Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

ĐỨC GIÊ-SU LÀ NGƯỜI THẬT

Anton Nguyễn Công Chính
        Đức Giê-su Ki-tô vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật, đây là đặc tính niềm tin    Ki-tô giáo theo Giáo hội Rô-ma. Trong Kinh Tin Kính của công đồng Nice - Constantinopoli đã xác định Thiên Tính và Nhân Tính của Chúa Giê-su “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: Nhờ người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta. Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, và đã làm người”. Ngôi Lời đã có từ trước muôn đời, nhưng vì yêu thương nhân loại nên Ngài đã xuống thế, để cứu độ con người, mặc lấy thân phận con người để đưa con người trở về với tình yêu thương của Thiên Chúa. Chúa Giê-su đã xác định Thiên Chúa là “duy nhất” và phải yêu mến Người “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi”. Đồng thời, Người cũng ngầm cho ta hiểu chính Người là “Đức Chúa”. Tuyên xưng “Đức Giê-su là Đức Chúa” là căn tính của đức tin Ki-to giáo [1].
        Với đề tài này, mình sẽ tìm hiểu và trình bày về nhân tính của Đức Giê-su. Đây là một trong những đề tài lớn mà ngay trong thời kì đầu của Giáo hội có những cuộc tranh luộn hết sức sôi nổi giữa Giáo hội và các lạc thuyết phủ nhận nhân tính của Chúa Giê-su. Chính vì thế, với đề tài này con không có một tham vọng là tìm cho mình một suy nghĩ, một hướng đi riêng về nhân tính của Đức Giê-su. Tất cả với tìm hiểu, góp phần củng cố đức tin của mình. 
1/ Mặc khải của Tân ước
        Các sách Tin mừng đều cho ta thấy Chúa Giê-su xuất hiện là một con người thật. Mặc dù mỗi tác giả có những nét đặc trưng riêng để nói về Chúa Giê-su cho người khác hiểu, nhưng tất cả đều hướng đến mục đích chung đó là giới thiệu Chúa Giê-su cách gần gũi nhất với cuộc sống hiện tại của họ để họ dễ dàng tiếp nhận. Biến cố truyền tin cho Đức Ma-ri-a là một biến cố rất quan trọng. Qua biến cố này, Ngôi Hai Thiên Chúa ngự trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a cách tròn đầy qua tiếng “xin vâng” (Lc 1, 38). Qua cung lòng Đức Ma-ri-a nói lên sự dao duyên giữa trời và đất, để từ đây Ngôi Hai Thiên Chúa đi vào lòng người, mặc lấy thân phận loài người, để cứu độ nhân loại và đưa nhân loại trở về với tình yêu của Thiên Chúa. Ngài đến với con người như bao người khác được sinh ra có cha, có mẹ. Cùng ăn, cùng uống, cùng chơi với bao trẻ cùng thời. Mẹ của Ngài là một trinh nữ người Do Thái, đã đính hôn với Giu-se, thuộc hoàng tộc Đa-vít. Chính nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà Đức Ma-ri-a cứu mang và hạ sinh con Thiên Chúa mà vẫn còn đồng trinh (Mt 1,18-25). Qua đó nói lên rằng: Thiên Chúa trở nên con người và sẽ ở mãi với chúng ta, đó là tất cả sự tốt lành, thương xót và yêu thương của Người đối với chúng ta [2].
        Theo các tác giả Tin mừng, Chúa Giê-su sinh ra ở Be-lem thuộc miền nam nước Do Thái, trong hoàn cảnh đất nước đang bị đô hộ bởi để quốc Rô-ma “Thời ấy, hoàng để     Au-gut-to ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-nô-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri” (Lc 2,1-2). Giu- se thuộc dòng tộc Vua Đa-vít nên ông phải trở về nguyên quán và đem theo Đức Ma-ri-a đang mang thai Chúa Giê-su để khai trình hộ khẩu “ai nấy đều phải trở về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-ly-lê lên thành Đa-vít tức Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít” (Lc 2, 3-4). Đây quả là một chặng đường đầy gian nan, vất vả đối với Đức Ma-ri-a vì đã sắp đến ngày khai sinh Chúa Giê-su, không còn cách nào khác Đức Ma-ri-a phó thác con mình trong ơn Chúa và lên đường cùng với Giu-se để trở về quê quán của Giu-se. Thực vậy, điều gì đến cũng đã đến khi Ma-ri-a trở dạ, ông Giu-se đã đi tìm khắp nơi nhưng không có chỗ nào nhận cả, nên Giu-se đành chấp nhận đưa Ma-ri-a vào nơi ở của chiên, bò “ Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ ” ( Lc 2,7 ). Khi Chúa Sinh ra tại Bê-lem năm 747 tính từ ngày thành lập thành   La-mã, thì Xê-da Au-gút-tô làm thượng vụ La-mã. Cùng năm ấy, Hê-rô-đê cả được quốc hội La-mã ban cho tước hiệu làm vua người Do Thái, cai trị Pa-lét-tin. Hê-rô-đê cả là người ham hố quyền lợi, độc ác, nhưng được lòng tin của Thượng Vị và được dân chúng kính trọng. Chính ông là người giết các Hài Nhi với hy vọng giết được Chúa Giê-su. Khi ông Chết năm 750 thì Chúa Giê-su được 3 tuổi và được chia vương quốc Pa-lét-tin cho ba con. Ác-kê-lao cai trị 3 vùng: Giu-đe, Sa-ma-ri và I-du-mê. Hê-rô-đê cả là An-ti-pa cai trị miền Ga-li-lê và Pê-rê. Hê-rô-đê Phi-lip-phê cai trị ở miền bắc. Thời Chúa Giê-su, có phong trào tôn giáo thịnh hành là Biệt Phái và Xa-đốc [3]. Tất cả những trưng dẫn trên đều xác định Thiên Chúa là một người thật, trong một thời gian và không gian với những biến cố xẩy ra có trong lịch sử. Nói lên rằng: Ngài giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài đến với thế gian không phải cho thế gian nhưng là để cứu độ thế gian. Người đến thiết lập vương quyền của Thiên Chúa. Vương quyền này không theo nghĩa đô hộ hoặc thống trị, nhưng là vương quyền của tình thường [4]. Người bày tỏ tình thương của Chúa Cha qua việc gần gũi với người tội lỗi, những kẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội (x. Mc 2,15). Người bày tỏ tình thương của Thiên Chúa qua việc tha tội ( x. Mc 2,5 ; Lc 7,48-49). Cách đặc biệt Ngài bày tỏ uy thế của Ngài khi giảng dậy “Người giảng dậy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư của họ” (Mt 7,29). Từ những việc chữa lành của Ngài, Ngài đã khơi dậy lòng tin nơi họ, chỉ có niềm tin mới có thể cứu chữa được “Khi Đức   Giê-su về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?. Họ đáp: Thưa Ngài, chúng tôi tin”(Mt 9,28). Cách đặc biệt, Ngài đã biểu lộ tình thương đối với nhân loại khi Ngài cầu xin cùng Chúa Cha tha cho nhân loại, để từ đầy nhân loại biết ăn năn trở lại trong chính con người họ “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết điều họ làm” (Lc 23,34). Qua cái chết, Ngài biến đổi tận căn lòng tin nơi họ để họ nhìn lại quãng thời gian Người ở với con người “Emmanuel”. Qua sự sống lại của Người, để con người đặt trọn niềm niềm tin và hy vọng vào ngày sau cũng sẽ được Phục sinh với Ngài. Dưới ánh sáng Phục sinh, các Ki-tô hữu tiên khởi đã đọc lại toàn thể cuộc đời của Đức Giê-su và đã giải thích bản thân của Người như là Đấng Thiên sai, Con Thiên Chúa. Mầu nhiệm này đã được mặc khải ngay từ khi thiên sứ truyền tin cho Đức Ma-ri-a, lúc sinh ra, khi làm phép rửa, lúc hiển dung [5]. Do lòng nhân lành và khôn ngoan, Thiên Chúa đã mặc khải chính mình và tỏ cho biết thiên ý nhiệm mầu (x. Ep 1,9), nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể, trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần vào bản tính Thiên Chúa (2 Pr,1,4) [6].
        Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô đã nói về Ngôi Lời trong huấn từ về thánh Phao-lô như sau: Những bản văn thuộc loại sách khôn ngoan cũng nói rất nhiều về tiền hữu vĩnh cửu của Đức Khôn Ngoan, cũng nói về sự đi xuống, tự hạ của Đức Khôn Ngoan, tự tạo một căn lều giữa loài người. Chúng ta nghe âm vang tiền đề của Phúc Âm thánh Gio-an nói về lều xác thể của Chúa. Trong cựu ước đã có lều được dựng lên: đó là Đền thờ, phượng tự dựa theo luật Torah, nhưng theo nhãn quan Tân ước, ta có thể nói đây chỉ là tiên báo về cái lều thật sự và ý nghĩa hơn: đó là lều thân xác của Đức Ki-tô [7]. Qua đó cho tha thấy được, Cựu ước là một sự chuổn bị hơn thế nữa đó chính là những dấu chỉ được tiên báo trước trong ngày Chúa Giê-su hiện diện cách đích thực với nhân loại
2/ Khẳng định của giáo hội
        Công Đồng Nice I (325) ra đời trong bối cảnh có nhiều lạc thuyết phủ nhận Nhân Tính của Đức Giê-su. Đó là vào cuối thế kỉ thứ I và đầu thế kỉ thứ II, nhiều lạc thuyết phủ nhận thực tại thân xác của Đức Ki-tô và thực tại đời sống trần thế của Người, nhất là cuộc khổ nạn và cái chết, họ cho đó chỉ là ảo ảnh, khởi điểm cho lạc thuyết ảo ảnh. Những giáo phái thông tri sau này, gán cho Đức Ki-tô một thân xác ảo không có chút thực tế nào hay chỉ là một thân xác tinh tú trên thiên quốc, từ đó đưa đến thứ Thông tri Nhị Nguyên, theo những người này không thể có sự kết hợp giữa Ngôi Lời và một thân xác con người được, chỉ vì vật chất là nơi trị vì của sự xấu [8]. Đỉnh cao của ảo thân thuyết đó là Lạc giáo Arius   (280-330), ông là một linh mục thuộc trường phái Alexandrie, có tham vọng mang lại câu đáp dứt điểm dựa vào nguyên tắc mà ông cho là bất khả phi bác. Ông cho rằng Chúa Con thua kém Chúa Cha. Từ đó gây nên những cuộc luận chiến, xáo động và tranh đấu. Pha vào tranh cãi về giáo thuyết là những vấn đề chính trị và về từ vựng [9]. Trong lối suy tư của Arius không có sự hiện diện nhân tính trong con người của Chúa Giê-su. Khởi điểm của cuộc suy tư là bản tính của Đức Ki-tô. Logos đã kết hợp với thân xác con người Đức     Giê-su. Và cho rằng Đức Ki-tô không có hồn của nhân loại, bởi vì Logos đã thay thế chức năng của linh hồn. Logos là một hypostasis khác biệt với Chúa Cha và Thánh Linh. Mặt khác, Logos kết hợp chặt chẽ với con người Đức Giê-su cho nên không thể là Thiên Chúa như Chúa Cha được. Lý do là Thiên Chúa siêu việt, bất biến thì đâu có thể kết hợp với con người. Vì thế Logos thuộc về thế giới thụ tạo chứ không thể nào “đồng bản thể” với Chúa Cha [10]. Với xác tín đầu tiên này của Arius liên quan tới tính duy nhất của Thiên Chúa, nó vừa mang tính Kinh Thánh và vừa mang tính triết học. Trong một chiều hướng triển khai Ki-tô học từ dưới lên, Arius đã tự hỏi: làm thế nào để xác định Đức Giê-su  là “Con Thiên Chúa”, so với Chúa Cha?. Đứng trên những câu hỏi đo, Arius đã sử dụng một quan niệm cổ điển của triết học về Thiên Chúa để nói: Thiên Chúa là Một, không được sinh ra, có từ đời đời, tất cả các triết thuyết tôn giáo nhận biết như vậy. Thiên Chúa là duy nhất, không được sinh ra, hằng hữu vô vật chất, bất biến. Người không thể thông ban cái gì từ chính Người. Do đó tất cả những gì hiện hữu “bên ngoài” thì Thiên Chúa được quan niệm như là Nguyên lý vô thủy vô chung, những cái đó không thể và không là Thiên Chúa được,  nhưng chỉ là tạo vật của Người [11]. Chính vì thế, Arius phủ nhận đồng bản tính với Chúa Cha trong Chúa Giê-su. Chúa Giê-su không phải là Thiên Chúa thật, cũng khôn ngang hàng với Thiên Chúa, Người cũng không là con người thật, bởi vì thể xác mà Ngôi Lời đã kết hợp nơi Người đã không tạo nên và không có thể tạo nên một nhân tính thực sự và đầy đủ. Chính vì thế, Arius cũng phủ nhận luôn đau khổ của Chúa. Chúa Giê-su là một Thiên Chúa cấp thấp, bởi vì Thiên Chúa chân thực thì đã không chịu đựng một tình cảnh đau khổ như thế. Trong ngày lãnh lãnh nhận phép rửa, chính Chúa Cha đã thánh hiến Ngài. Vinh quang và Phục sinh của Ngài đều nhận từ nơi cao. Chúng không phải đến từ chính Người, nhưng là đến từ Chúa Cha. Trong suốt cuộc đời của Người, Đức Giê-su đã chứng tỏ Người luôn tuân phục Chúa Cha, Người nhìn nhận Chúa Cha lớn hơn Người .[12]
 Trước tình hình đó, Công Đồng Ni-ce I đã nhóm họp và khẳng định nhân tính thật có trong Chúa Giê-su, bác bỏ lại toàn bộ những chủ thuyết để phủ nhận nhân tính trong  Chúa Giê-su. Các giáo phụ của công đồng đã khởi đi không phải từ một suy tư mang tính biện luận về hữu thể Thiên Chúa, nhưng từ kinh nghiệm về ơn cứu dộ đã được thưc hiện trong cộng đoàn Ki-tô hữu ngay từ đầu [13]. Với tình yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã tự hạ để cứu độ con người và cho con người được thông phần với vinh quang trên thiên quốc. Nếu Người không phải là Thiên Chúa thật, thì Người không thể làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa được, Người cũng không thể làm cho chúng ta được thông dự vào đời sống Chúa Ba Ngôi nếu như chính Người không có sự trọn hảo ấy. Qua đó nói lên ơn ơn cứu độ được thực hiện cách toàn diện trong con Người Chúa Giê-su.
Theo thánh Athanase, người biện hộ của Nice, nếu Chúa Giê-su- Ki-tô không phải là Thiên Chúa thật và không phải là người thật, như thể Ki-tô học Ngôi Lời thể xác của Arius bảo vệ, thì Người không có khả năng đem lại ơn cứu độ cho nhân loại, và con người không thể tìm thấy ơn cứu độ trong Người “bởi Người đã đích thân làm người để chúng ta được thành Thiên Chúa, chính Người đã trở nên hữu hình nhờ thân thể Người, để chúng ta có được một ý niệm về Đấng là Cha vô hình, và Người đã hứng chịu người ta lăng nhục để chúng ta có phần trong tính bất loại”[14]. Một cách nào đó ta có thể nói, để hiểu về Đức    Ki-to thì phải đi từ chức vụ của Ngài, được Ngài thực hiện trong cuộc sống. Hầu mang ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Công đồng cho thấy rằng mọi hành vi tách biệt “Đức Ki-tô đối với tôi” với “Đức Ki-tô trong chính Người” hay “Đức Ki-tô đối với Thiên Chúa” là phả hủy đức tin. Điều này muốn diễn tả một cách tương tự, đó chính là mối dây liên kết thiết yếu giữa Chúa Ba Ngôi trong nhiệm cục cứu độ và Chúa Ba Ngôi trong “bản thể” hay là Ba Ngôi trong “nội tại tính”. Nhiệm cục cứu độ được thực hiện bởi Thiên Chúa Cha nhờ sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần đưa tới khẳng định về sự chuyển thông của Chúa Ba Ngôi trong lòng thiên tính. Công đồng cũng khẳng định chức vị làm con Thiên Chúa được gán cho Đức Giê-su Ki-tô bởi tân ước phải được hiểu trong nghĩa chặt của nó. Các nghị phụ bảo toàn thiên tính của Chúa Con: Về thiên tính Chúa Con ngang bằng với Chúa Cha. Xác tín này được dựa vào sự trình bày rất cụ thể mà Tân ước tỏ bày cho chúng ta về tương quan sống động nhất, trong đời sống, cái chết và sự Phục sinh của Đức Giê-su với Cha của Người [15]. Tất cả những khẳng định của công đồng Nice I được tóm gọn trong Kinh Tin Kính mà các Chúa Nhật và các Ngày lễ trong ta thường hay đọc trong Thánh Lễ.
Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô cũng đã khẳng định về sự tiền hiện hữu liên kết với sự tự hạ của Con Thiên Chúa vào trần gian, điều này đã gặp một tái xác quyết về so sánh giữa Đức Khôn Ngoan và Đức Ki-tô, với tất cả hệ luận vũ trụ và nhân luận phát xuất từ đó, trong lá thư thứ nhất gửi Ti-mô-thê “Đức Ki-tô xuất hiện trong thân phận người phàm, được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính, Người được Thiên Thần chiêm ngưỡng và được loan truyền giữa muôn dân, Người được cả hoàn cầu tin kính, được siêu thăng cõi trời vinh hiển” (Tm 3,16). Đức Thánh Cha đã khẳng định, dựa vào những điều này, người ta có thể xác định phận vụ của Đức Ki-tô rõ ràng hơn như Đấng Trung Gian duy nhất, trong liên hệ với Thiên Chúa duy nhất của Cựu ước (x. 1Tm2,5 liên hệ với Is 43,10-11; 44,6 ). Đức Ki-tô chính là cây cầu đích thực dẫn chúng ta lên trời, bước vào hiệp thông với Thiên Chúa [16].
3/ Kết Luận
Tuyên xưng Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa thật và là người thật, là căn tính của người Ki-tô hữu, là một mầu nhiệm lớn nhất nên với trí óc con người không thể nào thấu hiểu tận căn mầu nhiệm này. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, con người cũng chỉ dựa vào Kinh Thánh để hiểu về Ngài, đây là gia tài lớn nhất của Giáo hội khi giới thiệu Chúa Giê-su cho người khác. Chính Ngài đã đến với con người, hiện điện trong đời sống hằng ngày với nhân loại để nhận loại tiến gần với Chúa hơn.  Qua đó xác định rõ hơn, Đức Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn chút bỏ vinh quang, trở nên con người như chúng ta, đã vâng lời cho đến chết trên thập giá. Vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người trên tất cả và mọi miêng lưỡi phải tuyên xưng “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (x. Pl 2,6-11). Trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta và toàn thể sáng tạo không phải là những khán giả vô tư, nhưng Đức Ki-tô là Trưởng Tử mà chúng chúng ta phải thông phần vào bản chất và hình dạng của Người (x. Rm 8,29), cho đến khi Người thống trị tất cả (x.Ep1,23) [17].


[1] Sách giáo lý hội thánh công giáo (Hội đồng giám mục Việt Nam - ủy ban giáo lý đức tin dịch), NXB tôn giáo, hà nội, 2009, Số 202.
[2] Lm Giuse Phạm Văn Tuynh, Theo Chúa Ki-tô, Nxb tôn giáo, 2007, 54.
[3] Lm Giuse Phạm Văn Tuynh, Theo Chúa Ki-tô, Nxb tôn giáo, 2007, 11.
[4] Phan Tấn Thành, Mầu Nhiệm Thiên Chua, Hoc Viện Đa Minh năm 2012. 150
[5] Phan Tấn Thành, Mầu Nhiệm Thiên Chua, Hoc Viện Đa Minh năm 2012. 152.
[6] Thánh Công Đồng Vaticano II (Hội đồng giám mục Việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dich 2012), Số 2.
[7] ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI về thánh Phaolo, Lm, Aug NguyễnVăn Trinh dịch, Nxb tôn giáo, 111.
[8] Lm Augutto Nguyễn Văn Trinh, Dẫn nhập vào Ki-tô học, Nxb tôn giáo, 269.
[9] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016. Tr 177.
[10] Phan Tấn Thành, Mầu Nhiệm Thiên Chua, Hoc Viện Đa Minh năm 2012. 239.
[11] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016. Tr 178.
[12] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016. Tr 181.
[13] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016. Tr 182.
[14] Suy tư của Thánh Athanase thành Alexandria. Trong giáo trình Cha giáo JB Nguyễn Khắc Bá.
[15] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016. Tr 184.
[16] ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI về thánh Phaolo, Lm, Aug NguyễnVăn Trinh dịch, Nxb tôn giáo, 113.
[17][17] ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI về thánh Phaolo, Lm, Aug NguyễnVăn Trinh dịch, Nxb tôn giáo, 115.

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI

Anton Nguyễn Công Chính
        Trong Hiến Chế Tin Lý Về Giáo Hội của công đồng Vaticano II đã cho ta thấy mối tương quan giữa Chúa Ba Ngôi và Giáo hội “ Giáo hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất khởi nguồn từ sự hợp nhất của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” [1]. Từ đó, ta thấy được Giáo hội sinh ra từ Ba Ngôi và cho Ba Ngôi. Bí tích thánh tẩy là một hành động thánh hiến dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ bí tích này mà con người được gia nhập với Giáo hội và trở thành con Thiên Chúa [2]. Chính vì thế, ngay ở chương đầu của hiến chế về Giáo hội, Công đồng Vaticano II đã xác định Giáo hội phát sinh từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là từ sáng kiến của Chúa Cha, từ sự khôn ngoan của Chúa Con và từ tình yêu của Chúa Thánh Thần [3]. Giáo hội chính là thân hình mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Từ đây, cho ta thấy rõ giá trị 4 đặc tính của Giáo hội: Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền. Giáo hội được sinh ra không phải vì sự ngẫu nhiên hay một cách thể hiện uy quyền của Chúa Ba Ngôi nhưng Giáo hội được sinh ra bởi ý định khôn ngoan, nhân lành, hoàn toàn tự do và mầu nhiệm, Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng vũ trụ, Người quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh, trong Chúa Con: Chúa Cha muốn quy tụ những ai tin Chúa Ki-to họp thành Hội Thánh [4]. Thực vậy, Giáo hội chính là sự hiện diện cách tròn đầy của Ba Ngôi Thiên Chúa. Giáo hội chính là hoa trái do ý định của Ba Ngôi Thiên Chúa chứ không phải do một xác phàm nào tạo ra “Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của đàn ông nhưng do bởi Thiên Chúa ” (Ga 1,13), nên Giáo hội có nền tảng vững chắc được xây dựng trên nền móng của chính thân thể mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thánh   I-rê-nê đã nói: Vinh quanh của Thiên Chúa là con đường sống và sự sống của con người là chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chính vì thế toàn bộ công trình đều do Thiên Chúa và tất cả mọi sự đều quy hướng về Ngài trong tình yêu thương “chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 4-6). Chính vì thế, trong ý định cứu độ, yêu thương từ đời đời của Chúa Cha, Giáo hội đã được chuổn bị trong lịch sử giao ước với dân It-ra-el, để đến thời viễn mãn, Giáo hội được thiết lập trong sứ mạng của Chúa Con, cao điểm nhất chính là màu nhiệm Vượt Qua trong ngày lễ ngũ tuần, ngày mà Giáo hội được đầy tràn Thánh Thần [5]. Như vậy, để chu toàn thánh ý Chúa Cha, Đức Ki-tô đã khai nguyên Nước Trời ở trần gian và mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Người, đồng thời cho chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ sự vâng phục của Người. Giáo hội nghĩ vương quốc Chúa Ki-tô đang hiện diện cách mầu nhiệm, vẫn luôn tăng trưởng cách hữu hình trong thế giới nhờ quyền lực của Thiên Chúa. Cội nguồn và sự tăng trưởng của Giáo hội được biểu thị bằng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn rộng mở của Đức Giê-su chịu đóng đinh trên Thập Gía và được tiên báo qua Lời Chúa nói về cái chết của Người trên Thập giá: Phần tôi, khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi [6]. Qua đó, cho ta thấy Giáo hội được công khai sáng lập trong ngày lễ Ngũ Tuần, đỉnh cao của việc sáng lập khi Thiên Chúa Ba Ngôi tiết lộ cách trọn vẹn sự hiện diện của Người ở giữa loài người. Cho nên sứ vụ của Giáo hội tại trần thế không phải thi hành cách mạch lạc theo ý riêng của mình nhưng thi hành nhân danh Chúa Ba Ngôi [7]. Giáo hội mang trên mình màu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nên những ai qua bí tích rửa tội sẽ được thông phần với mầu nhiệm này. Nên khí nói đến Chúa Ba Ngôi là nói đến thân mình mầu nhiệm Giáo hội và khi nói đến Giáo hội là nói đến sự hiện diện đích thực của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính Thánh Phao-lô đã nói “Lúc muôn loài đã quy phục Đức Ki-tô, thì chính người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Đấng bắt muôn loài phải quy phục Người, và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1Cr 15,28). Có rất nhiều hình ảnh để nói về sự hiệp thông giữa Chúa Ba Ngôi và Giáo hội nhưng với đề tài này con xin được trình bày về 3 điểm: Giáo hội là dân Thiên Chúa, Giáo hội là Thân Thể Chúa Ki-tô, Giáo hội là đền thờ Chúa Thánh Thần.
1/ Giáo hội là dân Thiên Chúa
        Ngay từ khởi nguyên của công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Thiên Chúa “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển chim trời, gia súc, dã thu, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới mặt đất” (St 2,26). Một đặc ân cao vời mà Thiên Chúa đã ban cho loài người. Cũng có thể gầm hiểu một Giáo hội sơ khai trong sự tinh tuyền và ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Cũng có thể nói đây là một sự kết hợp giữa Giáo hội vô hình và Giáo hội hữu hình trong ý định yêu thương của Thiên Chúa. Từ Giáo hội này con người được đi vào trong mối thân tình với Thiên Chúa và Thiên Chúa đi vào trong lòng nhân loại. Khởi đầu công trình tạo dựng là một vẻ đẹp muôn màu được Ngài vẽ ra trong ý tưởng của Ngài, nhưng vẻ đẹp đó đã bị tự do của con người phá vỡ và làm cho vẻ đẹp thủa ban đầu của Thiên Chúa bị biến dạng trong sự tội của con người. Từ đó, tạo nên một khoảng cách giữa Giáo hội vô hình và Giáo hội hữu hình “bởi những thanh gươm sáng lóe” (x. St 3, 24). Khoảng cách này không phải là sự đoạn tuyệt của Thiên Chúa với nhân loại nhưng nói lên rằng: giữa Thiên Chúa và nhân loại không còn có mối tương quan thân mật nữa, để rồi bên này mà đến được với bên kia phải qua một trung gian nào đó. Chính vì thế,  trong lời trừng phạt của Thiên Chúa  dành cho “con rắn” đã mở ra một con đường với tràn đầy niềm hy vọng và tái thiết lại mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy, dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3, 15).
 Xuất chiều dài Kinh Thánh Cựu ước như là một sự chuổn bị để đón chờ biến cố trọng đại này. Khởi đầu, Ngài đã chọn dân It-ra-el làm dân riêng, đã thiết lập giao ước, dậy bảo họ dần dần bằng cách bày tỏ chính mình và ý định của mình qua lịch sử, đồng thời thánh hóa họ để dành riêng cho mình. Tất cả là hình bóng của một giao ước mới và hoàn hảo sẽ được kí kết trong Đức Ki-tô, được mặc khải cách trọn vẹn do chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể mang đến [8]. Không chỉ với dân It-ra-el nhưng còn với tất cả mọi người, bất cứ người nào kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành đều được Người đoái thương và tiếp nhận (x. Cv 10,35). Sỡ dĩ Ngài Chọn đích danh một dân tộc vì Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu độ con người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn qui tụ họ thành một dân tộc, để họ nhận biết Người trong chân lý, và phụng sự Người trong sự thánh thiện [9]. Dân tộc này như là mẫu mực, để qui tụ hết thảy mọi người muốn tìm kiếm Người, thì cũng luôn noi gương bắt trước dân tộc Chúa đã chọn để tìm kiếm chân lý và phụng thờ Người. Như vậy, dân được tuyển chọn mạng trên mình sứ vụ làm chứng cho Thiên Chúa, là cánh cửa để các dân tộc khác nhận biết Thiên Chúa. Chính Ngài cũng cảnh báo cho dân tuyển chọn biết, không phải vì trong dân nay có nhiều người tài giỏi, nhiều người đạo đức. Tất cả những điều này đều không có nghĩa lý gì đối với Thiên Chúa. Ngài tuyển chọn dân này tất cả vì lòng yêu mến và giữ lời hứa với cha ông, cho nên dân được tuyển chọn đừng có kiêu ngạo đối với các dân tộc khác (x. Dnl 7, 7-8). Dân được tuyển chọn sẽ được tham dự vào 3 chức măng của Thiên Chúa: Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế [10]. Qua bí tích Rửa tội con người trở nên con cái của Chúa, con cái Giáo hội. Từ đó mỗi người có bổn phận phải mang Chúa đến với mọi người xung quanh bằng chính đời sống và gương lành của mình. Điều này đã được Thánh Phê-rô nhấn mạnh “ còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế, vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kì công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, đưa vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền ” (1Pr 2,9).
 Trong thư của thánh Phao-lô đánh giá “dân thiên Chúa” trước tiên cho dân Cựu ước, sau đó cho dân ngoại, thủa xưa “không thuộc về dân” và nay trở thành dân Thiên Chúa nhờ hội nhập vào Chúa Ki-tô qua Lời và bí tích. Còn một điểm tế nhị cuối cùng, trong lá thư thứ nhất gửi cho Ti-mô-thê, thánh Phao-lô xem Hội thánh là “nhà của Thiên Chúa” (1 Tm 3,15), đây là một định nghĩa thực sự nguyên thủy, vì gợi lên cho thấy Giáo hội như một cơ cấu cộng đoàn trong đó có những quan hệ liên vị nồng ấm mang tính chất gia đình. Thánh Phao-lô giúp chúng ta luôn hiểu sâu xa hơn mầu nhiệm Giáo hội trong những chiều kích khác nhau về việc qui tụ của Thiên Chúa trong thế giới. Đó là sự vĩ đại của Giáo hội và là sự vĩ đại của ơn gọi chúng ta, chúng ta là Đền Thờ Thiên Chúa trong thế giới, nơi Thiên Chúa thực sự trú ngụ, đồng thời chúng ta là cộng đoàn, là gia đình của Thiên Chúa mà Người là Tình Yêu [11].
2/ Giáo hội là Thân Thể Chúa Ki-tô
        Biến cố nhập thể của Đức Ki-tô là biến cố quan trọng trương trình cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã đi vào với con người, tháp nhập vào trong thân phận yếu hèn của con người và đưa con người trở về với Thiên Chúa “Và đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su” (Lc 1,31). Chính điều này nói lên được, Giáo hội không phải ở một nơi nào khác nhưng Giáo hội ngay ở trong mỗi người “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao?” (x. 1Cr 6,15). Thân xác loài người hút trọn thân xác vẹn toàn của Đức Ki-to. Từ đó đưa cả con người bất toàn vào trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa. Một sự kết hợp cách tròn đầy giữa Giáo hội vô hình và Giáo hội hữu hình trong một thân xác vẹn toàn nơi Đức Ma-ri-a. Qua đó nói lên rằng: Giáo hội xuất hiện như người Mẹ hiền đồng trinh, luôn cung cấp các bí tích sinh lực cứu độ cho các tín hữu do Đức ki-tô trao ban[12]. Qua thân hình mầu nhiệm của Đức Ma-ri-a, tượng trưng cho tất cả mỗi người là chi thể của Giáo hội và được đón nhận một Thần Khí cách phổ quát từ Thiên Chúa “tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (1Cr 12,13). Nhưng thân hình Mầu Nhiệm sự sống ấy được thông truyền cho những người tin, nhờ các bí tích, họ thực sự được kết hợp cách mầu nhiệm với Đức Ki-tô khổ nạn và vinh hiển [13]. Giáo hội mời gọi tất cả mọi người nhận ra tình yêu của Thiên Chúa mà trở về với Chúa. Chính bí tích thánh tẩy là của ngõ để Đức Ki-tô đi vào trong con người của mình, là của ngõ bước vào trong vinh quang với Thiên Chúa. Qua đó cũng cho ta thấy được Giáo hội là sự da dạng của nhiều chi thể, mỗi chi thể góp phần xây dựng và làm cho nước Chúa được lan tỏa “vậy anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận” (1 Cr12,27). Giáo hội không phải là sự hỗn loạn của nhiều chi thể, ai muốn làm gì thì làm nhưng Thiên Chúa đã ban cho mỗi chi thể một nhiệm vụ khác nhau, không ai giống ai, tất cả các chỉ thể này quy về một điểm đó là làm sáng danh Chúa và hợp nhất với nhau trong cùng một chi thể là Đức Ki-tô “Trong Hội Thánh Thiên Chúa đặt một số người, thứ nhất là các tông đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dậy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khá, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ” (1 Cr12,28). Các chi thể trong Giáo hội được hợp nhất với đầu là Đức Ki-tô “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô, và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh, mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,22). Giáo hội tựa như cây đèn tỏa chiếu muôn dân, ánh đèn sáng ấy chính là Đức Ki-tô [14].
3/ Giáo Hội Là Đền Thờ Chúa Thánh Thần
            Thánh công đồng Vatiacano II đã nói về vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. Khi công trình Chúa Cha trao phó cho Chúa Con thực hiện trên trần gian đã hoàn tất (x. Ga 17,4), Chúa Thánh Thần được cử đến vào ngày lễ Ngũ Tuần để không ngừng thánh hóa Giáo hội, và như thế, những kẻ tin sẽ đến với Chúa Cha qua Chúa Ki-tô trong cùng một Thánh Thần (x.Ep 2,18). Chính Ngài là Thần Khí sự sống, là mạch nước vọt lên đến sự sống vĩnh cửu (x.Ga 4,14; 7,38-39), nhờ Ngài, Chúa cha tác sinh những kẻ đã chết vì tội lỗi, cho đến khi Ngài Phục sinh thân xác phải chết của họ trong Đức Ki-tô (x. Rm 8,10-11). Chúa Thánh Thần ngự trong giáo hội và trong tâm hồn các tín hữu như trong đền thờ (x. 1Cr 3,16; 6,19). Ngài cầu nguyện trong họ và chứng thực họ là nghĩa tử (x. Gl 4,6; Rm 8, 15-16. 26). Chúa Thánh Thần dẫn đưa Giáo hội đến sự thật toàn vẹn (x. Ga 16,13), và hợp nhất với Giáo hội trong sự hiệp thông và trong tác vụ, Ngài xây dựng và hướng dẫn Giáo hội với nhiều hiện sủng và đoàn sủng khác nhau, Ngài trang điểm Giáo hội bằng các hoa quả của Ngài (x. Ep 4,11-12; 1Cr 12,4; Gl 5,22). Nhờ sức mạnh của Tin Mừng, Chúa Thánh Thần không ngừng canh tân và làm cho Giáo hội luôn tươi trẻ, dìu dắt Giáo hội đi đến sự kết hợp hoàn toàn với Phu Quân của mình. Thật vậy, Chúa Thánh Thần cùng Hiền Thê nói với Chúa Giê-su “Xin Ngài ngự đến” (x.Kh 22,17). Như vậy, Giáo hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất khởi nguồn từ sự hợp nhất của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần [15]. Mọi chi thể trong Giáo hội được xây dựng trên nền tảng Chúa Ki-to và được Chúa Thánh Thần thánh hóa. Chúa Thánh Thần là nguyên lý của mọi hành động tác sinh và thật sự cứu độ trong từng thành phần của thân thể [16]. Ảnh hưởng của Ngài nằm ở chỗ thôi thúc, thu hút thế gian về với Chúa Con và Chúa Cha, hay nói cách khác, Ngài là “linh hồn” của lời cầu cũng như của mọi hoạt động tông đồ trong Giáo hội. Ngài kiến tạo động lực đẩy mạnh bước tiến hướng tới chân lý viên mãn (Ga 16,13), bởi Ngài là “Thần Khí của chân lý” (Ga 14,16-17). Và vì chân lý là Đức Ki-tô (x. Ga 14,6), cho nên Thần Khí làm chứng về Đức Giê-su (x. Ga 15,26-27). Trong Giáo hội, Ngài là mối dây liên kết đầy sức sống ràng buộc các chi thể của thân mình Đức Ki-tô. Qua các bí tích, sức sống này được thông ban cho các tín hữu [17]. Thần Khí thúc đẩy Giáo hội cộng tác thực hiện trọn vẹn ý định của Thiên Chúa là Đấng đã đặt Đức Ki-tô làm nguyên lý cứu độ cho toàn thế giới. Bằng việc rao giảng Tin mừng, Giáo hội chuổn bị tâm hồn những người nghe để họ đón nhận và tuyên xưng đức tin, giúp họ sẵn sàng lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, đưa họ ra khỏi cảnh nô lệ của sự lầm lạc, nhập hiệp họ vào Đức Ki-tô, để nhờ đức ái, họ tăng trưởng trong Người cho đến khi đạt tới tầm vóc viên mãn [18].
4/ Kết luận
           Đây là một đề tài rất rộng lớn và quan trọng. Có rất nhiều các nhà thần học quan tâm và khai triển để tài này. Dương như các ý tưởng trong bài của con không có gì mới ngoài việc tìm hiểu và trích dẫn các tử tưởng của các tác giả, cách đặc biệt là đối với Thánh Công đồng và sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. Khi tìm hiểu các tư tưởng của các tác giả giúp con yêu mến Chúa và Giáo hội hơn. Qua đó cũng nhắc nhớ con ý thức hơn về thân phận của mình. Qua bí tích rửa tội, con được trở thành con Chúa và sống trong lòng Giáo hội, đó chính là nhiệm thể Chúa Ba Ngôi. Mang trên mình sứ vụ của Chúa không những tìm hiểu để tăng thêm đức tin cho mình mà con có một bổn phận là loan truyền đức tin con đã lãnh nhận cho tất cả mọi người, cách đặc biệt là những người chưa nhận biết Chúa. Đề từ đây có thể quy tụ tất cả về với Chúa trong sự hợp nhất với chi thể Chúa Ba Ngôi.  
Tài liệu tham khảo
1/ Kinh Thánh Trọn Bộ. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch.
2/ Công Đồng Vaticano II, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin dịch.
3/ Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo,Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin dịch.
4/ Giáo Hội Học, Felipe Gómez, SJ.
5/ Giáo hội qua các tác giả.
6/ Giáo hội học của Lm Aug. Hoàng Đức Toàn.
7/ Giáo hội như là dấu chỉ bí tích của Lm Anton Hà Văn Minh.
8/ Mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi của Lm Aug Nguyễn Văn Trinh.
9/ Giáo hội giàu lòng thương xót của Đức Thánh Cha  Phanxico, do Aug Nguyễn Minh Triệu dịch.
       





[1] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 4, 72.
[2] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 62.
[3] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 53.
[4] Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 759
[5] Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 759
[6] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 3, 71.
[7] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 62.
[8] Hiến Chế Lumen Gentium, số  9, 83.
[9]  Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 781.
[10] Sách giáo lý giáo hội công giáo (hội đồng giám mục việt nam- ủy ban giáo lý đức tin dịch) , NXB tôn giáo, Số 783.
[11] ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI về thánh Phaolo, Lm, Aug NguyễnVăn Trinh dịch, Nxb tôn giáo, 106.
[12] Giáo hội  học qua các tác giả, tr 151.                                                        
[13] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 7, 77.
[14] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 57.
[15] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich )Hiến Chế Lumen Gentium, 4, 72.
[16] Piô XII, thông điệp Thánh Thể: DS 38008.
[17] FeLipe Gómez, S.J. giáo hội học. Anton và Đuốc Sáng, 2006, 60.
[18] Thánh Công Đồng Vaticano II, (ủy ban giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dich ) Hiến Chế Lumen Gentium, 17, 99.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

MỐI TƯƠNG QUAN CHẤT THỂ VÀ MÔ THỂ CỦA BÍ TÍCH

Nguyễn Văn Chính
 Tội lỗi đã làm cho con người xa cách Thiên Chúa và không còn vinh phúc trực tiếp gặp gỡ với Ngài như trước. Mặc dù tội lỗi làm con người xa cách Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người, không để mặc con người chìm sâu trong tội lỗi, mà hứa ban chính con một yêu dấu đến với con người và cứu con người khỏi sa vòng tội lỗi. Ngài đã chấp nhận gánh lấy tội lỗi nhận loại, hòa mình với con người và sống kiếp con người. Để làm gì ? thưa để gánh lấy tội lỗi loài người, để đưa con người trở về với tình yêu Thiên Chúa. Cả cuộc đời của Ngài nơi dương thế là một chuỗi hành trình đau khổ để cho loài người được hưởng niềm vui và hạnh phúc. Ngài sinh ra không một mảnh vải che thân và chết cũng chết trần trụi trên Thâp giá. Quả thật "không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình’’ (Ga 15,13).
       Tuy Ngài không còn hiện diện cách hữu hình với nhân loại nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện cách tròn đầy trong từng bí tích. Qua các bí tích, Ngài hiện diện cách tròn đầy để thông ban muôn ơn lành xuống trên con người và ở lại với con người luôn mãi. Con người có từ chối hay phản bội Ngài chứ Ngài không bao giờ bỏ rơi con người. Qua các bí tích nói lên rằng : Ngài vẫn luôn dang rộng cánh tay để đón chờ con người quay trở lại với Ngài. Ngài không bao giờ hắt hủi con người vì tội lỗi, nhưng Ngài muốn con người nhận ra tình yêu của Thiên Chúa mà trở lại. Qua các bí tích Chúa Giê-su đã lập để thông ban cho Giáo hội nhiệm vụ loan báo Tin mừng và ban phát ơn lành của Chúa. 7 bí tích Chúa Giê-su đã lập để nuôi dưỡng Giáo hội và làm cho Giáo hội được lớn mạnh trong ơn nghĩa Chúa. Bí tích rửa tội là của ngõ để bước vào các bí tích khác trong Giáo hội. Bí tích này là căn cước để bước vào trong Giáo hội. Qua bí tích này con người ấy được gọi là Ki-tô hữu, là thân thể Chúa Ki-tô và con cái của Giáo hội. Chính vì thế lệnh truyền của Ngài từ bao thế kỉ này vẫn đang còn vang dội mãi qua muôn thế hệ sau ‘vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28,19-20).
       Bí tích chính là quà tặng của Thiên Chúa, nhưng để các bí tích mang lại ơn ích thiêng liêng thì cũng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố để các bí tích khi ban được thành sự.
 1/ Sự khác biệt giữa chất thể và mô thể trong từng bí tích.

CÁC BÍ TÍCH
CHẤT THỂ
MÔ THỂ
BÍ TÍCH RỬA TỘI
- Nước tự nhiên
- Lời khẩn cầu Chúa Ba Ngôi : Tôi rửa ông(bà), anh (Chị), Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
BÍ TÍCH THÊM SỨC
-Chất thể xa: dầu thánh hiến SC
- Chất thể gần: Việc đặt tay và xức dầu thánh SC (trên trán theo hình thánh giá)
- Lời khẩn cầu Chúa Thánh Thần: T…. Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
- Bình an của Chúa ở cùng con.
- và ở cùng Cha.
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
- Bánh không nem.
- Rượu nho tinh tuyền
- Lời truyền phép của hàng Giáo sĩ ngoại trừ phó tế.
 -  “…Này là Mình Ta…”
 -  “…Này là Máu Ta...”
BÍ TÍCH HÒA GIẢI
- Việc thống hối và xưng thú tội của hối nhân (nặng, nhẹ).
- Công thức xá giải: (.…Vậy (Cha) tha tội cho (con) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần)
BÍ TÍCH SỨC DẦU BỆNH NHÂN
- Chất thể xa: Dầu bệnh nhân OI
- Chất thể gần: xức dầu bệnh nhân trên trán và 2 bàn tay của bệnh nhân.
- Lời cầu nguyện của Linh mục: bằng việc xức dầu thánh này, xin Chúa nhân từ…...
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
- ĐGM thinh lặng đặt tay trên đầu tiến chức trước khi đọc lời nguyện Thánh Hiến.
- Lời nguyện phong chức của Gm.
BÍ TÍCH HÔN PHỐI
- Một người nam và một người nữ muốn yêu nhau, trở nên vợ chồng theo chương trình của Thiên Chúa
- Việc hai người bày tỏ sự ưng thuận.

2/ Mối tương quan giữa chất thể và mô thể trong từng bí tích
       Trong các bí tích, mô thể và chất thể là hai yếu tố quan trọng để bí tích đó thành sự và sinh ơn ích cho người lãnh nhận. Thiếu một trong hai yếu tố này bí tích đó không thành sự, và đồng nghĩa với việc không sinh ơn ích thánh. Theo nghĩa thông thường: Mô thể là cái gì đó nằm trong suy nghĩ của con người, tiềm ẩn sâu bên trong. Chất thể là cái hiện diện cách đích thực trước mắt. Hai điều này nếu tách rời nhau thì không bao giờ phát sinh hiệu quả. Mô thể và Chất thể nếu tách rời nhau cũng giống như đức tin không có việc làm là đức tin chết từ gốc rễ (x. Gc 2,17), hay “giả như anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai đó trong anh em lại nói với họ: “hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2,15-16). Tất cả những điều được trưng dẫn đều nói lên tầm quan trọng của hai thực thể: chất thể và mô thể, hai điều này không thể tách rời nhau, gắn bó với nhau để tạo nên hiệu quả của bí tích. Cho nên trong các bí tích khi được cử hành thì chất thể và mô thể phải đi liền với nhau trong cùng một thời điểm, cùng một con người, cùng một sự vật. Gỉa như, trong bí tích rửa tội, người được thi hành phải thực hiện cùng một lúc bằng lời đọc và việc đổ nước trên đầu người lãnh nhận “tôi rửa anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Không thể thực hiện bí tích này hay bí tích này không thành sự khi người thực hiện đọc “tôi rửa anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” sau đó để vài tiếng sau mới đổ nước trên đầu người lãnh nhận. Cho nên, trong các bí tích lời đọc phải đi cùng với việc thực hành, để bí tích đó thành sự và phát sinh ơn thánh cho người lãnh nhận. Theo học thuyết của Thánh Tôma Aquino nói: chất thể và mô thể là hai yếu tố nội tại cấu tạo nên bản thể cách chung của một sự vật. Chất thể được coi là nguyên lý trương độ, tự nó có tính cách bất định, chỉ có mô thể là nguyên lý đứng ra xác định chất thể, nó làm cho một sự vật tồn tại cá biệt được [1]. Qua đó, ta có thể nói rằng: nước là một chất thể luôn tồn tại nhưng các dòng nước mà không được sử dụng thì tự bản chất nó chỉ là nước không mà thôi, nhưng nó phát sinh hiệu quả khi được sử dụng. Cũng vậy có rất nhiều loại nước nhưng những giọt nước được sử dụng để cử hành trong bí tích rửa tội thì cùng với nó phát sinh hiệu quả ơn thánh. “Thánh Tô-ma đã áp dụng hai từ chất thể và mô thể theo thuyết nhị nguyên của Arittote và Ngài cho rằng: “lời đọc và chất thể liên kết với nhau trong bí tích, tạo thành một thực thể duy nhất khi lời đọc hoàn tất ý nghĩa của chất thể”[2][3]. Ba yếu tố cần và đủ để các bí tích thành sự và sinh ơn thánh là: yếu tố chất thể (nhìn thấy), yếu tố mô thể (các lời đọc), và thừa tác viên ban bí tích với ý định làm những gì Hội Thánh làm, nếu thiếu một trong ba yếu tố này bí tích không thành [4]. Tất cả chỉ là những dấu chỉ khả giác nhưng mang lại ơn ích thiêng liêng không bao giờ xóa được. Qua những dấu chỉ này sáp nhập con người đi vào trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa và cho con người sống trong ơn nghĩa với Chúa. Trong thư của Thánh        Gia-cô-bê đã xác định, mọi ơn ích thiêng liêng xuất phát từ bên trong để nuôi dưỡng và làm cho tâm hồn lớn lên trong ơn nghĩa Chúa “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuân xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú, nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng. Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người” (Gc 1, 17-18).
3/ Kết luận
       Bí tích là nguồn ơn Thánh, chính Thiên Chúa đã ban cho nhân loại qua Con Một yếu đấu của Ngài. Ngài đã không bỏ mặc con người mô côi mà tiếp tục sống và hoạt động với con người trong các bí tích. Qua các bí tích, Chính Chúa Giê-su nuôi dưỡng và nâng đỡ, hướng dẫn Giáo hội trên con đường dương thế. Chính Ngài đã nói: “Dù trời đất này có qua đi, song tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại vẫn không bao giờ thay đổi”. Qua bí tích đưa con người có đức tin tiến gần hơn với Chúa, đối với những người đang chập trững bước vào ngôi nhà Giáo hội có thêm kiên vững để tìm hiểu và xác tin hơn với niềm tin được đón nhận, Còn đối với những người chưa từng biết nay muốn khai mở lòng trí để tìn hiểu ơn nghĩa này. Cánh tay Thiên Chúa luôn dang rộng để đón nhận tất cả những ai muốn đáp trả lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa. Để từ nay được sống và bước đi trong ơn nghĩa Chúa.
      
Tài Liệu Tham Khảo
1/ Cẩm nang các nghi thức. Lm Vinhson Nguyễn Thế Thủ
2/ Bí tích đại cương. Lm JB Nguyễn Khắc Bá.
3/ Bộ Bảy Bí Tích. Lm Augustino Nguyễn Văn Trinh.
4/ Bí Tích Học Qua Các Tác Gỉa. Bearbeitet Von Guntr Koch.



[1] JB Nguyễn Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Đại Chủng Viện Vinh Thanh. Tr 91.
[2] Sth, IIIa, Q 60, art 6, ad 2.
[3] JB Nguyến Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Tr 91.
[4] JB Nguyến Khắc Bá. Giáo trình bí tích đại cương. Tr 92.

DỤ NGÔN NGƯỜI CHA NHÂN HẬU

Anton Nguyễn Văn Chính
Bản văn (Lc 15,11-32)

Không những trong xã hội ngày nay, mà ngay từ thời xa xưa nhất vấn đề về con người, đời sống xã hội, đời sống con cái, đời sống vợ chồng…. luôn là chủ đề nóng bỏng. Ta cảm thấy xã hội càng phát triển bao nhiêu thì vấn đề con người sống với các mối tương quan càng đi xuống bấy nhiêu. Coi mạng sống con người không là gì cả, thích thì cho sống không thích thì giết. Con người càng ngày, càng mất cảm tính về tội, luôn chạy theo những gì là hiện tại, một khi đã quyết tâm thì tìm mọi cách để chiếm lấy, kể cả lấy mạng sống mà đạt được mục đích.
Qủa thực, tôn giáo vẫn luôn là điểm then chốt để giáo dục con người, là điểm quy chiếu để mỗi con người tự nhìn nhận mình.
Qua đoạn Tin mừng (Lc 15,11-32) cho ta thấy hình ảnh của người cha đối với hai người con và thái độ của hai anh em với nhau. Đây cũng là mối bận tâm của mỗi gia đình ngày hôm nay. Qua thực, sinh con ra thì dễ nhưng giáo dục con cái nên người mới là điều khó. Với trào lưu đua dòi thì rất dễ làm cho con cái mình ra hư hỏng. Học cái tốt đẹp từ cha mẹ dậy bảo thì khó những học những cái xấu nơi bạn bè thì rất nhanh. Tất cả dường như ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ.
Qua dụ ngôn này, cho thấy hình ảnh người Cha chính là Thiên Chúa và hình ảnh hai người con chính là hình ảnh của con người trong một gia đình Thiên Chúa.
I/ Chủ giải
1/ Hình ảnh người Cha:
        Khi người con út xin người cha được chia phần gia tài anh sẽ được hưởng sau này “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng” (x. Lc 15,12). Có người cha nào không đau lòng khi nghe thấy những lời này, thậm chí con chửi bới người con này nhưng người cha trong đoạn Tin mừng này không một lời than trách nào đối với người con út này. Có lẽ, người cha không nói ra bằng lời nhưng trong lòng phải chẳng rất đau lòng vì có một người con như thế. Dường như nước mắt và lời nói đã chảy ngược vào trong lòng người cha này nên không thể nói ra ngoài được. Hơn thế nữa, người cha tôn trọng quyền tự do của người con thứ này, vì nó đã đủ khôn lớn để sống tự lập và dự tính cho tương lai của mình nên người cha sẵn sàng chia phần gia tài cho người con út, đồng thời một cách nào đó cũng chia luôn phần gia tài cho người con cả vì gia đình chỉ có hai người con. Sau khi được chia, người cha vẫn tôn trọng quyền tự do của người con này, để anh lấy số tiền đó đi để thực hiện dự tính cho tương lai của mình.
        Không có người cha nào, khi người con mình đi xa mà không có sự lo lắng, dù đó là người con khốn nạn và tồi tệ nhất. Qua nhiên, người cha trong Tin mừng luôn luôn trông ngóng tin tức của người con thứ này, xem ở nơi đất khách quê người nó làm ăn như thế nào, mọi người có đối xứ tốt với nó không…. Trong từng giây, từng phút của một ngày, người Cha già luôn nhìn ra đầu ngỏ nơi anh đã đi, xem người con này có trở về hay không “Anh đang ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy” (x. Lc 15,20). Người ta thường bảo “xa nhau thì nhớ, gần nhau thì chẳng nói lên lời”, Qủa thật, đây là một nỗi nhớ xuất phát từ con tim, một nỗi nhớ không thể nào diễn tả nổi. Chỉ có lấy tình yêu mà đáp trả lại mà thôi.
        Trong suy nghĩ của người cha, chắc chắn không sớm thì muộn người con này cũng trở về, một là thành công hai là thất bại. Nếu là thành công thì cũng mừng cho nó vì nó đã trưởng thành. Nếu thất bại thì cũng mừng cho nó vì nó nhận ra được đâu là giá trị của cuộc sống, đâu là nỗi khổ của người sống xa gia đình. Nên người cha đã chuổn bị những gì là tốt nhất cho anh sau khi anh trở về, nào là “cái hôn, áo, nhẫn, dép, bê đã vỗ béo” (x. Lc 15,19-24), đó là tất cả những thứ tốt nhất của một niềm vui, của tiệc mừng và một sự trở về đầy yêu thương.
        Qủa thật, để cho một gia đình êm ấm và công bằng không phải là chuyện dễ. Chính người cha này, đã ra tận đầu ngõ để năn nỉ người con cả vào chung vui với gia đình. Một sự khiêm nhường đến tận cùng nhất, để cho gia đình hoàn toàn có sự yêu thương. Qua hình ảnh này ta thấy, người cha chấp nhận vừa là người Cha vừa là người mẹ trong gia đình, để lấy sự quân bình nhất. Đây là hình ảnh “gà trống nuôi con”. Ông đã chấp nhận mất tất cả để dành lấy được hạnh phúc cho gia đình khi người cha này nói “tất cả những gì của cha đều là của con” (x, Lc 15,31).
        2/ Hình ảnh người con thứ
        Đây là một người con bất nhân, bất nghĩa. Vì chỉ khi nào trong gia đình người cha người mẹ không còn sống nữa thì những người con mới được hưởng phần gia tài mà cha mẹ đang có. Có chia thì chính người con cả hay một người nào khác đứng ra để chia cho mọi thành viên trong gia đình. Đằng này, khi người cha đang còn sống và người con cả cũng không nói gì mà người con thứ lại ngang ngược đòi chia gia tài “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng” (x. Lc 15,12).
        Khi đã lấy được tài sản, anh liền cuốn gói đi mà không một lời chào hỏi nào đối với người cha cùng với mọi thành viên trong gia đình. Anh đã lấy tất cả những gì là của anh để ra đi “anh thu gom tất cả rồi trẩy đi phương xa” (x. Lc 15,13). Đến một nơi mà anh hằng ấp ủ trong lòng, một nơi anh có thể rửa tiền tốt nhất, một nơi tội lỗi nhất nếu ai vào đó chắc chắn sẽ khó ra.
        Vâng, quả thực người ta thường nói “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Sau khi anh ta đã phung phí hết tài sản của mình, thì anh đành phải đi làm công cho một người. Ở nơi đây, người ta đã đối xử rất tệ bạc đối với anh ta. Người đời thường có câu “ác giả thì ác báo”. Điều này đã sẩy ra đối với anh. Chính lúc này, anh mới hồi tưởng lại những ngày ở bên người cha của mình. Anh đã so sánh giữa người làm công ở nhà và hiện trạng anh đang ở đây lúc này cách nhau một trời một vực “biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa còn ta ở đây lại chết đói” (x. Lc 15,17).
        Qủa thực, con người lúc sướng đâu có biết là mình sướng, để rồi lúc khổ mới nhận ra được mình sướng. Đây cũng là điều, con người không thể tự biết mình, cái biết về mình là nhờ người khác chỉ cho mình, để mình nhận ra mình. Chính những lúc đau khổ là lúc nhận ra mình nhiều nhất. Chính lúc nhìn lại mình là những lúc con người mang đầy thương tích.
        Cuối cùng anh đã quyết định trở về, dù có nhục nhã và không chấp nhận của người cha mình vẫn phải trở về để xin cha tha thứ. Mọi sự dường như anh đã chuổn bị cho chuyến hành trình trở về của mình. Đó là một sự ăn năn sám hối đến tận cùng nhất, chỉ mong cha chấp nhận như người làm công mà thôi, chứ anh không có đòi hơn.
        Nhưng một sự bất ngờ dành cho anh, dường như mọi sự không trong dự định và toán tính của anh. Chính người cha tỏ lộ tình yêu thương với mình trước, đây là một sự tha thứ lớn lao nhất mà anh ta không thể nào ngờ được. Người cha vẫn chấp nhận mình, một đứa con hỗn láo nhất. Anh vẫn nói những dự định của mình nhưng người cha đã không cho anh nói hết “Thưa cha con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa.” (x. Lc 15,21). Đó chính là tình yêu bao la mà Thiên Chúa cũng luôn dành cho mỗi người chúng ta khi ta phạm tội với Ngài mà biết ăn năn hối lỗi.
        3/ Hình ảnh người con cả
Khởi đầu, ta tưởng đây là một người con đạo hiếu, biết vâng lời cha, luôn ở bên và chăm sóc cho cha mọi công việc “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh cha” (x. Lc 15,29). Không ngờ, đây lại là một người con có tâm lòng hẹp hòi, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình chứ không có nghĩ đến người khác. Chỉ ở với tư cách là người hầu chứ không phải người con trong gia đình.
Xuất tháng, xuất năm anh ta luôn ở bên cha, nhưng thực ra anh ở bên cha chỉ với cái vỏ bên ngoài là thân xác chứ tinh thần và lòng mến yêu anh dành cho cha dường như không có chút nào. Chắc có lẽ hằng ngày anh luôn cầu cho người cha này chết đi để mình chiếm tất cả gia tài còn lại của người cha này hay sao.
Người ta thường bảo “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”, Qủa thực, người con cả này, thực sự đã lộ rõ tâm tính của anh ta sau khi người em trở về. Anh đâm ra ghen tức và không bằng lòng với hành động của cha là mở tiệc ăn mừng người em sau một thời gian ăn chơi trở về. Một lần nữa người cha lại hạ mình xuống đối với người con cả này, để van xin anh trở vào để cùng chung vui với gia đình “cha cậu ra năm nỉ cậu” (x. Lc 15, 28). Thái độ của anh vẫn khăng khăng không chịu vào, còn kể công lao của mình và gán ngay cho cha mình tội ích kỉ nữa “chưa bao giờ cha cho lấy được một con bê con để con ăn mừng” (x. Lc 15,29). Một lần nữa nước mắt người cha lại chảy ngược một lần nữa, chấp nhận cay đắng. Không ngờ anh ta ở với cha nhưng thực ra anh đâu có nhận ra được tình yêu thương của người cha dành cho anh, anh chỉ nghĩ đến cái gì là thực dụng mà thôi chứ không nghĩ mình ở với cha là một niềm vinh dự lắm hay sao.
Anh đã được nên một với cha mà từ trước đến này anh đâu có biết, anh chỉ sống với cái thân xác chứ lòng trí anh đâu có thuộc về cha, khi người cha nói “tất cả những gì của cha đều là của con” (x Lc 15,31). Nếu người biết nghĩ có lẽ câu này rất đau nhưng đối với người con cả này không biết có biết suy nghĩ hay không?. Đau ở chỗ, người con này quá vô tâm, chỉ nghĩ đến của cải. Anh không biết rằng xuất năm tháng qua anh đã làm chủ cuộc đời của cha, nên một với cha, cha ở trong con và con ở trong cha, mối dây này không bị gián đoạn, cha và con như hình với bóng bên nhau mà con không biết sao. Tất cả mọi thứ xung quanh anh sử dụng cũng như cha sử dụng mà, sao con lại nghĩ là cha không cho “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (x. Lc15,31).
II/ Áp dụng:
Qua bài Tin mừng trên, cho ta thấy hình ảnh người cha là hình ảnh Thiên Chúa. Hình ảnh 2 người con là hình ảnh của mỗi người.
Thiên chúa luôn luôn yêu thương con người. Ngài luôn tôn trong tự do của con người, Ngài luôn trông ngóng con người biết nhận ra lỗi lầm để quay trở về với ngài. Ngài luôn giang rộng cánh tay để đón chờ chúng ta trở về. Một khi chúng ta thật sự nhận ra lỗi lầm mà ăn năn trở về thì Thiên Chúa sẽ luôn vui mừng, tiếp đón chúng ta một cách nồng hậu nhất. Ngài sẽ không hắt hủi hay đuổi chúng ta đi, mà chính ngài sẽ ra đón và trào hôn bình an cho chúng ta.
Hình ảnh người con thứ, phải chăng đó là hình ảnh của con người. Chúng ta luôn mong muốn đi tìm cái mới lạ, thậm chí những đường hướng nghịch với Đức Ki-tô. Đối với xã hội ngày hôm nay, đây là một điều rất dễ dẫn chúng ta tới con đường của trụy lạc. Qua đó đánh mất nhân tính của mình.
Thực sự, những lần chúng ta rơi vào tình trạng tội lỗi như vậy, chúng ta có noi gương người con thứ để biết ăn năn trở lại để làm lại cuộc đời hay không? . Hay một khi đã đi vào con đường đó thì đi luôn “đâm lao thì theo lao”. Chúng ta đừng nghĩ, con đường tội lỗi của mình Thiên Chúa sẽ không tha thứ, Ngài luôn luôn mở rộng cánh tay để đón chờ, miễn làm sao chúng ta nhận ra được lỗi lầm và từ bỏ con đường tội lỗi để trở về với Ngài hay không. Cho nên, Đối với Ki-tô giáo, Bí tích Hòa Giải, là bí tích đưa chúng ta trở về với Thiên Chúa, cho ta được gắn kết với ngài sau những lầm lỗi của mình.
Mỗi lần đến với Bí Tích Hòa Giải, là mỗi lần chúng ta đối diện với những lầm lỗi của mình, để xin Chúa tha thứ và đón nhận người con tội lỗi này. Qua đó, chúng ta sẽ nhận được hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa luôn dành sẵn cho ta.
Nhiều lúc, chúng ta cũng rơi vào hình ảnh của người con cả. Từng giây, từng phút chúng ta ở trong nhà Chúa những chúng ta đâu có nhận ra tình thương Thiên Chúa dành cho ta. Nhiều lúc ta cũng ghen tỵ khi thấy một người cả một đời sống trong tình trạng tội lỗi và cuối đời xin được năn năn trở lại để lãnh nhận các bí tích. Tất nhiên Thiên Chúa rất vui mừng đón nhận vì cuối đời họ đã nhận ra được thánh ý Chúa.
Thực sự, chúng ta ở trong nhà chúa đó, nhiều lúc chỉ có xác chứ không có hồn, chúng ta chưa sống thực sự là người con cái Thiên Chúa. Chúng ta đón nhận Thân thể Chúa mỗi ngày đó, nhưng mình đã sống mối giây hiệp thông, có lấy Chúa làm tâm điểm cho đời sống mình hay là mình làm ô danh Chúa bằng chính đời sống bất nhân của mình. Mang trong mình người Ki-tô hữu, chúng ta phải sống như thế nào để chúng ta loan báo Tin mừng của Chúa cho moi người.
III/ Kết luận
Dụ ngôn người cha nhân hậu là bài học rất lớn cho con người. Hình ảnh hai người con luôn có ở trong con người của mình. Đoạn Tin mừng này cũng là niềm vui cho những người có tấm lòng ăn năn trở lại và cũng là những lời cảnh báo cho những người đã và đang theo Đức Ki-tô, đó là ở trong ngôi nhà của Thiên Chúa.

Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-su cũng nhắm tới những người biệt phái thời bấy giờ và nhắm tới chúng ta. Người cha là Thiên Chúa, người con thứ chính là hình ảnh những người thu thuế và tội lỗi, người con cả chính là những người thông thái về luật hay còn gọi là bọn biệt phái và Pha-ri-sêu.