Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA LINH ĐẠO KITO GIÁO VÀ LINH ĐẠO ẤN GIÁO


 I/ GIỐNG NHAU:
          Nói chung xét theo các nền linh đạo thì hoàn toàn giống nhau nhưng chỉ khác nhau về cách dùng từ ám chỉ một Đấng mà họ tôn thờ. Xét về đại thể thì ta thấy những nền linh đạo có một sự giống nhau.
-   Các linh đạo trên đều hướng tới một Thực tại tối cao, siêu hình, vô thuỷ, vô chung. Tuy mang những danh hiệu khác nhau như: Thiên Chúa trong Kito giáo. Trời hay thượng đế trong Nho giáo. Đạo trong lão giáo. Chân như trong phật giáo. Brahman trong ấn giáo.
-       Các linh đạo đều nhìn nhận trong con người có một thực thể siêu hình ở đằng sau, bên trên hoặc bên trong thân xác và cơ cấu tâm lý. Thực thể siêu hình ấy được mang tên như: linh hồn, Con cái Thiên Chúa trong Kito giáo. Thiên mệnh, Tính, Minh đức trong Nho giáo. Mệnh trong Lão giáo. Tính, Chân tâm, Bản laidieenj mục tỏng Phật giáo. Atman trong ấn giáo.
-         Các linh đạo đều nói tới sự cần thiết phải xa rời, từ bỏ hoặc ít lệ thuộc vào hiện tượng giới gồm các sự vật không bèn vững.
-         Các linh đạo đều nói tới sự cần thiết mà conn người phải trở về với Thực tại tối cao, đều nhắm tới sự nối kết thực thể siêu hình nơi con người với thực tại tối cao nên một và đều cho rằng sự nối kết đó là tuyệt đối cần thiết cho con người giải thoát khỏi đau khổ, đạt tới hạnh phúc.
Những điểm chung giống nhau đó chỉ có thể được giải thích với một trong hai hặc cả hai lý do sau:
-   Thực tại tối cao đã đồng thời mặc khải cho các bậc thánh hiền là những con người có thành tâm thiện chí di tìm chân lý.
-  Các bậc thánh hiền xưa không phân biệt Đông Tây đã nỗ lực tu tập và thành khẩn suy niệm để cùng tiến tới một đỉnh cao trực thị như nhau về Chân Lý, tuy có khác ít nhiều về môi trường văn hoá và ngôn ngữ.
Sau hơn 20 thế kỉ có sự hiện diện của các linh đạo, bây giờ là lúc mọi người tìm hiểu để nhận ra những điểm chung trong các đại tôn giáo và các nền tư tưởng lớn của nhân loại để xoá đi những hiểu lầm, những bất bình và đặt một mối quan hệ chặt chẽ giao lưu, hội nhập. Trong câu nói của Kinh Dịch là chí lý: “Thiên Hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhị bách lự ” nghĩa là mọi người cùng quy tụ bằng những đường lối khác nhau, trăm sự suy nghĩ đều thống nhất. Trong Kito giáo xin dúc kết một câu của giám mục Ba Đa Lộc nói về Thiên Chúa “Cha thật đầu tien, cao cả khó xưng tên, Sinh dưỡng muôn loài, sâu nhiệm không thể lường”.[1]
II/ SỰ KHÁC NHAU
1/ Linh đạo Kito giáo
          Tất cả cuộc đời của Chúa Giesu là một linh đạo, là con đường dẫn tới cội nguồn của chân lý, là con đường tâm linh hướng nội. Những gì được tìm ra bằng con đường tâm linh này mới chính là sự thật đích thực, vĩnh hằng. Con những gì thuộc về vật đạo chỉ là những sự thật nhỏ nhoi thuộc về cõi vô thường, biến dịch. Từ trong khái niệm căn bản này, ta có thể nhìn ra những nét đặc trưng của linh đạo Kito giáo.
a/ Linh đạo Kito giáo hướng đến sự sống siêu nhiên của nước trời, vượt trên sự sống vật chất thuộc nhiều giới.
 Ngài cho ta biết ngời ta không thể thờ Thiên Chúa và Thờ của cải được. Người ta tìm Thiên Chúa thì phải coi nhẹ của cải. Trong Bài Tin Mừng (Mt6,25-33) nói rất rõ về điều này.
b/ Linh đạo Kito giáo là con đường dẫn vào cửa hẹp.
          Muốn tìm thấy sự sống siêu nhiên, vĩnh hằng của nước trời, người ta phải vào cửa hẹp. Trong Tin Mừng (Mt 7, 13-14) nói rất rõ về điều này. Trong kinh thánh nói: “Con đường rộng rãi và thênh thang ” chỉ thị vật đạo. Đó là con đường tìm kiếm sự thoả mãn trong tiền tài, danh vọng và tiện nghi. Đi theo con đường này sẽ thu được lời lãi trong thế gian đáp ứng các nhu cầu thân xác, nhưng đánh mất sự sống siêu nhiên, tức là đánh mất hạnh phúc đích thực.
          Muốn đi vào “cửa hẹp và đường chật” thì người ta phải “thu nhỏ cái tôi tâm lý” và “cái tôi thân xác” lại. Thu nhỏ “cái tôi tâm lý” tức là sống khiêm nhường, nhẫn nhục, quyên mình, hy sinh. Thu nhỏ “cái tôi thân xác” là hạn chế sự đòi hỏi tiện nghi, sống cuộc đời đơn sơ, thanh bạch, ít dục vọng. Trong Tin Mừng (Lc 17,33) cũng nói rõ cho ta thấy về điều này hoặc trong Tin Mừng (Ga 12,25). Sự sống mình tức là sự sống thân xác, sự sống đời đời tức là sự sống siêu nhiên đích thực, vĩnh hằng.
          “Cửa hẹp và đường chật” tức là linh đạo tuy ở gần nhưng mà lại hoá xa. Gần vì linh đạo là con đường tâm linh hướng nội, chỉ cần xoay tâm thức lại là thấy ngay. Xa vì linh đạo không đáp ứng nhu cầu thoả mãn của thân xác. Nhu cầu thoả mãn thân xác gần gũi với ngũ quan, cho nên dẽ thấy. Còn đối với linh đạo, nếu không được kêu gọi đặc biệt, người ta không thể thấy hoặc giả cá thấy người ta cũng không bước vào vì nó khó hấp dẫn con người.
c/ Linh đạo Kito giáo dẫn đến cội nguồn Chân Lý.
          Linh đạo Kito giáo do Đức Giesu giới thiệu cho mọi người. Tuy nhiên Ngài chính là linh đạo, đồng thời lại là cùng đích của linh đạo đó nữa. Chính Ngài đã nói rất rõ về linh đạo của Ngài trong Tin Mừng (Ga 14,6-7). Chúa Cha là thực tại siêu hình, Người ta không thể thấy Chúa Cha trong không gian, theo lời Đức Giusu nói “Ai thấy thầy là thấy Chúa Cha”
d/ Linh đạo Kito giáo đời hỏi một cuộc tái sinh.
          Con người sống tron trần gian đi trong vật đạo, muốn bước vào linh đạo cần phải qua một cuộc tái sinh. Chính trong Tin Mừng (Ga 3, 3 ) đã nói rất rõ về điều này. “sinh ra môt lần nữa” phải hiểu là sự lột xác thiêng liêng về tinh thần. Con người do lý trí phân biệt nặng nề từ lâu đã hướng chiều về vật chất. giờ đây muốn vào nước trời, con người cần được thanh tẩy trong năng lực sieu nhiên của thần khí. Thần khí không lệ thuộc vào hình tượng, tương tự năng lực gió trong thiên nhiên.
đ/ Linh đạo Kito giáo là con đường thơ ấu
          Con đường thơ ấu là con đường dẫn đến nước trời, trên con đường đó, những người vào nước trời thì hãy trở nên như trẻ nhỏ. Vấn đề này được Tin Mừng (Mt 18,1-4 ) đã nói rất rõ.
          Người lớn là những người trưởng thành trong vật đạo, tâm hồn chất chứa nhiều tham vọng về của cải, quyền bính, dục tình, trong con người luôn luôn có ý tưởng chiếm đoạt để vun trồng thêm cho cá nhân mình. Trẻ nhỏ chưa hát triển nhiều về lý trí cho nên không có tham vọng danh lợi, quyền bính, không có những trnah giành quyết liệt, không có những nhu cầu quá đáng. Chính vì tấm lòng cao đẹp của trẻ thơ mà dễ được vào nước trời.
e/ Linh đạo Kito giáo dẫn đến 8 mối phúc thật.
          Linh đạo Kito giáo là con đường thiêng liêng dẫn đến hạnh phúc chung cuộc là nước trời thì hẳn phải đi qua tám mối phúc thật trong bài giảng trên núi của Chúa Giesu.
f/ Linh đạo Kito giáo là con đường tâm linh
          Trở về với Chúa là trở về cái tâm chân thật của mình. Con đường tâm linh là con đường trở về nội tâm, nơi đây có cái tâm tinh tuyền thanh sạch, nơi đây con người có thể trực tiếp gặp Thiên Chúa, có nguồn suối an lạc hạnh phúc đời đời, nơi đây chữa cho con người ta hết khát.
g/ Linh đạo Kito giáo đem con người đến tời tình yêu thương đại đồng.
          Linh đạo Kito giáo sẽ hướng con người theo con đường tâm linh, lăn sâu trong sâu thẳm cung lòng của mình, trở vè với cái tâm trinh nguyên chân thật, múc được năng lực của “giếng thiêng” tức là nhận được ân sủng siêu nhiên của Thiên Chúa.
          Linh đạo Kito giáo hướng con người không còn thấy chính mình nữa, bởi vì mình đã nhập vào Chúa và nhìn thấy Chúa qua tha nhân.
h/ Linh đạo Kito giáo đòi hỏi một niềm tin mãnh liệt
          Tin vào Đức Giesu Kito: Đức Giesu Kito là con Thiên Chúa và là Thiên Chúa nhập thể. Ngài được Chuas Cha trao sứ vụ thành lập nước trời và rao giảng nước trời. Nên ta phải tin một cách mãnh liệt thì được vào nước trời.
          Tin vào lòng nhân  hậu của Thiên Chúa, để qua đây ta luôn trông cậy, lạc quan và không bao giờ thất vọng dù đã phạm tội lỗi nhiều thế nào.
          Tin vào sự bảo trở của Chúa Thánh Thần.
            Linh đạo Kito giáo là con đường hướng nội, trở về sâu thẳm trong cung lòng mình, tìm lại bản thể ban sơ, kết hợp nên một với Thiên Chúa tình yêu, để đạt tới sự thật và sự sống vĩnh hằng, đồng thời đem tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người, để thực tại tình yêu trở nên đại đồng viên mãn.
2/ Linh đạo Ấn giáo

          Veda được người ấn độ coi là những chân lý do Thượng đế mạc khải cho loài người ở  đầu mỗi chu kì vũ trụ. Nhưng có lẽ tác phẩm có ảnh hưởng lớn lao nhất trên toàn bộ tư tưởng ấn độ lại là bộ Upanichand. Bộ kinh này là tổng hợp suy tư kéo dài nhiều trăm năm của các đạo sĩ thấu thị căn cứ vào Kinh Veda.
          Chủ ý của kinh Upanichand là giải thoát con người khỏi thế gian đau khổ vì thế tư tưởng chủ đạo của ấn giáo cũng chính là linh đạo.
a/ Linh đạo ấn giáo hướng tới giải thoát
          Muốn được gải thoát thì người ta phải hiểu thấu đáo. Châm ngôn ấn nói: Hiểu biết thật sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do. Sự hiểu biết thật sự mà linh đạo ấn giáo cống hiến trước hết cho con người ta là: thé gian là ảo ảnh, sự vật là vô thường. Người ta không tìm thấy hạnh phúc đích thực trong cái thế gian apr ảnh vô thường ấy, mà chỉ được mãn nguyện sau khi thực hiện Chân lý siêu hình.
          Sự thực chân lý được chia làm 3 giai đoạn:
-         Tín: đòi hỏi người ta phải tin tưởng ở những định luật thiên nhiên do các đạo sĩ thấu thị (Rishi) tiền bối giảng.
-         Tri: là sự phân tích và lý luộn để hiêu biết bằng lý trí.
-         Hành: là thực hiện hợp nhất với thực tại siêu hình, cứu cánh giải thoát bằng phép tu luyện Dugia hay thiền. 
tuy ta trình bày 3 vấn đề trên tách rời nhau nhưng trên thực tế thì 3 điều trên tác động được liên kết duy nhất với nhau: Thực hiện Chân lý (Hành) trong niềm tin tưởng sâu sắc (Tín) và sự hiểu biết sáng suất (Tri). Sự thực hiện Chân lý đời hỏi người ta thực hiện cái chân ngã tâm linh (Atman) để từ đây nhận ra một cuộc đời thanh thoát khác hẳn với đời sống thông thường.
          Đời sống toàn diện của người ấn  dưới sự hướng dẫn của Linh đạo đã được phác hoạ thành 4 giai đoạn.
-         Brahmacharya: giai đoạn tu tập buổi thiếu thời.
-         Grihastha: giai đoạn trưởng thành, thi hành bổn phận gia đình và xã hội.
-         Vanaprastha: giai đoạn rút vào rừng ẩn dật tu hành.
-         Sannyâsa: là giai đoạn đoạn tuyệt với mọi sự ràng buộc của tình cảm và hoạt động xã hội để đạt tới chân tri và giải thoát.
b/ Linh đạo ấn giáo giởi thiệu về Thực tại tối cao.
          Muốn được giải thoát, một mặt con người không được bam víu vào thế gian. Mặt khác, con người phải nhận ra và hướng tới thực tại siêu hình ở đằng sau và bên trên thế gian. Đó là cứu cánh chung cho cuộc giải thoát.
-         Đấng sáng tạo (Brahma)
-         Đấng huỷ diệt (Shiva). Chính do huỷ diệt mà lại có đời sống. Bản tính của Shiva nhằm diệt trừ óc phân biệt và thị hiếu của con người đối với đời sống phúc tạp. Khi con người đã đau  khổ, mệt nhọ tột độ thì sự huỷ diệt mang ý nghĩa một sự yên nghỉ, Ngài được mẹnh danh là thần của giấc ngủ.
-         Đấng bảo tồn (Vishnu) có nhiệm vụ che chở và cứu giúp con người. Khi cần thiết thì vị thần này sẽ xuất hiện để cứu chúng sinh.
Tuy thực tại phân ra 3 ngôi với 3 bản tính, 3 tác động khác nhau, nhưng thực ra ba ngôi đều kết hợp trong một bản thể duy nhất, tự sinh, tự hữu, vô thuỷ vô chung mà linh đạo ấn giáo mẹnh danh là Brahman. Đó là cứu cánh chung của con người và vũ trụ vạn vật.
c/ Linh đạo ấn giáo là con đường thực nghiệm tâm linh.
          Linh đoạ ấn giáo đòi hỏi người ta muốn được giải thoát phải biết từ bỏ hay quay lưng lại với thế giới hiện tượng để nhận ra đại ngã Brahman, người ta phải biệt vượt qua cai ngã tâm sinh lý để nhận ra chân ngã là Atman tiềm tàng trong thẳm cung lòng mình. Biết về Brahman và Atman là cái biệt thượng trí đưa đến tự do, còn tất cả những cái biết khác đều là hạ trí thuộc về thế gian, đưa đến nô lệ.
          Linh đạo ấn giáo trong bộ Upanichand cốt yếu chỉ là giảng giải về Brahman và Atman. Brahman là nguyên lý tối sơ và linh hồn cai quản vũ trụ: “Không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman”. Atman là nguyên lý của đời sống mà không phụ thuộc vào đời sống. Atman là cái tồn tại sau khi tất cả thân xác vật chất và đời sống tâm linh tiêu tan. Atman không bị giới hạn trong những hình thức biến đổi vô thường của đời sống.
          Linh đạo ấn giáo nhấn mạnh chỉ có thực nghiệm tâm linh tức là sống cuộc đời hồn nhiên thoát tục, thực hienj công cuộc lột xác, phá  vỡ bức màn vo minh mà nhận ra Chân Ngã.
          Thực nghiệm tâm linh có thể được thu vào 3 giai đoạn:
-         Thanh lọc tâm hòn, thân xác và giác quan để chuổn bị cho sự nảy nở của ý thức thiêng liêng.
-         An định tâm trí cho khỏi bị lối cuốn vào những hoạt động phân tán của tư tưởng và giác quan để có thể an trụ ý thức vào tuyệt đối.
-         Đồng nhất với thực tại tối hậu là Thượng đế.
d/ Linh đạo ấn giáo giới thiệu những nẻo đường giải thoát.
+ Nẻo đường tri thức (Jnân-Marga).
-         Tri thức do lý trí hướng ngoại, tìm hiểu sự vật và những hiện tượng của đời sống. Đó là hiieur biết khoa học hay luân lý có tính cách thành phân. Sự hiểu biết này gọi là Thức.
-         Tri thức nhờ trực giác mà đạt được chân lý tối hậu tiềm ẩn đằng sau những hiện tượng. Đó là hieur biết thuần tuý hay siêu nghiệm có tính cách toàn diện. Sự hiểu biết này được gọi là Trí.
              Hai loại tri thức này bổ túc cho nhau, nhờ đó con người mới thấy rõ thực tướng vủa vạn vật, không còn đam mê, luyến ái mù quáng . Chỉ với một thái độ hồn nhiên thanh thản cao độ nhờ các ký luật tâm linh, người ta mới có thể đạt tới sự giải thoát bằng nẻo đường tri thức.
+ Nẻo đường hành động (Karma-Marga).
          Hành động là bản tính cảu Thượng đế, là định luật chi phối đời sống của vũ trụ vạn vật. Từ khi vũ trụ được hình thành, luôn luôn có sự vận động không ngừng nghỉ.
+ Nẻo đường sùng tín (Bhakti-Marga).
          Sùng tín là tình yêu, long tin cậy và kính phục dành cho Thực tại tối cao, tức là Thượng đế. Ngoài hai loại trên, Gita lại khuyến khích con người hãy tìm sự an trú tâm hồn vào một đối tượng duy nhất, siêu việt, không bị giới hạn trong thế giới hiện tượng. Đó là Thượng đế, đấng vô sinh, vô thuỷ, vô chung, nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ vạn vật.
                                                                                Anton Công Chính

[1] Lý Minh Tuấn. Triết Lý Chữ Hoà. Nhà xuất Bản Phương Đông. Tr 160.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

CON NGƯỜI TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ TRIÊT HỌC



I/ DẪN NHẬP
          Con người luôn là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà triết học, thần học và khoa học, ngay cả trong lĩnh vực khảo cổ học. Mọi lĩnh vực nghiên cứu đều lấy con người ra để làm thước đo và từ đây tìn về với cội nguồn của mình. Có hàng loạt những câu hỏi được các nhà triết học, khoa học đề ra như: Con người từ đâu mà đến? con người sống được là nhờ cái gì? … nhưng tất cả những câu hỏi này đưa ra một phần cũng là để cho người khác suy nghĩ và đây cũng là những câu hỏi họ đặt ra để làm một đề tài, một lối suy nghĩ và khám phá ra những điều mới lạ. Hàng ngàn năm nay, khoa học đã phát triển nhưng cũng đều lấy con người làm thước đo cho công trình nghiên cứu của mình. Kết cục vẫn không sao tìm ra được nguyên lý cuối cùng. Nếu không tin có Thiên Chuá là nguồn mạch phát sinh thì e rằng hết thế hệ này đến thế hệ khác cũng không bao giờ tìm ra được nguyên lý cuối cùng của mình được. Để nhìn nhận một số tác giả triết học suy nghĩ như thến nào về con người chúng  ta cùng đi sâu vào vấn đề trong con người.
II/ Con người là gì
          Có rất nhiều các định nghĩa nói về con người nhưng một cách nào đó ta quy chiếu về 3 khuynh hướng chính là:
-         Con người trong tương quan với Thiên Chúa.
-         Nêu bật một đặc trưng của con người.
-         Nhấn mạnh đến khả năng dự phóng của con người.
a/ Con người trong tương quan với Thiên Chúa. Đây là định nghĩa mang tính tôn giáo và thần học, tuy không hẳn lúc nào cũng bắt nguồn từ môi trường tôn giáo. Như trong Sáng thế đã nói con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Triết học và Tôn giáo Đông Phương, ta có thể nghi nhận học thuyết “Thiên Mệnh” hay “Phạm ngã như nhất” nói về sự đồng nhất giữa Brahman và Atman, giữa tiểu ngã với đại ngã.
Tây phương khi bàn về đời sống chiêm niệm thì Aristote nói về “yếu tố thần linh” của con người. Yếu tố này vừa vượt lên tất cả những gì làm nên con người vừa làm cho con người được đức độ và hạnh phúc.
Thời cận đại thì ông Baruch Spinoza viết “bản tính con người được cấu tạo do một vài biến đổi các ưu phẩm của Thiên Chúa”. Ngã tuyệt đối là nguyên lý hoặc  là bản thể của con người, tính duy nhất và bất biến của Ngã Tuyệt đối chính là tính duy nhất và bất biến của Thiên Chúa, chính vì thế mà con người phải quy hướng về đó.
Qua đó, ta nhận thấy mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa được nhìn cách tích cực.
Trong những khuynh hướng tích cực cũng không phải là không có những khuynh hướng tiêu cực ở trong đó. Đối với các tác giả có khuynh hướng này thì họ nghĩ vấn đề Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu là chuyện chẳng đáng kể, bởi vì điều cốt yếu của triết học là con người. Những nhà tư tưởng này quan niệm Thiên Chúa đã chết và thay vào đó bằng một siêu nhân, như cái gì vợt lên trên con người.
b/ Nêu bật một đặc trưng của con người. Nói lên một cách diễn tả đặc trưng hay khả năng của con người. có nhiều người cho rằng “con người là động vật có lý trí”. Aristote đã viết rằng “Con người là động vật duy nhất có lý trí”, lý trí chỉ cho con người biết cái gì hữu ích và cái gì có hại, cái gì phải cái gì trái.
          Thánh Toma Aquino giải thích thêm về định nghĩa này là dưới bình diện luân lý, yếu tố thứ nhất “Động vật” ám chỉ là giống, còn yếu tố thứ hai “lý trí” ám chỉ là loài. Tuy nhiên, yếu tố thứ nhất thường bị coi nhẹ và yếu tố thứ hai được đề cao bởi vì nó là nét đặc trưng của con người, tuy nhiên con người dễ quên đặc trưng “lý trí” của mình để trở về với lối hành động theo bản năng.
 Yếu tố “Động vật” được đổi thành “cây sậy”. Chính Pascal đã nói “con người chỉ là cây sậy, một loài yếu ớt nhất trong thiên nhiên, nhưng là một cây sậy biết suy tư”.
Descartes thì nói yếu tố “động vật” biến mất hay nói một cách khác tôi chỉ là một vật tư duy, nghĩa là tinh thần, trí tuệ hay lý trí.
Ernst Cassirer nói “con người là một động vật biểu tượng, nghĩa là động vật biết nói”.
Theo cách nhìn của Platon và Aristote thì hai ông đã nêu bật là tính chất xã hội của con người. Đối với Aristote thì nói “phàm ai không có khả năng gia nhập một cộng đồng hoặc ai tự túc đến nỗi không cần đến người khác nữa, thì họ không còn là phần tử của xã hội nữa,”, Ông cho hạng người này là dã thú hoặc là Thần linh. Theo ông, đặc tính xã hội gắn liền với đặc tính lý trí của con người. Con người từ khi sinh ra đã sống trong xã hội rồi.
Thomas Hobbes không đồng ý với quan niệm trên vì ông cho rằng con người sống trong xã hội do ảnh hưởng của giáo dục, chứ không phải do bẩm sinh và ông nói răng “con người là lang sói vói con người”.
c/ Nhấn mạnh đến khả năng dự phóng của con người. Nói về khả năng tư duy nơi con người đã hàm ngụ một dự phóng rồi, bởi vì lý trí không dừng lại ở một ý tưởng cố định, nhưng phải  dắn đó suy nghĩ lại, nghĩa là kèm theo những do dự nghi nan.
          Ông Plotinus cho rằng con người là một loài ở giữa các Thần linh và thú vật, có lúc hướng về các Thần linh, có lúc hướng về thú vật, nhưng thường thì lập lững giữa hai bên.
          Ông Scotus Erigena nói: Con người là kho chất chứa hết mọi thọ tạo. Nó hiểu biết như Thiên thần, suy luộn như con người, cảm giác như thú vật, sống như một thực vật. Nó gồm bởi linh hồn và thân xác, nó không thiếu cái gì của thụ tạo cả.
          Các triết gia thời cận đại khai triển khía cạnh của ông Scotus Erigena và cho rằng: bản tính con người là khả năng dự phóng vô tận, bản tính của con người không thể định nghĩa dựa theo một đặc tính nào xác định, nhưng qua mọi thời nó được quy tụ lại dần.
          Trải qua dòng lịch sử, đã có những tác giả đề cao tự do của con người đến mức vô biên, thì cũng có những tác giả phủ nhận khả năng quyết định tự do. Con người chi phối bởi định mệnh, bản năng, tập tục và xã hội.
III/ Con người trong cái nhìn của các nhà triết học tây phương
1/ con người theo cách nhìn của cá nhà triết học Hy-lạp cổ đại
          Triết học Hy-lạp cổ đại tìm hểu bản tính khách thể của vạn vật: nguyên nhân cà cách cấu tạo của vạn vật. Nhìn trong tổng thể của vũ trụ, con người được coi như là một “tiểu vũ trụ”, có nghĩa là con người làm một thành phần của vũ trụ, quy tụ các cấp độ của sự hiện hữu và sinh tồn của vạn vật. Các nhà triết học Hy-lạp lưu ý đến cách riêng đến yếu tố cao quý nhất là Linh hồn, không chỉ nghiên cứu về hoạt động của linh hồn mà con nghiên cứu đến nguồn gốc và cứu cánh của nó nữa.
          Các nhà triết học Hy-lạp nói: Linh hồn bắt nguồn từ thế giới Thần linh, nhưng bị dày đoạ xuống trần gian và bị nhốt trong thân xác như trong trại giam để đền tội cho nên linh hồn trông mong được trở về với thiên giới.
Qua cách nhìn đó, ta nhận thấy họ chủ trương con người có hai yếu tố biệt lập đó là: Linh hồn và thân xác. Đồng thời họ cũng nhìn nhận con người chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Linh hồn làm nên yếu tố cao quý nhất của con người, vượt xa các hữu thể khác trong vũ trụ.
Heraclituc (540-480 tcn) cho rằng phẩm giá cao quý nhất của con người nằm ở khả năng nắm bắt được Lý (Logos).
Parmenides (515 tcn) cũng chủ trương rằng nét đặc trưng nổi bật của con người ở chỗ biết suy tư, nghĩa là biết nhìn xuyên qua những hiện tượng biến chuyển của vạn vật đế nhận biết sự thật.
Trường phái nguỵ biện đặt ra những câu hỏi ngược lại là: Con người có kha năng biết sự thật không ?. Sự thật nằm ở ben trong hay bên ngoài con người?
Socrates (470-399) trả lời cho những câu hỏi trên là: Con người có khả năng tìm ra chân lý, nhờ lý trí của mình nà nhờ mối dây ràng buộc với chân lý vĩnh hằng và phổ quát.
Platon (427-347) cho rằng: linh hồn mới thật là cái tinh hoa của con người. Linh hồn là thành phần của thế giới ý tưởng. Linh hồn mang tính bất tử. Linh hồn trở nên hoàn thiện tuỳ theo mức độ thoát ly khỏi thế giới vật chất.
Rristote (384-322) cho rằng: Con người gồm có linh hồn và thân xác, lý trí là phần cao quý nhất của linh hồn. Khác với Platon là, Arisistote nhìn nhận thân xác cũng là thành phần nòng cốt của con người. Linh hồn và thân xác kết hợp mật thiết vói nhau tụa như “Mô hình và chất thế”.Một cá thể độc lập với các hữu thẻ khác.
Triết học Hy-lạp cho rằng con người bị ràng buộc bởi luật tất yếu và định mệnh. Con người dùng lý trí khám phá những định luật phổ quát nhưng không làm thay đổi được chúng. Nói cách khác “Tự do và Lịch sử” không phải là những đề tài chủ chốt của triết học Hy-lạp.
2/ Tư Tưởng Kito giáo
          So sánh với các triết gia Hy-lạp. ta nhận thấy trong Kinh Thánh không có những khảo luộn hệ thống bản chất và khả năng của linh hồn. Nhưng kinh thánh bàn về con người trong mối tương quan với Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa tạo dựng, được kêu mời và sống mật thiết với Thiên Chúa. Kinh thánh còn trình bày chiều kích lịch sử của mối tương quan đó: Ngay từ đầu, mối tương quan đã bị sứt mẻ do quyết định tự do của con người không muốn phục tùng Đấng Tạo Hoá. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã tìm hết mọi phương thế để gần gũi con người.
a/ các giáo phụ:
          Trong công cuộc rao giảng Tin Mừng cho vàn hoá Hy-lạp, các giáo phụ đã tìm cách két hợp và bổ sung giữa hai quan điểm khác nhau vè con người và vũ trụ. Vũ trụ của van hoá Hy-lạp mang tính khép kín, nên mọi lý lẽ để giải thích sự hiện hữu của vũ trụ và con người chỉ ở trong bản chất nội tại của nó. Trong khung cảnh này, Thượng đế chỉ là một yw tưởng trìu tượng, không có ảnh hưởng gì tới hoạt động của con người. Vũ trụ này được điều hành do mọt cái lý phổ quát (Logos) và con người cần phải biết khám phá ra cái lý của vũ trụ, bởi vì con người phản ánh tiểu vũ trụ. Trong khung cảnh này, các Kito hữu có nhiều khuynh hướng đối vói văn hoá hy lạp, đa số họ không đồng tình vói văn hoá Hy-lạp, không đối thoại với văn hoá Hy-lạp.
          Nhóm giáo phụ chấp nhận đối thoại với văn hoá Hy-lạp là: Alexandria, như ông Clemente (150-212) đã cố gắng giải thích cái lý (Logos), phần lớn cũng theo tư tưởng của Platon và nhiều người đã vô tình đi sâu vào thuyết Platon nhưng cuối cùng theo quan điểm của các giáo phụ thời Hy-lạp là quan niệm về hai yếu tố căn bản cấu thành con người là: Hồn Thiêng bất tử, khác vói thân xác vật chất.
  + Con người là hình ảnh Thiên Chúa. Đây là một nền tảng của Kito giáo về phẩm giá con người. Qua đây các giáo phụ có nhiều cách giải thích con người là hình ảnh của Thiên Chúa:
-         Trường phái Alexandria cho rằng con người là hình ảnh Thiên Chúa bởi vì nó có trí tuệ, cái hình ảnh được in vào trong linh hồn.
-         Thánh Augustino giải thích rằng con người phản ánh sự thông hiệp của Ba Ngôi Thiên Chúa, nơi 3 ngôi quan năng nội tại: Ký ức, trí tuệ và ý chí.
-         Thánh Irênêô và ông Tertulliano chủ trương rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa vì nó giống với Đức Kito, hình ảnh của Thiên Chúa, ngôi lời làm Người.
Tất cả các giáo phụ cho rằng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người không còn được tinh tuyền trong sáng nữa nhưng đã bị rách nát mờ đục sau khi phạm tội.
 + Con người trong lịch sử cứu rỗi. Do ảnh hưởn của triết học Hy-lạp thiên về ly luận bản thể hơn là lịch sử nên các giáo phụ không quan tâm đến là bao nhưng các Ngài cũng không bỏ qua lịch sử cứu rỗi nằm trong mạc khải trong Kinh Thánh: Bnr tính con người không còn trơ trơ bất biến như hồi tạo dựng, nhưng nó đã bị thương tổn vì tội lỗi và nó đã được Đức Kito cứu chuộc. Có 2 khuynh hướng khác nhau nơi các giáo phụ Đông Phương và Tây Phương.
-         Đông phương chú trong tới khía cạnh tích cực, theo họ con người được thần linh thánh hoá nhờ ân sửng.
-         Tây Phương do ảnh hưởng của Thánh Augustino (334-430), người ta để ý tói khgias cạnh tiêu cực, nghĩa là tội lỗi vói những thương tichsgaay ra cho sinh hoạt tâm linh, nhằm đề cao sự cần thiết của ân sủng, Augustino đã trình bày cái nhìn bi đát về khả năng tự do của con người, vừa bị xaauxes bởi đam mê dục vọng vừa bị dè nặng bởi tội nguyên tổ nữa. Thánh Augustino không dừng lại ở chỗ: tinhg tạng tội lỗi càng den tối bao nhiêu thì ảnh hưởng của ân sửng lại càng nổi bật bấy nhiêu, ân sủng đã tái tạo con người, giúp cho nó sống thực nhân tính của mình.
Augustino đã xưng thú rằng: Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, trái tim con mãi xao xuyến bao lâu chưa an nghỉ trong Chúa.
b/ Kinh Viện Trung Cổ
          Thời các giáo phụ ảnh hưởng của tư tưởng của thuyết Platon. Bước sang thời trung cổ, Âu Châu bị quyến rũ bởi một nền triết học mới, đó là tư tưởng của Aristote. Triết gia này đề cao giá trị của vũ trụ vật chất, thực tại hữu hình, cũng như đề cao vai trò của cá nhân, của thân xác.
          Toma Aquino (1225-1274) đã nhận ra nhiều giá trị tích cực thuyết Aristote nên đã tiếp nhận nó để soạn ra thiên khảo luận triết học và thần học về con người. những luận đề đó được thánh nhân nhìn nhận dưới 3 vấn đề
 + con người là một hợp thể gồm bởi hồn và xác. Nhờ yếu tố tinh thần mà con người hiện hữu như là một nhân vị duy nhất, mang phẩm giá cao quý bởi vì được Thiên Chúa yêu thương tạo dựng. Linh hồn thiêng liêng bất tử, nhưng kết hợp với thân xác thành một bản thể. Linh hồn hoạt động qua các quan năng, đặc biệt qua lý trí và ý trí. [1] Tuy nhiên, những ý tưởng của lý trí không  phải do tự nhiên mà có, nhưng là nhờ khả năng từ những hình ảnh mà giác quan cung cấp. Linh hồn không hiện hữu trước khi có con người (Đây là điểm khác biệt với tư tưởng của Platon). Linh hồn và thân xác gắn bó với nhau khăng khít đến nỗi  T. Tôma Đa canh chủ trương thân xác mang niềm khát vọng tự nhiên được sống lại, bởi vì linh hồn sẽ không cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn khi lìa xa thân xác. Việc kết hợp làm một với thân xác của linh hồn không gây trở ngại cho phẩm giá cao quý của linh hồn, cũng như tính bất diệt của linh hồn. Vì chỉ có một "mô thể" điều khiển và chịu trách nhiệm về mọi sinh hoạt của tinh thần lẫn vật chất. Nó có những đối lập như: bất tử - khả tử, tốt - xấu, thiện - ác, tích cực - tiêu cực. Theo T. Toma Đa canh thì Chúa trời là đấng sáng tạo ra vạn vật bao gồm cả con người với một mục đích và cái thiện cao cả nhất của vạn vật là sự thực hiện của mục đích. Khi một người nhận biết được mục đích mà Chúa nhào nặn ra anh ta, thì anh ta khám phá ra cái thiện cao cả của Chúa Trời. Do đó cái thiện cao cả nhất là sự nhận biết ra chính mình, giống như Chúa Trời đã định sẵn. Theo Ngài cách tốt nhất để đạt được cái thiện toàn mỹ là rời bỏ của cải vật chất của thế giới trần tục để đi tìm cuộc sống của Chúa. Với Ngài cái ác là sự nghèo túng thiếu đi cái thiện. Tất cả vạn vật được Chúa sáng tạo ra với một mục đích là hướng thiện. Khi chúng thất bại thì hệ quả tất yếu là cái ác sẽ xẩy ra.[2]
           + Con người là một chủ thể luân lý, hoạt động có trách nhiệm tự do, biết dùng quy luận để cân nhắc các lý lẽ trước khi hành động, ý chí điều khiển các hành vi. Con người hướng về hạnh phúc, tìm cách đạt đến sự thiện tuyệt đối.
          + Con người không phải là một tiểu vũ trụ khép kín. Sau khi đã bàn về bản tính của con người, Tôma Đa canh đã lồng nó trong tương quan với Thiên Chúa là Đấng tạo thành và hạnh phúc của con người. Dù biết rằng Kinh Thánh có nói tới con người được dựng lên theo hình ảnh Thiên Chúa nhưng ngoài dữ kiện mặc khải, T. Tôma Đa canh còn cố gắng phân tích bản tính con người nhằm chứng tỏ rằng cơ cấu con người tự nó hướng về Thiên Chúa. Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa bởi vì con người luôn khao khát đạt tới chân ly khách thể và sự thiện toàn mỹ. Con người tìm về Thiên Chúa không phải chỉ vì muốn thỏa mãn óc lý luận muốn biết nguồn ngốc của vạn vật, nhưng còn vì muốn được hạnh phúc, muốn đạt được đến sự thiện tuyệt đối.
          + Tất cả những đề tài của lịch sử cứu rỗi được thánh Toma lồng trong bối cảnh của mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã ban cho nguowig những khả năng cần thiết để đạt tới cứu cánh tối hậu của mình. Nhờ đó mà chúng ta được sống trong mối liên hệ vói Chúa: Lý trí tùng phục Thiên Chúa, các quan năng hạ đẳng phục tùng ý chí, ý chí tùng phục lý trí, thân xác tùng phục linh hồn.
c/ Thời cận đại
          Conn người là đối tượng nghiên cứu hàng đầu không những của triết hoc mà con của khoa học thực nghiệm nữa
          + Triết học:
          Ông Martin Lutero (1483-1456) coi là người bi quan theo lối suy diễn của thần học. Ông chủ trương rằng conn gười ý thức thân phận tội lỗi của mình, cần phải sống trong sự tín thác mù quáng nơi Thiên Chúa. Lý chí và Ý Chí chỉ có giá trị khi hành động trong lĩnh vực trần thế, chúng bất lực khi dụng chạm đến thực tại thần linh.
          Ông Kant (1724-1804) cho rằng con người không thể dùng trí tuệ để đạt tới bản tính của vạn vật, lại không thể dùng trí tuệ để hướng tới Thiên Chúa.
           Triết hoc hiện đại chủ trương nói về con người đã chịu ảnh hưởng sâu đậm từ hai khuynh hưởng vừa nói. Nghĩa là đặt con người làm trung tâm của mọi tư duy, nhưng trung tâm ấy đã bị cắt dứt hết lien hệ với chân lý khách thể ngoại giới cũng như cắt dứt khỏi Thiên Chúa.
          Ông Hegel (1770-1831) cho rằng con người có khả năng vươn lên đến tuyệt đối. Lịch sử nhân loại là một cuộc tiến hoá không ngừng nhằm thể hiện kế hoạch của tinh thần tuyệt đối.
          + Các khoa học nhân văn
          Ông Descarter (1596-1650) đã tách rời con người ra ra làm 2 phần: Hồn và xác, hai bên hoàn toàn biệt lập nhau, không liên hệ với nhau.
             Qua đó, ta nhận thấy, tư tưởng Kito giáo vào thời trung cổ nhìn con người như một tổng thể gồn bởi xác và hồn, sống trong tương quan với Thiên Chúa và vũ trụ. Vào thời cận đại hình dung con người bị phân mảnh.
IV/ NHỮNG THẮC MẮC VỀ NGUỒN GỐC CON NGƯỜI
             Để con người biết rõ về nguồn gốc chính xác con người sinh ra từ đâu thì quả là khó đối với các nhà khoa học, triet học, khảo cổ học…….nếu dựa vào lý trí của con người thì không bao giờ chúng ta có một câu trả lời cho thoả đáng được. Chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa đã làm nên con người và cho con người có sự sống, chính Ngài là nguyên lý và chủ của vũ trụ này.
             Trong tất cả những buổi tranh luộn để tìm ra một lối giải thích cho thoả đáng về nguồn gốc con người thì có những cuộc tranh luộn giữa vô thần và hữu thần, giữa tiến hoá và tạo dựng. có những quan niệm khác nhau về tiến hoá cũng như giữa những quan niệm khác nhau về tạo dựng. Qua những cuộc tranh luộn của các trường phái, với chúng ta xét liên quan tới 2 quan điểm:
-         Sự sống
-         Con người
1/ Sự sống là gì? Sự sống là hiện tượn rất đon giản (ai cũng phận biệt được con chó chết và con chó sống), nếu ai muốn xác định những yếu tố cấu thành nên sự sống thì gặp nhieuf bế tắc. Thực tế, sự sống là hiện tượng phức tạp: các sinh vật bao gồm từ vi khuẩn và con bọ chét li tic ho đến loài trâu bồ to lớn, thử hỏi có mẫu số chung nào cho tất cả mọi sinh vật không?. Dựa theo các khoa sinh học, người ta thường mô tả 3 đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, tăng trưởng, sinh sản. Trong các nhà khoa học thực nghiệm có nhiều lối giải thích khác nhau về sự sống. Các nhà triết học phân biệt có 3 cấp độ của sự sống: Nơi thảo mộc, động vật, con người. Tương ứng với mỗi cấp độ sự sống thì người ta nói đến 3 cấp độ của hồn: Sinh hồn, giác hồn, linh hồn, như là chủ thể của các hoạt động.
-         Loài thảo mộc là: dinh dưỡng, tăng trưởng, sinh sản. Chủ thể là “Sinh hồn”.
-         Loài động vật thêm các hoạt động: cảm giác, ước muốn và di chuyển. Chủ thể là “giác hồn”.
-         Loà người co những sinh hoạt cao hơn, đặc biệt là những sinh hoạt tinh thần, không bị chi phối bởi vật chất. Chủ thể của chúng là “Linh hồn”.
2/ Con người khác thú vật ở chỗ nào?
             Chỉ có thể tóm tắt lại được trong một thuật ngữ “Văn hoá”, với những đặc trưng nổi bật nhất là khả năng tự ý thức. Đây là điều khó khăn cho thuyết tiến hoá: sự tiến triển từ thú lên loài người mang tính cách tiệm tiến theo cấp bậc hay là nhảy vọt?
             Mặt khác, Con người cũng có những sinh hoạt chung với thực vật và động vật: Con người cũng ăn uống dinh dưỡng, sinh sản, tăng trưởng như thảo mộc………..
             Có rất nhiều những thắc mắc nhưng theo ki tô giáo nguồn gốc con người từ Thiên Chúa, ta có chung một điểm từ nơi Ngài.
V/ CON NGƯỜI SỐNG TRONG CÁC MỐI TƯƠNG QUAN
 Mối tương quan giữa thần học và các khoa học nhân văn trong việc nghiên cứu đời sống tâm linh có thể tóm lại 3 điểm sau:
-         Thần học mang lại một chiều kích mới cho nhân học, con người không chỉ giới hạn vào những tương quan trong thế giới này, nhưng con hướng lên tới cõi siêu việt nữa.
-         Đồng thời, mạc khải cũng chiếu dọi một tia sáng mới vào các mối tương quan giữa con người với nhau và với vũ trụ.
-         Mặt khác, sự hiểu biết của con người nhờ kết quả của các khoa học nhân văn cũng giúp chúng ta hiểu biết thêm về đời sống tâm linh, theo nghĩa là hiểu rõ hơn những ưu khuyết điểm của mình, ta biết đường cải thiện bản thân, ngõ hầu tác động của thánh linh sẽ phát sinh nhiều hoa trái hơn.
 Để có cái nhìn toàn diện về con người cùng với những hình ảnh hướng đến đời sống tâm linh, ta tìm hiểu vào 4 chiều kích:
-         Con người hướng thượng tương quan với Thiên Chúa.
-         Con người hướng nội, tìm hiểu những yếu tố cấu tạo bản thân.
-         Con người hướng ngoại, trong tương quan với tha nhân.
-         Con người tương quan với thế giới.
              Chủ đề về con người mà ta vừa nói tới và chia se chỉ là phần nhỏ nào giúp cho con người tìm về với cội nguồn của mình và cứu cánh của ta sống và làm việc cho hiện tại. mỗi người co một quan niệm, mỗi người có một cách nhìn và mỗi người co một suy nghĩ. Nếu ta không quy về việc có con người và cho con người sống ở thế gian này là do bàn tay của Chúa thì chúng ta không bao giờ tìm về căn nguyên của mọi sự, chân lý của đời người được. Chinh Chúa đã làm nên tất cả, Chúng ta sinh ra từ đâu thì cũng trở về với cái nguyên thể của mình. Không ai chết mà đem theo mọi thứ ở trên đời này, tất cả là hai bàn tay trăng và cỗ quan tài. Những thứ đó cũng chẳng giúp ích gì cho ta nhuwnh là quãng thời gian chúng ta sống tạm thời ở đời chúng ta đã làm gì và chuổn bị được những gì cho hạnh phúc tương lai của mình trên trời. Đó là tất cả những gì chúng ta tìm hiểu và chia sẻ với nhau.
                                                                                                                                Anton Công Chính


[1] Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 8, Tr 19.
[2]S EROST, Jr,PH.D.BD., Những vẫn đề cơ bản của triết học, Bd Đông Hương và Kiến văn. Nhà xuất bản Từ Diển Bách Khoa, bt Hoàng Thái. Tr  121.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN




I/ DẪN NHẬP

          Năm Đức Tin là cơ hội cho mỗi người nhìn lại Đức tin ta đã lãnh nhận, những gì còn thiếu sót, những gì chưa làm được, những điều không làm đẹp lòng Thiên Chúa, những điều mà ta chưa thực hiện lời kết ước trong ngày ta nhận Chúa làm nguồn trợ lực cho chính bản thân mình. Năm đức Tin được Đức giáo Hoàng Benidicto XVI khai mở từ (11/10/1962 – 24/ 11/2013), là lời nhăn nhủ cho mọi tầng lớp trong Giáo Hội ngồi lại để nhìn lại hành trình đức tin ta đã lãnh nhận, mỗi người tự kiểm điểm lại chính bản thân mình. Để ta có cách nhìn một cách toàn diện và nhìn lại lịch sử đã qua và hành trình Đức tin Giáo hội từ khi lãnh nhận cho đến ngày hôm nay, ta cùng đi vào tìm hiểu mọi khía cạnh sau.
A /  MỤC ĐÍCH NĂM ĐỨC TIN

  Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI ấn định cho Giáo Hội Công Giáo cử hành Năm Đức Tin từ 11.10. 2012 đến 24.11. 2013.  Mục đích chính là nhằm tạo điều kiện cho người công giáo ở khắp năm châu nhìn lại đời sống đức tin của mình trong bối cảnh văn hóa xã hội hôm nay, tìm cách bổ sung những thiếu sót và bất cập, điều chỉnh những méo mó và lệch lạc, hướng đến sống Hồng ân đức tin ngày càng trung thực và trọn vẹn, mở đường cho Hồng ân đức tin ngày càng tỏa sáng trong môi trường văn hóa và xã hội, kinh tế và chính trị trên thế giới cũng như tại đất nước Việt Nam hôm nay.

I/ NHÌN LẠI HỒNG ÂN ĐỨC TIN TRONG DÒNG LỊCH SỬ

          Từ gần 5 thế kỷ nay, qua các nhà truyền giáo, Thiên Chúa là Cha trên trời, đã yêu thương gieo hạt mầm đức tin trên đất nước VN.  Nhờ mồ hôi cùng máu đào các nhà truyền giáo, các tiền nhân và chứng nhân đức tin, thửa đất đó đã được khai hoang và trở nên màu mỡ.  Nhờ các thế hệ tín hữu đã dày công vun tưới, chăm sóc, bảo vệ, bằng đời sống chuyên cần cầu nguyện, bác ái và quảng đại hy sinh, những hạt mầm đức tin phát triển và đơm bông kết trái như hôm nay. 
          Thế nhưng, cũng từ đó đến nay, xã hội đất nước cùng gia đình nhân loại không ngừng chuyển biến và đổi thay, bao nhiêu biến cố lịch sử để lại những dấu ấn cùng những vấn đề nghiêm trọng trong xã hội, tác động làm cho đời sống đức tin của nhiều người, cách riêng người trẻ, hoặc bị đóng băng, bị xói mòn, sai lệch, hoặc trở nên hụt hẫng, bất cập... Các nhà giáo dục đức tin cần chung lòng chung sức suy nghĩ và tìm ra biện pháp giải tỏa tình trạng nêu trên, khai mở cho mọi người con đường bước theo Chúa Giêsu Kitô,  dẫn đến nguồn sống dồi dào trong yêu thương và an bình.[1]

II/ NHÌN LẠI VIỆC TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
 Lời tuyên xưng đức tin bày tỏ quyết tâm làm theo lời Chúa dạy “cởi bỏ con người cũ, và mặc lấy con người mới”
(x. Eph 4, 22…; Cl 3, 9…; 1Pr 2, 1; 4, 2…)
          (1)  Cởi bỏ con người cũ có nghĩa là quyết tâm trong mọi hoàn cảnh, không nghe theo, không chạy theo sự lôi cuốn, quyến rũ, dụ dỗ của ma quỷ, xác thịt, thế gian, -  vì lẽ ma quỷ là đầu mối mọi sự dữ và sự xấu trong đời sống nhân loại,  - vì xác thịt mang nặng đam mê mù quáng của lòng tham sân si cùng tính đối kháng cố hữu của bản năng tự vệ khép kín, - vì thế gian với những thói đời mang tính bất cập, thường liên minh với xác thịt làm phát sinh nhiều tệ nạn cùng  bất công trong xã hội. 
 (2)  Mặc lấy con người mới có nghĩa là quyết tâm mọi lúc tin vào và gắn bó với Ba Ngôi Thiên Chúa cùng Giáo Hội Chúa Kitô : 
-  gắn bó với Thiên Chúa là Cha trên trời, tìm và thi hành ý Cha mong muốn cho mọi người sống dồi dào. 
-  gắn bó với Chúa Giêsu Kitô, trung thành bước theo Ngài trên con đường tình yêu cứu độ (hội nhập, dấn thân phục vụ, quảng đại hiến thân, đổi mới)  dẫn đến nguồn sống mới, là nguồn sống dồi dào; 
-  gắn bó và ý thức cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa và đổi mới người tín hữu nên người mới theo hình mẫu Chúa Kitô, soi dẫn cho họ bước theo con đường đi đến nguồn sống mới của Chúa Kitô; 
-  gắn bó và hiệp thông với Giáo Hội Chúa Kitô, trung thành thực hành giáo huấn của Giáo Hội triển khai Lời Chúa là Lời ban ánh sáng chân lý cùng tình yêu, ánh sáng bình an cùng sức sống mới của Chúa Kitô.
          Các nhà giáo dục đức tin cần tạo cơ hội cho mọi người công giáo, mọi thành phần cùng mọi tổ chức trong Giáo Hội, nhìn lại lối sống hôm nay có trung thành với lời hứa, với quyết tâm đó đến đâu?  Đâu là những sai sót, khó khăn, thử thách?  Cần làm gì nhằm tạo điều kiện cho mọi người biến mọi sự thành cơ hội củng cố đời sống đức tin, và tiến bước đi đến nguồn sống mới của Chúa Kitô? 

III/ NHÌN LẠI VIỆC DẠY GIÁO LÝ CÙNG CỬ HÀNH ĐỨC TIN

 Dạy giáo lý và cử hành đức tin đều có mục đích mở rộng kiến thức đức tin và nâng cao ý thức đức tin, giáo dục người tín hữu, tạo khả năng và cơ hội cho họ :
(1)  sống trọn tình hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, luôn tìm và thi hành ý Ngài; 
(2)  sống vẹn nghĩa huynh đệ hiệp thông và hợp nhất với anh em đồng đạo trong Giáo Hội là con một Cha; 
(3)  mở rộng tình huynh đệ đồng cảm và chia sẻ với đồng bào và đồng loại là anh em một nhà. [2]
          Sống trọn vẹn ba mối tình đó là xây dựng cuộc đời, gia đình, cộng đoàn, trên nền đá vững chắc là Lời Chúa.  Được xây mới trên nền móng Lời Chúa theo chỉ dẫn thống nhất của Đại Hội Dân Chúa VN năm 2010 và Công Nghị giáo phận năm 2011, gia đình, cộng đoàn tín hữu từng bước trở nên Giáo Hội Mầu Nhiệm, Giáo Hội Hiệp Thông, Giáo Hội Sứ Vụ, theo như Giáo Hội cùng Công Đồng Vatican II đã dạy.
          Giới hữu trách cần cùng nhau nhìn lại việc dạy giáo lý và việc cử hành đức tin có tạo khả năng cho mọi người sống tình mến Chúa yêu người theo như Lời Chúa dạy không?  Có giúp cho người công giáo ý thức mở rộng cả hai van tim của lòng đạo, lòng tin, một van để đón nhận mọi hồng ân Thiên Chúa thương ban, van kia để chia sẻ những hồng ân đó cho mọi người trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội?  Hay chỉ theo lối mòn xưa nay với những luật lệ và công thức cố định chỉ nhằm giúp họ giữ đạo và bảo vệ đạo? 
          Trong công cuộc giáo dục đức tin hiện nay, có cần cùng nhau xác định rõ mục tiêu và định hướng giáo dục đức tin, hoàn chỉnh nội dung chương trình theo định hướng đã thống nhất?  Có cần cải tiến cách tổ chức và điều hành, cách phân công và phối hợp nhân sự cùng những sáng kiến xưa nay, cũng như cách giáo dục đối với các lớp tuổi sống trong những hoàn cảnh khác nhau..., nhằm giúp cho việc dạy giáo lý, cử hành đức tin mang lại hiệu quả mong muốn, là người tín hữu có điều kiện sống đức tin ngày càng trung thực và trọn vẹn, mở đường cho hồng ân đức tin ngày càng tỏa sáng trong môi trường xã hội hôm nay?...

IV/ NHÌN LẠI VIỆC SỐNG ĐỨC TIN

Hồng ân đức tin soi dẫn cho người tín hữu làm theo lời ĐTC Bênêđitô XVI nhắc nhở dân Chúa hãy Phúc Âm hóa đời sống và bổn phận thường ngày của mình.  Nghĩa là ý thức đưa ánh sáng chân lý cùng sức sống mới của Lời Chúa vào trong việc tu thân luyện đức và giáo dục, vào trong việc tề gia là chăm lo cho gia đình cùng cộng đoàn, vào trong việc trị quốc là quản trị một tổ chức, một cộng đoàn, nhằm mang lại sự an bình cho người người, sự an lành cho nhà nhà.  Phúc Âm hóa sẽ giúp cho người tín hữu thi hành những bổn phận thường ngày vừa thuận ý trời (thiên thời), vừa hợp với giáo huấn của Giáo Hội cùng truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc (địa lợi), vừa hòa với lòng nhân, lòng đạo, lòng tin của con người (nhân hòa).
          Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu sống hồng ân đức tin trong bổn phận thường ngày như thế nào?  Ý thức đi theo ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, hay chỉ vô ý thức theo lối mòn của khung nếp xưa nay vốn mang tính bất cập?  [3]  
Vài thí dụ về những vấn đề nảy sinh trong xã hội hôm nay :
a)  Hồng ân đức tin giúp cho người tín hữu xác tín rằng : Thiên Chúa là Cha trên trời mong muốn con người dùng nguồn lực của tình yêu thương đồng cảm và bao dung, quảng đại dấn thân phục vụ, hy sinh, cùng với tinh thần trách nhiệm liên đới, để chung sức đẩy lùi mọi sự dữ cùng mọi tệ nạn và bất công trong xã hội, canh tân đổi mới và thăng tiến đời sống nhân loại.  Thói người đời thường dùng cường lực cùng bạo lực, với thái độ đối đầu, đối phó và loại trừ nhau.  Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu thường ứng xử theo hướng nào?   Ý thức theo ý Chúa là Cha từ bi nhân hậu, hay chỉ theo thói thế gian?
(b)  Hồng ân đức tin khai sáng cho người tín hữu nhận ra rằng : sự sống, tình yêu, hôn nhân, gia đình, là quà tặng của Thiên Chúa tình yêu, và người đón nhận quà tặng có bổn phận hiếu thảo đáp trả lại tình thương của Cha trên trời bằng nỗ lực bảo vệ quà tặng đó, xây đắp đời sống hôn nhân gia đình thành cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương, ngôi trường đầu tiên giáo dục con cái nên người con hiếu thảo đối với Cha trên trời, ý thức sống tình huynh đệ đối với đồng bào, đồng loại, góp phần xây đắp nền văn minh tinh thương, vì sự phát triển và thăng tiến của gia đình nhân loại.   Luật lệ trong thế gian lại coi việc kết hôn và ly dị, việc sinh con và phá thai, việc kết hôn với người khác phái hay đồng phái, là thuộc quyền tự do của con người...Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu thường ứng xử theo hướng nào?  Theo bổn phận làm con hiếu thảo đối với Cha trên trời, hay chỉ giản đơn theo quan điểm con người làm chủ cuộc đời mình, không có người chủ hay truyền thống đạo lý nào khác ngoài ý muốn của mình?

V/ NHÌN LẠI VIỆC CHIA SẺ HÔNG ÂN ĐỨC TIN       

 Đức tin không có việc làm là đức tin chết (x.Gc 2, 14-18). Hồng ân đức tin đi đôi với trách nhiệm xã hội về những điều mình tin. Trách nhiệm đó là trách nhiệm làm chứng cho niềm tin, làm cho hồng ân đức tin tỏa sáng trong môi trường xã hội và nghề nghiệp, đưa những giá trị Tin Mừng, giá trị nhân bản và đạo đức, vào trong đời sống văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị. Nhằm góp phần làm cho nền giáo dục trên đất nước trở nên nhân bản và toàn diện hơn. Làm cho hệ thống luật lệ trở nên vị nhân sinh hơn, tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm hơn. Làm cho đời sống xã hội trở nên trung thực và công bằng hơn, cùng chan hòa tình người và bác ái vị tha. Đặc biệt là làm cho việc tề gia và trị quốc trở nên thiên thời, địa lợi, nhân hòa hơn. Nhờ đó, nhà nhà được an lành, đất nước được an bình.
         Các thành phần, các giới công giáo, nhà trí thức, nhà thầy thuốc, nhà giáo, nhà buôn, nhà truyền thông, nhà hoạt động xã hội…, trước tiên cần nhìn lại xem mình đã xây những ngôi nhà đó trên nền đá vững chắc là Lời Chúa đến đâu ? Đã làm cho Lời Chúa dạy tỏa ra ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa trong môi trường xã hội đến đâu ? Nhiều người thành tâm tìm kiếm chân lý chung cuộc về sự hiện hữu của mình. Và Chúa Giêsu đã tự bày tỏ là Sự Thật chung cuộc đó, là Đường dẫn đến cội nguồn sự sống mới chan hòa yêu thương và bình an.[4]

VI/ NĂM ĐỨC TIN LÀ CƠ HỘI

Năm Đức tin là cơ hội cho mọi người đảm trách việc giáo dục đức tin, hội ý với nhau, tìm cách tạo thuận lợi cho các gia đình, cho cộng đoàn tín hữu, các tổ chức mục vụ cùng các tổ chức tông đồ giáo dân, đặc biệt là cho người trẻ, cùng nhau nhìn lại hiện trạng đời sống đức tin, hỗ trợ nhau mở rộng kiến thức đức tin và nâng cao ý thức đức tin, nhắc nhở nhau quan tâm cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần khai thông, bổ sung, đổi mới, hoàn thiện đời sống đức tin, theo như lòng Chúa mong muốn và lòng người mong đợi.
B/ BƯỚC THEO CHÚA GIÊSU TRÊN CON ĐƯỜNG PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

          Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI kêu gọi mọi người tín hữu quan tâm Phúc Âm hóa đời sống mình, hướng đến Phúc Âm hóa đời sống nhân loại hôm nay.  Phúc Âm hóa, Tin Mừng hóa đời sống, có nghĩa là thực hành Lời Chúa dạy xây đắp ngôi nhà cuộc đời trên nền đá vững chắc là Lời Chúa.  Lời Chúa là Lời ban ánh sáng chân lý và tình yêu, ban sức sống mới cùng sự bình an.  Được xây trên nền tảng vững chắc là Lời Chúa, đời người sẽ chan hòa ánh sáng chân lý cùng tình yêu và sự bình an của Chúa.
          Chúa Giêsu cùng với Lời Chúa dạy đã mở ra con đường Phúc Âm hóa đời sống con người.  Trong Năm Đức Tin với trọng tâm là giáo dục đức tin, linh mục, tu sĩ, giáo dân, trong gia đình, trong cộng đoàn, trong các tổ chức mục vụ giáo phận và giáo xứ, trong các tổ chức tông đồ giáo dân, mọi người hãy ý thức và quyết tâm cùng nhau học với Chúa và bước theo Chúa trên con đường Phúc Âm hóa đời sống con người.  Con đường Phúc Âm hóa của Chúa Giêsu trải qua 5 chặng đường chính yếu và căn bản như sau.

I/ BƯỚC THEO CHÚA GIESU TỰ HẠ HOÀ NHẬP VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI 

Chúa Giesu hiện diện trong mọi biến cố vui buồn, lo âu và hy vọng của con người, như dự tiệc cưới ở Cana, đám tang ở Naim, thăm thân mẫu lâm bệnh của Phêrô ở Capharnaum..., hiện diện với lòng từ bi nhân hậu, với tình yêu thương đồng cảm và phục vụ cho đời sống con người.
          Ngày hôm nay, Phúc Âm hóa các biến cố trong đời sống gia đình (như gia đình sum họp trong bữa ăn, trong giờ kinh...), trong đời sống văn hóa xã hội (như đám cưới, đám tang, họp mặt, lễ hội Ngày Tình Nhân, Ngày Người Cha, Ngày Người Mẹ ...), có nghĩa là đưa ánh sáng Lời Chúa, đưa những giá trị Tin Mừng, những giá trị mang tính nhân bản, đạo đức, vào trong những biến cố đó, tạo điều kiện cho Chúa Giêsu hiện diện trong đời người, hiện diện như Lời ban ánh sáng chân lý cùng bình an, ban sức sống mới cùng tình yêu thương, cho những ai ý thức mở rộng lòng tin đón nhận. [5]

II/ BƯỚC THEO CHÚA LÊN NÚI, TÌM ĐẾN CÕI RIÊNG

          Nâng cao tâm hồn, cho lòng trí thoát ra khỏi những lao xao của thế sự với những lo lắng và căng thẳng, để tâm an định đi vào cầu nguyện lắng nghe tiếng Chúa, giải bày tâm sự với Chúa, với quyết tâm tìm và thi hành ý định yêu thương cứu độ của Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. (x. Mc 9,2-8)
         Công việc giáo dục đức tin đòi hỏi những người trách nhiệm liên hệ tạo điều kiện, tạo cơ hội giúp cho mọi người trong gia đình cùng nhau chuyên cần bước theo Chúa Giêsu tìm đến cõi riêng tư, để tâm an định lắng nghe tiếng Chúa và tâm sự với Chúa, với quyết tâm mang ra thi hành ý Chúa trong đời sống gia đình và xã hội.  Các giới, các tổ chức, các nhóm, cũng cần có điều kiện và cơ hội tĩnh tâm, cầu nguyện, trong bầu khí như thế.

III/ BƯỚC THEO CHÚA GIESU XUỐNG NÚI

 Cùng với Ngài đi vào cõi nhân sinh mang nặng những mối bận tâm và lo âu, với những nỗi đau buồn và hy vọng của con người, để học tập với Chúa đường lối yêu thương và phục vụ cho sự sống và sự thăng tiến con người, đồng thời để khi đối diện với những khó khăn thử thách, cùng những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống xã hội hôm nay, ý thức làm theo Lời Chúa dạy : "Đừng sợ, hãy kiên trì cầu nguyện, không có gì là không thể đối với Thiên Chúa cùng các kẻ tin vào tình thương quyền năng của Thiên Chúa...".(x. Mc 9,14-29) 
          Thông thường, khi con người đối diện với những nghịch cảnh, như mất mát, thì đau khổ và lo sợ, người thì phản ứng chống trả (như Phêrô), kẻ thì thỏa hiệp trục lợi (như Giuđa), kẻ khác thì bỏ cuộc (như 2 môn đệ về quê làng Êmau)..., không làm theo Lời Chúa dạy.  Vì thế, công việc giáo dục đức tin cần đưa ánh sáng và sức sống của Lời Chúa vào trong suy nghĩ cùng hành động của con người, để họ ý thức và quyết tâm làm theo Lời Chúa dạy trong mọi tình cảnh thuận lợi cũng như bất trắc.

IV/ BƯỚC THEO CHÚA GIESU ĐẾN ĐỒI GOLGOTHA

  Năng đến với Ngài bên bàn thờ hiến tế, bên nhà tạm Chúa Thánh Thể  thường xuyên hiện diện, để chiêm ngắm Chúa và học với Chúa yêu thương đến cùng, đến hiến thân, hiến cả mạng sống mình, vì sự sống mới cùng sự hợp nhất của gia đình nhân loại, đồng thời để lấy sức bước theo Chúa trên con đường bày tỏ một tình yêu thương không còn tình yêu nào lớn.
      Việc giáo dục đức tin đòi hỏi những người lo việc tổ chức cử hành Thánh Lễ, chầu Thánh Thể, tôn sùng Thánh Mẫu Maria cùng các thánh, ý thức vượt qua thói quen cùng khung nếp máy móc, tạo điều kiện cho mọi người tham dự vừa mở rộng lòng tin, vừa nâng cao tâm hồn trong bầu khí chan hòa sự an định cùng lòng từ bi nhân hậu.  Đó là những điều kiện cần có để mọi người tham dự cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa họ, ban bình an cùng sức sống mới và tình yêu thương cho họ.[6]

V/ BƯỚC THEO CHÚA GIESU PHỤC SINH

Lên núi cao đón nhận Chúa Thánh Thần là nguồn nước hằng sống, cùng xuống núi thông chia cho nhau hồng ân Thánh Thần, đề người người được Chúa Thánh Thần soi dẫn lòng tin, đánh động lòng mến, thúc đẩy lòng cậy, mở rộng lòng đạo.
        Thông thường lòng trí và tầm nhìn của con người bị thu hẹp, bị đóng khung trong nếp sống văn hóa của xã hội, của thời đại.  Giáo dục đức tin là tạo điều kiện cho con người ý thức và quyết tâm cộng tác với Chúa Thánh Thần đổi mới lòng trí, mở rộng tầm nhìn của mình, trên con đường bước theo Chúa Giêsu đi đến nguồn sống mới.
VI/ KẾT
Lời Chúa và Chúa Thánh Thần là hai bàn tay Đấng Tạo Hóa dùng uốn nắn người cũ thành người mới theo hình mẫu Con Người Mới là Đức Giêsu Kitô.  Hãy khiêm tốn tín thác tự đặt mình vào vòng tay của Thiên Chúa yêu thương tái tạo và đổi mới.  
       Vai trò của Chúa Thánh Thần cùng với sự hợp tác với Ngài và với nhau mang tính quyết định trong việc Phúc Âm hóa đời sống.  Vậy, trong việc giáo dục đức tin, hãy ý thức chung lòng chung sức tạo điều kiện cùng cơ hội cho mọi người hợp tác tích cực với Chúa và với nhau trong cộng đoàn, trong giáo xứ, trong giáo hạt, trong giáo phận.
       Cùng với lời cầu nguyện, đó là bí quyết giúp cho việc Phúc Âm hóa cũng như việc giáo dục đức tin mang lại hoa trái như lòng Chúa mong muốn và lòng người ước mong.
                                                                                      Anton Công Chính





[1] http://thanhlinh.net/node/34384  của   Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
[2] http://thanhlinh.net/node/34384  của   Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
[3] http://thanhlinh.net/node/34384  của   Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
[4] http://thanhlinh.net/node/34384  của   Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
[5] http://thanhlinh.net/node/34384  của   Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục
[6] http://thanhlinh.net/node/34384  của   Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục