Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

SOCRATE ĐÃ TÁCH LOGOS RA KHỎI MYTHOS


Logos: là vũ trụ luận, giải thích các sự việc dưa trên các ý niệm, khi dánh giá một sự vật thì nhìn sâu bên trong để đánh giá sự vật đó tốt hay sấu. Qua đó, ta tin tưởng hơn về cái mà ta nhìn nhận là đúng
  Mythos: Cho biết sự thật nhưng không giải thích được vấn đề đưa ra. Đó chỉ là những câu chuyện được lưu truyền từ đời này qua đời kia, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng , tình bằng hữu, Thần Thánh, cùng đích của cuộc đời. Những huyền thoại này được chấp nhận như sự thực, mặc dầu không ai chứng kiến những biến cố được mô tả trong cốt chuyện đó, cho dù những bài học được tút ra từ những huyền thoại ấy không phải luôn luôn đồng nhất với nhau.
   Socrate đặt ra vấn đề là phải tự cai quản bản thân, chỉ làm theo những gì lý trí tán thành hay sai bảo. Theo quan niệm của ông về sự thiện và  đức hạnh là:
 -  Quan niệm về sự thiện: Nghĩa là mục tiêu thật sự của đời sống là hạnh phúc. Điều tốt là điều giúp ta hạnh phúc, nhưng chủ yếu không phải là một hạnh phúc nào đó. Hạnh phúc mà người tầm thường vẫn gọi như là của cải, tiền bạc, quyền hành, danh vọng. Chúng không phải là điều thiện thật sự vì thường cũng sinh ra sự bất hạnh. Nhưng sự thiện phải là hạnh phúc của tâm hồn, là niềm vui nội tâm mà một linh hồn mạnh mẽ và hài hòa hay đức hạnh đem lại cho chúng ta.
 -  Quan niệm về đức hạnh:  Socrate yêu cầu là sự nhận thức rõ ràng Thiện và Ác, Công lý và bất công, điều kiện này cần và đủ cho Đức Hạnh. Đức Hạnh hàng đầu và trung tâm của đạo đức học của  Socrate là làm chủ bản thân, khi nó dành ưu tiên cho lý tính phải luôn được tuân thủ để suy tư, để sống hay để chết.
- Socrate đi tìm định nghĩa đạo đức bằng cách bàn cãi với các môn đệ của mình để tìm kiếm cách nhận thức đạo đức của họ, Ông quan niệm phải đi sâu vào những tâm hồn, đối tượng đúng của lý tính phải được nhận biết với sự đồng thuận của các tinh thần, nên người ta khám phá bằng bàn luận. Theo tinh thần của Socrate là sự khiêm nhường tri thức: trước hết phải biết rằng mình không biết gì. Socrate tìm cách hỏi các môn đệ để rút ra những chân lý từ tinh thần họ, có sẵn trong họ.

- Khi có ý kiến của người đối thoại, Socrate giả vờ chấp nhận và rút ra một số kết luộn, kể cả những kết luộn kì cục nhất. Người đối thoại bối rối về cách diễn dịch của ông, sau cùng phải từ bỏ định nghĩa ban đầu và Socrate yêu cầu người ấy tìm một định nghĩa khác.
- Những câu trả lời chịu sự phê phán được đem ra giải thích, qua đó ông so sánh những dữ kiện thu thập được để rút ra ý niệm được coi là mục đích của sự tìm tòi.
   Qua cuộc đối thoại giữa SocrateEuthyphro cho ta thấy, Socrate đã tìm đủ mọi cách để làm sáng tỏ và đi đến cái cuối cùng của đạo đức. Khi nhận được yêu cầu của Socrate, Euthyphro đã đưa ra một định nghĩa là “ đạo đức là là làm những gì chàng đang làm là : kết tội Cha mình”. Socrate cho cho rằng đây mới chỉ là ví dụ mà thôi chứ chưa phải là một định nghĩa, vì nó chưa xác định rõ ý niệm, hình thức của đặc tính  đạo đức. Euthyphro định nghĩa tiếp đạo đức là “ làm đẹp lòng Thần Thánh”  Socrate cho rằng nếu có những điều làm đẹp lòng vị Thần Thánh này, thì lại không làm đẹp lòng những vị Thần khác, trong trường hợp này có cùng một điều là vừa đạo đức và vừa phi đạo đức. Rồi  Euthyphro tiếp tục định nghĩa “ đạo đức là những gì được tất cả Thần Thánh yêu thích”. Socrate cho rằng với định nghĩa này nó chưa cho chúng ta biết chủ thể của hành vi đạo đức, mặc dù cũng có thể đúng, khi nói rằng tất cả những gì Thần Thánh yêu thích đều là đạo đức, nhưng một hành vì không trở nên đạo đức chỉ vì các Thần Thánh yêu mên nó, mà đúng hơn, các Thần Thánh yêu mến hành vi ấy, vì trước hết nó có tính đạo đức. Euthyphro tiếp tục một định nghĩa khác là “ đạo đức là yếu tố công chính mới thật phục vụ các Thần minh”. Khi Socrate hỏi phục vụ các Thần minh là gì thì Euthyphro trả lời đó là nghĩa vụ phải làm để phục vụ các Thần minh, là hiến tế và cầu nguyện. Nghĩa vụ này có nghĩa là, dâng lên Thần Thánh và đón nhận từ Thần Thánh, Socrate hỏi dâng lên Thần Thánh cái gì thì Euthyphro trả lời dâng lên Thần Thánh những gì đẹp lòng các vị ấy. Đến đây Euthyphro mới nhận thấy có sự mâu thuẫn và cuối cùng ông chấp nhận không định nghĩa đạo đức là gì.
     Qua đó, Socrate đã khai sáng cho Euthyphro những điều mình nói phải suy nghĩ thật kĩ và đặt ra mọi trường hợp để đi đến cái cuối cùng trước khi cho đó là chắc chắn và đúng nhất, từ đó cũng cho Euthyphro hiểu rằng khi đánh giá một sự việc ta nên dựa vào: giác quan, tri giác, tri thức và cái chắc chắn nhất là lý trí con người.

                                                                                       Ant Công Chính

Không có nhận xét nào: