Bạn thân mến:
Lụt đại hồng thủy được kể lại nhằm giúp mỗi người nhận ra tội
lỗi. Từ đó, con người, tội lỗi đã xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng dựng nên con
người. Đồng thời cũng nói lên tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trước
tội lỗi, Người vẫn để lại một gia đình sống sót qua nạn hồng thủy đó là gia
đình Nô-ê, “Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những đường cong”. Và Thiên Chúa đã
lập giao ước với con người để con người được ơn cứu độ. Đó là niềm vui và hy vọng
của con người sẽ được lãnh nhận từ chính Thiên Chúa, Đấng luôn giữ trọn, trung
thành với lời đã hứa.
1.
Nguyên nhân xảy ra câu
chuyện nạn Hồng thủy
Loài người đã sa đọa đến tận thân tâm. Trước sự sa đọa vô
phương cứu chữa đó của con người, Thiên Chúa đã phàn nàn, hối tiếc vì đã dựng
nên họ. Sách sáng thế (St 6, 5 – 7) diễn tả cho ta biết: Đức Chúa thấy rằng sự
gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất và lòng nó chỉ toan tính những
ý định xấu xa suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất
và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: “Ta sẽ xóa bỏ khỏi mặt đất con người
mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, loài bò sát và chim trời, vì
Ta hối hận đã dựng nên chúng”. Lối nói “như nhân” này cho ta thấy tình trạng
loài người thê thảm đến mức nào. Tội lỗi đã lan tràn đầy mặt đất, và là một cái
gì đó không hiểu được. Việc Thiên Chúa xúc động mạnh cũng có nghĩa việc Người
tiêu diệt sự sống trên mặt đất không phải là một cách thản nhiên, lạnh lùng.
Nhưng đó như là một hậu quả tất nhiên của tội, một đòi hỏi của sự thánh thiện của
Người. Đồng thời súc vật cũng cùng chung số phận với con người là bị tiêu diệt,
vì chúng được dựng nên để phục vụ con người.
Thiên Chúa tỏ ra rất nghiên khắc, nhưng cũng rất nhân từ, khi
gìn giữ, cứu sống ông Nô-e và gia đình thoát khỏi lụt hồng thủy, vì ông sống thực
thi những lời Đức Chúa truyền dạy, và được đẹp lòng Người (x. St 6,8).
Thiên Chúa đã chọn ông Nô-e, Người đã tỏ cho ông, đồng thời
cho ông đóng một chiếc tàu. Chiếc tàu có thể chứa được tám người, cùng các con
súc vật và những vật dụng cần thiết. Ông Nô-e đã vâng lời Đức Chúa và bắt tay
vào việc thực hiện như lời Người phán với một lòng tin tưởng không nghi nan hay
hỏi han, thắc mắc điều gì. Như vậy, các sinh vật liên đới với con người trong
hình phạt thế nào thì cũng sẽ liên đới trong ơn được cứu sống. Các con vật được
đưa vào tàu, với nguồn tư tế thì mỗi loài một đôi. Với nguồn cổ xưa thì mỗi
loài thanh sạch là bảy đôi, còn loài ô uế thì một đôi. Còn bảy ngày nữa là lụt
hồng thủy sẽ xảy ra, Đức Chúa đã bảo ông đưa gia đình và súc vật thanh sạch cũng
như ô uế vào tàu để tránh lụt hồng thủy. Ông Nô-e đã thi hành mọi điều Thiên
Chúa truyền cho ông (x.St 7,1-6). Khi gia đình ông và mọi súc vật vào trong
tàu, Thiên Chúa đóng cửa tàu lại để nước không vào trong được.
Năm 600 đời ông Nô-e. Tháng 2, ngày 17 tháng ấy, các mạnh nước
của vực thẳm rộng lớn đã bật tung, các cống trời mở toang, nước lũ cuồn cuộn
càng lúc càng mạnh trên mặt đất phun lên, và nước mưa trên vòm trời đổ xuống mặt
đất bốn mươi ngày bốn mươi đêm (x.St 7,11-12). Mọi núi cao khắp nơi dưới gầm trời
đều bị phủ lấp. Mọi xác phàm di động trên mặt đất đều tắt thở. Thiên Chúa xóa sạch
mọi loài trên mặt đất, từ con người cho tới gia súc, chỉ còn lại gia đình ông
Nô-e và những gì ở trong tàu với ông. Nước lũ cuồn cuộn trên mặt đất một trăm
năm mươi ngày (St 7,23-24).
Khi đã nguôi cơn giận, Thiên Chúa nhớ đền ông Nô-e và mọi thú
vật trong tàu của ông. Thiên Chúa đóng các mạnh nước và cổng trời lại, và cho một
cơn gió thổi làm cho nước rút đi. Sau bốn mươi ngày, ông thả chim bồ câu trong
tàu ra để kiểm tra xem nước đã rút hết chưa. Trong tàu, ba lần ông No-e thả
chim bồ câu cho thấy thời tiết thuần hóa dần dần:
Lần thứ nhất, nó trở về tức khắc, vì nước vẫn tràn ngập hết.
Lần thứ hai, tới chiều nó mới trở về, mang theo một nhánh
ô-liu non.
Lần thứ ba, ông thả bồ câu ra, và lần này nó không trở về nữa,
và ông hiểu là nước đã rút cạn hẳn.
Ông rỡ nóc tàu và cả gia đình cung súc vật ra khỏi tàu. Ông và
gia đình lập bàn thờ và dâng kính Đức Chúa của lễ toàn thiêu các súc vật thanh
sạch. Đức Chúa đã ngửi thấy mùi thơm từ của lễ ông Nô-e dâng kính, đã làm cho
Thiên chúa nguôi giận. Và Người đã “đơn phương” kí kết giao ước với ông Nô-e, Đức
Chúa nói với lòng mình: “Ta sẽ không còn nguyền rủa đất đai vì con người nữa. Hẳn,
từ niên thiếu lòng con người vẫn toan tính điều xấu xa, nhưng ta không còn đánh
giết mọi sinh vật như ta đã làm! Bao lâu đất này còn, thì mùa gieo mùa gặt, trời
lạnh và trời nóng, tiết hạ với tiết đông, ban đêm với ban ngày, sẽ không ngừng
đắp đổi” (St 8,21-22).
Sau đó, Thiên Chúa chúc lành cho gia đình ông Nô-e và thiết lập
một trật tự mới sau lụt hồng thủy, loài người được lệnh sinh sôi nảy nở thật
nhiều cho đầy mặt đất. Thay vì an bình thư thái thì con người phải chiến đấu,
con vật chỉ quỵ lụy con người, khi con người làm cho chúng khiếp sợ. Con người
được ăn thú vật, nhưng không được ăn máu chúng vì nó biểu hiện cho sự sống. Một
điều nữa là Thiên Chúa cấm kỵ con người làm đổ máu kẻ khác, Người sẽ trừng phạt
tử hình kẻ giết người, và ngay cả thú vật làm tôn thương nhân mạng cũng bị giết.
Đó là vì con người được tạo nên giống hình ảnh
Thiên Chúa (x.St 9,1-6).
Đồng thời Thiên Chúa thiết lập giao ước với ông Nô-e, gia đình
và tất cả các loài từ tàu đi ra, cùng với tất cả dòng dõi những người ấy từ này
về sau. Thiên Chúa sẽ không bao giờ khiến lụt hồng thủy hủy diệt các vật như
trước nữa. Giao ước này được Thiên Chúa đơn phương ký kết với con người mà
không cần con người phải cam kết điều gì đối với Người. Đó là một giao ước, một
ân huệ, có giá trị như một di chúc. Vì thế mà dấu chỉ minh ước của nó ở giữa trời
và đất được chọn là một cái “cầu vồng”. Cầu vồng là một hiện tượng đẹp của trời
đất, chỉ sự trường tồn của luật thiên nhiên, tượng trưng cho minh ước vĩnh cửu
(St 9,16-17). Mặc dầu tội lỗi và bạo lực nơi con người là nguyên nhân của nạn hồng
thủy. Tuy nhiên, lòng thương xót và kiên nhẫn của Thiên Chúa vượt trên những xấu
sa đó. Người duy trì lời chúc phúc nguyên thủy và bảo đảm sự trường tồn của vũ
trụ, trong đó Thiên Chúa sẽ thực hiện công trình cứu độ.[1]
2.
Ý nghĩa nổi bật của câu
chuyện nạn Hồng thủy.
Lụt Hồng thủy được nói đến trong sáng thế và Cựu ước:
Trong sách thánh coi lụt hồng thủy như là một hình phạt thích
đáng cho những người quá ư trụy lạc đến vô phương cứu chữa. Tội lỗi đã lan rộng
đến mức độ vượt qua cả ranh giới giữa trời và đất, ý nghĩa này được nhấn mạnh
trong (St 6,5-8; 8,21-22) là: “lòng con người toan tính điều xấu”. Theo văn hóa
Hi-lạp, trái tim trước hết không phải là trung tâm tình cảm nhưng là tri thức và
ý muốn. Do đó, điều nhấn mạnh ở đây là toàn bộ suy tư và đời sống con người đã
ra xấu xa, tội lỗi không những gây hại giữa người với nhau, mà còn xúc phạm đến
Thiên Chúa: Ngài đã “buồn” vì tội lỗi của con người.[2]
Thiên Chúa rất mực thánh thiện và công chính không thể làm ngơ
mà không trừng phạt tội lỗi. Hình phạt là một điều chắc chắn mà Thiên Chúa sẽ
xét xử và không tội nhân nào thoát được. Nhưng Người vẫn đầy lòng thương xót
nhân loại, Người muốn cứu nhân loại bằng cách cứu một phần dư tồn là người công
chính là ông Nô-e và gia đình của ông, làm như mầm mống để tái lập nhân loại
sau lụt hồng thủy. Và cũng vì thương mà từ nay Thiên Chúa nhẫn nại chịu đựng,
không thi hành xét xử “nhãn tiền” với nhân loại tội lỗi.
Lụt Hồng thủy được nói tới trong Tân ước và Kitô giáo:
Trình thuật này đã được vận dụng vào đời sống của Hội thánh một
cách hết sức phong phú. Nước hồng thủy được coi như là hình bóng của bí tích
Thánh tẩy. Cũng như nước hồng thủy vừa hủy
diệt nhân loại tội lỗi vừa tác sinh nhân loại mới. Nước Thánh Tẩy cũng tha thứ
tội lỗi và biến đổi chúng ta thành những con người mới. Đồng thời cũng tiên báo
sự xét xử thời cánh chung. Bây giờ, Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi, nhưng ta
phải tỉnh thức vì ngày xét xử cũng sẽ đến bất ngờ như thời ông Nô-e và sẽ hủy
diệt những kẻ tội lỗi bằng lửa (x. 2Pr 3,2-10).
Trong thư của thánh Phêrô tông đồ (1Pr 3,20) đã ám chỉ con tàu của
Nô-e là hình ảnh tiên trưng cho Hội thánh trên đời này. Nhờ con tàu ông Nô-e duy
nhất cứu ông và gia đình là phần dư tồn của nhân loại được cứu qua cơn đại hồng
thủy, thì những ai sống trong Hội thánh là con tàu dẫn con người tới nguồn ơn cứu
độ.[3] Nô-e cũng là hình ảnh loan báo Chúa Kitô, Đấng
là Đầu của nhân loại mới được canh tân trong Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy
(8,20). Nô-e dâng lên Thiên Chúa hiến lễ đẹp lòng Người, và Thiên Chúa đã thiết
lập một giao ước bao gồm cả nhân loại chứ không giới hạn cho một dân tộc, như
trong sáng thế (St 9,8-11) Thiên Chúa nói với Nô-e: “Đây Ta lập giao ước của Ta
với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này. Mọi xác phàm sẽ không còn bị nước
hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa”. Giao
ước này loan báo giao ước tối hậu được thực hiện trong Chúa Kitô.
3.
Bài học nạn hồng thủy
trong đời sống đức tin.
Nguyên
nhân xảy ra trận lụt hồng thủy là do tội lỗi con người. Thiên Chúa đã phạt con
người một cách nhãn tiền, cho nước tẩy rửa hết mọi tội lỗi trên mặt đất. Tuy thế,
Thiên Chúa vẫn cứu sống một người. Một gia đình biết vâng nghe, tin và thực
hành như lời Người truyền dạy cho dù không trông thấy.
Sự
sống của con người không do mình tạo ra, mà do Thiên Chúa ban cho. Nên trong cuộc
sống thường ngày, con người luôn ý thức Chúa đang hiện diện và đồng hành, hãy
ký thác mọi biến cố vui buồn…dâng tất cả lên cho Ngài với lòng biết ơn và yêu mến,
như xưa khi ra khỏi tàu gia đình ông Nô-e lập bàn thờ và tiến dâng lên Thiên
Chúa của lễ toàn thiêu, của lễ đã được Thiên Chúa ưng nhận.
Là
con người thì không thể tránh hết những sai lầm trong cuộc sống. Thiên Chúa là
Đấng nhân hậu và giàu lòng thương xót nên đã cứu vớt gia đình ông Nô-e. Do đó,
khi con người mắc những sai lỗi với Chúa, với tha nhân thì thật lòng chạy đến với
Thiên Chúa để được ơn giao hòa, và được ân nghĩa cùng Người.
Con
tàu ông Nô-e trong lụt hồng thủy cũng là hình bóng của con tàu Hội thánh đang lữ
hành trần thế. Con tàu đã cứu duy nhất gia đình ông Nô-e ra khỏi lụt hồng thủy.
Hội thánh cũng là con tàu cứu độ. Từ đó, có một câu nói danh tiếng: “Ngoài Hội
thánh không có ơn cứu độ”[4]. Như vậy, phải chăng tất cả
mọi người ngoài Hội thánh công giáo thì không được ơn cứu độ?. Trước băn khoăn
đó, Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Những người không biết đến Tin Mừng của
Đức Kitô và Hội thánh Người mà không do lỗi của họ, nhưng thành tâm tìm kiếm
Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, cố gắng chu toàn thánh ý của Ngài bằng
các công việc theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể đạt được ơn cứu độ
muôn đời”[5]. Như vậy, người không cùng
niềm tin tôn giáo với Hội thánh công giáo, mà thực hiện những chỉ dẫn của Công
đồng trên thì cũng được ơn cứu độ muôn đời.
4.
Kết luận
Câu
chuyện về đại hồng thủy vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Sau nạn hồng
thủy, Thiên Chúa đã kí kết giao ước với con người qua muôn thế hệ là sẽ không
cho nước tàn phá và giết hết con người sống trên mặt đất nữa (x.St 9,8-11). Và
Thiên Chúa đã tỏ tình yêu, lòng thương xót của Người qua việc từ nay Thiên Chúa
“nhẫn nại” chịu đựng, không thi hành ngay sự xét xử đối với nhân loại tội lỗi. Đó
là một cơ hội tốt cho những ai biết ăn năn trở lại sau những tháng ngày đắm
chìm trong “vũng bùn” tội lỗi. Và cũng thật là vô phúc cho những ai không nhận
ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa khi không tìm đường trở về sau bao phen
tội lỗi.
Trong
xã hội này, tội lỗi xấu xa cũng không kém phần như trong câu chuyện nạn hồng thủy.
Sống trong một xã hội như thế, hình ảnh của ông Nô-e luôn biết lắng nghe tiếng
Chúa nói và thực thi lời Chúa truyền dạy cho dù con mắt xác thịt ông không
trông thấy. Hình ảnh đó giúp và khơi dậy trong tâm hồn con người ngày nay phải
biết lắng nghe tiếng Chúa qua Lời của Ngài trong Kinh Thánh, cũng như trong mọi
biến cố cuộc sống. Và thực hành là điều tiên quyết qua việc làm việc lành tránh
việc xấu, trở nên người công chính trước mặt Thiên Chúa và con người.
Như
thánh tông đồ Phêrô nói trong thư của Ngài là: Anh hãy sẵn sàng trả lời cho những
ai chất vấn về niềm tin và niềm hy vọng vào Đấng mà anh em đang rao giảng và
hãy trả lời cho họ một cách hiền hòa và kính trọng (x.1Pr 15-16).
Nguyễn
Văn Đoàn
Chỉnh
sửa: Công Chính
[1] x.
Sách học hỏi Kinh thánh: Tìm hiểu Sáng thế 1-11, tr 112
[2] x.
Sách học hỏi Kinh thánh: Tìm hiểu Sáng thế 1-11, tr 112
[3] x.
Lm Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao. O.p, Tìm hiểu Ngũ Thư, , tr 123
[4] x.
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đường Về Emmaus - học Thánh kinh trong 100 tuần, Nxb
Tôn giáo, tr 32.
[5] Hiến
chế tín lý về Giáo hội, số 16