Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

MỘT CHÚT SUY TƯ VỀ GIU-DA (Kẻ phản bội)

Anton Công Chính
Khi nói đến Giu-đa ta liên tưởng ngay đến người môn đệ bán Chúa Giê-su với 30 đồng bạc, chắc có rất nhiều người không ưa, và đôi khi còn có những lời chửi rủa, thóa mạ đối với Giu-da. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì trong suy nghĩ của mỗi người đều căm ghét những con người “ăn cháo đá bát”. Giu-đa đi theo Chúa Giê-su xuất chặng đường dài mà không tích góp được những lời hay lẽ phải mà cuối cùng đã phụ tình bạc nghĩa bán Thầy cho những người tìm cách giết Người chỉ với 30 đồng bạc. Chẳng lẽ con người của Giu-đa bước theo Thầy chỉ đáng giá với 30 đồng bạc thôi sao?. Khi suy nghĩ như thế thì ai mà không giận hờn, căm ghét, và đối khi lòng căm ghét dâng lên thì chắc cũng mượn câu nói mà Chúa Giê-su nói chung với các môn đệ trong bữa tiệc ly “khốn cho kẻ nào nộp Con Người: Thà nó đừng sinh ra thì hơn” (Mt 26,24). Qủa thực, hành động bán Chúa của Giu-đa không thể nào chấp nhận được. Nhưng qua đề tài này, người viết cũng muốn có chút cảm tưởng và đôi chút cảm thông cho con người Giu-đa, mặc dù những lời lẽ này không thể nào đổi “đen thành trắng” đối với hành động của Giu-đa nhưng như là một chút thương cảm và đôi khi là bài học cho những suy nghĩ của người viết trên đường bước theo Chúa. Một cách nào đó, trong cuộc đời đôi khi ta cũng “bán Chúa” để hưởng tư lợi cho riêng bản thân mình.
        Trước tiên, ta nhìn nhận với nhau rằng, Giu-đa trước khi được Chúa tuyển chọn để gia nhập vào nhóm 12 là một con người tốt lành. Chắc có lẽ Giu-đa cũng đã được nghe biết về Chúa Giê-su qua Gio-an tẩy giả rao giảng. Trong xuất cuộc hành trình rao giảng của Chúa Giê-su, Người luôn mời gọi những con người đặc biệt bước theo Người, để nghe và chứng kiến những việc Ngài làm như là bảo chứng tình yêu mà Người muốn truyền lại cho các ông sau này. Chắc có lẽ những người bước theo Chúa Giê-su rất đông đảo nên Ngài muốn chọn một số người trong những con người này để bước theo người cách đặc biệt để Ngài trao cho sứ vụ sau này. Chính vì vậy, Ngài đã lên núi để cầu nguyện với Chúa Cha xuất một đêm dài “Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12). Đây quả là một sự chọn lựa đầy căng thẳng và mang tính quyết định sau này, không biết nên chọn ai trong số những con người này đây, bởi vì người này được cái này thì lại mất cái kia. Có những người nói, trong suất đêm dài Ngài đã cầu nguyện để chọn Giu-đa hay không chọn Giu-đa, bởi vì Người biết chính con người này sau này sẽ giơ gót đạp mình. Chính vì vậy, trong suất đêm, Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Thiên Chúa Cha và dâng những con người này cho Chúa Cha để xin Ngài giúp sức. Chính vì vây, khi trời vừa sáng, Người đã xuống núi và kêu tất cả những người bước theo Người lại để chọn ra những con người đặc biệt để đi theo Người “Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6,13). Qủa thật, những con người được Chúa kêu tên đã rất vui mừng vì từ nay mình sẽ đi theo Thầy, được chứng kiến những việc Chúa Giê-su làm. Trong số 12 người được Chúa kêu tên chỉ có hai người thêm đàng sau tên của mình một biệt danh khác, đó là Phê-rô và Giu-đa “Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, Giu-đa It-ca-ri-ôt, người đã trở thành kẻ phản bội” (Lc 6,14.16).
        Để cho cộng đoàn được duy trì và phát triển, đặc biệt không để cho trường hợp “cha chung không ai khóc” thì trong cộng đoàn phải được chia ra mỗi người đảm nhận một công việc. Trong cộng đoàn mà Chúa Giê-su tuyển chọn thì Ngài đã giao cho Giu-đa nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là người làm quản lý, đây là một công việc liên quan đến việc sống còn của cộng đoàn. Phải chăng Chúa Giê-su đã rất tin tưởng Giu-đa khi giao cho ông nhiệm vụ này. Khi Chúa Giê-su giao cho ông công việc này thì ngầm ý nhắn với ông rằng từ nay ông sẽ phải làm cách nào đó để duy trì và bảo đảm sự sống cho Thầy cũng như cho các anh em trong cộng đoàn này. Giu-đa đã ý thức được sứ vụ cao trọng này nên ông đã không một chút lơ là trong chuyện này.
        Chặng đường bước theo Thầy với nhiệm vụ được trao phó, Giu-đa được chứng kiến những lần Chúa làm phép lạ như chữa cho những người bệnh được khỏi, cho kẻ chết sống lại. Nhưng cũng không ít những lần Giu-đa được chứng kiến những người không ưa Thầy, tìm cách để lăng nhục và không cho Thầy giảng dạy, những lần đó Thầy đều tìm cách lẩn trốn, không để cho những người chống đối bắt mình “Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi” (Lc 4,30), “Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su lánh đi và ra khỏi Đền Thờ” (Ga  8,59), “Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ” (Ga 20,39), Qua những đoạn Kinh Thánh trên cho ta thấy, giờ của Người chưa tới thì không ai có thể bắt Người, nhưng đối với Giu-đa thì cho rằng Thầy mình là một Người rất tài giỏi, ngoài việc giảng dạy và chữa bệnh cho người khác, Thầy còn là một người có “phép thuật” gì đó mà mọi người không thể nào bắt được Ngài. Chắc có lẽ, Giu-đa đã nuôi dưỡng ý tưởng này để một lúc nào đó sẽ phải dùng đến.
 Thật vậy, việc gì đến cũng sẽ đến, Giu-đa nhận thấy trong thời gian gần đây, khắp mọi nơi, đâu đâu người ta cũng lùng bắt Thầy. Người nào phát hiện ra Thầy mà báo cho quan thì sẽ được một mức hoa hồng xứng đáng “Còn các Thượng tế và người Pha-ri-sêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt” (Ga 11,57). Giu-đa nghĩ đến ngày lễ vượt qua của người Do Thái sắp đến, mà hiện tại trong ngân khoản của mình không còn một đồng xu dính túi thì làm sao có thể mua được thức ăn để cho Thầy và anh em cùng ăn trong ngày lễ này đây. Trong tình thế cấp bách, Giu-đa đã vắt tay lên trán để suy nghĩ xem tìm đâu cho ra tiền để dọn bữa ăn này đây, nếu không Thầy và các anh em sẽ trách mình là thiếu trách nhiệm. Trong một thoáng suy nghĩ, Giu-đa nhận ra Thầy rất tài giỏi thì ai mà có thể bắt Thầy được và nếu có bắt thì Thầy hoàn toàn thoát ra giống như những lần mình đã chứng kiến. Từ suy nghĩ đến hành động, Giu-đa đã mượn tiền để dọn một bữa tiệc hoành tráng để ăn mừng “Lễ Vượt Qua” của người Do Thái, sau đó tìm cách đến gặp Thượng tế để báo tin và nhận được hoa hồng để chi trả cho bữa ăn vừa xong “các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?. Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc” (Mt 26,14-25). Công việc của Giu-đa diễn ra đúng theo ý của mình, một bữa tiệc hoành tráng được dọn ra cho Thầy và các anh em của mình. Trong bữa tiệc có lẽ Giu-đa nghĩ rằng, Thầy đã rất khen ngợi với hành động của mình vì trong bữa ăn chỉ có Giu-đa được chấm chung một đĩa với Thầy, một cử chỉ mà không ai trong số những anh em mình có được “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy” (Mt 26,23). Khổ thay cho Giu-đa, theo Thầy suất chừng đó năm trời nhưng không hiểu được những lời Thầy rao giảng mà chỉ nghĩ đến con người xác phạm nên trong bữa ăn đã không hiểu được ý của Thầy nói. Ngay lập tức Giu-đa đứng dậy khỏi bàn ăn để đến báo tin cho vị Thượng tế và nhận được số tiền để trả nợ cho bữa ăn. Điều không may cho Giu-đa vì đã không diễn ra như ý nghĩ của mình, tưởng Thầy sẽ thoát ra khỏi vòng vây cách dễ đàng nhưng ai ngờ Thầy đã bị bắt và đánh đòn cách nhừ tử “Họ bắt Đức Giê-su, rồi điệu đến Thượng tế Cai-pha” (Mt 26,57). Giu-đa thấy như thế thì liền chạy đến vị Thượng tế để trả lại số tiền mà ông đã nhận, nhằm muốn vị Thượng tế hãy thả Thầy ra “Bấy giờ, Giu-đa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem 30 đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục” (Mt 27,3), nhưng Giu-đa đã hoàn toàn vô vọng vì thượng tế không nhận số tiền của ông và đồng nghĩa với việc thượng tế sẽ không thả Thầy “Can gì đến chúng tôi. Mặc Kê anh” (Mt 27,4) . Giu-đa đã thất vọng đến tột cùng, không còn lời nào để nói với các thượng tế. Mặc dù số tiền các thượng tế không nhận, và Giu-đa ý thức được rằng chính số tiền đang cầm trên tay là cái kết cho số phận của Thầy nên Giu-đa đã ném số tiền đó lại cho các thượng tế và ra đi thắt cổ “Hắn ném số bạc vào Đền Thờ, lui về rồi đi thắt cổ” (Mt 27,5). Trong hành động trả lại số tiền của Giu-đa cho các thượng tế, ta có thể nói đây là một sự ăn năn của Giu-đa và có thể nói hành động bán Thầy với 30 đồng bạc tự bản chất trong thâm tâm Giu-đa không hề mong muốn. Trong tình huống như thế này, nếu như Giu-đa sáng suất hơn thì chắc có lẽ Giu-đa sẽ nhận ra được ánh sáng để thực tâm trở về với Chúa và ra mặt để bảo vệ Thầy và làm chứng cho sự thật thì chắc có lẽ không có kết cục như ta thấy. Thực sự mà nói người ngoài cuộc thì có thể thấy được vấn đề nhưng người trong cuộc thì thật sự khó lòng thấy được vấn đề mà có hướng đi sáng suất hơn. Chính vì thế cái chết của Giu-đa lúc này cũng là điều tất yếu cho việc làm của mình.

Qua tìm hiểu và cảm thông cho số phận của Giu-đa thì cũng một phần nào đó giúp người viết nghĩ lại bản thân và đặt ra những câu hỏi. Hành động bán Chúa của Giu-đa khi xưa có khi nào trong cuộc đời bước theo chân Chúa ta cũng đang bán Chúa cách nào đó không ?. Chắc có lẽ có, bởi vì có những lúc ta không sống đúng với chức phận làm con Chúa và có những lúc ta không thắng vượt trước cám dỗ của ma quỷ mà chiều theo nó, đó chính là lúc ta bán Chúa với giá rẻ mạt nhất.

NHỮNG PHẢN BIỆN CỦA AUGUSTINO VỀ QUAN ĐIỂM CỦA PHELAGIO VỀ TỘI NGUYÊN TỔ

Anton Công Chính
        Con người luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và các nhà triết học nói riêng. Trải qua nhiều thế kỉ, đề tài này chưa có câu trả lời thỏa đáng cho ước nguyện tìm về nguồn gốc của con người. Qủa thật, tất cả những chứng cứ mà theo suy luận của con người đưa ra đều không thỏa đáng cho những mong muốn của họ và cuối cùng cũng chỉ đưa ra một suy luận cách chung nhất và cũng xuay quanh ý tưởng có một ai đó cấu tạo nến vũ trụ và con người này. Những tìm hiểu này cũng đang bỏ ngỏ để chờ một câu trả lời từ các nhà thần học mang lại và bổ trợ cho những suy tư của các nhà triết học. Các cuộc nghiên cứu và cuộc tranh luận về con người không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài của bản thể người nhưng còn đi xa hơn nữa trong nội tại bản thể con người. Đó chính là những điều thiêng liêng ẩn dấu bên trong con người, một trong những điểm lớn này đó chính là nguyên tội trong con người. Chính vì thế, Giáo hội Chúa luân phải đương đầu với những trào lưu tư tưởng không những ngoài Giáo hội mà ngay cả ở bên trong Giáo hội. Giáo hội tưởng chừng như đã bị vùi lấp trước những làn sóng tư tưởng cả trong lẫn ngoài nhưng Thiên Chúa quan phòng đã không bỏ rơi Giáo hội mà luân gửi đến những con người đám đứng lên để bảo vệ Giáo hội qua các trào lưu tư tưởng trong các thời đại. Các trào lưu tư tưởng không những không vui lấp được Giáo hội mà còn là cơ hội và bàn đạp để cho Giáo hội vươn lên và càng khẳng định sức mạnh của của mình hơn. Qủa thật “ Thiên chúa luôn viết trên những đường thẳng con ” (). Thật vậy, trước tư tưởng của Phelagio về nguyên tội và những lời phản biện của Thánh Augustino về nguyên tội như là một lần cho tất cả để ta có một cách nhìn và một lối suy nghĩ chắc chắn hơn về niềm tin có nơi mình. Để hiểu về quan điểm của Phelagio về nguyên tội và quan điểm của Thánh Augustino về nguyên tội như thế nào ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về từng quan điểm. Qua đó thấy được những điểm sai trái của Phelagio khi suy luận về nguyên tội và những lời phản biện của Thánh Augustino về quan điểm này.
1/ Quan niệm nguyên tội của Phelagio
        Trong quan điểm của Pelagio về tội nguyện tội mà Adam, Evà phạm tội không bị ảnh hưởng về sau. Tội này chỉ dành riêng cho Adam và Evà chứ không ảnh hưởng gì tới con cháu sau này. Chính vì thế, Ông đã đẩy quan điểm này lên một cái nhìn mới, đó chính là cái chết mà Adam được tạo dựng từ bản tính phải chết, chứ không phải chết do tội. Tội của Adam không ảnh hưởng trên tất cả mọi người. Vì thế, trẻ nhỏ được sinh ra trong tình trạng như Adam trước khi phạm tội và cái chết không phải do hậu quả của tội Adam trên bất cứ người nào. Mỗi người đều có khả năng không phạm tội, khả năng này luôn hiện hữu, bởi vì người ta có khả năng đạt tới đời sống vĩnh cửu nhờ việc tuân giữ Lề Luật, cũng như Luật Tin Mừng. Trong thể giới luân có những con người hoàn hảo, tức là những con người không hề phạm tội [1]. Dừng như Pêlagio đã tách biệt lập tội của Adam, Eva ra khỏi thế hệ con cháu của họ. Chính Adam, Eva đã phạm tôi thì chính họ phải chịu lấy những hình phạt của Thiên Chúa dành cho họ, còn những người được sinh ra về sau không ở trong tình trạng của Adam, Eva đã phạm tội mà ở trong tình trạng trước khi Adam, Evà phạm tội. Từ đó, Pêlagio đã phản đối và không tin nhận có bí tích rửa tội. Trẻ em được sinh ra ở trong tình trạng tinh tuyền, không vướng mắc gì đến tội của Adam, Eva xưa. Pelagio đã cho rằng tự bản chất con người khi sinh ra đã có khả năng phạm tội và khả năng này không ở đâu khác mà luôn hiện hữu ở ngay chính trong con người của đứa trẻ đó. Nên rửa tội cho trẻ sơ sinh là không đúng vì đứa trẻ này khi sinh ra chưa có tội gì thì làm sao có thể rửa tội cho họ, việc rửa tội này phải để cho thời gian đứa trẻ đó lớn lên và có ý thức về tội thì mới rửa tội cho đứa trẻ đó, chính lúc này đứa trẻ mới cần được ơn tha thứ từ Thiên Chúa. Thực vậy, trào lưu Pêlagiô có tham vọng thức tỉnh, nhờ sức mạnh của ý chí tự do, những đức tính bị ru ngủ bởi các thói quen gắn liền với tội lỗi. Bởi vì, trong con người luon có sự hiện hữu của sự tội, nên tỗi lỗi là con người phạm chỉ là thói quen đã có tự bản chất con người chứ không phải truyền từ ai cả. Theo Phái Pelagio, chính bởi thói quen này, khi bắt trước tội của Adam truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, và nó là đủ để giải thích tình trạng tội lỗi của nhiều người chứ không phải là tất cả. Vì thế họ đã loại trừ sự lan truyền của Tội Tổ tông. Qua đó cho ta thấy, sự hiểu biết của phái Pelagio về Ki-tô giáo là một sự chọn lựa của ý chí tự do mà các đòi hỏi của Ki-tô giáo, hàm chứa đựng trong Thánh Kinh và được đón nhận như một tổng hợp các huấn lệnh để tuân giữ, phải trở thành gia sản của người Ki-tô hữu [2]. Trong cái nhìn và lối suy nghĩ của Pelagio thì trẻ em khi được sinh ra hoàn toàn trong trắng, không vương mắc bất cứ một thứ tội nào, nên không cần đến ân sủng của Thiên Chúa lúc này. Pelagio cũng suy nghĩ cách chắc chắn đứa trẻ đó một ngày nào đó sẽ phạm tội, bởi vì sự tội luôn hiên hữu trong con người đứa trẻ nên sơm hay muộn họ cũng sẽ phạm tội và lúc này mới cần đến ân sủng của Thiên Chúa ra tay cứu giúp. Còn tội của Adam, Eva đã phạm trước kia thì tự họ phải chịu lấy những hình phạt và khi họ chết đi thì tội đó cũng đi theo họ và trở về với lòng đất.
 Với Pelagio, tương quan giữa Thiên Chúa và con người trước hết là tương quan giữa một Thiên Chúa công bình và một con người tự do. Một Thiên Chúa công bình nghĩa là Ngài thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ. Ngài không đòi hỏi quá đáng và bất khả thi đối với con người. Với những điều này, con người chỉ cần thực hiện những Giới Luật mà Thiên Chúa ban là được. Còn đối với nguyên tội, thì Pelagio cho rằng Thiên Chúa không thể chấp nhận sự lưu truyền Nguyên tội, một nguyên tội truyền giao từ người này qua người khác, vì như thế sẽ trái với luân lý của Ezekiel (Ch 18). Chính vì thế trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người, mỗi người khởi sự từ đầu nghĩa là mỗi người là Adam cho chính mình. Đối với con người tự do, thì Pelagio cho rằng con người được “giải phóng” khỏi Thiên Chúa, trưởng thành trước Thiên Chúa. Nếu “khả năng” đến từ Thiên Chúa, thì “ước muốn” và khả năng hoàn thiện phụ thuộc vào con người. Pelagio cho rằng tự do của con người trong lịch sử không thay đổi. Con người có thể làm điều thiện và tránh điều ác. Từ đó, Pelagio nghĩ đến con người có khả năng không phạm tội mà không cần sự trợ giúp nào từ ơn trên và nếu con người phạm tội thì họ có thể tự sám hối. Qua đó, cho ta thấy Pelagio đã hoàn toàn phủ nhận tội nguyên tổ và cũng phủ nhận và không cần đến ân sủng của Thiên Chúa trong đời sống con người.
2/ Quan điểm nguyên tội của Augustino
        Trong lúc Giáo hội đang phải đương đầu với những tử tưởng sai lạc của Pelagio thì Thiên Chúa đã gửi đến cho Giáo hội một con người rất mạnh mẽ, đứng lên để phản biện lại các tư tưởng sai lạc của Pelagio về nguyên tội. Dường như, Augustino đã trình bày các luận cứ của mình dưới ánh sáng của các bản văn Kinh Thánh. Từ đó, Augustino đã đưa ra chứng cứ “nếu Đức Ki-to đến để cứu đội mọi người, có nghĩa là mọi người đã phạm tội” [3] để phản biện lạiđã Phản biện lại Pelagio, khi ông phủ nhận nguyên tội và không cần đến sự chữa lành của Thiên Chúa đối với trẻ sơ sinh hay nói cách khác không cần bí tích rửa tội cho trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ khi sinh ra hoàn toàn tinh tuyền. Augustino giải thích quan niệm nhân học của mình về bản tính tự nhiên bị hư hoại. Con người không còn ở trong điều kiện của tình trạng tự nhiên như khi được Thiên Chúa tạo dựng.
        Augustino cũng phản biện lại quan niệm của Pelagio, khi ông nói rằng chỉ có khả năng thì thuộc về Thiên Chúa, còn ước muốn và hành động thì phụ thuộc vào từng con người. Quan niệm của Augustino về điều này như sau: Nếu Pelagio chấp nhận với chúng ta rằng những gì chúng ta được Thiên Chúa giúp đỡ, không chỉ khả năng của con người, nhưng cả ý chí và hành động, tức là những gì làm cho ước muốn và hành động phù hợp với điều thiện, và như tôi đã nói, nếu Pelagio chấp nhận rằng chính cả ý chí và hành động cũng được Thiên Chúa trợ giúp này, chúng ta không có ý chí và hành động phù hợp với điều kiện, và chính trong ân sủng của Thiên Chúa, thông qua Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta làm cho chúng ta nên công chính qua sự công chính của Ngài, chứ không phải của chúng ta, nói đúng hơn, sự công chính đích thực của chúng ta đến từ Ngài. Như vậy, tôi nghĩ rằng, không có sự tranh tụng giữa chúng ta, vì chúng ta luôn được ân sủng Thiên Chúa trợ giúp [4]. Đối với bản tính tự nhiện theo quan điểm của Pelagio thì Augustino đã áp dụng cho cả hôn phối để phản biện lại tư tưởng của Pelagio. Augustino nói rằng: với việc sinh sản, hôn nhân truyền giao bản tính tự nhiên, đó là điều tốt, còn những khuyết điểm của bản tính tự nhiên, là một sự dữ: bản tính này cũng có người tạo nên nó, bản tính này cần Đấng Cứu Chuộc [5].
       





          



[1] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 16.
[2] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 17.
[3] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 25.
[4] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 27.
[5] Bản dịch của Lm Nguyễn Tiến Dưng. AA. Giáo trình Nguyên tội ân sủng và sự công chính hóa. Tr 28.