Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI

Anton Nguyễn Công Chính
        Trong Hiến Chế Tin Lý Về Giáo Hội của công đồng Vaticano II đã cho ta thấy mối tương quan giữa Chúa Ba Ngôi và Giáo hội “ Giáo hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất khởi nguồn từ sự hợp nhất của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” [1]. Từ đó, ta thấy được Giáo hội sinh ra từ Ba Ngôi và cho Ba Ngôi. Bí tích thánh tẩy là một hành động thánh hiến dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ bí tích này mà con người được gia nhập với Giáo hội và trở thành con Thiên Chúa [2]. Chính vì thế, ngay ở chương đầu của hiến chế về Giáo hội, Công đồng Vaticano II đã xác định Giáo hội phát sinh từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là từ sáng kiến của Chúa Cha, từ sự khôn ngoan của Chúa Con và từ tình yêu của Chúa Thánh Thần [3]. Giáo hội chính là thân hình mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Từ đây, cho ta thấy rõ giá trị 4 đặc tính của Giáo hội: Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền. Giáo hội được sinh ra không phải vì sự ngẫu nhiên hay một cách thể hiện uy quyền của Chúa Ba Ngôi nhưng Giáo hội được sinh ra bởi ý định khôn ngoan, nhân lành, hoàn toàn tự do và mầu nhiệm, Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng vũ trụ, Người quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh, trong Chúa Con: Chúa Cha muốn quy tụ những ai tin Chúa Ki-to họp thành Hội Thánh [4]. Thực vậy, Giáo hội chính là sự hiện diện cách tròn đầy của Ba Ngôi Thiên Chúa. Giáo hội chính là hoa trái do ý định của Ba Ngôi Thiên Chúa chứ không phải do một xác phàm nào tạo ra “Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của đàn ông nhưng do bởi Thiên Chúa ” (Ga 1,13), nên Giáo hội có nền tảng vững chắc được xây dựng trên nền móng của chính thân thể mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thánh   I-rê-nê đã nói: Vinh quanh của Thiên Chúa là con đường sống và sự sống của con người là chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chính vì thế toàn bộ công trình đều do Thiên Chúa và tất cả mọi sự đều quy hướng về Ngài trong tình yêu thương “chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 4-6). Chính vì thế, trong ý định cứu độ, yêu thương từ đời đời của Chúa Cha, Giáo hội đã được chuổn bị trong lịch sử giao ước với dân It-ra-el, để đến thời viễn mãn, Giáo hội được thiết lập trong sứ mạng của Chúa Con, cao điểm nhất chính là màu nhiệm Vượt Qua trong ngày lễ ngũ tuần, ngày mà Giáo hội được đầy tràn Thánh Thần [5]. Như vậy, để chu toàn thánh ý Chúa Cha, Đức Ki-tô đã khai nguyên Nước Trời ở trần gian và mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Người, đồng thời cho chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ sự vâng phục của Người. Giáo hội nghĩ vương quốc Chúa Ki-tô đang hiện diện cách mầu nhiệm, vẫn luôn tăng trưởng cách hữu hình trong thế giới nhờ quyền lực của Thiên Chúa. Cội nguồn và sự tăng trưởng của Giáo hội được biểu thị bằng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn rộng mở của Đức Giê-su chịu đóng đinh trên Thập Gía và được tiên báo qua Lời Chúa nói về cái chết của Người trên Thập giá: Phần tôi, khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi [6]. Qua đó, cho ta thấy Giáo hội được công khai sáng lập trong ngày lễ Ngũ Tuần, đỉnh cao của việc sáng lập khi Thiên Chúa Ba Ngôi tiết lộ cách trọn vẹn sự hiện diện của Người ở giữa loài người. Cho nên sứ vụ của Giáo hội tại trần thế không phải thi hành cách mạch lạc theo ý riêng của mình nhưng thi hành nhân danh Chúa Ba Ngôi [7]. Giáo hội mang trên mình màu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nên những ai qua bí tích rửa tội sẽ được thông phần với mầu nhiệm này. Nên khí nói đến Chúa Ba Ngôi là nói đến thân mình mầu nhiệm Giáo hội và khi nói đến Giáo hội là nói đến sự hiện diện đích thực của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính Thánh Phao-lô đã nói “Lúc muôn loài đã quy phục Đức Ki-tô, thì chính người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Đấng bắt muôn loài phải quy phục Người, và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1Cr 15,28). Có rất nhiều hình ảnh để nói về sự hiệp thông giữa Chúa Ba Ngôi và Giáo hội nhưng với đề tài này con xin được trình bày về 3 điểm: Giáo hội là dân Thiên Chúa, Giáo hội là Thân Thể Chúa Ki-tô, Giáo hội là đền thờ Chúa Thánh Thần.
1/ Giáo hội là dân Thiên Chúa
        Ngay từ khởi nguyên của công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển chim trời, gia súc, dã thu, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới mặt đất” (St 2,26). Một đặc ân cao vời mà Thiên Chúa đã ban cho loài người. Cũng có thể gầm hiểu một Giáo hội sơ khai trong sự tinh tuyền và ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Cũng có thể nói đây là một sự kết hợp giữa Giáo hội vô hình và Giáo hội hữu hình trong ý định yêu thương của Thiên Chúa. Từ Giáo hội này con người được đi vào trong mối thân tình với Thiên Chúa và Thiên Chúa đi vào trong lòng nhân loại. Khởi đầu công trình tạo dựng là một vẻ đẹp muôn màu được Ngài vẽ ra trong ý tưởng của Ngài, nhưng vẻ đẹp đó đã bị tự do của con người phá vỡ và làm cho vẻ đẹp thủa ban đầu của Thiên Chúa bị biến dạng trong sự tội của con người. Từ đó, tạo nên một khoảng cách giữa Giáo hội vô hình và Giáo hội hữu hình “bởi những thanh gươm sáng lóe” (x. St 3, 24). Khoảng cách này không phải là sự đoạn tuyệt của Thiên Chúa với nhân loại nhưng nói lên rằng: giữa Thiên Chúa và nhân loại không còn có mối tương quan thân mật nữa, để rồi bên này mà đến được với bên kia phải qua một trung gian nào đó. Chính vì thế,  trong lời trừng phạt của Thiên Chúa  dành cho “con rắn” đã mở ra một con đường với tràn đầy niềm hy vọng và tái thiết lại mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy, dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3, 15).
 Xuất chiều dài Kinh Thánh Cựu ước như là một sự chuổn bị để đón chờ biến cố trọng đại này. Khởi đầu, Ngài đã chọn dân It-ra-el làm dân riêng, đã thiết lập giao ước, dậy bảo họ dần dần bằng cách bày tỏ chính mình và ý định của mình qua lịch sử, đồng thời thánh hóa họ để dành riêng cho mình. Tất cả là hình bóng của một giao ước mới và hoàn hảo sẽ được kí kết trong Đức Ki-tô, được mặc khải cách trọn vẹn do chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể mang đến [8]. Không chỉ với dân It-ra-el nhưng còn với tất cả mọi người, bất cứ người nào kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành đều được Người đoái thương và tiếp nhận (x. Cv 10,35). Sỡ dĩ Ngài Chọn đích danh một dân tộc vì Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu độ con người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn qui tụ họ thành một dân tộc, để họ nhận biết Người trong chân lý, và phụng sự Người trong sự thánh thiện [9]. Dân tộc này như là mẫu mực, để qui tụ hết thảy mọi người muốn tìm kiếm Người, thì cũng luôn noi gương bắt trước dân tộc Chúa đã chọn để tìm kiếm chân lý và phụng thờ Người. Như vậy, dân được tuyển chọn mạng trên mình sứ vụ làm chứng cho Thiên Chúa, là cánh cửa để các dân tộc khác nhận biết Thiên Chúa. Chính Ngài cũng cảnh báo cho dân tuyển chọn biết, không phải vì trong dân nay có nhiều người tài giỏi, nhiều người đạo đức. Tất cả những điều này đều không có nghĩa lý gì đối với Thiên Chúa. Ngài tuyển chọn dân này tất cả vì lòng yêu mến và giữ lời hứa với cha ông, cho nên dân được tuyển chọn đừng có kiêu ngạo đối với các dân tộc khác (x. Dnl 7, 7-8). Dân được tuyển chọn sẽ được tham dự vào 3 chức măng của Thiên Chúa: Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế [10]. Qua bí tích Rửa tội con người trở nên con cái của Chúa, con cái Giáo hội. Từ đó mỗi người có bổn phận phải mang Chúa đến với mọi người xung quanh bằng chính đời sống và gương lành của mình. Điều này đã được Thánh Phê-rô nhấn mạnh “ còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế, vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kì công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, đưa vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền ” (1Pr 2,9).
 Trong thư của thánh Phao-lô đánh giá “dân thiên Chúa” trước tiên cho dân Cựu ước, sau đó cho dân ngoại, thủa xưa “không thuộc về dân” và nay trở thành dân Thiên Chúa nhờ hội nhập vào Chúa Ki-tô qua Lời và bí tích. Còn một điểm tế nhị cuối cùng, trong lá thư thứ nhất gửi cho Ti-mô-thê, thánh Phao-lô xem Hội thánh là “nhà của Thiên Chúa” (1 Tm 3,15), đây là một định nghĩa thực sự nguyên thủy, vì gợi lên cho thấy Giáo hội như một cơ cấu cộng đoàn trong đó có những quan hệ liên vị nồng ấm mang tính chất gia đình. Thánh Phao-lô giúp chúng ta luôn hiểu sâu xa hơn mầu nhiệm Giáo hội trong những chiều kích khác nhau về việc qui tụ của Thiên Chúa trong thế giới. Đó là sự vĩ đại của Giáo hội và là sự vĩ đại của ơn gọi chúng ta, chúng ta là Đền Thờ Thiên Chúa trong thế giới, nơi Thiên Chúa thực sự trú ngụ, đồng thời chúng ta là cộng đoàn, là gia đình của Thiên Chúa mà Người là Tình Yêu [11].
2/ Giáo hội là Thân Thể Chúa Ki-tô
        Biến cố nhập thể của Đức Ki-tô là biến cố quan trọng trương trình cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã đi vào với con người, tháp nhập vào trong thân phận yếu hèn của con người và đưa con người trở về với Thiên Chúa “Và đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su” (Lc 1,31). Chính điều này nói lên được, Giáo hội không phải ở một nơi nào khác nhưng Giáo hội ngay ở trong mỗi người “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao?” (x. 1Cr 6,15). Thân xác loài người hút trọn thân xác vẹn toàn của Đức Ki-to. Từ đó đưa cả con người bất toàn vào trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa. Một sự kết hợp cách tròn đầy giữa Giáo hội vô hình và Giáo hội hữu hình trong một thân xác vẹn toàn nơi Đức Ma-ri-a. Qua đó nói lên rằng: Giáo hội xuất hiện như người Mẹ hiền đồng trinh, luôn cung cấp các bí tích sinh lực cứu độ cho các tín hữu do Đức ki-tô trao ban[12]. Qua thân hình mầu nhiệm của Đức Ma-ri-a, tượng trưng cho tất cả mỗi người là chi thể của Giáo hội và được đón nhận một Thần Khí cách phổ quát từ Thiên Chúa “tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (1Cr 12,13). Nhưng thân hình Mầu Nhiệm sự sống ấy được thông truyền cho những người tin, nhờ các bí tích, họ thực sự được kết hợp cách mầu nhiệm với Đức Ki-tô khổ nạn và vinh hiển [13]. Giáo hội mời gọi tất cả mọi người nhận ra tình yêu của Thiên Chúa mà trở về với Chúa. Chính bí tích thánh tẩy là của ngõ để Đức Ki-tô đi vào trong con người của mình, là của ngõ bước vào trong vinh quang với Thiên Chúa. Qua đó cũng cho ta thấy được Giáo hội là sự da dạng của nhiều chi thể, mỗi chi thể góp phần xây dựng và làm cho nước Chúa được lan tỏa “vậy anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận” (1 Cr12,27). Giáo hội không phải là sự hỗn loạn của nhiều chi thể, ai muốn làm gì thì làm nhưng Thiên Chúa đã ban cho mỗi chi thể một nhiệm vụ khác nhau, không ai giống ai, tất cả các chỉ thể này quy về một điểm đó là làm sáng danh Chúa và hợp nhất với nhau trong cùng một chi thể là Đức Ki-tô “Trong Hội Thánh Thiên Chúa đặt một số người, thứ nhất là các tông đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dậy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khá, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ” (1 Cr12,28). Các chi thể trong Giáo hội được hợp nhất với đầu là Đức Ki-tô “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô, và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh, mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,22). Giáo hội tựa như cây đèn tỏa chiếu muôn dân, ánh đèn sáng ấy chính là Đức Ki-tô [14].
3/ Giáo Hội Là Đền Thờ Chúa Thánh Thần
            Thánh công đồng Vatiacano II đã nói về vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. Khi công trình Chúa Cha trao phó cho Chúa Con thực hiện trên trần gian đã hoàn tất (x. Ga 17,4), Chúa Thánh Thần được cử đến vào ngày lễ Ngũ Tuần để không ngừng thánh hóa Giáo hội, và như thế, những kẻ tin sẽ đến với Chúa Cha qua Chúa Ki-tô trong cùng một Thánh Thần (x.Ep 2,18). Chính Ngài là Thần Khí sự sống, là mạch nước vọt lên đến sự sống vĩnh cửu (x.Ga 4,14; 7,38-39), nhờ Ngài, Chúa cha tác sinh những kẻ đã chết vì tội lỗi, cho đến khi Ngài Phục sinh thân xác phải chết của họ trong Đức Ki-tô (x. Rm 8,10-11). Chúa Thánh Thần ngự trong giáo hội và trong tâm hồn các tín hữu như trong đền thờ (x. 1Cr 3,16; 6,19). Ngài cầu nguyện trong họ và chứng thực họ là nghĩa tử (x. Gl 4,6; Rm 8, 15-16. 26). Chúa Thánh Thần dẫn đưa Giáo hội đến sự thật toàn vẹn (x. Ga 16,13), và hợp nhất với Giáo hội trong sự hiệp thông và trong tác vụ, Ngài xây dựng và hướng dẫn Giáo hội với nhiều hiện sủng và đoàn sủng khác nhau, Ngài trang điểm Giáo hội bằng các hoa quả của Ngài (x. Ep 4,11-12; 1Cr 12,4; Gl 5,22). Nhờ sức mạnh của Tin Mừng, Chúa Thánh Thần không ngừng canh tân và làm cho Giáo hội luôn tươi trẻ, dìu dắt Giáo hội đi đến sự kết hợp hoàn toàn với Phu Quân của mình. Thật vậy, Chúa Thánh Thần cùng Hiền Thê nói với Chúa Giê-su “Xin Ngài ngự đến” (x.Kh 22,17). Như vậy, Giáo hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất khởi nguồn từ sự hợp nhất của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần [15]. Mọi chi thể trong Giáo hội được xây dựng trên nền tảng Chúa Ki-to và được Chúa Thánh Thần thánh hóa. Chúa Thánh Thần là nguyên lý của mọi hành động tác sinh và thật sự cứu độ trong từng thành phần của thân thể [16]. Ảnh hưởng của Ngài nằm ở chỗ thôi thúc, thu hút thế gian về với Chúa Con và Chúa Cha, hay nói cách khác, Ngài là “linh hồn” của lời cầu cũng như của mọi hoạt động tông đồ trong Giáo hội. Ngài kiến tạo động lực đẩy mạnh bước tiến hướng tới chân lý viên mãn (Ga 16,13), bởi Ngài là “Thần Khí của chân lý” (Ga 14,16-17). Và vì chân lý là Đức Ki-tô (x. Ga 14,6), cho nên Thần Khí làm chứng về Đức Giê-su (x. Ga 15,26-27). Trong Giáo hội, Ngài là mối dây liên kết đầy sức sống ràng buộc các chi thể của thân mình Đức Ki-tô. Qua các bí tích, sức sống này được thông ban cho các tín hữu [17]. Thần Khí thúc đẩy Giáo hội cộng tác thực hiện trọn vẹn ý định của Thiên Chúa là Đấng đã đặt Đức Ki-tô làm nguyên lý cứu độ cho toàn thế giới. Bằng việc rao giảng Tin mừng, Giáo hội chuổn bị tâm hồn những người nghe để họ đón nhận và tuyên xưng đức tin, giúp họ sẵn sàng lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, đưa họ ra khỏi cảnh nô lệ của sự lầm lạc, nhập hiệp họ vào Đức Ki-tô, để nhờ đức ái, họ tăng trưởng trong Người cho đến khi đạt tới tầm vóc viên mãn [18].
4/ Kết luận
           Đây là một đề tài rất rộng lớn và quan trọng. Có rất nhiều các nhà thần học quan tâm và khai triển để tài này. Dương như các ý tưởng trong bài của con không có gì mới ngoài việc tìm hiểu và trích dẫn các tử tưởng của các tác giả, cách đặc biệt là đối với Thánh Công đồng và sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. Khi tìm hiểu các tư tưởng của các tác giả giúp con yêu mến Chúa và Giáo hội hơn. Qua đó cũng nhắc nhớ con ý thức hơn về thân phận của mình. Qua bí tích rửa tội, con được trở thành con Chúa và sống trong lòng Giáo hội, đó chính là nhiệm thể Chúa Ba Ngôi. Mang trên mình sứ vụ của Chúa không những tìm hiểu để tăng thêm đức tin cho mình mà con có một bổn phận là loan truyền đức tin con đã lãnh nhận cho tất cả mọi người, cách đặc biệt là những người chưa nhận biết Chúa. Đề từ đây có thể quy tụ tất cả về với Chúa trong sự hợp nhất với chi thể Chúa Ba Ngôi.  
Tài liệu tham khảo
1/ Kinh Thánh Trọn Bộ. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch.
2/ Công Đồng Vaticano II, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin dịch.
3/ Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo,Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin dịch.
4/ Giáo Hội Học, Felipe Gómez, SJ.
5/ Giáo hội qua các tác giả.
6/ Giáo hội học của Lm Aug. Hoàng Đức Toàn.
7/ Giáo hội như là dấu chỉ bí tích của Lm Anton Hà Văn Minh.
8/ Mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi của Lm Aug Nguyễn Văn Trinh.
9/ Giáo hội giàu lòng thương xót của Đức Thánh Cha  Phanxico, do Aug Nguyễn Minh Triệu dịch.
       





[1] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 4, 72.
[2] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 62.
[3] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 53.
[4] Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 759
[5] Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 759
[6] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 3, 71.
[7] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 62.
[8] Hiến Chế Lumen Gentium, số  9, 83.
[9]  Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 781.
[10] Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 783.
[11] ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI về thánh Phaolo, Lm, Aug NguyễnVăn Trinh dịch, Nxb tôn giáo, 106.
[12] Giáo hội  học qua các tác giả, tr 151.                                                        
[13] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 7, 77.
[14] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 57.
[15] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 4, 72.
[16] Piô XII, thông điệp Thánh Thể: DS 38008.
[17] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 60.
[18] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich ) Hiến Chế Lumen Gentium, 17, 99.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

MỐI TƯƠNG QUAN CHẤT THỂ VÀ MÔ THỂ CỦA BÍ TÍCH

Nguyễn Văn Chính
 Tội lỗi đã làm cho con người xa cách Thiên Chúa và không còn vinh phúc trực tiếp gặp gỡ với Ngài như trước. Mặc dù tội lỗi làm con người xa cách Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người, không để mặc con người chìm sâu trong tội lỗi, mà hứa ban chính con một yêu dấu đến với con người và cứu con người khỏi sa vòng tội lỗi. Ngài đã chấp nhận gánh lấy tội lỗi nhận loại, hòa mình với con người và sống kiếp con người. Để làm gì ? thưa để gánh lấy tội lỗi loài người, để đưa con người trở về với tình yêu Thiên Chúa. Cả cuộc đời của Ngài nơi dương thế là một chuỗi hành trình đau khổ để cho loài người được hưởng niềm vui và hạnh phúc. Ngài sinh ra không một mảnh vải che thân và chết cũng chết trần trụi trên Thâp giá. Quả thật "không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình’’ (Ga 15,13).
       Tuy Ngài không còn hiện diện cách hữu hình với nhân loại nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện cách tròn đầy trong từng bí tích. Qua các bí tích, Ngài hiện diện cách tròn đầy để thông ban muôn ơn lành xuống trên con người và ở lại với con người luôn mãi. Con người có từ chối hay phản bội Ngài chứ Ngài không bao giờ bỏ rơi con người. Qua các bí tích nói lên rằng : Ngài vẫn luôn dang rộng cánh tay để đón chờ con người quay trở lại với Ngài. Ngài không bao giờ hắt hủi con người vì tội lỗi, nhưng Ngài muốn con người nhận ra tình yêu của Thiên Chúa mà trở lại. Qua các bí tích Chúa Giê-su đã lập để thông ban cho Giáo hội nhiệm vụ loan báo Tin mừng và ban phát ơn lành của Chúa. 7 bí tích Chúa Giê-su đã lập để nuôi dưỡng Giáo hội và làm cho Giáo hội được lớn mạnh trong ơn nghĩa Chúa. Bí tích rửa tội là của ngõ để bước vào các bí tích khác trong Giáo hội. Bí tích này là căn cước để bước vào trong Giáo hội. Qua bí tích này con người ấy được gọi là Ki-tô hữu, là thân thể Chúa Ki-tô và con cái của Giáo hội. Chính vì thế lệnh truyền của Ngài từ bao thế kỉ này vẫn đang còn vang dội mãi qua muôn thế hệ sau ‘vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28,19-20).
       Bí tích chính là quà tặng của Thiên Chúa, nhưng để các bí tích mang lại ơn ích thiêng liêng thì cũng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố để các bí tích khi ban được thành sự.
 1/ Sự khác biệt giữa chất thể và mô thể trong từng bí tích.

CÁC BÍ TÍCH
CHẤT THỂ
MÔ THỂ
BÍ TÍCH RỬA TỘI
- Nước tự nhiên
- Lời khẩn cầu Chúa Ba Ngôi : Tôi rửa ông(bà), anh (Chị), Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
BÍ TÍCH THÊM SỨC
-Chất thể xa: dầu thánh hiến SC
- Chất thể gần: Việc đặt tay và xức dầu thánh SC (trên trán theo hình thánh giá)
- Lời khẩn cầu Chúa Thánh Thần: T…. Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
- Bình an của Chúa ở cùng con.
- và ở cùng Cha.
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
- Bánh không nem.
- Rượu nho tinh tuyền
- Lời truyền phép của hàng Giáo sĩ ngoại trừ phó tế.
 -  “…Này là Mình Ta…”
 -  “…Này là Máu Ta...”
BÍ TÍCH HÒA GIẢI
- Việc thống hối và xưng thú tội của hối nhân (nặng, nhẹ).
- Công thức xá giải: (.…Vậy (Cha) tha tội cho (con) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần)
BÍ TÍCH SỨC DẦU BỆNH NHÂN
- Chất thể xa: Dầu bệnh nhân OI
- Chất thể gần: xức dầu bệnh nhân trên trán và 2 bàn tay của bệnh nhân.
- Lời cầu nguyện của Linh mục: bằng việc xức dầu thánh này, xin Chúa nhân từ…...
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
- ĐGM thinh lặng đặt tay trên đầu tiến chức trước khi đọc lời nguyện Thánh Hiến.
- Lời nguyện phong chức của Gm.
BÍ TÍCH HÔN PHỐI
- Một người nam và một người nữ muốn yêu nhau, trở nên vợ chồng theo chương trình của Thiên Chúa
- Việc hai người bày tỏ sự ưng thuận.

2/ Mối tương quan giữa chất thể và mô thể trong từng bí tích
       Trong các bí tích, mô thể và chất thể là hai yếu tố quan trọng để bí tích đó thành sự và sinh ơn ích cho người lãnh nhận. Thiếu một trong hai yếu tố này bí tích đó không thành sự, và đồng nghĩa với việc không sinh ơn ích thánh. Theo nghĩa thông thường: Mô thể là cái gì đó nằm trong suy nghĩ của con người, tiềm ẩn sâu bên trong. Chất thể là cái hiện diện cách đích thực trước mắt. Hai điều này nếu tách rời nhau thì không bao giờ phát sinh hiệu quả. Mô thể và Chất thể nếu tách rời nhau cũng giống như đức tin không có việc làm là đức tin chết từ gốc rễ (x. Gc 2,17), hay “giả như anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai đó trong anh em lại nói với họ: “hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2,15-16). Tất cả những điều được trưng dẫn đều nói lên tầm quan trọng của hai thực thể: chất thể và mô thể, hai điều này không thể tách rời nhau, gắn bó với nhau để tạo nên hiệu quả của bí tích. Cho nên trong các bí tích khi được cử hành thì chất thể và mô thể phải đi liền với nhau trong cùng một thời điểm, cùng một con người, cùng một sự vật. Gỉa như, trong bí tích rửa tội, người được thi hành phải thực hiện cùng một lúc bằng lời đọc và việc đổ nước trên đầu người lãnh nhận “tôi rửa anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Không thể thực hiện bí tích này hay bí tích này không thành sự khi người thực hiện đọc “tôi rửa anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” sau đó để vài tiếng sau mới đổ nước trên đầu người lãnh nhận. Cho nên, trong các bí tích lời đọc phải đi cùng với việc thực hành, để bí tích đó thành sự và phát sinh ơn thánh cho người lãnh nhận. Theo học thuyết của Thánh Tôma Aquino nói: chất thể và mô thể là hai yếu tố nội tại cấu tạo nên bản thể cách chung của một sự vật. Chất thể được coi là nguyên lý trương độ, tự nó có tính cách bất định, chỉ có mô thể là nguyên lý đứng ra xác định chất thể, nó làm cho một sự vật tồn tại cá biệt được [1]. Qua đó, ta có thể nói rằng: nước là một chất thể luôn tồn tại nhưng các dòng nước mà không được sử dụng thì tự bản chất nó chỉ là nước không mà thôi, nhưng nó phát sinh hiệu quả khi được sử dụng. Cũng vậy có rất nhiều loại nước nhưng những giọt nước được sử dụng để cử hành trong bí tích rửa tội thì cùng với nó phát sinh hiệu quả ơn thánh. “Thánh Tô-ma đã áp dụng hai từ chất thể và mô thể theo thuyết nhị nguyên của Arittote và Ngài cho rằng: “lời đọc và chất thể liên kết với nhau trong bí tích, tạo thành một thực thể duy nhất khi lời đọc hoàn tất ý nghĩa của chất thể”[2][3]. Ba yếu tố cần và đủ để các bí tích thành sự và sinh ơn thánh là: yếu tố chất thể (nhìn thấy), yếu tố mô thể (các lời đọc), và thừa tác viên ban bí tích với ý định làm những gì Hội Thánh làm, nếu thiếu một trong ba yếu tố này bí tích không thành [4]. Tất cả chỉ là những dấu chỉ khả giác nhưng mang lại ơn ích thiêng liêng không bao giờ xóa được. Qua những dấu chỉ này sáp nhập con người đi vào trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa và cho con người sống trong ơn nghĩa với Chúa. Trong thư của Thánh        Gia-cô-bê đã xác định, mọi ơn ích thiêng liêng xuất phát từ bên trong để nuôi dưỡng và làm cho tâm hồn lớn lên trong ơn nghĩa Chúa “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuân xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú, nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng. Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người” (Gc 1, 17-18).
3/ Kết luận
       Bí tích là nguồn ơn Thánh, chính Thiên Chúa đã ban cho nhân loại qua Con Một yếu đấu của Ngài. Ngài đã không bỏ mặc con người mô côi mà tiếp tục sống và hoạt động với con người trong các bí tích. Qua các bí tích, Chính Chúa Giê-su nuôi dưỡng và nâng đỡ, hướng dẫn Giáo hội trên con đường dương thế. Chính Ngài đã nói: “Dù trời đất này có qua đi, song tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại vẫn không bao giờ thay đổi”. Qua bí tích đưa con người có đức tin tiến gần hơn với Chúa, đối với những người đang chập trững bước vào ngôi nhà Giáo hội có thêm kiên vững để tìm hiểu và xác tin hơn với niềm tin được đón nhận, Còn đối với những người chưa từng biết nay muốn khai mở lòng trí để tìn hiểu ơn nghĩa này. Cánh tay Thiên Chúa luôn dang rộng để đón nhận tất cả những ai muốn đáp trả lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa. Để từ nay được sống và bước đi trong ơn nghĩa Chúa.
      
Tài Liệu Tham Khảo
1/ Cẩm nang các nghi thức. Lm Vinhson Nguyễn Thế Thủ
2/ Bí tích đại cương. Lm JB Nguyễn Khắc Bá.
3/ Bộ Bảy Bí Tích. Lm Augustino Nguyễn Văn Trinh.
4/ Bí Tích Học Qua Các Tác Gỉa. Bearbeitet Von Guntr Koch.



[1] JB Nguyễn Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Đại Chủng Viện Vinh Thanh. Tr 91.
[2] Sth, IIIa, Q 60, art 6, ad 2.
[3] JB Nguyến Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Tr 91.
[4] JB Nguyến Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Tr 92.

DỤ NGÔN NGƯỜI CHA NHÂN HẬU

Anton Nguyễn Văn Chính
Bản văn (Lc 15,11-32)

Không những trong xã hội ngày nay, mà ngay từ thời xa xưa nhất vấn đề về con người, đời sống xã hội, đời sống con cái, đời sống vợ chồng…. luôn là chủ đề nóng bỏng. Ta cảm thấy xã hội càng phát triển bao nhiêu thì vấn đề con người sống với các mối tương quan càng đi xuống bấy nhiêu. Coi mạng sống con người không là gì cả, thích thì cho sống không thích thì giết. Con người càng ngày, càng mất cảm tính về tội, luôn chạy theo những gì là hiện tại, một khi đã quyết tâm thì tìm mọi cách để chiếm lấy, kể cả lấy mạng sống mà đạt được mục đích.
Qủa thực, tôn giáo vẫn luôn là điểm then chốt để giáo dục con người, là điểm quy chiếu để mỗi con người tự nhìn nhận mình.
Qua đoạn Tin mừng (Lc 15,11-32) cho ta thấy hình ảnh của người cha đối với hai người con và thái độ của hai anh em với nhau. Đây cũng là mối bận tâm của mỗi gia đình ngày hôm nay. Qua thực, sinh con ra thì dễ nhưng giáo dục con cái nên người mới là điều khó. Với trào lưu đua dòi thì rất dễ làm cho con cái mình ra hư hỏng. Học cái tốt đẹp từ cha mẹ dậy bảo thì khó những học những cái xấu nơi bạn bè thì rất nhanh. Tất cả dường như ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ.
Qua dụ ngôn này, cho thấy hình ảnh người Cha chính là Thiên Chúa và hình ảnh hai người con chính là hình ảnh của con người trong một gia đình Thiên Chúa.
I/ Chủ giải
1/ Hình ảnh người Cha:
        Khi người con út xin người cha được chia phần gia tài anh sẽ được hưởng sau này “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng” (x. Lc 15,12). Có người cha nào không đau lòng khi nghe thấy những lời này, thậm chí con chửi bới người con này nhưng người cha trong đoạn Tin mừng này không một lời than trách nào đối với người con út này. Có lẽ, người cha không nói ra bằng lời nhưng trong lòng phải chẳng rất đau lòng vì có một người con như thế. Dường như nước mắt và lời nói đã chảy ngược vào trong lòng người cha này nên không thể nói ra ngoài được. Hơn thế nữa, người cha tôn trọng quyền tự do của người con thứ này, vì nó đã đủ khôn lớn để sống tự lập và dự tính cho tương lai của mình nên người cha sẵn sàng chia phần gia tài cho người con út, đồng thời một cách nào đó cũng chia luôn phần gia tài cho người con cả vì gia đình chỉ có hai người con. Sau khi được chia, người cha vẫn tôn trọng quyền tự do của người con này, để anh lấy số tiền đó đi để thực hiện dự tính cho tương lai của mình.
        Không có người cha nào, khi người con mình đi xa mà không có sự lo lắng, dù đó là người con khốn nạn và tồi tệ nhất. Qua nhiên, người cha trong Tin mừng luôn luôn trông ngóng tin tức của người con thứ này, xem ở nơi đất khách quê người nó làm ăn như thế nào, mọi người có đối xứ tốt với nó không…. Trong từng giây, từng phút của một ngày, người Cha già luôn nhìn ra đầu ngỏ nơi anh đã đi, xem người con này có trở về hay không “Anh đang ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy” (x. Lc 15,20). Người ta thường bảo “xa nhau thì nhớ, gần nhau thì chẳng nói lên lời”, Qủa thật, đây là một nỗi nhớ xuất phát từ con tim, một nỗi nhớ không thể nào diễn tả nổi. Chỉ có lấy tình yêu mà đáp trả lại mà thôi.
        Trong suy nghĩ của người cha, chắc chắn không sớm thì muộn người con này cũng trở về, một là thành công hai là thất bại. Nếu là thành công thì cũng mừng cho nó vì nó đã trưởng thành. Nếu thất bại thì cũng mừng cho nó vì nó nhận ra được đâu là giá trị của cuộc sống, đâu là nỗi khổ của người sống xa gia đình. Nên người cha đã chuổn bị những gì là tốt nhất cho anh sau khi anh trở về, nào là “cái hôn, áo, nhẫn, dép, bê đã vỗ béo” (x. Lc 15,19-24), đó là tất cả những thứ tốt nhất của một niềm vui, của tiệc mừng và một sự trở về đầy yêu thương.
        Qủa thật, để cho một gia đình êm ấm và công bằng không phải là chuyện dễ. Chính người cha này, đã ra tận đầu ngõ để năn nỉ người con cả vào chung vui với gia đình. Một sự khiêm nhường đến tận cùng nhất, để cho gia đình hoàn toàn có sự yêu thương. Qua hình ảnh này ta thấy, người cha chấp nhận vừa là người Cha vừa là người mẹ trong gia đình, để lấy sự quân bình nhất. Đây là hình ảnh “gà trống nuôi con”. Ông đã chấp nhận mất tất cả để dành lấy được hạnh phúc cho gia đình khi người cha này nói “tất cả những gì của cha đều là của con” (x, Lc 15,31).
        2/ Hình ảnh người con thứ
        Đây là một người con bất nhân, bất nghĩa. Vì chỉ khi nào trong gia đình người cha người mẹ không còn sống nữa thì những người con mới được hưởng phần gia tài mà cha mẹ đang có. Có chia thì chính người con cả hay một người nào khác đứng ra để chia cho mọi thành viên trong gia đình. Đằng này, khi người cha đang còn sống và người con cả cũng không nói gì mà người con thứ lại ngang ngược đòi chia gia tài “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng” (x. Lc 15,12).
        Khi đã lấy được tài sản, anh liền cuốn gói đi mà không một lời chào hỏi nào đối với người cha cùng với mọi thành viên trong gia đình. Anh đã lấy tất cả những gì là của anh để ra đi “anh thu gom tất cả rồi trẩy đi phương xa” (x. Lc 15,13). Đến một nơi mà anh hằng ấp ủ trong lòng, một nơi anh có thể rửa tiền tốt nhất, một nơi tội lỗi nhất nếu ai vào đó chắc chắn sẽ khó ra.
        Vâng, quả thực người ta thường nói “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Sau khi anh ta đã phung phí hết tài sản của mình, thì anh đành phải đi làm công cho một người. Ở nơi đây, người ta đã đối xử rất tệ bạc đối với anh ta. Người đời thường có câu “ác giả thì ác báo”. Điều này đã sẩy ra đối với anh. Chính lúc này, anh mới hồi tưởng lại những ngày ở bên người cha của mình. Anh đã so sánh giữa người làm công ở nhà và hiện trạng anh đang ở đây lúc này cách nhau một trời một vực “biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa còn ta ở đây lại chết đói” (x. Lc 15,17).
        Qủa thực, con người lúc sướng đâu có biết là mình sướng, để rồi lúc khổ mới nhận ra được mình sướng. Đây cũng là điều, con người không thể tự biết mình, cái biết về mình là nhờ người khác chỉ cho mình, để mình nhận ra mình. Chính những lúc đau khổ là lúc nhận ra mình nhiều nhất. Chính lúc nhìn lại mình là những lúc con người mang đầy thương tích.
        Cuối cùng anh đã quyết định trở về, dù có nhục nhã và không chấp nhận của người cha mình vẫn phải trở về để xin cha tha thứ. Mọi sự dường như anh đã chuổn bị cho chuyến hành trình trở về của mình. Đó là một sự ăn năn sám hối đến tận cùng nhất, chỉ mong cha chấp nhận như người làm công mà thôi, chứ anh không có đòi hơn.
        Nhưng một sự bất ngờ dành cho anh, dường như mọi sự không trong dự định và toán tính của anh. Chính người cha tỏ lộ tình yêu thương với mình trước, đây là một sự tha thứ lớn lao nhất mà anh ta không thể nào ngờ được. Người cha vẫn chấp nhận mình, một đứa con hỗn láo nhất. Anh vẫn nói những dự định của mình nhưng người cha đã không cho anh nói hết “Thưa cha con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa.” (x. Lc 15,21). Đó chính là tình yêu bao la mà Thiên Chúa cũng luôn dành cho mỗi người chúng ta khi ta phạm tội với Ngài mà biết ăn năn hối lỗi.
        3/ Hình ảnh người con cả
Khởi đầu, ta tưởng đây là một người con đạo hiếu, biết vâng lời cha, luôn ở bên và chăm sóc cho cha mọi công việc “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh cha” (x. Lc 15,29). Không ngờ, đây lại là một người con có tâm lòng hẹp hòi, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình chứ không có nghĩ đến người khác. Chỉ ở với tư cách là người hầu chứ không phải người con trong gia đình.
Xuất tháng, xuất năm anh ta luôn ở bên cha, nhưng thực ra anh ở bên cha chỉ với cái vỏ bên ngoài là thân xác chứ tinh thần và lòng mến yêu anh dành cho cha dường như không có chút nào. Chắc có lẽ hằng ngày anh luôn cầu cho người cha này chết đi để mình chiếm tất cả gia tài còn lại của người cha này hay sao.
Người ta thường bảo “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”, Qủa thực, người con cả này, thực sự đã lộ rõ tâm tính của anh ta sau khi người em trở về. Anh đâm ra ghen tức và không bằng lòng với hành động của cha là mở tiệc ăn mừng người em sau một thời gian ăn chơi trở về. Một lần nữa người cha lại hạ mình xuống đối với người con cả này, để van xin anh trở vào để cùng chung vui với gia đình “cha cậu ra năm nỉ cậu” (x. Lc 15, 28). Thái độ của anh vẫn khăng khăng không chịu vào, còn kể công lao của mình và gán ngay cho cha mình tội ích kỉ nữa “chưa bao giờ cha cho lấy được một con bê con để con ăn mừng” (x. Lc 15,29). Một lần nữa nước mắt người cha lại chảy ngược một lần nữa, chấp nhận cay đắng. Không ngờ anh ta ở với cha nhưng thực ra anh đâu có nhận ra được tình yêu thương của người cha dành cho anh, anh chỉ nghĩ đến cái gì là thực dụng mà thôi chứ không nghĩ mình ở với cha là một niềm vinh dự lắm hay sao.
Anh đã được nên một với cha mà từ trước đến này anh đâu có biết, anh chỉ sống với cái thân xác chứ lòng trí anh đâu có thuộc về cha, khi người cha nói “tất cả những gì của cha đều là của con” (x Lc 15,31). Nếu người biết nghĩ có lẽ câu này rất đau nhưng đối với người con cả này không biết có biết suy nghĩ hay không?. Đau ở chỗ, người con này quá vô tâm, chỉ nghĩ đến của cải. Anh không biết rằng xuất năm tháng qua anh đã làm chủ cuộc đời của cha, nên một với cha, cha ở trong con và con ở trong cha, mối dây này không bị gián đoạn, cha và con như hình với bóng bên nhau mà con không biết sao. Tất cả mọi thứ xung quanh anh sử dụng cũng như cha sử dụng mà, sao con lại nghĩ là cha không cho “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (x. Lc15,31).
II/ Áp dụng:
Qua bài Tin mừng trên, cho ta thấy hình ảnh người cha là hình ảnh Thiên Chúa. Hình ảnh 2 người con là hình ảnh của mỗi người.
Thiên chúa luôn luôn yêu thương con người. Ngài luôn tôn trong tự do của con người, Ngài luôn trông ngóng con người biết nhận ra lỗi lầm để quay trở về với ngài. Ngài luôn giang rộng cánh tay để đón chờ chúng ta trở về. Một khi chúng ta thật sự nhận ra lỗi lầm mà ăn năn trở về thì Thiên Chúa sẽ luôn vui mừng, tiếp đón chúng ta một cách nồng hậu nhất. Ngài sẽ không hắt hủi hay đuổi chúng ta đi, mà chính ngài sẽ ra đón và trào hôn bình an cho chúng ta.
Hình ảnh người con thứ, phải chăng đó là hình ảnh của con người. Chúng ta luôn mong muốn đi tìm cái mới lạ, thậm chí những đường hướng nghịch với Đức Ki-tô. Đối với xã hội ngày hôm nay, đây là một điều rất dễ dẫn chúng ta tới con đường của trụy lạc. Qua đó đánh mất nhân tính của mình.
Thực sự, những lần chúng ta rơi vào tình trạng tội lỗi như vậy, chúng ta có noi gương người con thứ để biết ăn năn trở lại để làm lại cuộc đời hay không? . Hay một khi đã đi vào con đường đó thì đi luôn “đâm lao thì theo lao”. Chúng ta đừng nghĩ, con đường tội lỗi của mình Thiên Chúa sẽ không tha thứ, Ngài luôn luôn mở rộng cánh tay để đón chờ, miễn làm sao chúng ta nhận ra được lỗi lầm và từ bỏ con đường tội lỗi để trở về với Ngài hay không. Cho nên, Đối với Ki-tô giáo, Bí tích Hòa Giải, là bí tích đưa chúng ta trở về với Thiên Chúa, cho ta được gắn kết với ngài sau những lầm lỗi của mình.
Mỗi lần đến với Bí Tích Hòa Giải, là mỗi lần chúng ta đối diện với những lầm lỗi của mình, để xin Chúa tha thứ và đón nhận người con tội lỗi này. Qua đó, chúng ta sẽ nhận được hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa luôn dành sẵn cho ta.
Nhiều lúc, chúng ta cũng rơi vào hình ảnh của người con cả. Từng giây, từng phút chúng ta ở trong nhà Chúa những chúng ta đâu có nhận ra tình thương Thiên Chúa dành cho ta. Nhiều lúc ta cũng ghen tỵ khi thấy một người cả một đời sống trong tình trạng tội lỗi và cuối đời xin được năn năn trở lại để lãnh nhận các bí tích. Tất nhiên Thiên Chúa rất vui mừng đón nhận vì cuối đời họ đã nhận ra được thánh ý Chúa.
Thực sự, chúng ta ở trong nhà chúa đó, nhiều lúc chỉ có xác chứ không có hồn, chúng ta chưa sống thực sự là người con cái Thiên Chúa. Chúng ta đón nhận Thân thể Chúa mỗi ngày đó, nhưng mình đã sống mối giây hiệp thông, có lấy Chúa làm tâm điểm cho đời sống mình hay là mình làm ô danh Chúa bằng chính đời sống bất nhân của mình. Mang trong mình người Ki-tô hữu, chúng ta phải sống như thế nào để chúng ta loan báo Tin mừng của Chúa cho moi người.
III/ Kết luận
Dụ ngôn người cha nhân hậu là bài học rất lớn cho con người. Hình ảnh hai người con luôn có ở trong con người của mình. Đoạn Tin mừng này cũng là niềm vui cho những người có tấm lòng ăn năn trở lại và cũng là những lời cảnh báo cho những người đã và đang theo Đức Ki-tô, đó là ở trong ngôi nhà của Thiên Chúa.

Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-su cũng nhắm tới những người biệt phái thời bấy giờ và nhắm tới chúng ta. Người cha là Thiên Chúa, người con thứ chính là hình ảnh những người thu thuế và tội lỗi, người con cả chính là những người thông thái về luật hay còn gọi là bọn biệt phái và Pha-ri-sêu.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

PHÙ VÂN

Anton Nguyễn Công Chính

 Toàn bộ những ý tưởng của Cô-he-let trong sách giảng viên như là một triết lý sống không những cho bản thân mà cho muôn thế hệ mai sau. Qủa thực, từng câu, từng chữ như là một lời nhắn nhủ và khuyên bảo con người phải biết ăn ngay ở lành. Cuộc sống ở trần gian chẳng là gì cả, tất cả chỉ là phương tiện để giúp ta tiến gần hơn tới Thiên Chúa chứ không phải là cái làm nên cuộc sống này, cũng không phải là cái làm nên hạnh phúc của ta ở đời này. Cuộc đời con người ai cũng có một lần sinh ra và một lần chết đi ‘một thời để chào đời, một thời để lìa thế’ (x. Gv 3,2). Gắn bó trên cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình đi tìm. Hỏi đi tìm cái gì ? Thưa đi tìm hạnh phúc. Như vậy hạnh phúc đích thực và viên mãn chỉ có nơi Thiên Chúa. Đó mới là cái mà con người phải đi tìm. Trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Corinto có nói: “Trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát” (1 Cr 9,24-25).
Con người ngày hôm nay, dương như đã lấy thế gian này làm nguồn hạnh phúc đích thực. Họ tìm mọi cách để thu tích của chóng qua cho bản thân, nhằm thỏa mãn những gì là thân xác đang mong muốn. Tất cả nhằm hưởng thụ những gì là thế gian ban tặng làm nguồn hạnh phúc đích thật. Tất cả với quan niệm: trẻ không chơi già hối hận hay sống để ăn chứ không phải ăn để sống. Thực vậy, với lối suy nghĩ của con người ngày nay thì cuộc sống thế gian là chỗ để tìm kiếm hạnh phúc chứ không phải một nơi nào đó quá xa lạ. Những điều này sẽ là những lời phản biện từ sách giảng viên. Qua sách giảng viên cho ta thấy tận căn của đời sống con người. Đó cũng là câu trả lời cho những quan niệm sống hiện tại, không những giới trẻ mà cho tất cả mọi người đang còn sống trên thế gian này. Mấu chốt nội dung sẽ được tìm hiểu sâu trong đoạn ‘phù vân, quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân’ (Gv 1,2).
1/ Nội dung
        Để hiểu sâu hơn về các sự kiện trong cuộc sống, tác giả sách Giảng Viên đã tự hỏi : Con người có thể tìm thấy trong các sự vật trên trái đất hạnh phúc viên mãn mà lòng mơ ước hay không ? để tìm ra câu trả lời, ông duyệt qua tất cả những gì có vẻ như hứa hẹn sự thỏa mãn đó. Kết cục, ông chỉ tìm thấy tất cả là hư ảo ; những gắng công mà con người đem ra để theo đuổi hạnh phúc chỉ là rượt theo gió mà thôi [1]. Qủa thật muôn vật được tạo dựng trong đó có con người là một hồng ân nhưng không mà Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại. Con người được vinh dự cộng tác vào trong công trình của Người, để con người đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa và muôn vật Ngài đã làm nên ‘Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất, hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất’ (x. St 1,28). Tất cả những thứ con người hưởng dùng chỉ là phương tiện để giúp con người sống chứ không phải cái làm nên cuộc sống ‘Đây ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi’ (x. St 1,29). Qua đó cũng nói lên con người phải làm chủ lấy vật chất xung quanh mình chứ không phải vật chất làm chủ cuộc sống. Nhưng cũng không vì thế mà ta buông suôi tất cả, để rồi cuộc sống trôi dạt về đâu tùy ý và hoàn toàn phó mặc cho Thiên Chúa mặc người định đoạt lấy số phận cho mình. Con người được Chúa mời gọi cộng tác vào trong công trình của Người đó là muôn vật xung quanh họ nhưng họ không được lấy vật chất thế gian làm điểm tựa và cốt lõi của đời sống nhưng sống cùng với vật chất là cùng Chúa bước đi trên hành trình dường thế.
        Nhìn vào thực trạng xã hội ngày nay, dường như mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Nhiều lúc con người không biết được mình đang đi, đang hướng về đâu trên cuộc đời này. Tất cả mọi thứ ngoại cảnh tác động làm cho con người luôn xoay vần với thực tại trần thế. Để so sánh sự hơn thua với nhau, con người luôn lấy vật chất làm thước đo, lấy danh vọng làm cán cân, lấy chức quyền làm chỗ cai trị. Qua đó, ta thấy được tất cả mọi thứ con người hướng tới đều là vất chất, nhằm tạo cho mình một bộ áo giáp vững chắc để bao bọc một thân xác mau hử nát trên trần gian, nhưng lại quên không tạo cho mình bộ áo mai sau trên nước trời. Thực vậy, cuộc sống trần gian chỉ là tạm thời cho một thực tại mai sau mà thôi. Con người dù giàu hay nghèo nhưng khi chết đi cũng đâu mang được gì ngoài ‘4 tấm dài và 2 tấm ngắn’ kết lại để mang xuống lòng đất. Sách Giảng viên cho ta thấy ‘mọi sự đều đi về một nơi, mọi sự đều đến từ bụi đất, mọi sự đều trở về bụi đất’ (x. Gv 3,20). Câu chuyện anh Ladaro nghèo khó và người phú hộ giàu có trong Tin mừng (Lc 16,19-31), sẽ cho ta thấy thực trạng về hai cuộc sống. Trong sự giàu sang thì cao lương mỹ vị đối với họ là chuyện thường. Măc dù có đầy đủ của cải nhưng ông vẫn cảm thấy chưa đủ và tiếp tục thu vét những gì có lợi cho bản thân, mà quên đi nhưng người xung quanh ‘Người thích tiền bạc có bao nhiêu cũng không lấy làm đủ’(x. Gv 5,9). Chính lối suy nghĩ như thế nên những người xung quanh chỉ làm phiền lòng mà thôi. Đối với ông những người xung quanh không được coi trọng bằng những con vật ở trong nhà ‘lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc La-da-rô’ (x. Lc 16,21). Một thái độ hờ hững trước nỗi khổ của người khác. Rồi một ngày nào đó cả hai đều vĩnh viễn rời thế gian này để bước vào đời sống mai sau. Chớ trêu thay khi người phú hộ nhìn thấy cảnh La-da-ro được tổ phụ Áp- ra-ham ôm vào lòng còn ông phải chịu lửa hằng ngày thiêu đốt. Đó là cái kết cho một đời người chỉ nghĩ đến bản thân mình mà quên đi những người xung quanh. Thực sự, Chúa không phạt những người giàu có và yêu thương những người nghèo khổ. Nhưng Chúa phạt ở thái độ và cách sống của con người. Khi con người đã bị của cải làm chủ thì chính của cải sẽ dẫn con người đến chỗ diệt vọng, của cải đã làm lu mờ ý trí của con người nên đã không còn để ý đến cuộc sống của những người xung quanh ‘của càng nhiều, người ăn càng lắm. Người có của được lợi lộc gì, ngoài thú vui được nhìn thấy của cải’(Gv 5,10).
 Qủa thật, cuộc sống trên trần gian chỉ là khoảng thời gian nhỏ hẹp trong khoảng không gian rộng lớn của Thiên Chúa. Cũng thế, của cải cũng chỉ là phần bé nhỏ trong kho tàng rộng lớn trên trời. Con người được mời gọi bước đi trong cuộc lữ hành trần thế của Chúa và cộng tác với Ngài trong công trình rộng lớn mà Thiên Chúa đã tác tạo. Chính Ngài đã nói ‘anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng’ (Cr 9,24). Cuộc sống mỗi người trên trần gian ai cũng phải chạy, ai cũng phải làm ích cho bản thân nhưng sẽ có những người của cải làm cho cuộc chạy đua của họ đi lạc đường, lạc mất phương hướng để rồi muốn quay trở lại cũng là cả một vấn đề vì của cải đã làm lu mờ con đường họ đã đi. Lm Nguyễn Sang cho ta một cách suy nghĩ về đời sống của mỗi người ‘hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro. Ôi muôn sự đều hão huyền, giã trá và phù vân. Một điều vững bền thiên thu: Đức kính yêu Chúa Trời’. Thật vậy, tiền bạc, chức quyền, tưởng rằng những điều đó đem lại cho con người hạnh phúc, nhưng  khổ vẫn khổ. Có thể họ sung sướng thỏa mãn trong một thời gian, nhưng rồi sau đó lại thấy bất hạnh! Thành công cũng làm con người thỏa mãn trong một khoảnh khắc nào đó, nhưng rồi tất cả cũng qua đi “Nào ai giầu ba họ, nào ai khó ba đời!”. Tiền bạc, tài sản, tất cả sẽ qua đi, kể cả mạng sống con người cũng qua đi. Thời gian sẽ đưa tất cả đến chỗ “kết” của nó [2]. Tất cả mọi chiều kích con người đang sử dụng chỉ là phương tiện để cải thiện cuộc sống chứ không phải điều cốt lõi làm nên cuộc sống này. Tất cả chiều kích là của mình nhưng con người có biết sử dụng để tạo nên hạnh phúc cho mình và biến nó thành những công cụ tốt cho ta hay chỉ cậy dựa vào đó như một cỗ may vô hồn để rồi đẩy đưa con người vào những nơi mà bản chất mỗi người không mong muốn. Mọi hành động, mọi suy nghĩ của con người hãy nghĩ đến cuộc sống mai sau, đó mới là cuộc sống vĩnh cứu mà mỗi người cần đạt tới. Nghĩ được như vậy, con người sẽ biết điều phối những của cải thể gian để làm giàu cho cuộc sống mai sau. Dẫu biết rằng đời người cũng có hạnh phúc tương đối do học thức, giàu sang, cao lương mỹ vị cùng những thú vui khác mà tuổi trẻ và tổ ấm gia đình mang lại nhưng tất cả những thứ đó là do Đấng Tạo Hóa ban cho [3].
2/ Nhận định
        Qua những gì đã phân tích và tìm hiểu cho ta một cái nhìn và một suy nghĩ. Chúa không bảo ta cứ ngồi đó mà cầu nguyện không phải làm chi cả, mọi thứ xung quanh chỉ là phù vân, ta không phải tìm kiếm làm gì cho mệt người, cứ ngồi đây mà nói chuyện với Ta rồi Ta sẽ cho thức ăn từ trên trời rơi xuống. Ngay từ khởi nguyên Chúa đã kêu mời con người được cộng tác với Ngài trong công trình sáng tạo để từ đây sẽ có nguồn lương thực nuôi sống “Ngươi phải đồ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, người đã được lấy ra. người là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19). Mang thân phận tội lỗi, con người phải bỏ sức của mình ra thì mới có của ăn. Chúa cũng không mời gọi những người giàu có hãy hạnh phúc và vui hưởng những thứ mà ngươi đã làm ra mà không cần để ý đến những người xung quanh nhưng Chúa mời gọi hãy biết sẻ chia “anh chỉ con thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời.”(x. Mc 10,21). Như vậy, chỉ với hình thức bề ngoài thì chưa phải là người yêu mến Chúa thật sự, Chúa mời gọi mỗi người làm từ cái bên trong, cái bên trong mới là điều cốt yếu của một tấm lòng. Của cải Thiên Chúa ban cho nhưng con người phải biết sử dụng nó để nó được sinh lời trên nước trời. Chúa luôn mời gọi con người không chỉ sống mỗi tương quan theo chiều dọc nhưng còn mời gọi cách sâu xa hơn đó là sống mối tương quan theo chiều ngang đó mới là một con người trọn hảo và đó mới là con đường Chúa muốn mọi người bước đi và làm chứng cho Ngài. Thiên Chúa không phải ở đâu xa lạ nhưng ngay trong mỗi người “ai đón tiếp anh em là đón tiếp thầy và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai thầy. Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, thì kẻ ấy là môn đệ Thầy, thì thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (x. Mt 10,40.42). Như vậy, cả hai cuộc sống: nghèo và giàu, Chúa đều không nói tới nhưng Chúa luôn mời gọi mỗi người dù ở bậc sống nào cũng phải biết chia sẻ cho nhau và sống trọn bổn phận là con cái Chúa. Mà đã là con cái Chúa thì đó là người của tình yêu. Chính tình yêu sẽ làm cho con người được hạnh phúc và một cuộc sống được dư tràn ơn Chúa. Hãy sống cho ngày mai và bắt đầu bằng hiện tại.



[1] Lm Inhaxio  Nguyễn Ngọc Rao, O,P. giáo trình Các Sách Giáo Huấn, Tr 34.
[2] Joseph Phạm Thanh Liêm, S.J, “Phù Vân”, dongten.net. Truy cập ngày 10/10/2015.
[3] Lm Inhaxio  Nguyễn Ngọc Rao, O,P. giáo trình Các Sách Giáo Huấn, Tr 34. 

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

NGHĨ SUY VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Anton Nguyễn Văn Chính
Không có kỉ niệm nào đẹp cho bằng kỉ niệm được đặt chân đến mái trường xã hội đầu tiên. Tất cả với một suy nghĩ “sẽ viết gì trên trang vở đầu tiên của cuộc đời này”. Qua mái trường đã cho ta biết bao dự phóng cho tương lai. Mái trường chính là sự gặp gỡ giữa con người với con người. Điều này đâu con ý nghĩa với thế hệ trẻ bây giờ, chỉ cắm đầu vào việc tìm kiếm kiến thức mà quên đi đạo đức làm con người. Vấn đề nổi trội nhất đối với học sinh, sinh viên trong những năm gần đây là vấn đề “bạo lực học đường”. Đây là điều đáng buồn cho ngành giáo dục và cũng là hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người nền đạo đức con người đang ngày một xuống cấp. Để hiễu rõ hơn về tình trạng này, mời các bạn cùng tôi đi vào nội dung bên trong để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những điều đau thương này mà ta đang chứng kiến.
1/ Quan niệm tình bạn tuổi học sinh, sinh viên
        Khoa học kĩ thuật ngày hôm nay mỗi lúc một phát triển, ngồi một chỗ con người có thể biết được mọi thứ. Chính điều này đã đánh cắp đi tuổi thơ của biết bao bạn trẻ. Con người đâu còn được chứng kiến những trò chơi dân gian của học sinh, sinh viên mang trên mình chiếc áo tuổi thơ, thay vào đó là những trò chơi trên các trang mạng. Một thế giới cô lập để làm bạn với những trò chơi điện tử qua chiếc máy thu hình. Với một thế giới ảo tưởng như thế đã đưa tuổi thơ của các em vào một thế giới hoàn toàn xa lạ với thực tế. Để rồi những ám ảnh bởi những trò chơi bạo lực trên mạng đã đưa các em đến những hành động coi mạng sống con người không là gì cả. Từ đó ngấm sâu vào trong tiềm thức của các em, để rồi một lúc nào đó có cơ hội tương tự như thế cũng dẫn các em đến hành động sai lầm và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc sẩy ra, để rồi hối hận cũng đã quá muốn so với một đời người. Đối với tuổi thơ trước kia nhờ những trò chơi dân gian mà giúp các em gắn kết lại với nhau và giúp nhau trong học tập. Người ta thường nói “học thầy không tày học bạn”. Qủa thật như vậy, khi người cùng trang lứa tuổi thì dễ trao đổi và đễ bàn chuyện hơn là hỏi thầy cô. Tuổi thơ bây giờ có rất nhiều nhóm bạn nhưng không phải là những nhóm bạn giúp nhau học tập mà quy tụ lại để cùng nhau chơi những trò chơi trên mạng, hoặc có những nhóm bạn tụ tập lại để hại một người nào đó cùng trang lứa tuổi. Tuổi thơ bây giờ giống như một cái bao để các thầy cô cứ vậy mà tấp vào chư đâu biết rằng cái bao nó đã đầy và tràn ra ngoài rồi. Từ xa xưa ông cha ta vẫn thường hay nói “khi chỉ bảo cho người khác đừng trao cho họ quả cam mà hãy trao cho họ cái cuốc cái cầy để tự họ vẫn động mà làm ra quả cảm, điều đó họ mới quý, vì đây là chính sản phẩm họ đã làm được”. Đối với ngành giáo dục hiện nay dương như đã đi ngược lại vấn đề này. Chính vì không có thời gian nên tình bạn giữa con người với nhau dường như cũng có một khoảng cách hoàn toàn xa lạ đối với các em. Tình bạn đối với họ chẳng là gì cả bởi vì chẳng có một kỉ niệm nào gắp bó chúng lại với nhau. Chính vì thế đã ảnh hưởng cách sâu đậm tới cách đối sử với nhau và sâu xa hơn nữa đó là cách hành sử với người trên và người dưới. Bởi vì không có khoảng không để cho các em thực tập với nhau. Người ta thường nói “trăm hay không bằng tay quen”. Kiến thức là một phần còn thực tế lại là phần khác. Có nhiều cái áp dụng kiến thức vào thực tế nhưng cũng có rất nhiều cái không thể áp dụng kiến thức vào thực tế mà lúc này phải dùng kinh nghiệm mới là điều quý giá nhất.
2/ Nguyên nhân bạo lực học đường
 Đối với người dân việt nam nói riêng và đối với thế giới nói chung thì khi nghe có sự thay đổi thì tất cả mọi người sẽ mong chờ điều sắp được nói ra sẽ tốt hơn những điều trước kia. Vâng tất cả sẽ được tốt hơn ngoại trừ ngành giáo dục. Ngành giáo dục thay đổi đến mức con người không ngờ. Không ngờ bởi vì sẽ đạo tạo ra toàn những “cỗ máy”. Với một thực tế ta đang được chứng kiến, học sinh ngày hôm nay chỉ biết đến kiến thức chứ đâu còn biết đến tình người. Qủa thực, mỗi khi tôi nhìn đến những con “rô bốt” làm tôi lại đau lòng trước sự thay đổi của ngành giáo dục. Trong đời chắc có lẽ ai cũng thuộc lòng câu nay “tiên học lễ hậu học văn”. Đây là cái nhìn đầu tiên của tất cả những ai đặt chân đến mái trường xã hội. Tôi thiết nghĩ những người làm trong ngành giáo dục đã bị mù lòa trước câu này và thay vào đó là những đồng tiền Colime. Tất cả những sự thay đổi đó ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống học sinh, sinh viên. Qua đó dẫn đến những tình huống đau lòng khi phải chứng kiến những tấm áo của học sinh, sinh viên đang “vật lộn” hay trà đạp nên nhân phẩm của nhau và cách nhìn sâu rộng hơn là chà đạp lên chính thân thể của những người làm trong ngành giáo dục. Nhưng liệu chừng những con người này có nhìn và thấu hiểu được chăng?.
Xã hội đã tạo cho các em có sự thay đổi đáng kể về đời sống cũng như tâm lý, sinh lý, quan niệm, nhưng ngành giáo giục lại không thấy được điều này để kịp thời có những bài học hay những bài nói chuyện để giúp các em chủ động hơn đối với các vấn đề đang diễn ra. Chính vì có sự thăng tiến về khoa học và du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau nên tuổi dậy thì của các em bây giờ khá sớm. Tình yêu của học sinh bây giờ không phải là một tình yêu đơn phương như trước kia nữa nhưng là một tình yêu cho tất cả. Qủa thực, đối với các em học sinh ngày hôm nay với quan niệm muốn khám phá bản thân. Không phải khám phá bản thân để sửa đội và trở nên tốt hơn mà khám phả bản thân ở đây phải hiểu là khám phá về “thân xác”, là sự cho đi khi được người khác yêu thương. Sơ dĩ có sự thay đổi này vì trong xã hội ngày hôm nay phương tiện giải trí của các em chủ yếu là truyền hình, truyền thông nhưng hầu hết các trương trình truyền hình đều có không ít những hình ảnh mang tính đồi trụy, những bộ phim cũng không ít những cảnh nóng bỏng sẩy ra. Vấn đề thu hút các em phần lớn và lấy được tiếng cười của các em đó là những tiểu phẩm hài nhưng những tiểu phẩm hài này đều hướng tới vấn đề thân xác. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới tâm trí của các em và đẫn đến những thay đổi khá sớm nơi thân xác các em và từ đó các em càng muốn tò mò hơn về bản thân.
Khi một tình yêu không được đáp trả thì lòng “ghen” nổi lên trong con người. Đây là vấn đề chính đẫn đến bạo lực học đường. Khi tình yêu được dành cho một người mà không được đáp trả và bị người khác cướp mất thì lòng “ghen” trong con người đó dâng lên đến tột đỉnh. Người ta thường nói “ăn không được thì đạp đổ”. Cho nên, khi tính ghen của người phụ nữ đã nổi lên thì đừng hỏi mặt trời tròn hay vuông. Lúc này trước mắt và trong suy nghĩ chỉ có một điều là triệt hạ đối phương để không còn nhìn thấy người đó trước mắt. Người ta thường nói về phụ nữ “con gái không biết ghen thì không phải là con gái”. Chính vì thế có thể nói là tất cả những vụ đánh ghen hay bao lực học đường dường như sẩy ra với phụ nữ.  Vấn đề bạo lực học đường phần lớn sẩy ra chủ yếu là “ghen” về tình yêu hay “ghen” về sắc đẹp.
3/ Nguyên nhân dẫn đến sự nghiêm trọng
        Người ta thương nói “cái bát cái chèn úm lại với nhau còn sứt mẻ huống chi là con người”. Qủa thật, sự va chạm giữa con người với nhau không ít thì nhiều không ai nói là không có. Đời sống vợ chồng cho ta thấy rõ điều này, Khi yêu nhau thì nói gon nói gọt “em, anh mà không lấy được anh, em thì em, anh sống chẳng còn ý nghĩa nữa”. Câu nói là thế nhưng về sống với nhau liệu chừng được bao nhiêu phần trăm là sự thật trong cấu nói đó. Một gia đình có hạnh phúc đến mấy mà nói không một lần va chạm với nhau thì người đó hoàn toàn nói dối, tôi dám khẳng định như vậy.
        Mỗi thời đại, mỗi bậc sống đều có những chuyện của những lửa tuổi đó, điều này không loại trừ ai. Chính vì thế, tôi không nói là lên án những cảnh tượng dụng chạm nhau giữa con người với nhau nhưng tôi muốn lên án cách kịch liệt những con người thờ ơ, lãnh đạm khi chứng kiến những cảnh đụng độ đó. Những người xung quanh không những không kịp thời ngăn cản mà cổ võ để làm tăng thêm lòng ghen  và hành động trở nên mạnh bạo hơn trong những con người đó. Qủa thực khi xem những Clip bạo lực học đường, tôi lấy làm tức giận và lên án cách kịch liệt những con người ở xung quanh không một sự găn cản cách mãnh liệt mà còn dùng phương tiện truyền thông để ghi lại làm trò cười. Qủa thực trong những vụ sẩy ra cho học sinh, những người lớn ở xung quanh mà can ngăn cách mãnh liệt thì làm sao có thể dẫn đến những hậu quả đau thương cho những vụ đó, có những em đã gánh lấy chấn thương và mang theo suốt cuộc đời vì sự thờ ở lãnh đạm của con người xung quanh. Thế giới này, cần có những con người biết bỏ đi cái tôi của mình để cho sự việc được trong sáng hơn. Qủa thế, khi sự việc sẩy ra nếu có người ngăn cản chắc chắn người trong cuộc sẽ phải cảm ơn những người đó. Trong một trấn chiến thì cả hai đều không thể làm chủ mình, không có tiếng nói thật cho cả hai mà lúc này cần những người xung quanh hơn bao giờ hết để đánh thức bản tính người trong con người đó để họ có thể nhanh chóng kìm nén cơn ghen và trở về với giá trị thật của lời nói.
        Một điều chắc chắn khi những người xung quanh ngăn cản, thì người trong cuộc đặc biệt là những người thắng thế trong vụ đó sẽ cho ta những câu trả lời rất chát chúa như “đây không phải là việc của Chú hay cô, hãy tránh ra”. Người ta thường bảo giận cá chém thớt nên trong những tình huống đó người trong cuộc chỉ có một ý nghĩ duy nhất là trút dạ trên những người này, và những lời người đó nói ra toàn là những lời tức giận và nếu chúng ta ngăn cản cách mãnh liệt điều chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận những lời thọa mạ hay những cú đấm nào đó. Chính vì nghĩ như thế nên những người xung quanh không có sự ngăn cản cách mạnh liệt và cứ để cho sự việc đó diễn ra và nhận lãnh những hậu quả khôn lường từ những vụ sô sát đó.
        Ngược lại những người đã bị thất thế thì không có phương thế nào có thể chống cự, người đó kháo khát một người nào đó ở xung quanh có thể đứng lên ngăn cản và bệnh vực mình, để ngăn cản cơn “ghen” của đối phương.
4/ Kết luận
        Bao lực học đường phản ánh thực trạng nền đạo đức đang xuống cấp cách trầm trọng. Đẩy con người vào sự vô cảm, lãnh đạm trước các sự việc đang diễn ra. Xã hội thay đổi nên con người cũng phải thay đổi đề phù hợp với đà tiến. Đối với học sinh, sinh viên, đây là lứa tuổi nhậy bén và dễ hấp thụ nhất đối với sự biến chuyển này. Học cái tốt thì ít nhưng học cái xấu thì rất nhanh. Chính vì thế ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường các em đã thể hiện tình yêu cách mạnh liệt. Đây không phải là tình yêu đơn phương nhưng là tình yêu của một thân xác. Khi tình yêu người ta dành cho nhau mà không được đáp trả thì tính “ghen” tự bản chất nổi lên trong con người đó và cho rằng người đó đã súc phạm đến tình yêu của họ. Chính vì thế từ tình yêu chuyển sang tình ghen để nhưng ai đến với con người đó họ đều cho rằng đã chiếm mất tình cảm người đó dành cho mình và tìm cách triệt hạ để không còn có ai đến với họ nữa. Khi sự việc sẩy ra thì điều cần hơn bao giờ hết đó là những người xung quanh. Chính những con người này là bức tường găn cản và giải hòa giữa chúng. Chúng ta hãy bỏ quan niệm “mất trâu mới lo làm chuồng”. Chúng ta phải mãnh mẽ cản ngăn để cho sự việc có thể bớt đi phần nào những hậu quả sau khi sự việc đó sẩy ra. Mến chúc tất cả mọi người khi đọc được bài này phần nào có thể giúp ngăn cản được những sự việc sẽ diễn ra trong cuộc sống.   
                                                                                                                 

                                                                                                                 Vinh Thanh 15/11/2015