Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

IT-RA-EN TRONG SỰ CHỌN LỰA

At Nguyễn Công Chính
I/ Dẫn nhập
        Sách Gio-suê nói về việc Thiên Chúa thực hiện lời hứa đối với dân It-ra-en, ban cho dân phần đất mà đân It-ra-en sẽ cư ngụ. Nhưng phần đất này không phải tự nhiên mà có. Thiên Chúa muốn dân phải chiến đấu để dành được phần đất này. Thực ra dân It-ra-en chỉ là phương tiện để Thiên Chúa thực hiện. Qua đó, nói lên uy quyền và tình thương mà Thiên Chúa đã dành cho dân của Người. Không chỉ trong sách Gio-suê mới nói về tình yêu của Thiên Chúa nhưng tình yêu của Thiên Chúa đã trải dài trong dòng lịch sử. Qua dân It-ra-en Thiên Chúa tỏ lộ cho ta cách rõ ràng nhất.
        Khi đã hoàn tất một chặng đường nào thì người ta thường nhìn lại những kì công đó. Ngày nay, ta thường nghe có những lễ như “kỉ niệm 10 năm giám mục, 20 năm Linh mục, 50 năm thành hôn….”. Tất cả là để tạ ơn Chúa vì biết bao hồng ân mà Ngài đã dành cho trong suất những năm qua. Cũng vậy, khi đân It-ra-en vào được đất hứa, thì ông Gio-suê cũng cho dân nhìn lại quãng thời gian mà đân đã đi qua. Qua đó, dân It-ra-en thấy được tình yêu bao la mà Thiên Chúa đã dành cho họ trong quãng thời gian qua, với biết bao khó khăn, gian khổ dân đã vượt qua được không phải nhờ sức dân mà chính là nhờ bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Qua đây, ông Gio-suê cho dân thấy được nếu không có Thiên Chúa thì họ không có được như ngày hôm nay.
        Ngày từ khởi nguyên tạo dựng, Thiên Chúa đã ban cho con người quyền tự do để tự quyết định lấy số phận của mình. Trong sách Gio-suê một lần nữa cho ta thấy sự tái diễn cuộc tạo dựng lần thứ hai. Đó là một sự tự do được thực hiện rõ ràng trong dân It-ra-en. Trong Kinh Thánh có nói “ Thửa xưa, nhiều lần nhiều cách. Thiên Chúa đã phán dậy chúng ta qua các ngôn sứ nhưng vào thời sau hết Thiên Chúa đã phán dậy chúng ta qua chính con một của Người ”. Chính vì thế, trong sách Gio-suê, cho ta thấy chính dân It-ra-en tự do quyết định lấy vận mệnh của mình là chọn Thiên Chúa hay không chọn Thiên Chúa. Một sự tự do chọn lựa không phải mờ ảo nhưng là một sự tự do đã được suy nghĩ và đưa quyết định đó ra bên ngoài. Một khi đã chọn ai thì phải trung thành với sự tự do chọn lựa đó và chắc chắn khi phạm lỗi đối với sự tự do đó thì phải tự chịu lấy trách nhiệm và hậu quả của mình. Không có một sự đổ tội cho ai nữa.

II/ Nội Dung
1/ Ông Gio-suê
        Như ta đã biết, Ông Gio-suê là người thay thế ông Mô-se để dẫn dân It-ra-en vào đất hứa. Điều này, nói lên rằng ông Gio-suê sẽ là người lãnh đạo dân, là người trung gian giữa Thiên Chúa và dân It-ra-en. Mọi việc Thiên Chúa thực hiện cho dân của Ngài đều qua ông Gio-suê, để lời hứa đó được đến với dân.
Mọi khó khăn gian khổ đã vượt qua, dân It-ra-en được vào đất hứa, nơi Thiên Chúa đã dành cho dân It-ra-en. Giờ đây, nhiệm vụ của ông Gio-suê là làm sao giới thiệu Thiên Chúa một cách rõ ràng nhất, về một thiên Chúa yêu thương dân Người. Chỉ còn bằng cách  lấy lại những gì Thiên Chúa đã thực hiện cho dân trong xuất những năm tháng qua, để được vào đất mà Itraen đang đứng. Điều này vẫn chưa đủ, nếu ông không có mối dây thân tình với Chúa, để yêu Chúa hơn những người ở đó thì khó có thể diễn tả hết về một Thiên Chúa cho dân hiểu được. Người ta thường bảo “không ai cho cái mình không có ”. Ông đã làm được điều đó, vì ông đã có Chúa trong người ông. Đứng trước dân, ông đã kể biết bao kì công mà Thiên Chúa đã làm cho dân, bắt đầu từ Ap-ra-ham, I-xa-ac. Gia-cop, Giu-se. Những chiến thắng đó không phải từ các ông nhưng là chính Thiên Chúa làm qua các ông để tới với dân.
Qủa thực, ông Gio-suê là người rất am hiểu về Thiên Chúa, khi ông mô tả về một Thiên Chúa hay ghen tương. Qủa nhiên, để giúp cho một người có sự chọn lựa đứng đắn thì phải giới thiệu cho người đó về môi trường ở đó có những điểm tốt và điểm xấu gì để người được thụ hướng dẫn chọn lựa một cách chính xác nhất.
2/ Dân It-ra-en
        Sau khi đã cho dân It-ra-en thấy về một Thiên Chúa giàu tình yêu đối với dân của Người và một Thiên Chúa cũng hay ghen tương. Giờ đây, ông Gio-suê để cho dân tự do để chọn lựa một là theo Thiên Chúa hai là theo thần khác. Khi đã chọn lựa thì phải chấp nhận những điều xấu đó của Thiên Chúa. Phải trung thành với sự chọn lựa, kẻo rồi phải chịu hậu quả.
        Qủa thực, ông Gio-suê rất khôn ngoan khi nói “phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Thiên Chúa”. Khi người đứng đầu mà đã chọn Chúa rồi thì những người khác liệu chừng có không theo không. Điều này không quan trọng cho bằng niềm tin của ông về Thiên Chúa. Ông đã dành trọn cuộc đời của ông để Chúa hướng dẫn. Qua trung gian Gio-sue, dân xác tín vào Thiên Chúa và chọn Chúa trong suất cuộc đời này, với cả tấm lòng và con tim của mình.
3/ Thái độ và sự chọn lựa của dân
        Sau khi ông Gio-suê nói về những công lao mà Thiên Chúa đã cứu dân It-ra-en vượt qua bao thăng trầm để có được ngày hôm nay. Công lao đó không phải là sức lực của dân nhưng tất cả là sự hoạt động của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã ra tay cứu dân mà Ngài đã tuyển chọn là It-ra-en. Giờ đây, Dân It-ra-en phải chọn một theo Chúa hai là theo thần khác.
        Toàn thể dân It-ra-en đã đồng thanh đáp “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác” (Gs 24,16). Điều này nói lên trong tân thâm tâm dân It-ra-en đã có Chúa ở trong cung lòng họ. Vì từ trước đến giờ họ luôn tin có Chúa là người dẫn dắt họ và họ thực sự có được ngày hôm nay là nhờ Đức Chúa. Trong tâm trí dân Itraen còn ghi khắc về một Đức Chúa thương dân này. Họ đã kẻ lại bàn tay của Đức Chúa cứu họ từ khi ở bên Ai-cập và Người đã dẫn dắt họ ra khỏi đó như thế nào. Những phép lạ Đức Chúa làm họ được chứng kiện tậm mắt. Qủa thực, nếu họ không tin Chúa thì những việc ông Mô-sê làm chỉ là một ông phù thủy mà thôi, vì họ đã tin có Chúa nên những phép lạ qua ban tay của Mô-sê đẫn dắt họ đều là ơn lành từ Thiên Chúa. Chính người đã gìn giữ họ trên suất hành trình về đất hứa này.
        Sau lần đối đáp này, ta nhận thấy dân It-ra-en không quên những ơn lành của Đức Chúa đã làm cho dân. Một Thiên Chúa luôn sát cánh và đồng hành với họ trên mọi bước đường nguy khó. Dù dân có phản bội như thế nào đi nữa, thì Thiên Chúa vẫn luôn tha thứ mỗi khi họ Thật sự ăn năn. Đây là một sự chọn lựa có suy nghĩ  chứ không phải là một sự chọn lựa mang tính thủ tục hay là một sự ăn theo nào đó.
        Khi đã giới thiệu cho dân về một Thiên Chúa yêu thương, và Gio-suê cũng không gần ngại nói về khuyết điếm của Thiên Chúa là Người hay ghen tương. Người ta thương bảo “đã yêu thì ngay cái xấu nhất cũng trở thành cái tốt”. Cũng vậy, dân It-ra-en đã yêu thương và chọn Đức Chúa để họ quy chiếu mình vào đời sống của họ thì họ cũng yêu luôn cả những gì mà Đức Chúa có. Một sự quả quyết của đân “không đâu, chúng tôi quyết phụng thờ Đức Chúa” . Một sự quyết tâm và chọn lựa từ tận dáy lòng của họ. Tất cả mọi điều Người nói dân đều nghe và làm theo Lời của Người. Một sự vâng phục vững chắc.
        Sau khi đã thấy dân tỏ một dâu hiệu tùng phục và chọn Đức Chúa là Người lãnh đạo họ, thì ông Gio-suê đã kí kết với họ một Giao ước được ghi khắc trên bia đá. Ông nói rõ: “Đây, tảng đá này sẽ làm chứng về những điều chúng ta đã cam đoan, vì nó đã nghe Lời Đức Chúa phán với chúng ta. Nó sẽ làm chứng về những điều anh em đã cam đoan, kẻo anh em chối bỏ Thiên Chúa của anh em”. (Gs 24,27).
4/ Chọn lựa này nói lên
        Sự lựa chọn này nói lên từ nay dân It-ra-en sẽ thuộc trọn về Chúa và Chúa thuộc trọn về dân It-ra-en. Từ nay, dân It-ra-en sẽ tùng phục Đức Chúa là duy nhất, nếu họ vi phạm vào lời Giao ước thì mọi hậu quả sẽ dổ xuống trên đân. 

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

CUỘC ĐỜI LÀ SỰ CHỌN LỰA

Nguyễn Công Chính
I/ Dẫn Nhập
Lời đầu tiên cho phép tôi, gửi lời chào tới quý Cha phụ trách sinh viên, quý khách, quý anh chị trong ban điều hành sinh viên, cùng toàn thể các bạn sinh viên công giáo và mọi người có mặt trong Hội Trường ngày hôm nay.
Như chúng ta đã biết, xã hội ngày hôm nay mỗi ngày một phát triển, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến mỗi người trẻ nói chung và các bạn sinh viên nói riêng. Đây cũng là mối bận tâm rất lớn tới các bậc làm cha, làm mẹ. Ông bà ta thường có câu “khôn cả đời, dại một phút”. Đúng vậy, con người được mời gọi bước đi và lớn lên trong thời gian. Cơ hội đến với chúng ta, nếu chúng ta không chớp lấy cơ hội đó thì nó sẽ qua đi, cũng vậy điều xấu sẽ đến với chúng ta nếu chúng ta không có một nền tảng sự thiện vững chắc thì rất dễ rơi vào các cạm bẫy của xã hội.
Tôi ngồi ở đây, cũng giống như các bạn. Có khi không bằng các bạn vì tôi sống xa gia đình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì hoàn cảnh gia đình, gia đình tôi có tất cả 9 anh chị em và tôi là con thứ 5 trong gia đình. Mẹ tôi bị bệnh khi tôi lên 10 tuổi, lên 12 tuổi mẹ tôi có cuộc thập tử nhất sinh nhưng qua khỏi. Khi lên 15 tuổi tôi đã sống xa Gia Đình, đi làm để kiếm tiền đi học, đi học ở đây không phải là Đại học nhưng là học hết Trung Học Phổ Thông.
Chính vì thế, tôi ngồi ở đây không phải là một người giáo huấn quý anh chị em nhưng là một sự chia sẻ của một người đi trước, một sự cảm nhận và một sự đồng cảm đối với những người sống xa Gia đình và bước vào cuộc sống “tự lập”.
Vâng, thưa quý anh chị em sinh viên. Cuộc sống xa Gia Đình là một cuộc sống “tự lập” với chính bản thận của mình, suy nghĩ và hành động theo sự “lựa chọn” của mình. Làm chủ bản thân của mình đối với môi trường xã hội, với đầy đủ những thứ đập vào mắt, đập vào tai của mình. Qủa thực, tất cả những thứ đó là của mình và cũng không phải là của mình.
Vâng, thưa quý anh chị em sinh viên, của mình hay không phải là của mình đó là sự “lựa chọn” của mỗi người trong chúng ta đang ngồi ở đây cũng như tất cả mọi người không hiện diện nơi đây. Đây cũng là đề tài mà tôi muốn chia sẻ với các bạn trong buối hôm nay với chủ đề “ Sinh Viên với sự lựa chọn ”. Tôi và các bạn sẽ cùng đi vào tìm hiểu những phần của đề tài này.
II/ Nội Dung
1/ Môi trường Gia Đình
          Ca dao tục ngữ có câu “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Vâng, tôi nghĩ chắc các bạn đang ngồi ở đây đều có cha, có mẹ? tôi hy vọng là thế. Gia đình là mái trường đầu tiên của mỗi chúng ta, là cái nôi của nền nhân bản, là cái nôi của nên đạo đức và cái nôi của giáo dục, mọi thứ đều hình thành nên từ đây, là cái nền cơ bản nhất của một con người. Chúng ta không phải từ trên trời rớt xuống, nhưng chúng ta có mặt và ngồi ở đây như thế này là nhờ cha mẹ của chúng ta. Như chúng ta đã biết “chín tháng mười cứu mang, 3 năm bú mớm”, đó là nỗi vất vả của người mẹ, người cha của chúng ta.
          Đối với xã hội ngày hôm này, chắc các bạn đã biết một phần nào về hôn nhân và gia đình rồi. Chúng ta hằng ngày phải cảm tạ ơn Chúa và cám ơn cha mẹ đã sinh ra, gìn giữ và nuôi nấng chúng ta và cách đặc biệt hơn nữa là chúng ta được sinh ra trong một Gia đình công giáo, một Gia đình đạo hạnh. Thử hỏi, nếu chúng ta sinh ra trong một Gia đình không biết Đức Ki-tô, thì liệu chừng chúng ta có ngồi ở đây hay không ?.Vâng, đây là một câu hỏi mà mỗi người phải tự trả lời. Với tôi, tôi chỉ khuyên các bạn hãy cảm tạ hồng ân nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua trung gian là cha mẹ ta để ta có mặt ở đây.
          Ngay từ đầu, chúng ta được bao bọc và che trở từ cha mẹ. Khi chúng ta nhìn một đứa trẻ chúng ta sẽ thấy: Khi một người khác tấn công đứa trẻ, thì đứa trẻ đó liền chạy đến bố mẹ hoặc những anh chị em ruột đang ở đó. Sở dĩ như vậy, vì chúng nghĩ rằng: chỉ có bố mẹ, anh chị mới là nơi trú ẩn tốt nhất cho chúng, chúng tin tưởng cuộc sống này, thân xác này là của bố mẹ.
          Trải qua dòng thời gian ta được lớn lên, đi học, ta được tiếp nhận các kiến thức từ thầy cô, bạn bè.
2/ Môi Trường Xa Gia Đình
 a/ Giai đoạn đầu:
          Thưa các bạn, chắc các bạn đang ngồi đây cũng cảm thấy được đây là một giai đoạn khởi đầu cho một hành trình mới, một bước ngoặt của cuộc đời. Một phần ta cảm thấy háo hức vì đã kết thúc một tiến trình học phổ thông, mở ra một “chọn lựa” mới cho cuộc đời của mình. Buồn vì phải xa bạn bè, mỗi người mỗi ngả, mỗi người chọn cho mình một tương lai và một sự nghiệp trong suất cuộc đời mình. Còn chúng ta, lại được gặp nhau trong tình bạn mới, với một danh xưng không phải là “học sinh” nhưng là một “sinh viên”. Dường như chúng ta được lớn lên với danh xưng này đúng không?. Tôi xin được chúc mừng các bạn với danh xưng này.
          Khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học, cao đẳng ta cảm thấy bỡ ngỡ, vì xung quanh ta lúc này chỉ là những người xa lạ, cảm thấy mình thật nhỏ bé trước bao người, cuộc sống xung quanh thật là nhộn nhịp cái gì cũng mới trước mắt ta. Điều đặc biệt hơn nữa, ta cảm thấy bản thân của mình không được bảo vệ cách mạnh mẽ từ người thân. Dường như ta có cảm giác bị bỏ rơi và lúc này ta mới cảm thấy nhớ nhà, nhớ lại những kỉ niệm bên người thân và bạn bè. Một nỗi nhớ làm ta hụt hẫng.
          Một điều chúng ta nhận thấy rất rõ trong giai đoạn này, chúng ta mang toàn bộ con người sống dưới sự quản lý của cha mẹ để đi. Điều này thể hiện rất rõ ở gương mặt, cách ăn mặc, nói năng của các bạn. Một gương mặt đầy ngây thơ, đầy sự chân thật… tôi không biết phải dùng từ nào để diễn tả hết gương mặt của các bạn trong giai đoạn này. Nhưng nhìn cách ăn mặc rất giản dị, bình dân, đầu tóc gọn gàng của các bạn đã nói lên điều này. Một điều nữa đó là tự thân toát lên sự thánh thiện, lòng đạo đức của các bạn.
          Chính vì thế trong gia đoạn này, ta tập làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với cách giảng dạy, làm quyen với bạn bè, muốn được đi sinh hoạt cùng các anh các chị lớp trước với mục đích là được nghe những chia sẻ của mọi người.
b/ Giai đoan 2:
          Trong giai đoạn này, thì ta đã quen với môi trường sống, quen với các bạn xung quanh, quen với sự tự lập của mình. Nhìn trên gương mặt và cách ăn mặc của các bạn có thể thấy được điều này. Dường như có “chút bụi cuộc đời” trên con người của các bạn. Không còn là những lời chỉ đâu làm đó nữa, cũng không còn là những chiếc áo mẹ mua sao mặc vậy, hay không còn là kiểu tóc của mẹ thường hay chải, nhưng là chiếc áo, kiểu tóc của sở thích, của một thần tượng nào đó đã lướt qua trên cuộc đời của các bạn. Trong đây có ai không ạ? Nếu có thì đó là “gió bụi cuộc đời” đó các bạn. Đó là lẽ đương nhiên của cuộc sống thôi các bạn.
          Vâng, kính thưa các bạn, ca dao tục ngữ có câu “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” câu này quả thực là rất khó đối với một xã hội ngày một phát triển như chúng ta đang thấy.
 Khi đã quen với môi trường, với bạn bè mới, thì những cuộc hội họp là niềm vui là chỗ dựa tinh thần của mình, thích đi chơi nơi này nới kia để khám phá. Chính vì thế, lòng đạo đức của các bạn bị sao nhãng đáng kể. Không còn là một cậu bé, một cô bé ngày xưa nữa. Trong giai đoạn này, nếu được hỏi tại sao thì chắc chắn chúng ta sẽ nghe được một câu rất quen thuộc trên môi miệng của các bạn ấy là “đạo tại tâm”. Qủa thực, chủ nghĩa duy tâm đã dần dần ngấm sâu vào trong lòng của các bạn. Tôi ước mong, các bạn ngồi đây không có câu này trên môi miệng của các bạn.
Trong giai đoạn này, một điều ta nhận thấy nữa đó là “tập yêu”. Vâng, vừa nghe thấy chữ “yêu” mà tôi trông thấy mặt bạn nào bạn ấy sáng lên. Qủa thực, điều này không thể tránh khỏi được đâu các bạn. Cũng dễ nhận thấy, khi mà các bạn mình, đi đâu đều có người chăm sóc, quan tâm, lúc ốm đau có người thăm hỏi, hay những ngày quan trọng của mình đều được “người đó” tổ chức rất hoành tráng. Những thứ đó cứ đập vào mắt mình thì làm sao mình không trăn trở. Có khi tự hỏi mình, mình có đến nỗi nào đâu mà không kiếm được người cho bằng bạn bằng bè. Thế là lao vào các cuộc yêu đương, để rồi bỏ bê việc học, coi đó chỉ là một kiến thức vu vơ. Trong cuộc sống có những điều nên thử và có những điều không nên thử đâu các bạn. Đặc biêt là sống xa gia đình nữa các bạn.
Vâng, thưa các bạn, đây là một giai đoạn mà mỗi chúng ta đang tập bước đi, tập trải nghiệm với những gì mà chúng ta đã nghe.
c/ Giai đoạn 3 trở đi:
          Vâng, thưa các bạn sinh viên, chúng ta vừa chia sẻ với nhau qua 2 giai đoạn đầu tiên của đời sống tự lập của một sinh viên. Giờ đây, chúng ta sẽ tìm hiểu giai đoạn 3 của tiến trình này. Trong giai đoạn này, đã quá quyen thuộc với môi trường, với bạn bè xung quanh và có những nhóm chơi thân thiết với nhau. Vâng, ở giai đoạn này, tôi cho rằng không phải là “gió bụi cuộc đời” nữa mà trở thành một “tảng băng” lấp đầy cuộc đời. Cuộc sống của họ được cuốn hút bởi các trào lưu của xã hội. Họ có thể lao vào để tìm cho mình một nghề nghiệp, tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội này.
          Qủa thực trong giai đoạn này, chúng ta sẽ gặp thấy rất nhiều cặp đôi sống với nhau như vợ chồng. Khi được hỏi, họ bày tỏ quan điểm, chúng tôi đã yêu thương nhau cho nên về chung sống với nhau để cho đỡ tiền thua phòng và mọi thứ trong cuộc sống. Còn chuyện cưới hỏi chỉ là chuyện thủ tục mà thôi. Quả thực, đối với xã hội ngày hôm nay quan điểm “nam nữ thụ thụ bất thân” dường như không còn. Có lẽ, câu nói này trở thành “nam nữ cọ cọ bên nhau”. Chính vì thế, có những mảnh đời thật nghiệt ngã, có những người không thể đứng lên làm lại cuộc đời vì đã đi quá xa. Đánh mất niềm tin vào chính mình, để rồi cuộc sống này chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Tôi rất hy vọng, trong số các bạn ngồi đây sẽ không bị rơi vào những cảnh đời này, để rồi tự trách bản thân mình.
          d/ Mối tương quan của 3 giai đoạn:
          Vâng, thưa các bạn. Chúng ta đã chia sẻ với nhau cả ba giai đoạn thực tế trong quang đời sinh viên. Chúng ta nhận thấy, quãng đời của chúng ta đi theo một tiến trình tiệm tiến. Quá trình này được hình thành trong một con người duy nhất.
          Qua đó, ta nhận thấy cuộc sống là những mắt xích rất nhỏ đi qua cuộc đời để kết nối với nhau trở thành một con người. Những mắt xích này nếu ta để trôi qua cách tự nhiên thì đó là một lỗ hổng lớn mà bạn cần biết và vươn tới. Như vậy, cha mẹ, người thân sẽ không dẫn tôi và các bạn ở đây đi suất cuộc đời này. Nhưng chúng ta phải đi trên đôi chân của mình, một đôi chân vững vàng, một đôi chân của niềm tin và một đôi chân của một sự chọn lựa. Cuộc sống mà không có sự chọn lựa thì cũng giống như cánh bèo trôi dạt giữa dòng sông. Như vậy, “chọn lựa” như thế nào cho đúng, chúng ta sẽ tìm sự chọn lựa trong Thánh vịnh 1.
3/ Chọn lựa của mỗi sinh viên trong Thánh Vịnh 1
a/ Chọn lựa sống ngay lành:
Mở đầu các Thánh vịnh, tác giả mời gọi chúng ta suy nghĩ với từ “phúc thay người nào”. Theo tôi từ này mang một ý nghĩa là sự “chọn lựa”.  Ngay từ khi tạo dựng con người, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta sống mối tình hiệp thông, chia sẻ “con người ở một mình không tốt” (x. St 2, 18). Quả thật, cuộc sống con người không ai là một hòn đảo, chúng ta được mời gọi sống cùng, sống với và sống cho. Mỗi con người là một vẻ đẹp của Thiên Chúa không ai giống ai. Ngay cả trong một gia đình mỗi người có mỗi tính cách khác nhau. Chính vì thế, điều xấu và điều tốt luôn đan xen lẫn nhau, và con người được đặt giữa những điều này. Thiên chúa luôn tôn trọng sự tự do của con người, để con người có sự tự do chọn lựa. Nên theo tôi, chữ “phúc thay” tương đồng với “con người”.
Vâng, thưa các bạn sinh viên, trong chúng ta đang hiện diện ở đây tôi nghĩ ai cũng có hai tai, hy vọng là không bạn nào không có tai. Như vậy tai để làm gì ?, vâng, các bạn đều trả lời rất đúng, tai dùng để nghe. Người ta thường nói “câm đi với điếc”, tôi cũng hy vọng ở đây không ai bị câm và điếc cả. Như vậy, trong một ngày sống, đôi tai của chúng ta tiếp nạp biết bao nhiêu thứ, chúng ta không thể nào kể hết được. Như chúng ta đẽ biết, tất cả mọi cơ quan đều chịu sự điều khiển của não.
Trong những năm đầu của cuộc sống sinh viên, khởi đầu các bạn nghe rất nhiều thứ, điều tốt có, điều xấu có. Nhưng quan trọng là cách chúng ta nghe như thế nào?. Chúng ta có để cho những lời nói đó che lấp hai tai của mình?. Chúng ta phải luôn để cho hai tai của mình được thoáng ra, để tiếp nhận những điều khác, bằng không thì đôi tai của chúng ta sẽ chai lỳ với những điều đó. Như chúng ta đã biết, câu chuyện A-dam và E-va phạm tội, cũng chỉ vì E-va đã để cho lời của Stan (con rắn) luôn chiếm hữu đôi tai của mình. Đôi tai của E-va lúc này chính là môi miệng của Satan (con rắn), để rồi không thoát ra khỏi những lời đó, và điều phải đến sẽ đến đó là hành động đưa tay hái trái cây đó mà ăn, rồi đưa cho cả A-dam ở đó cùng ăn. Cho nên, ngay mở đầu Thánh vịnh 1: Chúa mời gọi chúng  ta hãy nghe và bước đi như thế nào:
“Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn bác nhân,
Chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
Không nhập với phường ngạo mạn kiêu căng” (Tv 1,1)
Qua đó, Chúa Giê-su mời gọi mỗi người chúng ta hãy nghe để rồi có một sự chọn lựa. Để nghe được những điều lành trong những điều ác, trước hết chúng ta phải sống trong mối tương quan với Chúa, hãy cầu nguyện với chúa, hãy nghe tiếng Chúa, để lời của Chúa thấm nhập vào đôi tai, trí óc và con tim của mình. Chúa Gie-su luôn ở bên cạnh mỗi người chúng ta, nhưng chúng ta đã để Ngài ở vị trí nào trong cuộc sống của ta mới là quan trọng. “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20). Cánh cửa ở đây chính là đôi tai của mỗi người, là của ngõ bước vào bên trong tâm hồn. Trong cuộc sống, có biết bao tiếng gõ nhưng ta phải nhận ra đâu là tiếng gõ của Chúa, đâu là tiếng gõ của ma qủy. Để nghe được tiếng chúa, không có cách nào khác là trong ngày sống hãy dành ra ít phút dể ở bên Chúa. Hãy lấy luật Chúa làm căn tính cho mọi sự chọn lựa của mình, nếu bạn rời bỏ luật Chúa thì sự ác sẽ hình thành trong bạn, lúc đó bạn sẽ chọn lựa theo căn tính và con người bất toàn của bạn. Không gì khác nếu bạn giữ luật thì luật sẽ giữ và bảo vệ bạn “nhưng vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày” (Tv 1,2). Thật vậy, khi bạn có một nền tảng vững chắc nơi Đức Ki-tô thì cuộc sống có bộn bề và khó khăn đến mấy bạn vẫn đứng vững trong cuộc sống của mình. Lúc đó bạn được ví như cây trồng bên dòng nước, bị sóng vỗ đánh bạn vẫn đứng vững và sinh hoa kết quả đúng mùa.
“Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
Cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
Cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.” (Tv 1, 3).
          b/ Chọn lựa theo đường gian ác
Con người ai cũng muốn mình sống hạnh phúc và đi theo con đường ngay lành. Chắc các bạn sinh viên đang ngồi ở đây, tôi hy vọng là không có ai muốn chọn con đường tội lỗi cả. Ai cũng muốn sống tốt và một tương lai rạng ngời. Vâng, thưa các bạn, có biết bao người ngay từ đầu cũng nghĩ như các bạn vậy, thậm chí có một quyết tâm là mình sẽ trở thành ông nọ bà kia trong xã hội này, nhưng chớ trêu thay đúng là ông nọ bà kia thật nhưng ông nọ bà kia của những đường dây tội lỗi, hay là những thành viên của những nhóm người xấu trong xã hội. Chỉ một chút sai lầm, một sự sai lầm đưa đến một vực thẳm khi nhìn lại đã quá xa bờ. Đúng vậy, thưa các bạn, sự xấu vẫn luôn len lỏi vào trong tâm trí chúng ta từng giây, từng phút, nếu chúng ta không chủ động nhận ra nó. Khởi đầu, cũng chỉ là nghe, nhưng cái nghe của các bạn này không tìm cho mình một sự giải đáp, một sự chia sẻ, để rồi hằng ngày cứ nuôi nấng và suy nghĩ về nó. Từng ngày như thế sẽ đẫn đến một suy nghĩ sai lầm và dẫn đến một chọn lựa sai lầm.
Con đường lành và con đường gian ác nối kết với nhau trong chữ “chọn lựa”. Có những người đi vào con đường tội lỗi chỉ sau ít phút, chính những phút không làm chủ được mình thì tội lỗi sẽ đánh chiếm con người của mình và dẫn ta vào con đường tội lỗi lúc nào ta cũng không hay biết. Con đường này không phải tự dưng mà có, nhưng các bạn đã nuôi dưỡng ý tưởng xấu từ lâu, bây giờ chỉ là thời cơ cho nó bùng phát và dẫn ta đi mà thôi. Sự chủ quan với bản thân mình, sẽ dẫn đến con đường của mình không mấy tốt đẹp.
Điều này sẩy ra chủ yếu ở những người xa gia đình để bước vào môi trường mới, trong đó có chúng ta. Khi bước vào môi trường mới, xung quanh ta tất cả là một thế giới xa lạ, một thế giới tự mình phải chiến đấu và sống với những thứ đó. Trong con người ta luôn luôn ấp ủ hai điều: “xấu và tốt”. Nếu chúng ta để cho sự xấu chiếm hữu con người mình, thì một ngày không xa điều xấu sẽ lấn át sự tốt lành nơi ta, để rồi ta bước đi trong điều đó. Như lời Thánh Phao lô nói “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).
          Đường người gian ác, là con đường nay đây mai đó, không có một điểm tựa cố định, không có nền tảng để họ quy chiếu “chẳng khác nào vỏ trấu giỏ thổi bay” (x.Tv 1, 5). Một khi chúng ta bước vào con đường này, chúng ta sống như cánh bèo trôi dạt giữa dòng sông, không biết hiện tại và tương lai của mình sẽ đi về đâu. Chúng ta sẽ không đứng vững trên chính đôi chân của mình, đôi chân này đã bị phân mảnh bởi những điều sai trái trong chính tâm hồn của họ, chỉ cần một cơn gió cũng đủ để thổi đi. Họ là những con người bị xã hội lên án, bị người thân cũng như bạn bè xa lánh
“Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với chính nhân” (Tv 1,5).
4/ Hậu quả 2 con đường
          a/ Đường ngay lành: Khi chúng ta chọn đi trên con đường của Đức Ki-tô, lấy Ngài là đầu và tâm điểm để chúng ta quy chiếu trong đời sống hằng ngày thì chúng ta sẽ hưởng sự lành bởi Thiên Chúa. Khi chúng ta trung thành với Thiên Chúa thì Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta, “Vì Chúa hằng che chở nẻo đường người công chính” (Tv 1,6a).
          b/ Đường tội lỗi: Đây là con đường không ai mong muốn, không ai muốn bước đi. Nhưng nó đã sâm nhập vào con người mình chỉ vì sự chủ quan. Vẫn nghe lời Chúa đó, nhưng đã để Lời Chúa rơi bên vệ đường, và làm theo ý mình chứ không phải ý của Thiên Chúa. Chắc chắn con đường này, tự mình đưa tới chứ không phải ai khác. Và việc phải đến sẽ đến đó là con đường dẫn tới sự diệt vong, không lối thoát “đường lỗi ác nhân đưa tới chỗ diệt vong” (x.Tv1,6b).

III/ Lời nhắn nhủ
          Qua đây tôi, muốn gửi tới tất cả các bạn sinh viên có mặt ở đây cũng như không hiện diện ở đây lời nhắn nhủ: tương lai, sự nghiệp của các bạn không ai định đoạt cho các bạn, mà chính các bạn phải định đoạt cho chính mình. Cuộc sống không gì khác đó là sự “chọn lựa”. Đừng để con người tự nhiên của mình phát triển mà không có sự kiểm soát. Chính lúc các bạn mất sự kiểm soát là các bạn đang đánh mất chính mình. Tốt, xấu luôn có ở trong con người mình, nhưng điều quan trọng là mình có biết làm cho điều tốt được phát triển hay không.

Cuộc sống xa gia đình có rất nhiều những cạm bẫy. Chúng ta là những người có Đức tin Ki-tô giáo nên tôi khuyên các bạn hãy dành ít thời gian trong ngày để cầu nguyện với Chúa. Hãy lấy Đức Ki-tô làm nền tảng cho sự chọn lựa của mình. Mến chúc các bạn một năm học, một quãng đời sinh viên đầy niềm vui và ý nghĩa.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

TÌNH YÊU CON NGƯỜI

                                                                                 Ant Nguyễn Công Chính
I/ Bản văn (Lc 6  27-46)
Yêu kẻ thù
27 "Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
Phải có lòng nhân từ
36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
Mù mà lại dắt mù. Cái rác và cái xà
39 Đức Giê-su còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: "Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? 40 Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi. 41 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? 42 Sao anh lại có thể nói với người anh em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra", trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!
Cây nào trái ấy
  43 "Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. 44 Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho! 45 Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.
II/ Chú giải
          Trong đoạn yêu kẻ thù: Nói lên một tình yêu vô vị lợi chứ không phải là một tình yêu “cho để được cho lại” theo thói quen người đời thường hay làm. Đức Giê-su đòi tình yêu phải “vượt qua” mức bình thường đến độ “ai đoạt áo ngoài, hãy cho luôn cả áo trong, ai vả mà bên này, hãy giơ cả má bên kia nữa, ai lấy cái gì của anh thì đừng đòi lại, ai muốn làm cho người ta, thì hãy làm cho người ta trước”. Một lối sống cho đi tất cả để đoạt lấy sự sống nơi Đức Ki-tô.
          Có lẽ Mattheu và Luca đã lấy nguồn những giáo huấn này ở Q, nhưng bản văn của Luca gọn hơn bản văn của Mattheu và áp dụng cho dân ngoại, trong khi Mattheu áp dụng cho dân Do-thái, như là các quy tắc nền tảng của căn tính Ki-to hữu. Cả Mattheu lẫn Luca cho thấy phải đạt được mức hoàn thiện như thế, mới xứng đáng là con của Đấng Tối Cao.
          Lòng nhân từ: Từ ngữ oiktimon có thể được dịch là “lòng nhân từ”. Như ta thấy ở sách Jac 1,16 và Isaia 63,15 trong bản LXX và trong Rm 2,1 ; Cr 1,3 . Pl 2,1; Col 3,12 đều nói về lòng thương xót và từ bi nhân hậu của Thiên Chúa. Từ thương xót này diễn tả những “cảm xúc” có nơi con người như ở Tv 50,1 ;102,13 ;115,5 và Hs 2,21 và từ này nối kết với từ nhân hậu xót thương ở câu trước (Lc 6,35).
          Vấn đề xét đoán, lên án, tha thứ ta cần để ý đến các từ ngữ không được viết ra ở đây là “người khác” cũng như “để khỏi bị” ở thể thụ động để nói đến việc làm của Thiên Chúa theo cách nói Kinh Thánh thường diễn tả như vậy. Thí dụ: Anh em đừng xét đoán (người khác), thì anh em sẽ không bị (Thiên Chúa) xét đoán. Trong khi nguyên bản chỉ nói “đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán”. Đó là cách nói phổ thông trong Tân ước như ta thấy ở Lc 9.26 ;14,38. Về vấn đề xét đoán này có thể xem thêm Mt 7,1 ; 14,4 và đặc biệt trong Jac 4,12;5,9.
          Cũng vậy “hãy cho đi thì sẽ được Thiên Chúa cho lại” trong khi ở Mattheu là: “xin thì sẽ được” (Mt 7,7) và trong thư (Jac1,5) “hãy cầu xin Thiên Chúa thì người sẽ ban cho”. Còn ở (Lc 11,9) cũng nói: “anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”. Rất tiếc trong phúc âm Mattheu không có phần tích cực “hãy cho” mà chỉ có phần “xin thì được, tìm sẽ thấy, gõ sẽ mở”. Theo cách thức của Luca thì lòng quảng đại “hãy cho” sẽ được Thiên Chúa “đong lại” bằng “đấu” đủ lượng, đã dằn đã lắc và tràn đầy, mà đổ vào vạt áo anh em, nói lên sự quảng đại vô biên của Thiên Chúa.
          Sau những lời dậy dỗ trên, Đức Giesu lại dùng dụ ngôn để nói ở (Lc 6,39) về người mù dắt người mù. Đây là cách nói có tính cách ngạn ngữ, hay cách nói ám chỉ như chúng ta đã thấy, chuỗi câu nói như vậy ở (Lc 8,39.41.43.44.47-49). Theo cách nói của Marco thì đó là cách nói bằng dụ ngôn vì “người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn” (Mc 4,34).
          Qua trình thuật trên ta nhận thấy: người Ki-to hữu phải có lòng nhân hậu và thương cảm như Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót đối với người khác. Nhưng đoạn văn chương này mang tính “khôn ngoan” hơn là tính chất “ngôn sứ”. Trong đó các giới luật nối tiếp nhau theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Và ta thấy các mối quan tâm tiêu biểu đối với các việc làm diễn tả đặc tính nào đó hay một tâm tư nào đó, dựa theo việc làm, chứ không phải dựa theo lời nói, để xác định đâu là sự xác tín đối với giáo huấn và đâu là những điều đã học được với tư cách là một hướng dẫn hay giúp nhau sửa đổi lẫn nhau.
          Việc cấm đoán không được xét đoán và kết án không dựa trên phẩm chất tối ưu của các các nhân vật hay dựa trên việc lượng giá không ngoan về các hệ quả. Việc hạn chế không kết án người khác không phải là vì để tránh cho họ đừng kết án lại mình, nhưng là để cho Thiên Chúa sẽ không kết án chúng ta. Cũng vậy. việc “cho đi” hay việc “tha thứ” sẽ được Thiên Chúa trả lại cho một cách quảng đại. Điều làm cho chúng ta thức tỉnh  nhất là: Thiên Chúa sẽ “đong” cho chúng ta theo cách thức chúng ta sẽ “dong” cho người khác trong mối tương quan giữa chúng ta với nhau.
III/ Áp dụng
          Qua đoạn Tin mừng trên, Chúa Giê-su mời gọi mỗi người sống yêu thương nhau. Đây là giới răn quan trọng nhất đó là “mến Chúa và yêu người”. Qủa thực, nếu chúng ta không yêu những người chúng ta nhìn thấy thì làm sao có thể yêu được một Đấng vô hình. Con người được mời gọi sống cùng, sống với và sống cho. Ba mối tương giao này gắn kết con người lại với nhau. Từ đó, chúng ta tiến tới một tình yêu cao cả hơn đó chính là tình yêu nơi Đức Ki-tô. Chính Ngài đã từ bỏ tất cả để đến với con người, chấp nhận làm thân phận con người, chấp nhận những gì là xấu nhất để cho con người được hưởng sự lành, cao cả hơn là chấp nhận hy sinh cả mạng sống mình để dành lại sự sống cho con người.
          Trong cuộc đời rao giảng của Ngài, có biết bao người chống đối, nhưng Ngài vẫn chấp nhận để cho Lời của Ngài được đến với muôn dân, Ngài chấp nhận bị người đời sỉ vả còn hơn là con người sống trong tình trạng tội lỗi.
          Trong ngày thứ 6 Tuần Thánh, ta được nhớ lại cuộc thương khó của Chúa. Tội lỗi loài người đã đè trên đôi vai hao gầy của Chúa. Một sự cô đơn đến tột cùng, xung quanh toàn là những con người tội lỗi, muốn xâu sé thân xác Ngài. Ngài không một lời khiển trách, vẫn chấp nhận, Ngài đã thể hiện hết tình yêu của mình dành cho mọi người, ngay cả những con người đáng ghét nhất. Ngài chỉ quay lại mà nói: Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm. Một tình yêu hy sinh đến tận cùng nhất, lấy thân xác của mình để đành lấy sự sống cho con người, nhưng loài người nào đâu có nhận ra.
          Trong cuộc sống mỗi người, nói về yêu thương thì thật là dễ nhưng để hành động vì tình yêu thì thật sự là rất khó. Mình chỉ yêu thương những người yêu thương mình mà thôi, chứ yêu thương cả những người ghét mình thật sự khó cho mỗi người. Gỉa như, trong cuộc sống, luôn có những người tìm mọi cách để làm hại mình thì làm sao có thể yêu thương được. Con người ai cũng có lòng tự trọng, chẳng ai mà khi người khác vả má mình mà lại dơ cả má kia cho người ta vả cả. Kiểu gì mình cũng phải chơi lại người ta ngay tức khắc. Của cái mình làm ra, khi người khác vay mà không đòi lại sao được. Qủa thât, nếu là con người phàm thì làm sao có thể làm được, nhưng nếu chúng ta luôn tin tưởng vào tình yêu của Chúa thì tất cả mọi thứ chúng ta sẽ làm được. Chúng ta hãy nói gương Chúa Giê-su để thấy được một tình yêu cao cả. Hãy yêu thương kẻ thù bằng tất cả tình yêu mà Thiên Chúa dành cho ta. Đây là cách thể hiện căn tính người Ki- tô hữu cho những người xung quanh. Qua đó, họ sẽ nhận biết chúng ta là môn đệ Chúa Ki-tô. Chúng ta hãy khiêm tốn để cho Chúa Ki-tô được lớn lên trong con người chúng ta. Qủa thực, nếu chúng ta yêu thương những người yêu thương mình thì ngay cả những người tội lỗi cũng làm được như vậy “Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế” (Lc 6,33). Cho nên, người Ki-tô hữu được mời gọi sống yêu thương với tất cả moi người, ngay cả kẻ thù của mình. Hình ảnh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, cho ta thấy về hình ảnh sự yêu thương, khi Ngài khỏi bệnh, ngài đã đến tận nơi người sát hại Ngài để tha thứ và tỏ lộ tình yêu của Ngài đối với người này. Vâng, quả thực, sau đó con người này đã ăn năn trở lại và trở thành người Ki-tô hữu tốt. Từ đó, chúng ta phải làm cho Lời của Chúa được lớn lên trong con người của mình bằng một tình của của Đức Ki-tô.
          Con người ai cũng muốn xét đoán hay kết án người khác, đó cái thường tình của con người. Đối với Chúa Giê-su thì Ngài nói: “Chớ xét đoán, để khỏi bị xét đoán”(Mt 7,1; Lc 6,37). Khi nghe câu này chúng ta không khỏi ngạc nhiên, một lời nói có vẻ trái tai, với nhiều mâu thuẫn và nghịch tự nhiên đến thế. Nhưng chúng ta đừng cắt xén lời Chúa, đừng chỉ dừng lại ở câu này mà phải đọc tiếp cho hết ý: “Vì các con xét đoán thế nào thì cũng bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và các con đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa cũng đong cho các con bằng đấu ấy”(Mt 7,1-2). Như thế, Chúa cũng khuyến khích chúng ta xét đoán đấy chứ, nhưng phải xét đoán theo cách của Ngài, một kiểu xét đoán đầy bao dung thương mến. Vì, ta sẽ “được” hay “bị” Thiên Chúa xét xử, đều do chính cách xét đoán của chúng ta đối với người khác.[1]
 Nói cách khác, chúng ta đang xây dựng đời mình bằng chính chất liệu do chính chúng ta kiến tạo. Quảng đại vị tha hay hẹp hòi ích kỷ, khoan dung độ lượng hay tìm lỗi của người khác để lên án. Xét đoán là một quà tặng quí giá của Thiên Chúa, nhưng món quà  ấy sẽ biến thành gánh nặng đè bẹp trước tiên chính người có nó, nếu không biết sử dụng cho nên. Vì thế, Thánh Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận đã viết: “Có một sáng suốt đáng buồn, khi chỉ nhìn thấy những điều xấu nơi người khác. Cũng có một xét đoán đầy yêu thương, khi đã nhìn thấy những điểm sáng tốt đẹp, ngay từ nơi bóng tối những điều không tốt đẹp của người anh em mình”. Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nên mỗi con người sống xung anh ta chính là hình ảnh của Ngài. Chúng ta không có quền trên sự sống của người khác ngoại trừ mình Thiên Chúa mới có quyền. Nên chúng ta hãy nhìn những điểm tốt nơi những người anh em của mình chứ đừng nhìn những điều xấu để rồi chỉ trích nhau. Nếu chúng ta xét đoán anh em mình thì chính là lúc chúng ta đang xét đoán chính Thiên Chúa.
 Chúng ta xét đoán hay khuyên bảo người khác để cho họ sống tốt hơn mà mình lại chưa tốt thì điều này chúng ta không nên làm cho người khác, kẻo rồi đức tin hay lời khuyên của mình sẽ đẫn người đó mất đức tin và đi lạc con đường Chúa đang mời gọi. Chính Ngài đã nói “mù mà dắt mù được sao? Lẽ nào lại không xa xuống hố ?” (x.Lc 6,39). Thật vậy, đây cũng là điều Chúa Giê-su cảnh báo tới các Môn đệ theo Chúa, là những người trực tiếp hướng dẫn đức tin cho công đoàn, mà niềm tin không hơn thì quả là điều đáng sợ nhất. Đó là một lời cảnh báo và một lời khuyên các môn đệ hãy khiêm tốn đừng có kiêu ngạo ta đây, hãy lấy Đức Ki-tô là đầu và điểm quy chiếu để hướng dẫn cộng đoàn. Đó cũng là lời cảnh báo cho mỗi người chúng ta, theo Chúa nhưng lại không thực hành ý Chúa thì chúng ta sẽ phải chịu hậu quả trước nhan Thánh Ngài. Mỗi người Ki-tô hữu có nhiệm vụ mang Đức Ki-tô đến với mọi người nhưng chúng ta lại không biết Đức ko-tô thì làm sao có thể truyền đạt lại cho người khác được.
Qua đoạn Tin mừng trên, Chúa mời gọi, mỗi người hãy sống đúng căn tính của người Ki-tô hữu là thực hành các giới răn của Ngài. Một trong những giới răn quan trong nhất được tóm lại hai điều đó là “mến Chúa và yêu người”. Hãy lấy tình yêu của Đức Ki-tô mà hành động, để chúng ta bước đi trong đường lối của Ngài.




[1] WWW/hpp: yêu mến những người khác và chấp nhận những dị biêt. Bài của anh cả Dallin H.oaks.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

            MÙA CHAY                                                                                                Aton Công Chính
 Con người được sinh ra và lớn lên có muôn màu muôn vẻ khác nhau. Người giàu, người nghèo, người bệnh tật, người khỏe mạnh, người quyền cao chức trong, người nông dân bình thường……. Nhưng chung quy lại nơi con người, điểm cốt yếu là dù hoàn cảnh nào cũng giống nhau đó là được sinh ra và chết đi. Như vậy khoảng thời gian ta có mặt trên quả đất này, là quãng thời gian ta đi tìm một sự sống thực tại để đạt đến một niềm vui vĩnh cửu mai sau. Chính vì thế, quyền tự do tin ngưỡng mang lại cho người đó niềm vĩnh cửu mai sau. Mỗi tôn giáo có một đường hướng, một niềm tin khác nhau nhưng phải hiểu niềm tin đó xuất phát từ đâu để khi kết thúc cõi đời dương thế này sẽ là cánh cửa mở ra cho bạn và tôi niềm hạnh phúc viên mãn. Đã là con người thì ai cũng có những ưu và khuyết điểm, nhưng họ có biết chấp nhận đứng lên hay là quỵ ngã ngay mà thôi. Bạn và tôi sống ở trên đời này, đừng giống như cánh bèo trôi dạt không biết đi đâu và về đâu. Đây là 3 điểm tôi muốn bạn và tôi cùng suy nghĩ, mặc dù không thể trả lời được ngay nhưng sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mỗi khi niềm tin bị mất và khôi phục lại được nhờ nó: Con người từ đâu mà đến, con người sống ở đời này để làm gì và sau khi chết sẽ đi về đâu.

Nói đến Mùa chay là nói đến sự trở về. Trở về ở đây là sự trở về với thận phận con người, trở về với cội nguồn loài người được sinh ra. Mở đầu Mùa chay là việc sức tro trên đầu, để nói lên loài người được Thiên Chúa dựng nên từ bụi tro thì mai ngày cũng sẽ trở về với tro bụi. Tham dự Thánh lễ sức tro, cho ta một ý nghĩa thật lớn lao. Con người sống ở trần gian này, dù có giàu nghèo hay lừa lọc thì kết thúc cõi đời dương thế cũng chỉ là một nắm tro tàn, rồi sẽ bay theo mây khói nhưng cái mà ta còn giữ lại đó là sự thánh thiện, ăn gay ở lành khi người đó con sống, để sau khi chết phần hồn đó được trở về với Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực, nơi mà con người ai ai cũng đã và đang đi kiếm tìm. Nếu cuộc sống con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, nó cứ trôi chảy đều đều thì còn đâu là ý nghĩa của cuộc đời. Chính lúc ta được mời gọi trở về với chính con người của mình là lúc ta cảm thấy đời của mình có ý nghĩa. Những lúc như thế mới làm cho giá trị của cuộc sống được tăng lên. Cuộc sống mà không có thời gian ta ngồi nghĩ lại về quãng thời gian đã qua thì còn đâu là sự vươn lên nữa. Đôi khi chính mình không biết là mình đã già đi nhưng quy chiếu vào một con người khác hay những sự kiện khác liên quan mới thấy được rằng mình đã đi một quãng thời gian rất xa mà mình không hề hay biết. Mùa chay vừa là sự kết hợp với Chúa vừa cho ta thấy được khoảng thời gian qua mình đã sống tương quan với Chúa như thế nào để biết ăn năn và sám hối trở về với tình yêu bao la của Thiên Chúa.  

Mùa chay của người Ki-tô hữu là được suy ngắm về chặng đường Chúa Gie-su đã đi qua và đề lại niềm tin cho con người ngày hôm nay và muôn thế hệ sau. Khi ta suy ngắm 15 sự thương khó của Chúa Giê-su, cho ta nhận ra tình thương bao la mà Ngài đã ban xuống cho con người. Một tình yêu vô bờ bến, Ngài đã chấp nhận xuống thế để cứu con người khỏi tội lỗi và đưa con người vào mối hiệp thông với Ngài trong vinh quang nước trời, chỉ có Ngài mới làm cho con người được sống mãi, nơi Ngài chúng ta đón nhận được hơi ấm và tình yêu trời bể ngài dành cho ta.
Ngay từ câu đầu ngắm 15 sự thương khó. Là lời tóm tắt cho cả hành trình cứu độ của Chúa Giê-su “ Thương ôi! Con Đức Chúa Trời ra đời chịu trăm nghìn sự thương khó cho đến chết vì tội thiện hạ”. Ngài sinh ra không một mảnh vải che thân và khi chết Ngài cũng không một mảnh vải che thân. Nói nên sự từ bỏ đến tột cùng của Chúa Giê-su, Ngài chấp nhận dành cho mình những sự hèn hạ nhất để dành lấy sự tốt lành cho con người, nhưng con người có mấy ai hiểu cho thấu được tình yêu bao la đó. Con người vẫn luôn chìm đắm trong tội lỗi, mặc cho sự lành thánh nơi Chúa bị tê liệt. Con người vẫn luôn đóng vào Thập giá Chúa Giê-su những đinh  nhọn nhất để dành lấy cho mình những gì là vinh hoa, nhưng gì là thú vui….. Chúa ơi! Con người yếu duối biết là dường nào, thấy sự tội ấy nhưng con người dâu có dám chấp nhận đối diện với những tội ấy để dứt bỏ đi để làm việc thiện,con người vẫn để cho sự thánh thiện bị lu mờ đi để cho điều xấu được thực hiện.

Cuối cùng, tôi cầu chúc tất cả quý cố, quý ông bà và anh chị em tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình. Chỉ có nơi Ngài, con người mới cảm thấy được bình an và hạnh phúc nhất. 




                                              Cổ định, 07/05/2014