Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

TẦM QUAN TRONG CỦA ĐÔI MẮT

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:( Mc 10, 46-52)
46 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. 47 Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" 49 Đức Giê-su đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!"50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. 51 Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh? " Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." 52 Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi..    
Đó là lời Chúa.
          Qua bài Tin Mừng này sẽ được chia sẻ những ý như sau:
1/Làm sao ta có thể thương người mù? Người đời thường nói: Muốn quý sự tự do thì phải ở tù một thời gian ngắn. Muốn quý sức khỏe thì phải nằm nhà thương mấy ngày. Muốn biết thương người mù thì phải chịu đau mắt vài bữa . Người mù không chỉ khổ ở thân xác mà còn khổ cả tâm hồn. Người mù không được nhìn thấy cảnh vật thiên nhiên, không thể nhìn thấy gương mặt người thân mà còn sống mặc cảm vì mình bị lệ thuộc kẻ khác và bị xã hội loại bỏ.
2/ Ý bài Phúc Âm Chúa muốn dạy gì? Hôm nay, Chúa chữa cho một anh mù ngồi ăn xin ở vệ đường, anh là kẻ thật đáng thương, anh đã thống thiết kêu van xin Chúa: Lạy thầy, xin cho con được sáng. Chúa đã nhậm lời và tức thì mắt anh được sáng. Ai trong chúng ta cũng bị chứng mù tối lương tâm, chúng ta hãy mau chạy đến và kêu xin Chúa.
3/Với tia sáng đầu tiên của đôi mắt, anh đã thấy thấy ai trước? Chúa Yesus đã đến để thắp sáng đời anh, khuôn mặt đầu tiên anh thấy chính là Đức Yesus. Anh đã mù đôi mắt thể xác nhưng lại sáng đôi mắt tâm hồn, đôi mắt đức tin. Anh đã thấy Chúa là Đấng cứu thế khi anh gọi Ngài là con vua David.
4/Con mắt đức tin đã giúp gì cho anh? Nhờ có con mắt Đức Tin, anh mù đã chẳng biết sợ lời người ta cấm cản. Người ta càng đe dọa anh càng la lớn để xin thống thiết hơn.
5/Anh thể hiện thái độ từ bỏ như thế nào? Với đôi mắt Đức Tin, anh đã dứt khoát đứng lên, rời bỏ chỗ ngồi thụ động, anh đã vứt bỏ chiếc áo choàng là phương tiện hành nghề anh dùng để nhận quà tặng và cũng là vật duy nhất anh nương tựa vào ban đêm / anh đã cởi bỏ đời sống ăn xin, ăn bám, chùm gởi, từ bỏ thân phận mù lòa, thoát khỏi đời sống tối tăm, chạy đến miền ánh sáng đem lại sự sống.
6/Hằng ngày chúng ta cần cầu xin điều gì? Trong cơ thể chúng ta, bộ phận nào cũng đáng quý, nhưng đôi mắt là bộ phận cần thiết và đáng quý nhất. Bởi thế, chúng ta cần phải luôn cầu xin : lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì đã ban cho con đôi mắt. Xin Chúa gìn giữ đôi mắt của con. Xin Chúa hãy mở đôi mắt tâm hồn để con luôn thấy Chúa. Đôi mắt của chúng ta phải thấy những điều cần thấy, đừng giả bộ hoặc cố ý không thấy, kẻo rồi có ngày Chúa thấy đôi mắt của ta không mang lại lợi ích gì và Chúa sẽ cất đi. Lúc đó chúng ta sẽ không kịp hối hận. Hãy mở to đôi  mắt để thấy những anh em nghèo khổ chung quanh mình .
7/Chúng ta có mắt sáng để làm gì? Hãy xin Chúa cho đôi mắt tâm hồn được sáng, để chúng ta thấy Chúa tốt lành, thấy anh em thật dễ mến, dễ thương, thấy những con người nghèo đói cần chúng ta qua tâm chia sẻ. Thấy mình nhỏ bé yếu đuối để có thể sống khiêm hạ trước mặt Chúa.
8/Phân tích về nhiệm vụ của đôi mắt: Mỗi con mắt có 2 phần chính: a) Thị giác ; b) thị lực;
a) Thị giác : là khả năng thấy của đôi mắt .
b) Thị lực : là mức độ mà đôi mắt ấy có thể thấy nhiều hay ít, xa hay gần, rõ hay mờ. Người cận thị chỉ thấy thật gần, người viễn thị chỉ thấy ở xa hơn. Cho nên thị giác tốt thôi chưa đủ, mà còn cần phải có thị lực thật tốt. Như thế công dụng của mắt mới hoàn chỉnh.
9/Nghĩa bóng của thị lực là gì? Thị lực tốt là có thể nhìn thấy xuyên suốt những vật cản, như Chúa Yesus thấy ông Nathana-en đang ở dưới gốc cây vả, Chúa cũng thấy được tấm lòng bà góa khi bà bỏ đồng xu vào thùng tiền đền thờ. Chúa thấy cả tấm lòng tan nát của chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, đang chờ Chúa xét xử . Chúa thấy cả đức Tin của người phụ nữ Cana-an.
10/Thị lực của anh mù tốt đến mức độ nào?: Điều nghịch lý là tuy anh mù nhưng anh lại có thị lực thật tốt. Vì anh đã thấy Đức Yesus là Đấng Messia, là con vua David,còn đám đông trong đó có các môn đệ  lại chỉ thấy Chúa là một anh thợ mộc ở Nazaret.
11/Thế nào là đôi mắt tốt? Đôi mắt tốt là đôi mắt sáng, là đôi mắt có thể nhìn thấy những thứ mà người khác không thấy, không phải ai có đôi mắt tốt thì cũng có thị lực tốt cả đâu. Nhiều người có đôi mắt to nhưng lại thấy rất ít, còn nhiều người có đôi mắt nhỏ hơn nhưng vì sâu sắc nên họ có thể nhìn thấy nhiều hơn. Vì thế, chúng ta hãy xin Chúa : Thưa Thầy, Xin cho con được thấy .
12/Thái độ của chúng ta với người mù: Ở đời chúng ta thấy có rất nhiều người bị tàn tật. Trong số họ có những kẻ tàn tật do bị tai nạn, một số khác do bị từ lúc mới sinh . Chúng ta thường có thái độ khác nhau khi đối diện với những người này: trẻ con thì chọc nghẹo, người lớn thì ngậm ngùi thương hại ,xa lánh , người thân của kẻ tàn tật thì đau khổ, xót xa.
13/Một tội phạm nhưng lại được tha bổng: vào năm 1962, tại thành phố Liè-ge (Bỉ) một người mẹ sinh ra một đứa con có hình dáng một con vật. Bà quá đau đớn nên đã giết chết nó. Người ta đưa bà ra tòa vì tội giết con mình. Nhưng sau đó tòa án đã tha bổng cho bà vì họ thông cảm với nỗi đau của bà và nỗi đau của đứa con nếu nó còn sống và phải gánh chịu thân phận như vậy .
14/Những bất công của người đời: Ngoài những thái độ chọc nghẹo, tội nghiệp và thương xót đó, người Ki-tô hữu suy nghĩ coi mình còn có cách nào tốt nữa không? Thưa có, đó là hãy suy nghĩ về những bất công của cuộc đời, ngẫm nghĩ chúng ta thấy cuộc đời có quá nhiều bất công, có người sinh ra đã giàu có, mạnh khỏe, xinh đẹp, có người vừa sinh ra đã tàn tật, xấu xí, nghèo khổ. Người sinh ra trong gia đình giàu rất dễ đạt được thành công, còn một người sinh ra mà đã tàn tật ngu đần thì làm sao có thể ngóc đầu lên được? Thử hỏi: bản thân họ đã làm gì nên tội? Nếu họ không có tội mà phải chịu thiệt thòi thì rõ ràng là một sự đáng thương .
15/Chúng ta cần làm gì với những bất công? Có bất công thì đòi hỏi phải sửa lại cho công bằng. Cũng có khối trường hợp bất công nhưng không thể sửa lại cho công bằng được. Như trường hợp bà mẹ Bỉ kia đẻ ra quái thai, hoặc như anh mù từ thuở mới sinh. Hôm nay, cho dù bà mẹ có giết chết con mình thì như thế cũng chưa thể đạt được sự công bằng. Còn nếu không giết mà bà cố gắng nuôi nấng cưng chiều nó đủ thứ. Nhưng như thế đã đủ công bằng chưa? Cho dù có chăm sóc bao nhiêu thì cũng chỉ là xoa dịu phần nào thôi chứ không thể bù đắp cho nó những thiệt thòi như một con người bình thường được. Bất công cũng cứ là bất công thôi.
16/Một thế giới công bằng ở đâu? Chính vì sự bất công, và sự không công bằng ở đời này giúp cho ta tin rằng : Phải có một thế giới công bằng đâu đó ở đời sau. Bởi vì nếu mọi sự kết thúc tại đây thì thật là chua xót quá đối với những kẻ có số kiếp tàn tật. Thà họ không được sinh ra thì  hơn. Thiên Chúa là Đấng tạo dựng, Ngài không thể nào tàn nhẫn đến độ chỉ tạo họ ra chỉ để cho họ chịu đau khổ.
17/Vì sao phải có đời sau? Suy xét như thế nên chúng ta càng tin chắc có đời sau, Khi đó mọi sự bất công sẽ không còn, những ai đã từng chịu thiệt thòi sẽ được bù đắp xứng đáng. Lúc ấy công bình sẽ được thực hiện trọn vẹn.
18/Thánh Vịnh 125 nói lên điều gì? Thánh Vịnh này nói lên những lời cầu nguyện đầy tin tưởng của những kẻ xấu số đang kêu lên cùng Chúa : Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận cho con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
19/Chúa Yesus đã hứa hẹn ngầm như thế nào? Khi Chúa Yesus đưa tay cứu chữa anh mù trong bài Tin Mừng hôm nay. Điều này đã được tiên tri Gieremia báo trước trong bài thánh thư hôm nay: Ta sẽ lấy lòng từ bi mà dẫn dắt những kẻ đui mù, què quặt…
20/Ta phải làm gì trước những cảnh bất công? Những cảnh bất công gây cho ta lòng thương cảm và cũng chính lúc này đây mà ta tin chắc có đời sau sẽ công bằng hơn, sẽ hoàn hảo hơn, sẽ hạnh phúc hơn. Ở đời này luôn có những cảnh bất công mà con người không tài nào bù đắp được khiến cho loài người luôn mơ tới một cõi khác không còn bất công nữa .
21/Phép lạ hôm nay minh chứng cho điều gì? Qua phép lạ Chúa chữa cho người mù. Chúng ta vững tin rằng Chúa có thể tạo ra một cõi đời hạnh phúc hơn. Như vậy phép lạ hôm nay là bằng chứng sẽ có một cõi đời sau hoàn hảo hơn, đây chính là niềm tin nơi người Kito hữu .
22/Cảm nhận thế giới qua đôi tay của người mù: Hellen Keller, một cô gái mù từ lúc 19 tháng tuổi. Cô ta tâm sự: Một hôm có một người bạn vừa đi dạo trong rừng về, tôi hỏi xem cô ấy đã thấy gì? Cô đáp: Chẳng có gì hay cả! Tôi ngạc nhiên tự nhủ: Làm sao có thể như thế được? Bản thân tôi vừa mù, vừa điếc mà khi tôi đưa tay cầm chiếc lá, tôi vẫn có thể cảm nhận được hàng trăm điều kỳ diệu, thích thú quanh tôi như là hình dáng dễ thương, sự mềm mại của chiếc lá, chỉ cần đặt tay lên cành cây, nó rung lên là tôi có thể nhận ra tiếng ríu rít của loài chim.
23/Tóm kết: Qua bài Phúc Âm, chúng ta thấy rằng: Bất hạnh lớn nhất không phải là bị mù, mà là có đôi mắt mở to nhưng lại không thấy gì. Chính vì có những con người như thế nên họ chẳng thể nào nhận ra sự kỳ diệu nơi Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã yêu họ nhiều như thế nào, nhưng vì quá vô tình, cố tình không thấy nên chẳng bao giờ họ dám mở miệng ra ca tụng Thiên Chúa.

Yuse Luca/ Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus

http://ditimchanly.org/

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

TRUYỀN GIÁO TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

Đề tài này Đức Cha nêu lên 2 điểm chính yếu để nói về vấn đề truyền giáo này: 1) Một số hoàn cảnh cần chú ý đặc biệt trong việc dấn thân truyền giáo; 2) Khơi dậy nhiêt huyết truyền giáo
I. MỘT SỐ HOÀN CẢNH ĐÒI HỎI SỰ CHÚ Ý ĐẶC BIỆT
Trong môi trường xã hội Việt Nam hiện nay, có rất nhiều nhu cầu truyền giáo, nhưng có lẽ cần để ý đặc biệt đến ba khía cạnh sau đây:
1. Dân chúng tại các thành thị
Khi nói đến công tác truyền giáo, người ta thường nói đến “vùng sâu, vùng xa” và nói đến dân nghèo, trẻ em bị bỏ rơi. Dĩ nhhiên đây là một thành phần rất đáng được để ý, nhưng đối tượng cần được chú ý hơn trong công tác truyền giáo có lẽ là những người sống tại các thành thị, nhất là giới trí thức và giầu có. Một đàng vì họ là những người có khả năng chi phối cuộc sống của xã hội, đàng khác, chính những người nghèo và dân sống vùng thôn quê cũng ngước nhìn lên họ với lòng ao ước và thèm khát, muốn bắt chước họ. Chính thông điệp “Redemptoris Missio” cũng xác định điều này: “Trong quá khứ, công tác truyền giáo thường được thực hiện nơi những vùng xa xôi hẻo lánh, cách xa những trung tâm sinh hoạt và khó khăn về giao thông, về tiếng nói và về khí hậu. Hôm nay hình ảnh truyền giáo có lẽ đang thay đổi: điều đáng chú ý có lẽ phải là những thành phố lớn, nơi phát sinh những phong tục và mẫu sống mới, những hình thức văn hóa và truyền thông mới có ảnh hưởng lớn đến dân chúng. Dĩ nhiên “sự lựa chọn những kẻ rốt cùng” không cho phép chúng ta làm ngơ đối với những nhóm người sống bên lề xã hội, nhưng cũng phải nhớ là không thể rao giảng Tin Mừng cho những cá nhân hay nhóm người thấp hèn, nếu bỏ qua những trung tâm nơi phát sinh, có thể nói, một nhân loại mới với những mẫu phát triển mới. Tương lai của các quốc gia trẻ đang thành hình tại các thành phố.” (Rm, 37).
2. Dân chúng sống trong các tòa nhà cao ốc
Ở nhiều nơi nhưng đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Saigòn và cả Bà Rịa, Vũng Tầu, người ta thấy đang mọc lên đầy dẫy những tòa nhà cao ốc và những khu dân cư dành riêng cho người giầu, những chuyên viên, những thương gia. Đa số những người này là anh chị em lương dân. Đây sẽ là những thế giới riêng biệt và những người sống trong những môi trường này sẽ tách mình khỏi những sinh hoạt và liên hệ bình thường để trở thành những ốc đảo riêng tư. Làm sao để tới được những người trong môi trường này và làm thế nào để có thể đem Tin Mừng của Chúa đến cho họ? Đây là một vấn đề rất lớn của công việc truyền giáo trong tương lai và đòi hỏi một suy tư để tìm câu trả lời thích hợp ngay từ bây giờ.
3. Hiện tượng di dân
Một môi trường mới khác đang trở thành một thách đố lớn lao cho công tác truyền giáo là môi trường của hiện tượng di dân. Thực ra hiện tượng di dân đã được nhiều người nói đến từ lâu, nhưng thường được nhìn dưới góc cạnh kinh tế, xã hội, luân lý. Ở đây, chúng ta nhìn vấn đế dưới góc cạnh truyền giáo.
Hiện tượng di dân đặt ra nhiều vấn đề cho Giáo Hội và xã hội, nhưng đối với sứ mệnh truyền giáo, đây lại là một cơ hội lớn. Qua hiện tượng di dân, Giáo Hội không cần đi tìm đồng bào lương dân, nhưng chính đồng bào lương dân đến với Giáo Hội và họ ở trong tư thế sẵn sàng đón nhận những nghĩa cử của tình yêu, của lòng thương mến. Đây là dịp may để Giáo Hội loan báo Tin Mừng tình yêu của Chúa đối với nhân loại khổ đau và thiếu thốn. Một khi người ta đã ổn định, có gõ cửa người ta cũng không mở! Nhưng xem ra, Giáo Hội đang để lỡ những cơ hội bằng vàng.
II. ĐÀO TẠO TÔNG ĐỒ TRUYỀN GIÁO
Vấn đề sau cùng chúng ta phải đặt ra là việc đào tạo tông đồ truyền giáo. Bất cứ làm công việc gì cũng cần phải được huấn luyện. Công tác nào càng khó khăn và tế nhị càng đòi hỏi công việc huấn luyện phải kỹ càng và cẩn thận hơn.
1. Những yếu tố căn bản của việc đào tạo
Các yếu tố của công việc huấn luyện các tông đồ truyền giáo thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại theo 3 phương diện: Thần học, Mục vụ và Tu Đức.
a) Thần học
Nhà thừa sai truyền giáo có thể đi đến khắp nơi, làm trăm ngàn công việc, tùy theo nhu cầu của hoàn cảnh hoặc tùy theo công tác được trao phó và khả năng riêng của cá nhân mình. Tuy nhiên, cho dù đi đâu, làm việc gì, nhà thừa sai truyền giáo cũng có sứ mệnh phải truyền đạt một sứ điệp chính yếu: Thiên Chúa yêu thương nhân loại, đã xuống thế và đã chịu chết và sống lại để ban sự sống cho nhân loại. Do đó,  cần phải hiểu thấu đáo sứ điệp và mục đích của nhiệm vụ.
b) Mục vụ
Khía cạnh mục vụ nhắm đến đối tượng của việc truyền đạt sứ điệp. Tuy cùng một sứ điệp, cách truyền đạt sứ điệp phải tùy theo đối tượng  Vì vậy, cần phải hiểu đối tượng của công tác truyền giáo trong bối cảnh tôn giáo, văn hóa, chủng tộc, lịch sử, tuổi tác của họ.
c) Tu đức
Mỗi công việc, mỗi nhiệm vụ đòi hỏi phải có những đức tính, những tư cách và thái độ  thích hợp. Đây là khía cạnh tu đức, gồm cả những yếu tố nhân bản và thiêng liêng.
Trong ba yếu tố trên đây, yếu tố tu đức, hiểu là hành trình nên thánh, phải được coi là yếu tố nền tảng. Theo thông điệp “Redemptoris Missio”, “việc canh tân công cuộc truyền giáo đòi phải có những thừa sai thánh thiện. Chỉ canh tân phương pháp truyền giáo hay tổ chức và phối kết các sức lực của Giáo Hội cách hiệu quả tốt đẹp hơn thôi thì chưa đủ, hoặc nghiên cứu cho chính xác hơn các nền tảng thánh kinh và thần học về đức tin thôi cũng không đủ. Cần phải khơi dậy lòng hăng say nên thánh nơi các thừa saia truyền giáo và tất cả cộng đoàn Dân Chúa, đặc biệt nơi những người cộng tác gần gũi với các thừa sai truyền giáo. Ta thử nghĩ đến nhiệt tâm truyền giáo nơi những cộng đoàn kitô hữu đầu tiên. Mặc dầu thiếu thốn phương tiện di chuyển và thông tin của thời đại đó, Tin Mừng của Chúa đã tới tận cùng bờ cõi thế giới trong một thời gian ngắn và mặc dầu đó là tôn giáo của Con Người chết trên thập giá, là ‘sự xúc phạm đối với người Do Thái và sự điên rồ đối với dân ngoại’! Nền tảng của tất cả bầu nhiệt huyết truyền giáo là sự thánh thiện của các tín hữu và của các cộng đồng các tin hữu đầu tiên” (RMi, 90).
Chúng ta có thể diễn tả hành trình linh động huấn luyện theo mô hình dưới đây:
I
II
III
Thần học
Tu đức
Mục vụ truyền giáo
Học hỏi để hiểu thấu đáo Sứ Điệp sẽ loan truyền
Biến đổi cuộc sống nhờ ánh sáng và sức mạnh của Sứ Điệp
Truyền đạt Sứ Điệp với kinh nghiệm sống
2. Khơi dậy ngọn lửa truyền giáo
a) Lắng nghe lời ký thác của Chúa
– “Các con sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng bờ cõi trái đất” (Cv 1,8).
– “Phải nhân danh Thầy mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính chúng con là chứng nhân về những điều này.” (Lc 24,47-48).
– “Vậy các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28,19-20).
– “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15).
– “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21).
– “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!” (Lc 12,49-50)
b) Học theo kinh nghiệm của các Tông đồ
– Ga 20,19: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : ‘Bình an cho anh em !’ Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”  Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.’
– Cv 2,1-41: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho… Bấy giờ, ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng : “Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây. Không, những người này không say rượu như anh em nghĩ, vì bây giờ mới là giờ thứ ba. Nhưng đó là điều đã được ngôn sứ Giô-en nói đến:  Thiên Chúa phán: Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ Thần Khí Ta cả trên tôi nam tớ nữ của Ta, và chúng sẽ trở thành ngôn sứ. Ta sẽ cho xuất hiện những điềm thiêng trên trời cao, và những dấu lạ dưới đất thấp, đó là máu, lửa và những cột khói.  Mặt trời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng hoá thành máu, trước khi ngày của Đức Chúa đến, ngày vĩ đại, vinh quang. Bấy giờ hết những ai kêu cầu danh Đức Chúa, sẽ được ơn cứu độ…”.
3. Một mẫu gương truyền giáo: Thánh Gioan Phaolo II
Trong thời đại chúng ta, một khuôn mặt sáng ngời, lôi cuốn đông đảo dân chúng và cũng có thể nói là hình ảnh của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại, là ĐTC Gioan Phaolô II đáng kính. Suốt 26 năm trong sứ mệnh chủ chăn Giáo Hội Hoàn Vũ, ngài đã vượt trùng dương loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc, mọi tầng lớp. Chính cái chết của ngài cũng là một lời loan báo Chúa Giêsu một cách hùng hồn. Chắc chắn mọi người đã theo dõi đầy đủ các tin tức và hình ảnh chung quanh cái chết và Thánh Lễ an táng của ngài. Con xin được nhắc lại đây 4 sự kiện:
– Ngay sau khi ngài qua đời, không ai bảo ai, không ai tổ chức, tự nhiên dân chúng ùn ùn kéo về đền thờ Thánh Phêrô kính viếng thi hài của ngài. Người ta nói là có chừng 4 triệu người. Để có thể vào đền thờ, đi qua trước thi hài của ngài trong giây lát, người ta phải nối đuôi chờ đợi 12 giờ, hay có thể 14 giờ đồng hồ, chịu đựng ban ngày trời nóng, ban đêm khí hậu lạnh. Họ là mọi thứ bậc người: đàn ông, đàn bà, già, trẻ, lớn, bé; họ là các giáo hữu, con cái của Giáo Hội Công Giáo, nhưng cũng có nhiều người thuộc các giáo hội Chính Thống, Tin Lành và ngay cả các tín hữu của các tôn giáo khác như Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, và có thể cũng có những người vô thần hoặc thù địch với Tin Mừng của Chúa…
– Hiện diện trong Thánh Lễ an táng, có đầy đủ thủ lãnh các quốc gia và của các tôn giáo. Họ xin đến chứ không phải được mời và họ phải ngồi ở hàng ghế đã được Toà Thánh xếp theo vần thứ tự tên các nước theo tiếng Pháp. Cho nên có sự kiện thủ lãnh các quốc gia kình địch với nhau ngồi bên nhau và cũng bắt tay chào hỏi nhau!
– Các hãng truyền hình đã đồng loạt loan báo tin tức về cái chết và các sự kiện diễn tiến sau khi ngài qua đời. Có những đài truyền hình phát hình 24/24 giờ một ngày.
– Cỗ quan tài gỗ trơn đơn sơ được đặt nằm ngay trên nền của công trường đền thờ Thánh Phêrô.
– Trong Thánh Lễ, tự nhiên có một cơn gió mạnh nổi lên, tư từ lật mở từng trang, từ đầu đến cuối cuốn Thánh Kinh đặt trên quan tài của ngài. Cái chết của ĐTC Gioan Phaolô II là một lời loan báo hùng hồn và vĩ  đại về Chúa Giêsu. Ngài đã lôi kéo bao nhiêu người, không phải chỉ những người về Roma, mà còn bao nhiêu người theo dõi tin tức và các lễ nghi qua các phương tiện truyền thông. Sức mạnh nào đã lôi kéo người ta, đoàn lũ đông đảo như vậy? Sức mạnh nào đã qui tụ được các thủ lãnh các quốc gia và đại diện các tôn giáo và có sức hoà giải tất cả như vậy?
Đây không thể là kết quả của sức người phàm, nhưng phải là sức mạnh linh thiêng của Thiên Chúa, có sức thúc đẩy, hàn gắn và qui tụ lòng người. Về phía ĐTC Gioan Phaolô II, ngài đã là một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay Thiên Chúa, diễn tả qua khẩu hiệu của ngài: “Totus Tuus”. “Tất cả con là của Mẹ” và phần thứ II hiểu ngậm: “để tất cả con thuộc về Chúa Giêsu”. Yếu tố quan trọng ở đây nằm ở chữ “Totus”, có nghĩa là “tất cả”, ‘trọn vẹn”.
Cỗ quan tài bằng gỗ đơn sơ đặt trên nền công trường đền thờ Thánh Phêrô cũng kéo sự chú ý của nhiều người. Lý do không phải vì nói lên sự nghèo khó. Nghèo khó thì có gì mà hấp dẫn? Sức hấp dẫn nằm ở sự lựa chọn của ngài, là lý do của sự nghèo hèn đơn sơ: Ngài đã chọn duy chỉ mình Chúa, đã sống hoàn toàn cho Chúa và vì Chúa. Đúng là “Totus Tuus”. Chính vì thế, qua sự nghèo hèn và đơn sơ của ngài, Chúa đã thể hiện được tất cả sức mạnh của ơn thánh và tình yêu của Người.
Sự kiện cơn gió nổi lên, như thể một ngón tay từ từ lật giở từng trang, từ đầu đến cuối của cuốn Thánh Kinh đặt trên cỗ quan tài: có người cho đó là  tình cờ, người khác cho đó là sự can thiệp trực tiếp của Chúa. Ai muốn cắt nghĩa theo chiều hướng nào tùy ý. Nhưng sự kiện đó có nói lên một điều quan trọng của cuộc đời thiêng liêng của ĐTC Gioan Phaolô II. Đó là ngài đã sống theo Tin Mừng; cuộc đời của ngài đã được thấm nhuần bằng Lời Chúa; ngài đã sống theo tất cả sứ điệp Ơn Cứu Độ. Đúng là “Totus Tuus”.
Sự kiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn một khía cạnh tế vi của tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại. Đó là sự dâng hiến tất cả cho Chúa không phải chỉ có nghĩa là sẵn sàng từ bỏ tất cả vì Chúa và chịu thiệt thòi vì Chúa, mà còn có nghĩa là để cho lòng mình được thay đổi theo tinh thần của Chúa và mọi khía cạnh của con người mình đều được thấm nhuần bằng tinh thần của Chúa Giêsu để trở thành hương thơm của Người như lời ngài viết trong thư gửi giáo đoàn Corintô: “Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng cho chúng ta tham dự cuộc khải hoàn trong Chúa Kitô, và đã dùng chúng tamà làm cho hương thơm của sự nhận biết Chúa Kitô lan toả khắp nơi trong thế giới. Thực vậy, chúng ta là hương thơm của Chúa Kitô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất.” (2Cor 2,14-15).
Ước chi trong hàng ngũ linh mục, những người tận hiến trọn cuộc đời để phục vụ Chúa trong ơn gọi linh mục, có nhiều người là hiện thân của thánh Phaolô, là những môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, hay nói theo cách diễn tả dân gian, là những vị chân tu, đã được thấm nhuần tinh thần của Chúa Giêsu nên làm lan tỏa những mùi hương thơm của Người để ướp thế gian. Gặp được một linh mục là người ta ngửi được một mùi thơm ngào ngạt: “mùi Giêsu”.
Thay kết luận
Từ một con tim và khối óc được chiếu soi và thiêu đốt bởi lòng khao khát thấy toàn thế giới nhận ra được Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế của họ và hạnh phúc sống trong tình nghĩa với Ngài, chắc chắn sẽ phát sinh những sáng kiến truyền giáo. Có biết bao nhiều cơ hội vàng ngọc để truyền giáo đã bị bỏ qua! Có biết bao anh chị em lương dân sống ngay bên cạnh mà mình không ý thức. Vì vậy, nếu các cha cho phép, tôi xin được kết bài chia sẻ này với mấy câu mời gọi:
Hỡi anh em linh mục,
Hãy say mến Chúa Giêsu
Hãy tỉnh dậy,
Hãy chỗi dậy
Hãy lên đường, đi chia sẻ niềm vui của những người say mến Chúa Giêsu với những anh chị em chưa có hạnh phúc này.
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc

(Nguồn http://catechesis.net/)

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

GIỚI TRẺ HÔM NAY THẾ GIỚI NGÀY MAI

Bạn thân mến:
Giới trẻ ngày hôm nay, đang dần dần ý thức được sứ vụ cao cả của mình. Nghĩ đến tương lai vận mệnh của đất nước. Đặc biệt là nghĩ đến tương lai của mình là những người nắm toàn bộ vận mệnh. Cho nên, đứng trước những chân lý đang bị chà đạp, người trẻ không thể ngồi yên một chỗ để nhìn những bất công đó. Người dân ai cũng có tấm lòng yêu nước và bằng mọi cách bảo vệ và giữ gìn đất nước không bị quân thù xâm chiếm. Nhưng khổ thay giặc ngoài không có mà có giặc trong. Nhìn thấy giới trẻ có tinh thần như vậy, thì những nhà cầm quyền phải phấn khởi, vui mừng và tạo điều kiện cho giới trẻ để giới trẻ phát huy hết được khả năng của mình để công hiến cho đất nước. Nhưng ngược lại, nhà cầm quyền không những không tạo điều kiện mà còn tìm đủ mọi cách để kìm hãm sự phát huy này. Tìm cách để ngăn cản các em tìm đến với sự thật và chân lý. Giới trẻ muốn cho lương tâm của mình ngay chính, nói lên những sự thật trong lòng các em nhưng những người có chức trách lại tìm đủ mọi cách để ngăn cản những bạn trẻ này và kết tội cho họ là chống phá nhà nước. Nhìn vào thực trạng thì mỗi người chúng ta, kể cả những người xuất ngày chân lấm tay bùn thì họ cũng nhận ra được chân lý đang bị chà đạp, vùi lấp. Dường như nhân quyền đối với con người đang bị chà đạp cách nặng nề vào những năm gần đây. Qua những vụ nhà cầm quyền bạo lực với người dân ta thấy. Những người bảo vệ chân lý, làm việc trong ánh sáng, làm việc cho dân thì những năm gần đây những con người này lại là những người làm việc trong bóng tối mà người ta thường hay gọi đó là người ăn trộm, luôn rình mò trong bóng tối để có cơ hội thì đột nhập. Nhà cầm quyền là những người bảo vệ chân lý nhưng nay họ lại là những người bảo vệ bóng tối để vùi lấp chấn lý vào bóng tối.
Các bạn ạ, ngày cả những trẻ em đang còn bú mẹ cũng có thể biết con người khác con vật ở chỗ con người có lý trí còn con vật thì không. Nhưng nhìn vào xã hội bây giờ chúng ta đều thấy, những người lãnh đạo toàn là những người trên đầu đã có hai thứ tóc, dường như cuộc đời đã đến giai đoạn cuối, nhưng những con người này vẫn không biết điều cơ bản mà người trẻ con cũng biết. Họ vẫn làm việc như là một con vật không có sự suy xét, lương tâm họ dường như trai đá. Ý chí họ dường như bị trai lỳ bởi địa vị, tiền bạc vùi lấp không có chỗ hở cho họ thoát ra được. Lý trí họ lúc này chỉ làm việc theo bản năng mà thôi.
        Hôm nay, ngày 16/5/2013 sẽ diễn ra phiên tòa xét xử hai bạn trẻ yêu nước Phương Uyên và Nguyễn Kha. Tôi cảm thấy niềm cảm mến và thán phục hai em đã đám đứng lên nói sự thật về thực trạng về nhà nước. Tuy không được đến tham dự phiên tòa nhưng tôi vẫn theo dõi và đồng hành cùng hai bạn trẻ để chân lý được đưa ra ánh sáng. Các bạn là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo. Sở dĩ tôi theo dõi mọi sự kiện từ khi Phương Uyên bị bắt cho đến bây giờ là vì: tôi rất tâm đắc cấu nói của Phương Uyên khi nói: Thế hệ trẻ bây giờ chúng con đang bị đàn áp mà cháu vẫn ngồi yên thì thế hệ sau của chúng con thì như thế nào, tương lai vận mạng của đất nước là của chúng cháu và của thế hệ sau, xã hội không phải của riêng ai nhưng là của chung của mọi người. Một câu nói làm cho tôi phải suy nghĩ và cảm thấy lòng yêu mến và nghĩ tới người khác của Phương Uyên. Giới trẻ đã nghĩ được như vậy mà tôi ngồi nghĩ lại những người có trách nhiệm dẫn dắt xã hội mà không nghĩ đến tương lai vẫn mang của đất nước. Tôi giả nghĩ, nếu những con người này có một chút suy nghĩ nhỏ trong cái súy nghĩ của Phương Uyên thì xã hội này đã thay đổi và phát triển hơn.
        Xã hội ngày hôm nay đang vùi dập những nhân tài cho đất nước. Nhưng với lòng can đảm của giới trẻ thì họ không chấp nhận ngồi yên và dậm chận tại chỗ để chờ sung rụng như nhà lãnh đạo ngày nay. Họ đám đứng lên để đưa cái tối tăm ra ánh sáng, vạch trần những tội ác mà nhà lãnh đạo đã làm, để cho người đân phải khổ cực. Những nhà lãnh đạo chỉ có biết nghĩ đến bản thân mình chứ không lo và nghĩ đến người khác.
        Dù có tra hỏi và dùng mọi hình thức nào để cho Phương Uyên và Nguyên Kha nhận tội nhưng với lòng yêu mến dân tộc, không để cho ánh sáng luôn bị vùi lấp trong bóng tối, họ đã không nhận tội theo cách này. Dù chết mà ánh sáng được tỏ lộ thì họ cũng cam lòng. Tinh thần này đã được thể hiện qua các bức tranh, cũng như những khẩu hiệu như 'Tàu khựa cút khỏi Biển Đông' (do tự tay Phương Uyên viết bằng máu). Phương Uyên cũng cho biết thêm, những hành vi xâm lược, cướp giết ngư dân Việt Nam ngày càng trắng trợn và dã man của Trung Quốc đã  khiến Phương Uyên 'phẫn uất lên đến tận cùng. Nhưng câu nói như vậy, không những chỉ mình tôi thán phục mà cả muôn người đều thán phục.
        Trong phiên tòa ngày 16/5/2013 Phương Uyên đã không xin khoan hồng và không nhận tội. Đây rõ ràng là một cái tát vào mặt bộ công an với đoạn video 'nhận tội' đã được phát sóng trước đó. Trước tòa, Phương Uyên dõng dạc khẳng định:"Tôi là sinh viên có yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước.Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm". Bạn và tôi nghĩ sao khi nghe những câu này trong phiên tòa ?. Chính người cô của Phương Uyên là cô Nguyễn Thị Nhung cũng nói như sau: Là một người mẹ, là người đã sinh ra bé Uyên và nuôi đến ngày hôm nay, tôi cảm thấy rất vinh dự về Phương Uyên. Công lao mình nuôi con đến ngày hôm nay đã được thỏa mãn.
        1/ Giới trẻ là ai
        Để định nghĩa hay nói giới trẻ là ai thì khó mà nói một câu cho trọn tình trọn nghĩa. Theo tôi giới trẻ là những người trong độ tuổi từ 14 đến 25, hay từ 14 cho dến những người chưa có gia đình, không nói đến những người bệnh hoạn không lập gia đình được. Giới trẻ là những người năng động, sáng tạo, chịu chơi, thường hay tò mò, thích khám phá và ham vui chơi. Chính những đặc tính này làm cho ta dễ dàng nhận ra con người trẻ. Người ta thường nói: việc gì khó có thanh niên.
        2/  Sinh viên là gì:
        Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuổn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Qúa trình học theo phương pháp chính quy, tức là họ phải trải qua bậc tiểu học và trung học phổ thông.
        Sinh viên là những con người ham học hỏi, muốn vượt ra khỏi cái tôi cá nhân của mình để đem tất cả con người và trí tuệ của họ để họ được phục vụ co người. Họ là những người luôn nghĩ đến cuộc sống và tương lai của họ nói riêng và cuộc sống của mọi người xung quanh nói chung. Họ là những con người trẻ, họ muốn thu thập những kiến thức, những giá trị mà cuộc sống của họ muốn tiếp nhận từ những con người có khả năng truyền đạt lại cho họ những gì mà họ còn thiếu trong môi trường phổ thông.
3/ Cuộc sống họ thế nào
        Cuộc sống sinh viên có nhiều khó khăn về mọi mặt: Kinh tế, đời sống xã hội, đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội, sống một nơi không có người thân, cha mẹ, làng xóm và bạn bè quanh. Với tất cả những khó khăn đó làm cho cuộc sống sinh viên có nhiều những nỗi bất hạnh nhất, làm cho họ từ phải lo xoay sở cho cuộc sống mới của họ được ổn định và có cơm ăn cho qua ngày để ngày ngày đến trường thu nhận những vốn kiến thức bao la mà chính bản thân họ đang muốn khao khát được tiếp nhận và làm hành trang cho họ bước vào một đời sống mới.
        Cái khó khăn nhất mà mỗi người sinh viên đều có đó là sự xa nhà. Xa mai nhà thân thương mà đã gắp bó với họ xuất bao nhiêu tháng năm. Từng ngày từng ngày sống của họ, từ khi chào đời cho đến ngày hôm nay đã để lại trong họ biết bao kỉ niệm, nhưng nhận thức nhỏ nhoi đó đã làm nên tấm hình hai này, và làm chọ họ lớn khốn. Giờ này đứng trước một thể giới xung quanh hoàn toàn mới lạ, với cuộc sống mới, môi trường mới, làm sao họ có thể đứng vững được trước bao những khó khăn đó.
        Ngày còn trong mái trường gia đình có biết bao sự bao bọc, vỗ về. Cha mẹ chính là người luôn lo cho họ những bữa cơm, áo mặc. Mỗi khi gặp chuyện gì thì có gia đình bao bọc và cũng là chỗ dựa cho mỗi ngươi. Ngươi xưa thường nói “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời khồng ai khổ bằng cha”. Câu nói này dường như đi vào lòng mỗi người và vẫn còn vang mãi cho đến tận cùng. Câu nói này đối khi ta không thể nhận ra được khi ta đang còn ở trong mái với sự bao bọc đó nhưng khi xa gia đình thì câu nói này mới có ý nghĩa đến ngần nào. Cái đặc biệt khi cuộc sống mới của họ không có sự bao bọc đó, họ chỉ biết cậy dựa vào xã hội, những người lãnh đạo, đó là những người có thể lo cho họ trong cuộc sống mới này họ cảm thấy bình an và hạnh phúc nhất. Nhưng thực chất họ có được bảo vệ bằng chính những gì mà họ đang mong muốn không. Không những không được bảo vệ nhưng còn gây ra biết bao những nỗi dau cho thương cho các bạn.
Khi còn ở trong một gia đình họ không cảm thấy xã hội thực sự đã lo cho họ nhưng khi trình độ nhận thức của họ đã có để họ nhìn ra thực chât của xã thì có biết bao những điều mà họ tưởng là bình an nhưng đã làm cho họ phải vỡ mộng bởi biết bao những niềm ước muốn và hy vọng.
Họ đã không muốn sống trong một sự thật bị vùi lấp mãi mà không có gì có thể ngoi lên được, chính con người này đã lỗi ngược dòng để tìm lại những gì là chân lý đang bị vùi lấp để đem cái đó ra ánh sáng cách nhanh nhất.
Với biết bao trước mắt các bạn đang phải đối diện nhưng họ lại phải đối diện với một cái mà biết bao nhiều người có thể làm cho xã hội này thêm tươi sáng hơn thì đã làm cho họ vỡ tưởng cách nhanh nhất và làm họ cảm thấy thất vọng. Dù phải đối diện với biết bao khó khăn đó thì họ cũng không thể sống mãi trong một xã hội chân lý luôn vùi lấp, họ đã có một cuộc lội ngược dòng bất chấp tất cả miễn sao chân lý được đưa ra ánh sáng.
Cho dù họ không có cơm ăn áo mặc nhưng họ cũng không thể để cho những thứ đó làm lu mừ sức mạnh của tuổi trẻ.
Cho dù họ có sống nay đây mai đó nhưng đất nước, mọi người xung quanh mãi luôn là nhà, là cha mẹ và anh em của họ.
Cho dù họ là một người nhỏ bé, thấp hèn nhưng cũng không thể để cho chân lý đó phải qua đi một cách vô vọng.
Chính những nghi lực này họ đã đứng lên để bảo vệ chân lý. Cho dù có gặp gian nan thử thách, cho dù có phải ngồi tù mà chân lý được sáng tỏ thì họ cũng cảm thấy vui và hạnh phúc. Vào tù vì sự thật, lẽ ngay thì có muôn người cảm phục. Người ta thường nói vào tù vì đi ngược lại với những gì là của xã hội, những tệ nạn xã hội điều đó là điều đương nhiên. Có ai bảo vào tù vì chân lý đâu nhưng chính hình ảnh và lời nói của phương Uyên và Nguyên Kha đã nói lên chân lý đang bị vùi lấp và họ vào tù vì những con người cấp cao là những người làm chủ đât nước đang vùi dập chân lý để cho bóng tối họ được ngự trị.
        Qua bài này, tôi muốn gửi đến toàn thể các bạn trẻ, hãy đứng vững, tìm đến với những chân lý. Một chân lý đang ngày một vùi dập chứ đừng luôn sống trong một bóng tối mà mình biết mà không làm chứng cho chân lý đó. Hãy là chính bạn để cuộc sống không những cho các bạn mà cho cả một thế hệ tương lai và những thế hệ sau sẽ tiếp nối mỗi người trong chúng ta.