Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

CON NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM THÁNH TÔMA AQUINÔ VÀ AUGUSTINÔ


 I/    DẪN NHẬP 
    Con người là chủ đề mà ai cũng quan tâm, đặt ra những câu hỏi mà chính người đặt ra cũng không trả lời được. Mỗi nhà triết học có một quan niệm riêng về con người. Chúng ta sẽ tìm hiểu con người dưới nhãn quan của hai nhà triết học lớn của thời trung cổ nói thế nào về con người. Augustinô (354-430) và Tôma Đacanh (1225-1274) là hai vị thánh lỗi lạc của Giáo Hội Công Giáo, đồng thời là hai triết gia lớn của triết học nhân loại nói chung và của triết học thời kỳ trung cổ nói riêng. Những tư tưởng triết lý mới mẻ và độc đáo của hai thánh nhân đã để lại tiếng vang lớn cho nhân loại. Với hệ thống triết học của mình, thánh Augustinô được xem là người rửa tội cho tư tưởng triết học của Platon. Còn thánh Tôma Đacanh thì được xem là người Kitô hóa triết học của Aristotes. Cả hai người đều được Giáo Hội tôn kính đặc biệt và nâng lên hàng hiển Thánh. Do sự ảnh hưởng của tư tưởng Platon đối với T. Agustinô, và ảnh hưởng tư tưởng Aristotes đối với T. Tôma, vì thế mà trong quan niêm về con người, hai người đã có những tư tưởng giống và khác nhau. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến đức tin duy nhất của các ngài, mà nó góp phần làm phong phú thêm cho Giáo Hội trong việc nhìn nhận về bản thể của con người.
         
II/    NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU

    Cả hai thánh đều chống lại lập trường Nhị Nguyên của phái Manicheisme. Do đó không bao giờ quan niệm rằng: vật chất là xấu và thân xác không bao giờ là ngục tù giam hãm linh hồn. Việc linh hồn kết hợp với thân xác không phải là một tình trạng tội lỗi của linh hồn.
   Cả hai đều đồng nhất cấu tạo của con người gồm hai phần: linh hồn và thân xác. Trong đó linh hồn là hình thức của thân xác. Linh hồn con người là thiêng liêng, có lý trí, nguồn sống của con người và linh hồn có tính bất diệt, còn thân xác thì khả tử. Ta thấy sự giống nhau trong quan niệm của hai thánh là: con người có mục đích và khát vọng hướng về Thiên Chúa là hạnh phúc, là chân lý và sự thiện tuyệt đối, vĩnh cửu. Con người mở rộng ra với Thiên Chúa vì con người luôn khát khao đạt tới chân lý thực tại và sự thiện toàn mỹ. Điều đó không nhằm thỏa mãn óc lý luận muốn biết, nhưng là vì trong cơ cấu của con người đã luôn có ước muốn được hạnh phúc, đạt đến sự thiện tuyệt đối.
  Cả hai thánh đều cho rằng: linh hồn con người có thể hoạt động với ba khả năng là: cảm năng, ý chí và lý trí. Linh hồn hoạt động qua: các cơ quan cảm năng phục tùng ý chí, ý chí phục tùng lý trí và lý trí phục tùng Thiên Chúa. Linh hồn là thực thể tinh thần, nghĩa là nó vừa vô chất vừa thực tại. Những hoạt động của linh hồn  có ảnh hưởng trong đời sống thực tại và trong đời sống siêu nhiên.
  Cả hai thánh đều khẳng định sự liên kết chặt chẽ và bổ túc cho nhau giữa đức tin và lý trí của con người, giữa chúng không có sự đối kháng hay mâu thuẫn gì. Thánh Augusitô cho rằng: "Hãy tin để hiểu và hãy hiểu để tin". Còn thánh Tôma Đacanh thì: "Giữa đức tin và lý trí, giữa huyền nhiệm và khoa học là hai lãnh vực khác nhau, đành rằng có những điểm khác biệt nhau nhưng không phải là nghịch lý. Cả hai cùng lớn lên và cùng tồn tại trong nhau nơi đời sống của con người. Nó bổ túc và phong phú hóa cho nhau".
   Trong việc nhận thức của con người hai thánh đều khẳng định: có một thế giới khả niệm mà ta có thể trực giác được nhờ tri thức. Trong việc nhận thức khả giác, sự vật khả giác không thể tạo ấn tượng trực tiếp trên trí khôn, nghĩa là sự vật không thể tác dụng trực tiếp lên tinh thần, mà phải thông qua trung gian, đó là những hình ảnh hay các ý niệm.
   Trong vấn đề tự do cả hai thánh đều đồng nhất rằng đó là quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người, là khả năng chọn lựa yêu mến, quy hướng phục tùng và vươn lên tới Thiên Chúa hoặc là con người chống lại Thiên Chúa, chống lại công bằng, sự thiện hay sự tốt lành.
   Trong vấn đề sự ác hay điều xấu, hai thánh cũng cho rằng: đó không phải là điều tất yếu của công trình tạo dựng Thiên Chúa thực hiện. Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của cái ác hay điều xấu. Nguyên nhân của nó là do việc con người đã chọn lựa sai trái đi kèm với sự tự do của mình.

 III/  NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU
         
 A/ Theo quan niệm của Thánh Augustino
   Trước hết T. Augustino cho rằng con người gồm linh hồn và thân xác. Thánh nhân đề cao linh hồn hơn thân xác, coi trọng những "sinh hoạt" của linh hồn hơn những hoạt động của thân xác. T. Augustino cũng như đối với Plotin cho rằng tương quan giữa linh hồn và thân xác giống như mối tường quan giữa người thợ và công cụ của họ hay giữa một người nghệ sĩ và nghệ khí của họ. Chính vì vậy, Augustino cho rằng tri thức cảm giác trong con người là một trường hợp đặc biệt trong những trường hợp mà linh hồn sử dụng thân xác. Qua đó, thánh nhân thiết định một công thức: Linh hồn có thể tác động trên thân xác nhưng thân xác không thể tác động trên linh hồn[1]. Đó là hệ luận liên quan giữa người thợ và công cụ của họ. Cái gì bên dưới theo bản tính không có khả năng tác động ngược lên cái gì bên trên. Augustino đã nhấn mạnh rằng cả những cảm giác của thể xác cũng là một tác động của linh hồn, một tác động đã được khởi động lên qua những cơ quan cảm giác của thể xác, đó là một sự biến đổi trong cơ quan cảm giác tự nó không phải là một cảm giác, nếu một cách nào đó nó không được báo cáo cho trí khôn.
   Từ đó, cho ta thấy Augustino nhằm giải thích sự liên quan tương hỗ giữa ý thức của trí khôn hay linh hồn là sự biến đổi trong cơ thể nhưng không để cho cơ thể là nguyên nhân khởi động lên ý thức của trí khôn. T. Augustino quan niệm con người gồm linh hồn và thân xác nhưng hai thành phần này không gắn kết với nhau mà nó có một sự phân cách riêng biệt. Thánh nhân cho rằng mỗi một cơ thể có một linh hồn riêng và không bắt nguồn từ thượng đế. Linh hồn tạo ra như một huyền bí, linh hồn bất tử. Augustino đã xem linh hồn như một thực thể riêng biệt và độc lập. Giữa linh hồn và thân xác không có trách nhiệm và ảnh hưởng biện chứng, tương hổ lẫn nhau. Việc kết hợp giữa linh hồn và thân xác trong hiện tại của con người không phải là lý tưởng. Tình trạng hiện nay của con người là do hậu quả của tội nguyên tổ. Linh hồn không phải là vật chất, nó khác hoàn toàn với thể xác và sau khi thân xác chết đi thì linh hồn trở về với thần thánh và đó mới là cuộc sống đích thực của họ[2].
   Với quan niệm của Augustino thì linh hồn sử dụng thân xác như một công cụ. Linh hồn là “một bản thể độc lập và chỉ khi tham dự với lý tính thì có khả năng chi phối thân xác”. Hồn đóng vai trò quyết định nhưng trong con người luôn tồn tại trạng thái giằng co đối lập giữa: Tôt - Xấu, Thiện - Ác, Tích cực – Tiêu cực. Sở dĩ có như vậy trong con người vì con người có tự do. Thánh nhân đã nhận thấy trong cuộc sống của mình những khích lệ, những tình cảm và những khuynh hướng đi ngược chiều với ý muốn của mình. Chính Augustino đã thú nhận rằng: “Chính mình đã tự lừa dối mình bằng nhiều cách như: khi thì lấy sự tò mò làm sự hiểu biết, khi thì cầu khẩn Thiên Chúa cho mình một biểu hiện để có thể làm những gì mình có ngay lúc này, khi thì tỏ ra hài lòng về điều thiện mình làm nhưng đồng thời lại lấy đó làm điều hãnh diện với người khác”. Augustino đôi khi phải lên tiếng than phiền rằng: Tôi không thể hiểu biết tôi và cũng không sao chìm sâu vào nội tâm của tôi được. Tuy nhiên trong con người vẫn còn những điều mà chính tinh thần cũng không hiểu nổi, nhưng chỉ có Ngài, mới biết được con người cách tường tận vì chính Ngài đã tạo nên con người.
   Trong bản tính của con người còn có ý muốn là một quan năng hàm hồ khó hiểu vì mỗi khi Augustino cảm nghiệm thấy ý muốn là trong tâm sự hiện hữu của chính cuộc đời, vì mỗi lần muốn hay không muốn điều gì thì Augustino luôn luôn cảm nghiệm rằng không ai khác mà chính là mình muôn hay không muốn điều đó và như thế “mỗi khi muốn hay không muốn điều gì, tôi chắc chắn không phải một người khác muốn hay không muốn điều đó” [3]. Trái lại ý muốn luôn luôn vật vờ, lắc lư giữa con đường thiện và con đường ác, khi muốn thì không muốn. Cả những khi nhìn thấy ánh sáng  huy hoàng của cái thiện tuyệt đối với ham muốn và ước ao nhưng không sao quyết định nổi. Đó là nỗi lo âu kinh khủng của Augustino cảm nghiệm trong sâu thẳm của tâm hồn.
  Từ đó, Augustino nói rằng tự do theo ý muốn trải qua hai trạng thái ngược chiều nhau: Một là tự do, vật vờ rõ hết sức muốn mà không sao quyết định nổi, muốn và thức hiện được ý muốn ấy không đi đôi với nhau. Augustino xem sự nhu nhược ấy như dính liền với căn tính của con người. Hai là một khi con người quyết định rồi thì mọi sự trở thành vững chắc, không thể lay chuyển, giờ đây ý muốn trở thành tất định, chính tác động muốn có nghĩa là chấm hết mọi do dự, mọi bất định và mọi hoài nghi cũng như chấn hết mọi áp lực từ ngoại tại.
  Theo Augustino thì mọi thứ trong vũ trụ đều có cái thiện, ngay cả khi cái ác hiện hữu trước mắt chúng ta cũng thực sự là điều thiện, khi cái ác đó phù hợp với toàn bộ mẫu hình của vũ trụ. Những khoảng tối, bóng mờ cũng rất cần thiết để tôn thêm vẻ đẹp cho bức tranh. Nếu như chỉ nhìn riêng chúng, tách rời chúng hoàn toàn bức tranh thì chúng hiện ra là cái xấu, nhưng khi xét tổng thể thì chúng có thể làm tôn thêm vẻ đẹp của bức tranh. Qua đó, Augustino quan niệm rằng cái ác thực sự là sự vắng mặt của cái thiện, cũng như bóng tối là sự thiếu vắng ánh sáng. Cái ác mà chúng ta tìm thấy trong vũ trụ là do Chúa sắp đặt ở đây để tạo nên cái thiện trọn vẹn của vũ trụ. Theo Ngài thì cái đích của nhận loại là sự hợp nhất trọn vẹn với Chúa trời và thoát khỏi thế giới trần tục. Con người nên tránh những đam mê khoái lạc của thế giới trần tục, nên một lòng hướng về Chúa, Ngài là một Đấng tối cao toàn mỹ. Sự hòa hợp với Chúa có được thông qua tình thương yêu của Chúa, điều này trái với tình thương của vạn vật. [4]
   Trong vấn đề nhận thức T. Augustino quan niệm con người có sẵn những nguyên lý của lý trí và nguyên tắc của luân lý, như đã có sẵn quy luật mọi tư tưởng và hành động. Nó có trước và tự đối lập với những hoạt động của cảm giác nơi con người. Augustino đã phân biệt một bên là: sự nhìn xem bằng thể xác và một bên là nhìn xem bằng tinh thần. [5]
  + Sự nhìn xem bằng thể xác là một sự biến đổi trong đôi mắt khi nhìn xem sự vật và đó là kết quả của sự gặp gỡ giữa đôi mắt và sự vật được nhìn xem.
  + Sự nhìn xem bằng tinh thần là một quá trình của trí óc đi theo sự nhìn xem bằng thể xác, nếu không có sự nhìn xem này thì quá trình cảm giác không thể được nhìn nhận như một kinh nghiệm cảm giác, vì mọi kinh nghiệm tri thức đều là một tác động của trí khôn cả. Nhưng “ Sự nhìn xem bằng tinh thần ” không thể xuất phát từ sự nhìn xem bằng thể xác từ một nguyên nhân được vì thể xác không thể chi phối linh hồn.
Ø    Từ đó cho ta thấy được sự nhìn xem bằng tinh thần là một quá trình biệt lập trong việc mơ mộng hay tưởng tượng, mặc dù không có mặt của sự nhìn xem bằng thể xác. Trong cả việc  nhìn xem, cả việc mơ mộng và tưởng tượng, quá trình trí óc đều giống nhau, vì tất cả những gì xuất hiện trước mắt trí khôn thì đều có cùng một bản chất như nhau. Trong mỗi trường hợp cái gì trí khôn nhìn thấy không phải một đối tượng ngoại tại với nó mà là một hình ảnh ở trong nó. Sự khác biệt giữa cảm giác và tưởng tượng là ở chỗ trong cảm giác là một quá trình của sự nhìn xem bằng thể xác luôn đi kèm với một quá trình trí óc, ngược lại trong khi tưởng tượng thì không có như thế. Augustino chú ý đến quá trình tri giác thì cảm giác cũng quan trong và cống hiến cho ta một chỉ dẫn như sau: chính sự chú ý hướng dẫn sự nhìn xem của trí khôn và qua đó chính sự chú ý lại ngăn trở hoạt động tự do của tưởng tượng trong trí óc. Chính vì vậy, cảm giác và tưởng tượng có thể phân biệt được trong kinh nghiệm bằng cách kéo chú ý đến sự hiện diện của chú ý, vì sự hiện diện của nó bất đồng trong sáng tạo của trí tưởng tượng và bảo đảm bằng những gì hàm chứa trong trí óc đều có một liên quan nào đó với những giác quan thể xác và thế giới của chúng.
    T. Augustino đã rửa tội cho triết học Platon cho nên Augustino đã sử dụng và thích ứng rất rộng rãi nhiều yếu tố nền tảng trong truyền thống của Platon. Những ví dụ tiêu biểu cho tri thức thuần túy biệt lập với những kinh nghiệm cảm giác là những chân lý của toán học. Augustino đã khám phá ra được tính cách phổ biến, tất yếu và bất biến là những biểu hiện lý tưởng nhất của chân lý. Augustino không chỉ dừng lại ở lĩnh vực toán học mà thánh nhân còn mở rộng chuẩn đích của chân lý ra rất nhiều, đến cả những phán quyết luân lý và những phán quyết giá trị, loại nhận thức này cũng giống với nhận thức bằng cảm giác nhưng chỉ khác ở chỗ nó có những đối tượng tự chúng siêu việt hơn những đối tượng của vật lý và kinh nghiệm của cảm giác, chúng có tính cách bất diệt nên nó biết được cách minh bạch và chắc chắn. Augustino đã quan niệm tri thức mở ra cho trí khôn con người, tri thức không cần đến trung gian của những cảm giác. Tri thức ấy được quan niệm bằng sự nhìn xem bằng tinh thần. Đối tượng của tri thức là những đối tượng công cộng không lệ thuộc trí khôn lĩnh hội chúng cũng không khác gì những đối tượng của sự nhìn xem theo cảm giác. Trong khi tri thức chúng của trí khôn chỉ khám phá ra những đối tượng chứ không sáng tạo ra chúng, cũng như con mắt không sáng tạo những sự vật nó nhìn thấy. Đồng thời cũng theo tinh thần triết lý Platon. Augustino thường quan niệm những chân lý mà tri thức này lĩnh hội được đều cấu thành một lĩnh vực thực tại cũng được gọi là “lý giới”. [6] Lý giới này lại được đồng hóa với “tinh thần của thần minh”, trong đó gồm có những lý tưởng cho mọi sự vật. Điều này đã được Platon so sánh tri thức với sự nhìn xem trong hình ảnh mặt trời của lý giới theo đối thoại ẩn dụ hầm núi cũng như cái thiện là mặt trời soi sáng cho những lý tưởng, ở lý giới thì mặt trời trong thiên nhiên cũng soi sáng cho vạn vật như vậy. Ánh sáng của mặt trời ấy trong khi chiếu rải trên các sự vật để chúng khả thị thì soi sáng cả chúng và soi sáng luôn cơ quan nhìn xem của chúng nữa, đó là trí óc của con người. Để trả lời cho những thắc mắc trong triết lý của mình Augustino thường dùng những hình ảnh riêng của mình hoặc mượn ở Platon để giải thích: Chân lý thường tiềm ẩn trong tôi mà tôi không hề hay biết. Khi chú ý, tôi đi sâu xuống đáy lòng tôi, một đáy lòng trước kia xa cách tôi và luôn luôn không thể dò thăm, rồi tôi làm nó xuất hiện lên ánh sáng. Từ đó, Augustino đã đúc kết lại trong một câu danh tiếng “Hãy trở về trong ngươi vì chỉ trong con người nội tâm mới có chân lý cư ngụ”. [7] Sở dĩ có như vậy vì ở bên ngoài linh hồn, cũng có thể và phải có những người chỉ bảo, những huấn luyện viên hay những biểu hiện kêu gọi con người trở về với mình để tra hỏi chân lý, nhưng tính cách bộc phát riêng biệt của linh hồn là một cái gì không thể vi phạm vì tùy nó có sử dụng những biểu hiện ấy để giải thích chúng, nhưng luôn luôn nó rút tỉa được chính bản chất điều mà hình như nó đã lĩnh nhận được từ nội tâm.
  Augustino đã khai triển thuyết lý tưởng của Platon theo ánh sáng mới mẻ của Kitô giáo. Nhưng nhờ sự tin tưởng mãnh liệt vào công cuộc tạo dựng do Kitô giáo chủ xướng nên Augustino đã loại bỏ những huyền thoại về hồi niệm và luân hồi trong học thuyết của Platon. Theo Augustino con người trước khi sinh ra, Chúng ta sống ở một lý giới nào, cả ở tiền kiếp. Do dó chúng ta cũng không sống với những kỉ niệm của một cuộc sống chiêm ngưỡng những lý tưởng thường ngày, ngược lại chính Thiên Chúa là ánh sáng nội tâm soi sáng ta tham dự vào những chân lý hường ngày của Ngài và chiêm ngưỡng những chân lý ấy.
     T. Augustinô không đề cao vai trò của các giác quan trong việc nhận thức và cho rằng: việc nhận thức bằng giác quan chưa phải là một nhận thức đích thực. Vì đối tượng của nó luôn luôn thay đổi và loài vật cũng có được loại nhận thức này. Augustino cho rằng con người có tri thức tự nhiên về thế giới xung quanh. Họ biết bản chất cơ thể và có thể hành động dựa trên nhận thức. Đối với những nhu cầu thông thường của cuộc sống thì nhận thức này không đầy đủ. Nhưng cũng có một tri thức cao hơn không phải xuất phát từ cảm nhận cũng như không cùng loại với tri thức tự nhiên. Đây là tri thức được phát giác đến thông qua đức tin, chúng dường như đối nghịch với tất cả những gì mà con người đã phát hiện trong cảm nhận.
    Trong lãnh vực đức tin và lý trí thì ta thấy thánh Augustinô đã đề cao vai trò của đức tin: "trước hết hãy chấp nhận những lý thuyết do đức tin đề ra, sau đó mới tìm hiểu để đào sâu". Thánh nhân quả quyết rằng: trên con đường tìm kiếm của lý trí, nhờ ánh sáng của đức tin, lý trí sẽ có được những cột mốc chỉ đường vững chắc, có thể giúp con người tìm thấy lời giải đáp cho những thắc mắc của lý trí. Trong việc lý giải những điều bất hảo của con người và của vũ trụ, thánh Augustinô đã nhấn mạnh đến nguyên nhân là do hậu quả của tội nguyên tổ. Augustino tin rằng con người đầu tiên là Adam, đó là mô hình con người của tương lai. Ông cũng cho rằng Adam đã phạm tội và đã ảnh hưởng tới toàn bộ loài người, ta được thừa hưởng những yếu kém và tội lỗi của con người đầu tiên và được tạo hóa lựa chon để cứu rỗi.
  B/  Theo Quan niệm của T. Tôma Đacanh
     T. Tôma Đa canh cho rằng: Con người là một hữu thể duy nhất được cấu tạo bởi sự kết hợp chặt chẽ không tách rời giữa linh hồn và thân xác. Đối với thánh nhân thì  linh hồn là phi vật chất có trí tuệ, trí tuệ là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của thân xác. Linh hồn có trí tuệ hình thành cùng lúc với thân xác.[8] T. Tôma Đa canh nhấn mạnh một cách đặc biệt trên ý niệm rằng toàn thể con người mới là chủ động. Mỗi hữu thể con người là một thể xác có linh hồn, trong đó nguyên tắc tâm lý là một nguyên tắc thuộc loại đặc biệt và thánh nhân thiết định rằng chất liệu là của con người, hay nói cách khác linh hồn con người là mô thức bản thể. Một số hoạt động của linh hồn rõ ràng giống như  những hoạt động của sinh vật, nhưng những chức vụ suy lý và ước muốn vượt trên tímạnh của tính chất phổ biến và trừu tượng của chúng. Linh hồn là một thành phần đích thực của con người và với tính cách vừa vô thể chất vừa thực tại. Linh hồn con người có tính “đơn nhất” và “thống nhất” nghĩa là nó không thể phân chia ra từng thành phần được nên linh hồn không thể bị tiêu diệt. [9] Do đó nó có tính cách bất tử. Linh hồn và thân xác không phải là hai vật mà là một: hồn_xác. Linh hồn và thân xác có ảnh hưởng tương hỗ: không có hồn, xác sẽ không có hình thức, và không có xác thì hồn sẽ không có các cơ quan cần thiết để đạt đến tri thức. Tinh thần của con người là linh hồn, không thể hình thành và hoạt động, dù là những hoạt động tri năng cho tới việc chiêm ngưỡng cao siêu nếu mà không cần đến thân xác. Theo T. Tôma Đa canh: con người là một hợp thể gồm bởi hồn và xác. Nhờ yếu tố tinh thần mà con người hiện hữu như là một nhân vị duy nhất, mang phẩm giá cao quý bởi vì được Thiên Chúa yêu thương tạo dựng. Linh hồn thiêng liêng bất tử, nhưng kết hợp với thân xác thành một bản thể. Linh hồn hoạt động qua các quan năng, đặc biệt qua lý trí và ý trí. [10] Tuy nhiên, những ý tưởng của lý trí không  phải do tự nhiên mà có, nhưng là nhờ khả năng từ những hình ảnh mà giác quan cung cấp. Linh hồn không hiện hữu trước khi có con người (Đây là điểm khác biệt với tư tưởng của Platon). Linh hồn và thân xác gắn bó với nhau khăng khít đến nỗi  T. Tôma Đa canh chủ trương thân xác mang niềm khát vọng tự nhiên được sống lại, bởi vì linh hồn sẽ không cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn khi lìa xa thân xác. Việc kết hợp làm một với thân xác của linh hồn không gây trở ngại cho phẩm giá cao quý của linh hồn, cũng như tính bất diệt của linh hồn. Vì chỉ có một "mô thể" điều khiển và chịu trách nhiệm về mọi sinh hoạt của tinh thần lẫn vật chất. Nó có những đối lập như: bất tử - khả tử, tốt - xấu, thiện - ác, tích cực - tiêu cực. Theo T. Toma Đa canh thì Chúa trời là đấng sáng tạo ra vạn vật bao gồm cả con người với một mục đích và cái thiện cao cả nhất của vạn vật là sự thực hiện của mục đích. Khi một người nhận biết được mục đích mà Chúa nhào nặn ra anh ta, thì anh ta khám phá ra cái thiện cao cả của Chúa Trời. Do đó cái thiện cao cả nhất là sự nhận biết ra chính mình, giống như Chúa Trời đã định sẵn. Theo Ngài cách tốt nhất để đạt được cái thiện toàn mỹ là rời bỏ của cải vật chất của thế giới trần tục để đi tìm cuộc sống của Chúa. Với Ngài cái ác là sự nghèo túng thiếu đi cái thiện. Tất cả vạn vật được Chúa sáng tạo ra với một mục đích là hướng thiện. Khi chúng thất bại thì hệ quả tất yếu là cái ác sẽ xẩy ra.[11]
Ø    Qua đó cho ta thấy T. Tôma Đa canh đã đi theo con đường của T. Augustino cho rằng cái tốt và cái xấu của một hành động đặc thù, phụ thuộc vào mục tiêu hay mục đích của người hành động. Một hành động có thể có những hậu qủa tốt nhưng cũng có thể là không tốt, trừ phi người hành động đó có ý định hành động để có những kết quả tốt và biết rằng điều đó sẽ mang lại kết quả tốt.
*   Tuy nhiên, T. Tôma Đa canh không đồng tình với T. Augustino rằng một hành động tỗi lỗi có thể trở thành tốt nếu như người hành động có chủ tâm tốt. Chủ tâm tốt sẽ không làm hành động xấu rở thành tốt mà chủ tâm đó chỉ là một điều sẽ làm cho hành động tốt đó thực sự là tốt.
   T. Tôma Đacanh quan niệm: Không có gì có trong trí khôn mà không thông qua giác quan. Hơn nữa, dù những nguyên lý căn bản của lý trí có mầm mống trong ta, những cũng phải nhờ đến kinh nghiệm để xuất hiện và phát triển. Qua đó Thánh nhân đã kể ra bốn nội quan: Tổng quát, Kí ức, tưởng tượng và bản năng: [12]
  + Tổng giác theo Thánh Nhân là giác quan chung, là nơi tập hợp các cảm giác riêng của ngũ quan.
   Vd: Khi cầm trên tay một trái chuối thì con mắt nhìn thấy màu sắc, bàn tay sờ được hình thù, mũi giử được mùi nên ta nhận biết được trái chuối là sự tổng hợp của những cảm giác riêng biệt.
  + Ký ức là hồi tưởng: Cảm giác được gây ra do sự kích thích bền ngoài để đưa đến giác quan. Tuy nhiên, sau khi sự kích thích đã chấm dứt thì ta vẫn có thể gợi lại cảm giác đó.
   Vd: Tiếng động vang đến tai.
     Ký ức có thể được phân loại dựa theo đối tượng của ngoại giác, nhờ cái đã nhìn, đã nghe đã nếm, đã ngửi, đã chạm. Ký ức cảm giác liên quan đến những sự kiện khả giác cụ thể, còn ký ức trí tuệ mang nội dung trừu tượng phổ quát. Trên thực tế hai cấp độ nay liên hệ trực tiếp đến nhau.
   + Tưởng tượng: Nói đến trí tưởng tượng của con người, là nói đến chức năng của lý trí. Tượng tượng đối nghịch với ký ức. Ký ức gợi lại cảm giác đã có, còn tưởng tượng tạo ra cảm giác chưa có bằng cách chắp nối các cảm giác đã có trong quá khứ. Thánh nhân nói rằng có bốn thứ tưởng tượng: Mơ mộng, Nghệ thuật, thực tiễn và lý thuyết.
   + Bản năng: Có nhĩa là khả năng lượng định tức thời điều gì có lợi hay có hại, thuận tiện hay bất thuận tiện cho sự sống còn, bản năng không chỉ thuộc lãnh vực nhận thức nhưng còn bao hàm những yếu tố của cảm xúc. Ngay từ xưa con người đã nhìn nhận hai bản năng cơ bản chung cho thú vật cũng như loài người, đó là bản năng sinh tồn và bản năng truyền sinh.
   T. Tôma Đa canh đề cao vai trò và khả năng của các giác quan và cảm giác. Theo thánh nhân: không có gì trong trí khôn mà không có ở nơi cảm giác. Cảm giác là kết quả của đối tượng khả giác và chủ thể nhận thức, những ý tưởng được tiếp nhận từ cảm giác. T. Tôma Đa canh lập luận rằng tri thức xác thực là tri thức mang tính quan niệm và những khái niệm có nguồn gốc từ những cảm giác. Nhưng trí óc có thể hình thành những khái niệm phổ biến từ những cảm giác này. Nhưng vật thể bên ngoài hành động dựa vào linh hồn, một thứ nguyên liệu thô này của tri thức được nhận vào và được nhào nặn thành tri thức mang tính khái niệm bởi những khả năng cao hơn của linh hồn. Nhưng cũng có tri thức trực giác vượt trội hơn tri thức có được thông qua cảm giác, thông qua lý trí hoặc thông qua đức tin đơn thuần. Tri thức này có nguồn gốc từ sự soi sáng của thần thánh và cũng có quyền lực từ thần thánh.
    T. Tôma Đa canh còn nhận định ý tưởng được tiếp nhận từ cảm giác, thánh nhận lập luận rằng: tri thức xác thực mang tính quan niệm và những khái niệm có nguồn gốc từ những cảm giác. Nhưng trí óc có thể hình thành những khái niệm phổ biến từ những cảm giác này. Những vật thể bên ngoài hành động dựa vào linh hồn, thứ nguyên liệu thô này của tri thức được nhận vào và được nhào nặn thành tri thức mang tính khái niệm bởi những khả năng cao hơn của linh hồn. Nhưng cũng có những tri thức trực giác vượt trội hơn tri thức có được thông qua những cảm giác, thông qua lý trí hoặc đức tin đơn thuần. Tri thức này có nguồn gốc từ sự soi rạng thần thánh và cũng có quyền lực từ thần thánh. Chúng ta biết về Chúa, về sự bất tử và những học thuyết khác của Chúa không phải nhờ vào việc lý giải mà nhờ vào hình thức cao hơn về tri thức này. Sự nhận thức của con người nằm ở vị trí trung hòa giữa thiêng liêng và vật chất. Các hữu thể thuần thiêng thì có những ý tưởng gắn liền với bản tính của mình, nghĩa là bẩm sinh. Các động vật thì thủ đắc nhận thức qua các giác quan, nhưng nhận thức cảm tính thì mang tính cụ thể. Loài người thì thủ đắc nhận thức qua các giác quan nhưng đồng thời có khả năng để chuyển hóa các nhận thức cụ thể sang nhận thức phổ quát, nhờ tiến trình “trừu tượng hóa”, bằng cách gạt bỏ những chi tiết riêng và giữ lại những khái niệm riêng. Cơ quan gạn lọc được gọi là “Trí tuệ”, biến đổi nhận thức giác năng sang nhận thức tri năng. Trí tuệ không phải là chức năng của một cơ quan cụ thể nằm trong bộ não, nhưng là một quan năng thuộc vê bản tính con người, vừa vật chất vừa thiêng liêng. Nhận thức trí tuệ không lệ thuộc vào đối tượng bên ngoài. Cảm giác chịu ảnh hưởng của đối vật: Nếu có tiếng động thì ta nghe, nếu tiếng động chấm dứt thì ta hết nghe. Nên trí tuệ có thể nghĩ đến những đối tượng phổ quát và trừu tượng, không chịu lệ thuộc vào những chiều kích không gian và thời gian.[13]
   Thánh Tôma Đacanh đề cao vai trò của lý trí: ngoài phạm vi tôn giáo thì con người có thể hiểu biết mà không cần đến ơn phù trợ trực tiếp của Thiên Chúa. Hơn nữa trí khôn có thể khám phá nhiều điều về Thiên Chúa: Ngài là Chân-Thiện-Mỹ. T. Tôma Đa canh quan niệm: Tin là hành vi của trí tuệ gắn bó với chân lý của Thiên Chúa, dưới sự điều động của ý chí được ân sủng của Chúa lay động. Con người là một chủ thể luân lý, hoạt động có trách nhiệm tự do, biết dùng suy luận để cân nhắc các lý lẽ trước khi hành động, và ý trí để điều khiển các hành vi. Con người hướng về hạnh phúc, tìm cách đạt đến sự thiện tuyệt đối, con người có ước vọng theo lý trí, nhờ đó am hiểu được thế nào là cái thiện và có được khả năng suy tư theo những yếu sách của lý trí và nhờ ánh sáng của lý trí, ước vọng tự nhiên đó trở thành ý muốn tự do định đoạt nơi con người. Sự khác biệt giữa ước vọng của vạn vật và nơi con người được thánh nhân xác định: cứu cánh bao giờ cũng tương ứng với nguyên lý, vậy một khi biết được nguyên lý của vạn vật là gì thì ta cũng biết được cứu cánh của chúng, cứu cánh của vạn vật phải là cái thiện vì chỉ có cái thiện mới là cứu cánh và một cái thiện ở ngoài vũ trụ, cứu cánh này chỉ có ở nơi Thiên Chúa. T. Tôma Đa canh quan niệm cái thiện của con người phải phù hợp với lý trí và ngược lại cái ác là tất cả những gì trái ngược, không phù hợp với lý trí. Nhân đức thiết yếu là một tư thế luôn luôn hành động phù hợp với lý trí hay nói cách khác nhân đức luân lý có được cái thiện là do quy luật của lý trí.[14] Qua đó, cho ta thấy hành vi được nhân đức luân lý quy định thích hợp với lý trí ngay thẳng và lý trí có nhiệm vụ chỉ định một mức trung dung nghĩa là tránh được cái thái quá và cái bất cập.
    Đối với T. Tôma Đa canh: sự hoàn hảo của vũ trụ đòi hỏi phải có sự bất hoàn hảo của các hữu thể. Đó là khả năng tạo ra hư hoại của các hữu thể chứ không phải là tất yếu có hữu thể  hư hoại. Theo T. Tôma Đa canh Đức Chúa tao ra vũ trụ bao gồm cả con người . Con người bao gồm cả tinh thần và vật chất, trong con người chúng ta có thể tìm thấy 2 yếu tố cơ bản linh hồn và thân xác. Con người bị thể xác lôi kéo vì vậy mà con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi linh hồn từ tội lỗi được kế thừa. Con người không phải là một tiểu vũ trụ khép kín. Sau khi đã bàn về bản tính của con người, Tôma Đa canh đã lồng nó trong tương quan với Thiên Chúa là Đấng tạo thành và hạnh phúc của con người. Dù biết rằng Kinh Thánh có nói tới con người được dựng lên theo hình ảnh Thiên Chúa nhưng ngoài dữ kiện mặc khải, T. Tôma Đa canh còn cố gắng phân tích bản tính con người nhằm chứng tỏ rằng cơ cấu con người tự nó hướng về Thiên Chúa. Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa bởi vì con người luôn khao khát đạt tới chân ly khách thể và sự thiện toàn mỹ. Con người tìm về Thiên Chúa không phải chỉ vì muốn thỏa mãn óc lý luận muốn biết nguồn ngốc của vạn vật, nhưng còn vì muốn được hạnh phúc, muốn đạt được đến sự thiện tuyệt đối. Dựa trên sự phân tích này, T. Tôma Đa canh chủ trương rằng không có sự mâu thuẫn giữa lý tri và đức tin. Cũng như không có sự đối chọi giữa bản nhiên và ân sủng. Thiên Chúa đã dựng lên con người theo hình ảnh của mình, đã muốn thông truyền sự tốt lành của mình cho con người, đã mời gọi con người vào chia sẻ hạnh phúc với mình. Nhờ  sống trong tình thân hiệp, con người duy trì hết tất cả các mối liên hệ theo trật tự. Lý trí tùng phục Thiên Chúa, thân xác tùng phục linh hồn. Tiếc rằng tội lỗi đã làm xáo trộn tất cả trật tự đó. Không những Adam đã mất những ân huệ tình nghĩa với Chúa, nhưng còn mất luôn sự kiểm soát các quan năng của mình. Vì thế mà trong tình trạng xa ngã, con người mang nhiều thương tích. Tuy nhiên, T. Tôma Đa canh cũng thêm rằng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người vẫn không bị tiêu diệt. Con người vẫn có khả năng truy tầm chân lý, và làm điều thiện. 

IV/  NHẬN ĐỊNH CHUNG
          Qua những trình bày ở trên ta có thể rút ra một vài nhận định về tư tưởng của hai thánh Agustinô và Tôma Đacanh: Thánh Augustinô trong quan niệm của mình về con người đã thể hiện rõ vấn đề ân sủng, đã dung hòa với những kinh nghiệm của ngài trên con đường trở về với Thiên Chúa, thể hiện rõ những suy nghĩ  nội tâm. Thánh Augustinô khám phá ra những điều kỳ diệu của con người theo hướng từ trên xuống, nghĩa là ngài xuất phát từ những ân sủng của Chúa ban cho con người. Thánh Tôma Đacanh lại đi từ dưới lên. Ngài xuất phát từ những gì đã có và đang có của thực tại để khám phá ra những huyền nhiệm nơi con người. Chính vì thế mà ta thấy được tư tưởng của T. Tôma gần gũi với thực tế hơn, và nó giúp chúng ta dễ nắm bắt hơn. Ta dễ thấy được T. Tôma như đang kéo thế giới huyền nhiệm, siêu nhiên gần lại với những thực tại sống động và cụ thể nơi con người. Nhưng điều quan trọng mà cả thánh Augustinô và thánh Tôma Đacanh đều muốn khẳng định là: con người là một công trình kỳ diệu của Thiên Chúa, là cầu nối giữa thế giới huyền nhiệm siêu nhiên của Thiên Chúa với thực tại tự nhiên của vũ trụ.
                                                                                    Anton Nguyễn  Chính
Tài liệu tham khảo:

1. Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương, tập III, bt Đỗ Văn,  < Nhà xuất bản TPHCM 2000 >,  370
2. S EROST, Jr,PH.D.BD., Những vẫn đề cơ bản của triết học, Bd Đông Hương và Kiến văn. Nhà xuất bản Từ Diển Bách Khoa, bt Hoàng Thái, 346
3. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 8., 379




[1] Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương- tập III, bt Đỗ Văn,( Nhà xuất bản tphcm 2000), Tr  42.
[2] S EROST, Jr,PH.D.BD., Những vẫn đề cơ bản của triết học, Bd Đông Hương và Kiến văn. Nhà xuất bản Từ Diển Bách Khoa, bt Hoàng Thái. Tr 209.
[3]Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương- tập III, bt Đỗ Văn,( Nhà xuất bản tphcm 2000), Tr  60.
[4] S EROST, Jr,PH.D.BD., Những vẫn đề cơ bản của triết học, Bd Đông Hương và Kiến văn. Nhà xuất bản Từ Diển Bách Khoa, bt Hoàng Thái. Tr 119.
[5] Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương- tập III, bt Đỗ Văn,( Nhà xuất bản tphcm 2000), Tr  43.
[6] Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương- tập III, bt Đỗ Văn,( Nhà xuất bản tphcm 2000), Tr  46.
[7] Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương- tập III, bt Đỗ Văn,( Nhà xuất bản tphcm 2000), Tr  47.
[8] S EROST, Jr,PH.D.BD., Những vẫn đề cơ bản của triết học, Bd Đông Hương và Kiến văn. Nhà xuất bản Từ Diển Bách Khoa, bt Hoàng Thái. Tr  210.
[9] Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương- tập III, bt Đỗ Văn,( Nhà xuất bản tphcm 2000), Tr  294.
[10] Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 8, Tr 19.
[11]S EROST, Jr,PH.D.BD., Những vẫn đề cơ bản của triết học, Bd Đông Hương và Kiến văn. Nhà xuất bản Từ Diển Bách Khoa, bt Hoàng Thái. Tr  121.
[12] Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 8, Tr  83.
[13] Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 8, Tr  94.
[14] Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học tây phương- tập III, bt Đỗ Văn,( Nhà xuất bản tphcm 2000), Tr  248.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA LINH ĐẠO KITO GIÁO VÀ LINH ĐẠO ẤN GIÁO


 I/ GIỐNG NHAU:
          Nói chung xét theo các nền linh đạo thì hoàn toàn giống nhau nhưng chỉ khác nhau về cách dùng từ ám chỉ một Đấng mà họ tôn thờ. Xét về đại thể thì ta thấy những nền linh đạo có một sự giống nhau.
-   Các linh đạo trên đều hướng tới một Thực tại tối cao, siêu hình, vô thuỷ, vô chung. Tuy mang những danh hiệu khác nhau như: Thiên Chúa trong Kito giáo. Trời hay thượng đế trong Nho giáo. Đạo trong lão giáo. Chân như trong phật giáo. Brahman trong ấn giáo.
-       Các linh đạo đều nhìn nhận trong con người có một thực thể siêu hình ở đằng sau, bên trên hoặc bên trong thân xác và cơ cấu tâm lý. Thực thể siêu hình ấy được mang tên như: linh hồn, Con cái Thiên Chúa trong Kito giáo. Thiên mệnh, Tính, Minh đức trong Nho giáo. Mệnh trong Lão giáo. Tính, Chân tâm, Bản laidieenj mục tỏng Phật giáo. Atman trong ấn giáo.
-         Các linh đạo đều nói tới sự cần thiết phải xa rời, từ bỏ hoặc ít lệ thuộc vào hiện tượng giới gồm các sự vật không bèn vững.
-         Các linh đạo đều nói tới sự cần thiết mà conn người phải trở về với Thực tại tối cao, đều nhắm tới sự nối kết thực thể siêu hình nơi con người với thực tại tối cao nên một và đều cho rằng sự nối kết đó là tuyệt đối cần thiết cho con người giải thoát khỏi đau khổ, đạt tới hạnh phúc.
Những điểm chung giống nhau đó chỉ có thể được giải thích với một trong hai hặc cả hai lý do sau:
-   Thực tại tối cao đã đồng thời mặc khải cho các bậc thánh hiền là những con người có thành tâm thiện chí di tìm chân lý.
-  Các bậc thánh hiền xưa không phân biệt Đông Tây đã nỗ lực tu tập và thành khẩn suy niệm để cùng tiến tới một đỉnh cao trực thị như nhau về Chân Lý, tuy có khác ít nhiều về môi trường văn hoá và ngôn ngữ.
Sau hơn 20 thế kỉ có sự hiện diện của các linh đạo, bây giờ là lúc mọi người tìm hiểu để nhận ra những điểm chung trong các đại tôn giáo và các nền tư tưởng lớn của nhân loại để xoá đi những hiểu lầm, những bất bình và đặt một mối quan hệ chặt chẽ giao lưu, hội nhập. Trong câu nói của Kinh Dịch là chí lý: “Thiên Hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhị bách lự ” nghĩa là mọi người cùng quy tụ bằng những đường lối khác nhau, trăm sự suy nghĩ đều thống nhất. Trong Kito giáo xin dúc kết một câu của giám mục Ba Đa Lộc nói về Thiên Chúa “Cha thật đầu tien, cao cả khó xưng tên, Sinh dưỡng muôn loài, sâu nhiệm không thể lường”.[1]
II/ SỰ KHÁC NHAU
1/ Linh đạo Kito giáo
          Tất cả cuộc đời của Chúa Giesu là một linh đạo, là con đường dẫn tới cội nguồn của chân lý, là con đường tâm linh hướng nội. Những gì được tìm ra bằng con đường tâm linh này mới chính là sự thật đích thực, vĩnh hằng. Con những gì thuộc về vật đạo chỉ là những sự thật nhỏ nhoi thuộc về cõi vô thường, biến dịch. Từ trong khái niệm căn bản này, ta có thể nhìn ra những nét đặc trưng của linh đạo Kito giáo.
a/ Linh đạo Kito giáo hướng đến sự sống siêu nhiên của nước trời, vượt trên sự sống vật chất thuộc nhiều giới.
 Ngài cho ta biết ngời ta không thể thờ Thiên Chúa và Thờ của cải được. Người ta tìm Thiên Chúa thì phải coi nhẹ của cải. Trong Bài Tin Mừng (Mt6,25-33) nói rất rõ về điều này.
b/ Linh đạo Kito giáo là con đường dẫn vào cửa hẹp.
          Muốn tìm thấy sự sống siêu nhiên, vĩnh hằng của nước trời, người ta phải vào cửa hẹp. Trong Tin Mừng (Mt 7, 13-14) nói rất rõ về điều này. Trong kinh thánh nói: “Con đường rộng rãi và thênh thang ” chỉ thị vật đạo. Đó là con đường tìm kiếm sự thoả mãn trong tiền tài, danh vọng và tiện nghi. Đi theo con đường này sẽ thu được lời lãi trong thế gian đáp ứng các nhu cầu thân xác, nhưng đánh mất sự sống siêu nhiên, tức là đánh mất hạnh phúc đích thực.
          Muốn đi vào “cửa hẹp và đường chật” thì người ta phải “thu nhỏ cái tôi tâm lý” và “cái tôi thân xác” lại. Thu nhỏ “cái tôi tâm lý” tức là sống khiêm nhường, nhẫn nhục, quyên mình, hy sinh. Thu nhỏ “cái tôi thân xác” là hạn chế sự đòi hỏi tiện nghi, sống cuộc đời đơn sơ, thanh bạch, ít dục vọng. Trong Tin Mừng (Lc 17,33) cũng nói rõ cho ta thấy về điều này hoặc trong Tin Mừng (Ga 12,25). Sự sống mình tức là sự sống thân xác, sự sống đời đời tức là sự sống siêu nhiên đích thực, vĩnh hằng.
          “Cửa hẹp và đường chật” tức là linh đạo tuy ở gần nhưng mà lại hoá xa. Gần vì linh đạo là con đường tâm linh hướng nội, chỉ cần xoay tâm thức lại là thấy ngay. Xa vì linh đạo không đáp ứng nhu cầu thoả mãn của thân xác. Nhu cầu thoả mãn thân xác gần gũi với ngũ quan, cho nên dẽ thấy. Còn đối với linh đạo, nếu không được kêu gọi đặc biệt, người ta không thể thấy hoặc giả cá thấy người ta cũng không bước vào vì nó khó hấp dẫn con người.
c/ Linh đạo Kito giáo dẫn đến cội nguồn Chân Lý.
          Linh đạo Kito giáo do Đức Giesu giới thiệu cho mọi người. Tuy nhiên Ngài chính là linh đạo, đồng thời lại là cùng đích của linh đạo đó nữa. Chính Ngài đã nói rất rõ về linh đạo của Ngài trong Tin Mừng (Ga 14,6-7). Chúa Cha là thực tại siêu hình, Người ta không thể thấy Chúa Cha trong không gian, theo lời Đức Giusu nói “Ai thấy thầy là thấy Chúa Cha”
d/ Linh đạo Kito giáo đời hỏi một cuộc tái sinh.
          Con người sống tron trần gian đi trong vật đạo, muốn bước vào linh đạo cần phải qua một cuộc tái sinh. Chính trong Tin Mừng (Ga 3, 3 ) đã nói rất rõ về điều này. “sinh ra môt lần nữa” phải hiểu là sự lột xác thiêng liêng về tinh thần. Con người do lý trí phân biệt nặng nề từ lâu đã hướng chiều về vật chất. giờ đây muốn vào nước trời, con người cần được thanh tẩy trong năng lực sieu nhiên của thần khí. Thần khí không lệ thuộc vào hình tượng, tương tự năng lực gió trong thiên nhiên.
đ/ Linh đạo Kito giáo là con đường thơ ấu
          Con đường thơ ấu là con đường dẫn đến nước trời, trên con đường đó, những người vào nước trời thì hãy trở nên như trẻ nhỏ. Vấn đề này được Tin Mừng (Mt 18,1-4 ) đã nói rất rõ.
          Người lớn là những người trưởng thành trong vật đạo, tâm hồn chất chứa nhiều tham vọng về của cải, quyền bính, dục tình, trong con người luôn luôn có ý tưởng chiếm đoạt để vun trồng thêm cho cá nhân mình. Trẻ nhỏ chưa hát triển nhiều về lý trí cho nên không có tham vọng danh lợi, quyền bính, không có những trnah giành quyết liệt, không có những nhu cầu quá đáng. Chính vì tấm lòng cao đẹp của trẻ thơ mà dễ được vào nước trời.
e/ Linh đạo Kito giáo dẫn đến 8 mối phúc thật.
          Linh đạo Kito giáo là con đường thiêng liêng dẫn đến hạnh phúc chung cuộc là nước trời thì hẳn phải đi qua tám mối phúc thật trong bài giảng trên núi của Chúa Giesu.
f/ Linh đạo Kito giáo là con đường tâm linh
          Trở về với Chúa là trở về cái tâm chân thật của mình. Con đường tâm linh là con đường trở về nội tâm, nơi đây có cái tâm tinh tuyền thanh sạch, nơi đây con người có thể trực tiếp gặp Thiên Chúa, có nguồn suối an lạc hạnh phúc đời đời, nơi đây chữa cho con người ta hết khát.
g/ Linh đạo Kito giáo đem con người đến tời tình yêu thương đại đồng.
          Linh đạo Kito giáo sẽ hướng con người theo con đường tâm linh, lăn sâu trong sâu thẳm cung lòng của mình, trở vè với cái tâm trinh nguyên chân thật, múc được năng lực của “giếng thiêng” tức là nhận được ân sủng siêu nhiên của Thiên Chúa.
          Linh đạo Kito giáo hướng con người không còn thấy chính mình nữa, bởi vì mình đã nhập vào Chúa và nhìn thấy Chúa qua tha nhân.
h/ Linh đạo Kito giáo đòi hỏi một niềm tin mãnh liệt
          Tin vào Đức Giesu Kito: Đức Giesu Kito là con Thiên Chúa và là Thiên Chúa nhập thể. Ngài được Chuas Cha trao sứ vụ thành lập nước trời và rao giảng nước trời. Nên ta phải tin một cách mãnh liệt thì được vào nước trời.
          Tin vào lòng nhân  hậu của Thiên Chúa, để qua đây ta luôn trông cậy, lạc quan và không bao giờ thất vọng dù đã phạm tội lỗi nhiều thế nào.
          Tin vào sự bảo trở của Chúa Thánh Thần.
            Linh đạo Kito giáo là con đường hướng nội, trở về sâu thẳm trong cung lòng mình, tìm lại bản thể ban sơ, kết hợp nên một với Thiên Chúa tình yêu, để đạt tới sự thật và sự sống vĩnh hằng, đồng thời đem tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người, để thực tại tình yêu trở nên đại đồng viên mãn.
2/ Linh đạo Ấn giáo

          Veda được người ấn độ coi là những chân lý do Thượng đế mạc khải cho loài người ở  đầu mỗi chu kì vũ trụ. Nhưng có lẽ tác phẩm có ảnh hưởng lớn lao nhất trên toàn bộ tư tưởng ấn độ lại là bộ Upanichand. Bộ kinh này là tổng hợp suy tư kéo dài nhiều trăm năm của các đạo sĩ thấu thị căn cứ vào Kinh Veda.
          Chủ ý của kinh Upanichand là giải thoát con người khỏi thế gian đau khổ vì thế tư tưởng chủ đạo của ấn giáo cũng chính là linh đạo.
a/ Linh đạo ấn giáo hướng tới giải thoát
          Muốn được gải thoát thì người ta phải hiểu thấu đáo. Châm ngôn ấn nói: Hiểu biết thật sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do. Sự hiểu biết thật sự mà linh đạo ấn giáo cống hiến trước hết cho con người ta là: thé gian là ảo ảnh, sự vật là vô thường. Người ta không tìm thấy hạnh phúc đích thực trong cái thế gian apr ảnh vô thường ấy, mà chỉ được mãn nguyện sau khi thực hiện Chân lý siêu hình.
          Sự thực chân lý được chia làm 3 giai đoạn:
-         Tín: đòi hỏi người ta phải tin tưởng ở những định luật thiên nhiên do các đạo sĩ thấu thị (Rishi) tiền bối giảng.
-         Tri: là sự phân tích và lý luộn để hiêu biết bằng lý trí.
-         Hành: là thực hiện hợp nhất với thực tại siêu hình, cứu cánh giải thoát bằng phép tu luyện Dugia hay thiền. 
tuy ta trình bày 3 vấn đề trên tách rời nhau nhưng trên thực tế thì 3 điều trên tác động được liên kết duy nhất với nhau: Thực hiện Chân lý (Hành) trong niềm tin tưởng sâu sắc (Tín) và sự hiểu biết sáng suất (Tri). Sự thực hiện Chân lý đời hỏi người ta thực hiện cái chân ngã tâm linh (Atman) để từ đây nhận ra một cuộc đời thanh thoát khác hẳn với đời sống thông thường.
          Đời sống toàn diện của người ấn  dưới sự hướng dẫn của Linh đạo đã được phác hoạ thành 4 giai đoạn.
-         Brahmacharya: giai đoạn tu tập buổi thiếu thời.
-         Grihastha: giai đoạn trưởng thành, thi hành bổn phận gia đình và xã hội.
-         Vanaprastha: giai đoạn rút vào rừng ẩn dật tu hành.
-         Sannyâsa: là giai đoạn đoạn tuyệt với mọi sự ràng buộc của tình cảm và hoạt động xã hội để đạt tới chân tri và giải thoát.
b/ Linh đạo ấn giáo giởi thiệu về Thực tại tối cao.
          Muốn được giải thoát, một mặt con người không được bam víu vào thế gian. Mặt khác, con người phải nhận ra và hướng tới thực tại siêu hình ở đằng sau và bên trên thế gian. Đó là cứu cánh chung cho cuộc giải thoát.
-         Đấng sáng tạo (Brahma)
-         Đấng huỷ diệt (Shiva). Chính do huỷ diệt mà lại có đời sống. Bản tính của Shiva nhằm diệt trừ óc phân biệt và thị hiếu của con người đối với đời sống phúc tạp. Khi con người đã đau  khổ, mệt nhọ tột độ thì sự huỷ diệt mang ý nghĩa một sự yên nghỉ, Ngài được mẹnh danh là thần của giấc ngủ.
-         Đấng bảo tồn (Vishnu) có nhiệm vụ che chở và cứu giúp con người. Khi cần thiết thì vị thần này sẽ xuất hiện để cứu chúng sinh.
Tuy thực tại phân ra 3 ngôi với 3 bản tính, 3 tác động khác nhau, nhưng thực ra ba ngôi đều kết hợp trong một bản thể duy nhất, tự sinh, tự hữu, vô thuỷ vô chung mà linh đạo ấn giáo mẹnh danh là Brahman. Đó là cứu cánh chung của con người và vũ trụ vạn vật.
c/ Linh đạo ấn giáo là con đường thực nghiệm tâm linh.
          Linh đoạ ấn giáo đòi hỏi người ta muốn được giải thoát phải biết từ bỏ hay quay lưng lại với thế giới hiện tượng để nhận ra đại ngã Brahman, người ta phải biệt vượt qua cai ngã tâm sinh lý để nhận ra chân ngã là Atman tiềm tàng trong thẳm cung lòng mình. Biết về Brahman và Atman là cái biệt thượng trí đưa đến tự do, còn tất cả những cái biết khác đều là hạ trí thuộc về thế gian, đưa đến nô lệ.
          Linh đạo ấn giáo trong bộ Upanichand cốt yếu chỉ là giảng giải về Brahman và Atman. Brahman là nguyên lý tối sơ và linh hồn cai quản vũ trụ: “Không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman”. Atman là nguyên lý của đời sống mà không phụ thuộc vào đời sống. Atman là cái tồn tại sau khi tất cả thân xác vật chất và đời sống tâm linh tiêu tan. Atman không bị giới hạn trong những hình thức biến đổi vô thường của đời sống.
          Linh đạo ấn giáo nhấn mạnh chỉ có thực nghiệm tâm linh tức là sống cuộc đời hồn nhiên thoát tục, thực hienj công cuộc lột xác, phá  vỡ bức màn vo minh mà nhận ra Chân Ngã.
          Thực nghiệm tâm linh có thể được thu vào 3 giai đoạn:
-         Thanh lọc tâm hòn, thân xác và giác quan để chuổn bị cho sự nảy nở của ý thức thiêng liêng.
-         An định tâm trí cho khỏi bị lối cuốn vào những hoạt động phân tán của tư tưởng và giác quan để có thể an trụ ý thức vào tuyệt đối.
-         Đồng nhất với thực tại tối hậu là Thượng đế.
d/ Linh đạo ấn giáo giới thiệu những nẻo đường giải thoát.
+ Nẻo đường tri thức (Jnân-Marga).
-         Tri thức do lý trí hướng ngoại, tìm hiểu sự vật và những hiện tượng của đời sống. Đó là hiieur biết khoa học hay luân lý có tính cách thành phân. Sự hiểu biết này gọi là Thức.
-         Tri thức nhờ trực giác mà đạt được chân lý tối hậu tiềm ẩn đằng sau những hiện tượng. Đó là hieur biết thuần tuý hay siêu nghiệm có tính cách toàn diện. Sự hiểu biết này được gọi là Trí.
              Hai loại tri thức này bổ túc cho nhau, nhờ đó con người mới thấy rõ thực tướng vủa vạn vật, không còn đam mê, luyến ái mù quáng . Chỉ với một thái độ hồn nhiên thanh thản cao độ nhờ các ký luật tâm linh, người ta mới có thể đạt tới sự giải thoát bằng nẻo đường tri thức.
+ Nẻo đường hành động (Karma-Marga).
          Hành động là bản tính cảu Thượng đế, là định luật chi phối đời sống của vũ trụ vạn vật. Từ khi vũ trụ được hình thành, luôn luôn có sự vận động không ngừng nghỉ.
+ Nẻo đường sùng tín (Bhakti-Marga).
          Sùng tín là tình yêu, long tin cậy và kính phục dành cho Thực tại tối cao, tức là Thượng đế. Ngoài hai loại trên, Gita lại khuyến khích con người hãy tìm sự an trú tâm hồn vào một đối tượng duy nhất, siêu việt, không bị giới hạn trong thế giới hiện tượng. Đó là Thượng đế, đấng vô sinh, vô thuỷ, vô chung, nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ vạn vật.
                                                                                Anton Công Chính

[1] Lý Minh Tuấn. Triết Lý Chữ Hoà. Nhà xuất Bản Phương Đông. Tr 160.