, để con người chiến đấu với những thực tại để dành lấy sự sống cho mình.
       Sự trừng phạt của Thiên Chúa với con người dường như mở ra một cuộc tạo dựng mới. Đó chính là cuộc cách ly giữa con người với Thiên Chúa. Con người muốn tồn tại ở trên mặt đất này, phải chiến đấu với những gì có thể nguy hại đến tính mạng mình. Mọi sự con người được thừa hưởng trước kia, dường như đã quay lưng lại với con người. Thiên Chúa thấy được sự yếu duối của con người nên đã không vì tức giận mà đoạn tuyệt với con người muốn làm gì thì làm, sống chết mặc bay. Qua sự trừng phạt con “rắn”, Thiên Chúa đã mở ra ơn cứu độ dành cho loài người. Chính Con Một yêu dấu của Thiên Chúa sẽ trực tiếp đến đế mang ơn cứu độ đến cho con người.
       Sau khi phạm tội, con người đánh mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất sự quân bình trong con người nam và nữ. Nam và nữ có chiều hướng về nhau, tính dục đã làm rối loạn trong con người nam và nữ, Người nam muốn người nữ và ngược lại. Đây cũng là những vấn đề mà đề tài này muốn được trình bày, để thấy được sự ảnh hưởng của người nữ trên người nam và người nam trên người nữ. Qua đó, thấy được sức mạnh của phái đẹp là sức yếu của phái mạnh là gì. Cách đặc biệt trong Kinh Thánh Cựu ước.
II/ Nội dung
1/ Phái mạnh thích điều gì ở phái đẹp
       Qủa thực, để nói rõ từng chi tiết mà phái mạnh muốn ở phái đẹp thì nhiều vô kể. Phái đẹp chính là nét đẹp mà Thiên Chúa đã ban. Người ta thường nói “không có người phục nữ nào xấu mà chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Qủa thực, làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của con người nói chung và của người phụ nữ nói riêng. Nhưng cách chung nhất, tôi muốn được trình bày ở đây qua 7 điểm cả bản nhất mà khiến phái mạnh chú ý. Đây không phải là quan điểm của tôi nhưng qua tìm hiểu cách chung nhất.
       a/ Đôi mắt:
       Điều đầu tiên đó chính là đôi mắt. Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Qủa thực đúng như vậy, nhìn vào đôi mắt ta có thế thấy được phần nào con người ấy như thế nào?. Để mô tả chi tiết một đôi mắt như thế nào là đẹp và đôi mắt như thế nào là xấu thì quả là điều khó. Vì nét đẹp là sự cảm nhận của mỗi người, không ai giống ai. Nhưng có một cái nhìn chung nhất ở nơi người phụ nữ, khi người ta nhìn vào đôi mắt vẫn toát lên một điều mà người khác không thể nào bỏ qua. Nhưng điểm chú ý đầu tiên mà phái mạnh để ý vẫn là đôi mắt. Người ta thường nói: “cô ấy có đôi mắt sắc, cô ấy có đôi mắt nhân từ, hiền hậu, đôi mắt của lòng bao dung hay một cách khác nữa đó là đôi mắt “bồ câu”. Từ trước đên nay người ta vẫn quan niệm “bồ câu”, thể hiện cho sự hòa bình. Ngày xưa, họ dùng “bồ câu” để đưa thư. Trong Kinh Thánh, chính ông Nô-ê đã dùng “bồ câu” để trinh thám mặt đất. Trong Kinh Thánh “bồ câu” tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Phải chăng “bồ câu”, tượng trưng cho sự khôn ngoan, lòng trung thành. Như vậy, đôi mắt của phái đẹp phải làm sao toát lên được những điều ấy. Ngày nay như ta đã thấy, người phụ nữ thương trang điểm cho đôi mắt của mình làm sao có điểm nhấn. Có người uốn lông mi làm sao cho cong hết sức, tô mắt làm sao có đủ màu sắc. Qua đó, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của mình. Tất cả những thứ đó chỉ là phụ thể còn bên trong mới là cả một vấn đề. Như ta đã thấy có nhiều người, tạo cho mình đôi mắt rất đẹp nhưng có những người lại tạo cho mình đôi mắt mà người ta nhìn vào mà thấy sợ. Tất cả những thứ đó chỉ là giả tạo. Để có một đôi mắt đẹp không phải phụ thuộc vào những thứ đó nhưng xuất phát từ bên trong tâm hồn, xuất phát từ trái tim. Đó mới là cái nền tảng và không bao giờ mất đi. Trong Kinh Thánh Thiên Chúa sử dụng nhiều ngôn từ liên quan đến ánh mắt như “nhìn xung quanh để hỏi các môn đệ. Ánh mắt đưa đến cho Phê-rô một sự thức tỉnh. Ánh mắt đưa đến cho Giu-da nhưng Giu-da đã không thức tỉnh, …..”. Chúng ta hãy học nơi Chúa Giê-su để thấy được ánh mắt của sự tha thứ, ánh mắt của lòng bao dung, ánh mắt nghĩ cho người khác….
       b. Nụ Cười
       Vấn đề thứ hai trong phần này, chính là “Nụ Cười” của phái đẹp. Người ta thường nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Qủa thật, nụ cười chính là mối tương giáo giữa con người với con người. Nhìn vào nụ cười ta có thể thấy được con người đó dễ gần hay khó gần. Có những nụ cười chỉ đi qua thôi nhưng đã để lại cho người tiếp nhận một nỗi nhớ sao xuyến. Cũng có những nụ cười làm ta không muốn nhớ, nói hơi quá đó là “làm ta không dám ngủ vì sợ gặp ma”. Nụ cười chính là nét đẹp của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng. Ngày nay, đối với phụ nữ khi đi ra ngoài, người ta thường tô cho đôi môi của mình có phần trang trọng, để khi cười họ cảm thấy tự tin. Dường như họ quan niệm, nụ cười có đẹp hay không phụ thuộc hoàn toàn ở đôi môi. Người ta thường nói: cô ấy có ấy có nụ cười quyến rũ, có ấy có nụ cười hoa hồng. Qủa vậy, hoa hồng tượng trung cho tình yêu, sự chung tình, sự tươi thắm. Cho nên, nụ cười chính là tiếng nói đầu tiên của mối tình con người, nó giống như tiềng khóc đầu tiên của đứa trẻ mới sinh. Khi phái mạnh, nhìn thấy sự tươi vui được nở trên môi phái đẹp, dường như đó là một lời nhắn nhủ cho phái mạnh biết dồn sức lại để tiếp cận đối tượng. Đây cũng là điểm son để người phụ nữ biết quến rũ đàn ông.
       c/ Mái tóc
       Điều mà phái mạnh quan tâm nữa đó chính là mái tóc của phái đẹp. Người ta thường nói “mái tóc là góc con người”. Qua mái tóc nói lên được bản chất và tăng thêm sự quến rũ của phái đẹp. Có nhiều phụ nữ rất trau truất cho mái tóc của mình được mềm mại và ỏng ả. Mái tóc cũng nói lên nhân cách và sự dịu dàng của phái đẹp. Mái tóc của phụ nữ chính là điển làm dáng và gợi tình nhiều nhất. Cho nên, người phụ nữ luôn chú ý đến mái tóc của mình để khi tiếp súc với người khác phái giúp họ tăng thêm niềm tin, sự quyền rũ. Mái tóc tô thêm vẻ đẹp của người phụ nữ. Mái tóc làm sao phải hợp với khuôn mặt của mình. Một sự kết hợp hài hào giữa khuân mặt và mái tóc sẽ tăng thêm vẻ đẹp và làm cho phái mạnh phái lịm đi. Dường như, điểm chú ý và sức thu hút đôi phái mạnh chính là những đặc điểm trên khuân mặt của phái đẹp. Đây chính là điểm nhấn mà phái mạnh chú ý đầu tiền. Qua đó, cũng làm cho phái đẹp tăng thêm sự chăm sóc để có thể thu hút sự chú ý của phái mạnh.
       d/ Đôi chân
       Như chúng ta đã biết đôi chân ai cũng có, nó là phương tiện tối thiểu nhất của con người. Nhưng phái mạnh lại rất thích chú ý đến đôi chân của phái đẹp. Khi sức quyến rũ của phái đẹp thì phái mạnh không chỉ dừng lại ở khuân mặt nhưng sẽ còn dừng lại ở đôi chân của phái đẹp. Một đôi chân thon thả và sử dụng một chiếc quần jans bó sáy thì phái mạnh khó lòng có thể bỏ qua. Họ sẽ dừng lại để chiêm ngưỡng tiếp vẻ đẹp quến rũ đó. Bởi chính nơi đây họ thể hiện “nữ tính” của họ, nên phái mạnh khó lòng có thể bỏ qua. Cách đặc biệt khi phái mạnh được chiêm ngưỡng từ phía sau của phái đẹp. Trong con người bản năng tính dục luôn được hình thành. Nhu cầu thân xác vẫn là điểm khởi đầu cho những cuộc đi tiếp của phái mạnh.
       đ/ Vòng một
       Thiên Chúa đã trừng phạt người phụ nữ sau khi phạm tội, đó là nhiệm vụ sinh con. Cho nên, vòng một chính là điều mà người phụ nữ có để làm nhiệm vụ nuôi con. Con người sinh ra đều được nuôi từ dòng sữa mẹ. Vòng một thể hiện căn tính của phái đẹp. Có nhiều phái đẹp sở hữu vòng một thực sự hết sức quyến rũ cộng với làn da mượt mà càng làm cho phái mạnh thực sự ham muốn . Đây là điểm mà phái mạnh có vẻ thường hay chú ý nhất vì thể hiên ra ngay trược mặt phái mạnh. Người ta thường bảo điều gì bí ẩn nhất chính là điều mà người ta muốn khám phá nhất. Ngày nay, phái đẹp quá chú trọng đến việc này. Để làm sao cho vòng một của mình thật sự hấp dẫn và tăng thêm sự quyến rũ của phái mạnh. Chính vì thế, nhu cầu nâng vòng một ngày càng nhiều. Chính điểm này làm cho phái mạnh phải tìm đến sự thu hút và sự thật.
       E/ Phong cách ăn mặc
       Ca dao tục ngữ có câu “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Qua phong cách ăn mặc người ta có thể đánh giá được phần nào đó về con người. Đối với quan niệm ngày xưa thì nhu cầu “ăn no mặc ấm”, đối với quan niệm ngày hôm nay thì câu này đã trở thành “ăn ngon mặc đẹp”. Đây là nhu cấu thiết yếu của thời đại. Mỗi thời đại có mỗi phong cách khác nhau. Phái đẹp sở hữu một vẻ đẹp tự nhiên nhưng nếu không biêt cách ăn mặc thì điều này cũng làm giảm đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Với vẻ đẹp tự nhiên đã có nhưng nếu biết cách ăn mặc càng tăng thêm vẻ đẹp và phái mạnh được thu hút hơn bao giờ hết.
2/ Phái đẹp thích điều gì ở phái mạnh
       a/ Tài lẻ:
       Phái đẹp rất chú trọng tới tài lẻ của phái mạnh. Đây là điểm thích thú đầu tiên đôi với họ. Nên phái mạnh nào sở hữu nhiều tài lẻ thì càng dễ thu hút của phái đẹp. Thực sự, tài lẻ trong con người ai cũng có nhưng có những người có rất nhiều tài lẻ, những tài lẻ này có một đặc thù rất đặc biệt. Phái mạnh rất muốn khám phá những điều mà chưa được tỏ bày, cho nên phái mạnh không chú ý gì đến lý thuyết là mấy nhưng căn bản vẫn là điều thực hạnh. Người ta thường nói “trăm hay không bằng tay quyen”. Cho nên, phái mạnh thường tạo cho mình những công việc mang tính sáng tạo. Như chúng ta đã thấy, phái mạnh nào mà có nhiều tài năng thì có rất nhiều phái đẹp để ý và muốn chiếm đoạt người ấy cho riêng mình.
       b/ Chu đáo
       Không có phái đẹp nào mà không muốn sự quan tâm của phái mạnh. Chính sự quan tâm này mới làm cho mình được hạnh phúc và có một chút gì đó là lòng tự trọng. Phái đẹp muốn phái mạnh nhớ những ngày quan trọng của mình. Chính những lúc đó phái đẹp sẽ không cảm thấy sự lạc lõng, bỏ rơi. Sự chu đáo của phái mạnh sẽ làm tăng thêm sự quyến luyến, nhớ nhung đối với phái đẹp. Sự chu đáo theo quan niệm của phái đẹp đó là sự trung thành, sự quý mến, sự quan tâm đặc biệt của phái mạnh. Nếu phái mạnh không có điểm này thì quả là điều thiếu sót trong cái nhìn của phái đẹp.
       c/ Hài hước
       Đôi với phái đẹp, sự hài hước của phái mạnh cũng là điểm chú ý. Chính sự hài hước này tạo cho phái đẹp có sự gần gũi, muốn khám phá con người này nhiều hơn. Trong cuộc sống con người không ai muốn lúc nào cũng buồn cả, để có niềm vui thì phải có những con người phá tan nỗi buồn đó để bù vào đó là tiếng cười của người gây ra tiếng cười đó. Sự hài hước, nơi người nam thể hiện rất rõ nơi nét mặt, dáng bộ.
       d/ Nụ cười tươi
       Để có được nụ cười nơi phái mạnh thực sự không phải là đễ nhưng cũng thực sự không phải là khó. Tiếng cười chính là nét đẹp của cuộc sống. Trong cuộc sống không có tiếng cười giống như sống mà không có không khí. Trong con mắt của phái đẹp, nụ cười nơi phái mạnh chính là niềm an ủi, mở lòng ra để đón nhận.
       đ. Lãng mạn
       Phái đẹp cũng chú ý tới sự lãng mạn của phái mạnh. Con người ai muốn có những giây phút thoải mái, chính những lúc giải trí là những lúc làm cho tâm hồn của mình được tươi trẻ nhất. Thật bất hạnh cho những phái mạnh không biết tận hưởng những giây phút thư giãn. Phái đẹp muốn được được nâng niu, chiều chuộng, muốn được ôm ấp vỗ về. Nếu phái mạnh không có những sự lãng mạn thì làm sao có thể làm được. Hiểu tâm lý của phái đẹp thực sự là khó nhưng trong tình yêu nhất thiết là có những điều này. Phái mạnh có tâm hồn lạng mãn cũng làm cho phái đẹp bớt đi những lo âu trong cuộc sống.
       e/ Tự tin
       Phái đẹp rất thích sự tự tin của phái mạnh. Chính sự tự tin này tăng thêm vẻ đẹp nơi phái mạnh. Sự tự tin nói lên sự mạnh mẽ của phái mạnh. Trong cuộc sống, nếu không có sự tự tin thì khó có thể làm được gì. Trong con người phái đẹp, sự mền dẻo, yết ớt chính là bản sắc của phái đẹp nói chung, nên họ rất cần sự bổ trợ những điều đó từ phái mạnh. Chính phái mạnh sẽ làm cân bằng những điều đó trong con người của phái đẹp. Từ đó, sẽ mang đến cho họ sự tự tin nhất định.
       f/ Khả năng thống trị
       Phái mạnh chính là người làm chủ trong gia đình, là người lên kế hoạch cho những dự tính trong tương lai của mình. Bản tính của phái mạnh không thích sự phụ thuộc, chính sự phụ thuộc làm cho phái mạnh có sự vướng chân nhất định. Sự thống trị nói lên sự uy quyền của phái mạnh. Một con người thành công thì đó chính là những con người biết lãnh đạo, biết nhìn xa trông rộng để thấy được sự việc.
III/ Ảnh hưởng của phái đẹp đến phái mạnh trong Kinh Thánh
       Ở phần trên, ta đã nói đến những điểm tích cực của phái mạnh và tích cực của phái đẹp. Như vậy, hai phái này có ảnh hưởng qua lại với nhau, tạo nên sự gần gũi. Chính những điểm mạnh của phái đẹp lại là điểm yếu của phái mạnh. Qua những câu chuyện trong Kinh Thánh sẽ cho thấy rõ điều này. 
a/ Sa ngã của A-dam
Thiên Chúa dựng nên A-dam và ban sinh khí để con người này được sống. Người phụ nữ chính là sản phẩm mà Thiên Chúa đã rút sương sườn từ A-dam ra. Sức sống của người phụ nữ phụ thuộc vào sức sống của con người đầu tiên này. Trong thời gian sống trong vườn địa đàng, con người được hưởng những gì mà Thiên Chúa đã làm nên, ngoại trừ cây ở giữa vườn là không được ăn. Con người ở trong vườn địa đàng này thật sung sườn, không phải làm gì mà vẫn có ăn. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân của sự tội, người ta thường nói  "nhàn rỗi sinh ra đạo tặc". Chính người đàn bà muốn khám phá điều bí ẩn nơi trái cây ở giữa vườn, xem cây đó là loại cây gì mà Thiên Chúa phải cấm. Khi người đàn bà khám phá trái cây đó, thì từ ánh mắt đã toát lên sự đẹp ở nơi trái cây này : « Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt » (x. St 3,6). Từ ánh mắt này đã đi vào trong tâm trí của bà và dẫn đến hành động đưa tay hái trái cây đó để ăn. Sau khi bà đã ăn, có lẽ bà đã dụ dỗ rất khéo léo nên A-dam mới dám ăn. Chính vì sự ngon ngọt của người phụ nữ này, nên A-đam đã không thể từ chối được. Trong tâm trí lúc này, A-đam đã không còn nhớ đến những Lời của Thiên Chúa đã dặn và cấm đoán ông trước kia, Lúc này chỉ là những lời ngon ngọt của người phụ nữ này. A-dam đã rất tin tưởng người phụ nữ ở bên mình, nên ông đã nghe và liền ăn trái cây đó « Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn » (x. St 3,12). Đây cũng là điều đã truyền lại cho muôn đời sau, người đàn ông khó lòng có thể đứng vững trước phái đẹp. Chính tính dục đã làm đảo tất cả trong con người.
b/ Sa ngã đối với Gia cóp
       Sau khi Gia-cóp dành được lời Chúc phúc từ người cha là I-xa-ác, với sự giúp đỡ của người mẹ. Chính người mẹ này cũng sắp xếp để Gia-cóp rời khỏi nhà đến ở với ông La-ban khỏi bị Ê-xau tìm cách giết vì đã chiếm lấy lời chúc phúc. Ở tại gia đình ông La-ban, ông đã có lòng yêu thương Ra-khen em của Lê-a. Ông không yêu thương người chị vì người chị xấu hơn người em rất nhiều «Cô Lê-a mắt lờ đờ, còn cô Ra-khen duyên đáng và có nhan sắc » ( St 29,17), Vì muốn lấy được cô Ra-khen nên ông đã tình nguyện ở với ông và làm không công cho ông La-ban trong vòng bảy năm để lấy được cô Ra-khen. Cho nên, đứng trước một người phái đẹp, phái mạnh đâu có cần gì và nghĩ được gì ngoài việc bằng cách nào có thể chiếm đoạt được người này về tay của mình. Sau 7 năm qua đi với công việc vất vả là chăn dê và làm mọi công việc trong nhà cho La-ban. Nhưng trở trêu thay trong ngay cưới, người lên động phòng với Gia-cóp không phải là người con gái mà ông hằng mong đời và chờ đợt xuất bảy năm không công để lấy người con gái này nhưng không được. Người con gái động phòng với ông lại chính là người chị Lê-a. Ông đã rất đau lòng vì đã lằm với cô nên không thể thay đổi được. Ông tức mà không làm được gì. Đến nói với ông La-ban và ông đã trả lời «trong niềm chúng tôi không có tục lệ gả em gái trước khi gả chị » (St 29,26). Còn nỗi đau nào hơn cho bằng nỗi đau lấy nhầm vợ. Cũng may cho thời bấy giờ, năm thê, bảy thiếp là chuyện thường tình nên chuyện đó không thành vấn đề. Ông đã chấp nhân ở với ông La-ban bảy năm không công nữa để lấy được người con gái mà ông vẫn hằng mong đợi. Qủa thực, để lấy được người mình yêu thì bảy năm đâu đã là gì với cả một đời người. Phái đẹp có sức hút rất lớn đối với phái mạnh. Từ ánh mắt của Ra-khen mà Gia-cóp không thể nào quên được, một ánh mắt đầy trìu mến và đầy sự quyến rũ. Chính người con gái này đã chiếm của ông 14 năm trong cuộc đời. 14 năm đối với một người quả là điều rất dài. Trong 14 năm này sẽ xẩy ra biết bao sự kiện quanh mình nhưng 14 năm đối với một người đẹp thì chẳng đáng là gì. Mọi sự kiện bên ngoài dù có thay đổi nhưng lấy được người mình yêu thì đâu có cần những thứ bên ngoài. Người đẹp bên mình là tất cả rồi, chính người đẹp này sẽ lấp đầy những sự thay đổi mà 14 năm đã trôi qua. Sau khi đã lấy được Ra-khen, ông đã dẫn cả gia đình của ông rời khỏi La-ban và tất cả những gì ông đã làm được. Phái chẳng sức mạnh của phái đẹp thôi thúc ông trở về với quê hương của mình. Và cuộc trở về cùng với tất cả gia đình ông là niềm vui, niềm phấn khởi sau lời chúc phúc của La-ban với nhiệm vụ ông sẽ thay La-ban chăm sóc các con của ông được mọi sự bình an.
       c/ Sa ngã của Sam- sôn
       Sam- sôn là người được Thiên Chúa ban cho sức mạnh phi thường. Ngay từ đầu khi cứu mang đứa trẻ này, Thiên Chúa đã dặn ông Ma-nô-ác rất kĩ, là dặn với vợ ông trong thời kì màng thai, vợ ông không được uống rượu và những thứ có men, cũng đừng ăn mọi thứ không trong sạch. Chính đứa trẻ này sinh ra sẽ là một na-dia, nghĩa là người của Thiên Chúa, nên dao cạo sẽ không được lướt trên đầu đứa trẻ này. Qủa thực, lời Thiên Chúa được ứng nghiệm, đứa trẻ sinh ra rất khỏe và mọi người sẽ không biết sức mạnh của ông có được là từ đâu. Chỉ có Cha mẹ và ông biết điều này, ông cũng không bao giờ tiết lộ cho ai biết mình có sức mạnh như vậy là nhờ đâu. Ông đã dùng sức mạnh của mình để làm mọi chuyện, nhưng làm trong trong đường lối của Chúa. Không ai có thể làm ông ngã quỵ và chịu tiết lộ bí mật đó cho ai. Nhưng trớ trêu thay, sức mạnh của ông đã bị lấy cắp cũng chỉ vì người phụ nữ tên là Đa-li-la, người của Phi-li-tinh. Chính người phụ nữ này đã quyến rũ ông và ông đã thổ lộ sức mạnh cho người phụ nữ này sau nhiều lần dụ dỗ. Sau nhiều lần dụ dỗ với sự quyến rũ của phái đẹp ông đã không thể giữ được bí mật của mình. Chính trong lúc đó, nàng đã để cho ông ngủ say trên đầu gối của nàng và sai người đến cạo tóc ông, thế là sức mạnh của ông mất, tức là Thiên Chúa không còn ở với ông nữa. Qua câu chuyện này, cho ta thấy phái mạnh dù có mạnh mẽ và cứng rắn đến đâu cũng không thể nào cứng lòng và mạnh mẽ đối với phái đẹp. Phái mạnh khi đứng trước phái đẹp thường quên hết những gì là ngoại cảnh bên ngoài đang diễn ra, làm mê mẩn trí lòng, lúc này chỉ là những lời nói, những cử chỉ âu yếm làm cho phái mạnh phái buông tất cả những gì là phòng ngự để thuộc trọn về người đó. Cho nên dù ông có mạnh và cứng rắn nhưng đã ngã lòng trước phái đẹp.
       d/ Sa ngã của Đa-vít
       Đa vít là con người có tài, khéo điều binh khiển tướng. Thiên Chúa đã giúp ông nên trên mọi chiến trường đều thắng. Không có kẻ thù nào có thể hạ gục đường lối lãnh đạo của ông. Một con người rất mạnh mẽ và uy quyền. Các đại tướng không ai có thể đánh gục ông nhưng ông đã bị phái đẹp đánh ngục một cách thê thảm nhất. Cuộc đi dạo đầy thơ mông trên sân thượng nhà vua, ông đã nhìn thấy một phụ nữ đang tắm, lúc đó tính dục nổi lên làm ông không có suy nghĩ nào khác đó là tìm cách chiếm được người phụ nữ này. Qủa thực, với anh mắt của phái mạnh có thể thấu xuất được những nét đẹp của phái đẹp. Ở đang xa mà nhìn thấy phái đẹp đang tắm, đâu có thể mô tả được người đó đẹp hay xấu. Nhưng đối với Đa vít có tài nhìn người nên ngay từ đang xa ông có thể thấy được người phụ nữ rất đẹp « nhan sắc tuyệt với » (x.2Sm 11,2). Chắc chắn lúc này ông chỉ nhìn thấy vòng một của người phụ nữ mà tính dục của ông đã nổi lên. Sau khi đã cho lính thăm dò và kết luộn rằng bà này đã có chồng, chồng bà chính là U-ri-gia, người đang ở ngoài chiến trường dưới sự điều khiển của ông. Mặc dù đã có chồng những Đa-vit không thèm để ý đến chuyện đó. Ngay lúc này đây Đa-vít chỉ có một ý nghĩ là được chiếm trọn hảo và khám phá thân xác đẹp đó mà thôi. Chính vì thế điều gì đến đã đến, ông đã lằm với bà và bà đã mang thai. Sau đó, là một mãn diễn để đổ tội cái thai đó cho chồng là U-ri-gia nhưng không thành. Nước cuối cùng là dàn xếp cho ông chết ở chiến trường. Sau đó Đa-vit rước bà về với mình.Việc đó không được đẹp lòng Thiên Chúa nên Thiên Chúa đã trừng phạt ông. Qua đây, cho ta thấy phái mạnh dù có mạnh mẽ trước bao nhiêu người những lại yếu đuối trước vẻ đẹp của phái đẹp.
       e/ Sa ngã của Sa-lo-mon
       Sa-lô-mon là một nhà vua có công rất lớn cho các công trình của Thiên Chúa. Ông được mệnh danh là nhà vua khôn ngoan. Khi được Thiên Chúa cho ông chọn một điều ước, ông đã không muốn điều gì ngoài được ơn khôn ngoan. Chính điều này, Thiên Chúa đã ban cho ông tất cả những gì ông muốn, bởi vì ơn khôn ngoan bao trùm tất cả. Ông thể hiện sự khôn ngoan của mình trong vụ xét xử đứa con. Ông đã dùng chính sự việc để qua đó nói lên được tình mẫu tử của người mẹ đối với người con. Không những thế ông còn làm được nhiều điều khác trong cuộc đời của ông. Ong đã thực hiện việc xây cất đền thờ cho Chúa ngụ. Việc xây cất này, ông thực hiện cách triệt để theo ý của Thiên Chúa. Ông là một người rất trung thành với Thiên Chúa trong việc xây cất. Trước mặt người đời ông là người có uy quyền. Trước nhan Thiên Chúa ông cũng là người có uy tín nhất. Tất cả những thứ đó ông đã đánh mất trước phái đẹp. Ông đã phải lòng các cô gái đẹp. Các cô này lại chính là những người ngoại nên họ đã dụ dỗ ông và ông đã làm theo những gì mà phái đẹp ở bên ông yêu cầu. Lúc này ông cũng không còn nghĩ gì đến Thiên Chúa nữa mà lúc này chính là những lời của phái đẹp đã che hết tất cả những gì là Lời của Thiên Chúa nói với ông và đã từng yêu thương ông. Chính phái đẹp đã đưa ông xa rời Thiên Chúa để đi thờ các thần ngoại. Thiên Chúa đã trừng phạt ông và trao vường quốc vào tay người khác. Thiên Chúa không lấy tất cả, vì nể Đa-vít nên đã để lại cho ông một ít «vì nể Đa-vít tôi tớ của Ta, và vì Giê-ru-sa-lem, thành đô Ta đã chọn, Ta sẽ không giựt lấy cả vương quốc, nhưng sẽ để lại cho con của người một chi tộc » (x. 1V 11,13).
IV/ Kết luận
       Qua tìm hiểu ta có thể thấy phái đẹp có ảnh hưởng rất lớn đến phái mạnh. Những con người mang trong mình sự cứng rắn, không ai có thể đánh đổ được nhưng họ đã đổ và ngã lòng trước phái đẹp. Phái mạnh đứng trước phái đẹp dường như họ không có thể suy nghĩ được gì ngoài việc muốn chiếm hữu người đó hay làm bất cứ điều gì họ muốn. Tâm trí con người ra ngu muội nhiều nhất vẫn là đứng trước phái đẹp. Như vậy sức mạnh của phái đẹp là tạo sự quyến rũ để phô bày hết những gì họ có để gây sự chú ý và chiếm được trái tim của phái mạnh. Phái mạnh dù có mạnh mẽ và cứng rắn trước biết báo sự việc những không thể cứng rắn trước phái đẹp. Cho nên người ta vẫn dùng mĩ nhân kế để có thể đánh đổ những người có uy quyền. Đối với tôi, hằng ngày hãy cầu nguyện và sống trong mối tương quan với Chúa. Phái đẹp chỉ là phương tiện để thấy Thiên Chúa tuyệt hảo đến dường nào. Qua đó ta thấy, Thiên Chúa còn tuyệt đẹp hơn rất nhiều.