I/ Dẫn Nhập
Trung tâm của
bộ Thánh Kinh là tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa, là ân sủng nhưng không mà
Thiên Chúa ban cho con người. Mời gọi mỗi người đáp trả lại bằng niềm tin và
phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Ngài. Tuyển chọn là trung tâm của Kinh
Thánh Cựu Ước. Sau những lần Chúa trừng phạt con người, cũng là những lần Chúa
tuyển chọn một ai đó để tiếp tục chương trình cứu độ của Ngài, như là một sự
thanh lọc. Cuối cùng Thiên Chúa đã chọn dân riêng của Ngài qua Apraham. Qua đó, Thiên Chúa sẽ thực
hiện lời hứa cứu độ qua con của ông bà là Ixaac.
Để hiểu rõ hơn về chương trình cứu độ của Thiên Chúa thực hiện nơi Apraham, ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về Apraham, trong Kinh Thánh Cựu Ước.
II/ Thiên Chúa tuyển chọn Apraham
Thiên Chúa đã
tuyển chọn Apraham từ một thế giới
trần luôn trong Tà Giáo, một nhóm ít người, thuộc thị tộc Thare sống tại Ur gần
vịnh Ba Tư , Ur cũng thường được gọi là Chalđê. Thị tộc này di chuyển về phía
Tây Bắc, đất Haran, gần nguồn sông Euphrates. Thiên Chúa phán với Apraham rằng: “Hãy đi khỏi xứ sở của ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi,
đến đất ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ cho ngươi thành một dân tộc lớn, ta sẽ cho
danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối phúc lành. Ta sẽ chúc lành cho
những ai chúc lành ngươi, ai mà nói động đến ngươi ta sẽ chúc dữ. Mọi thị tộc
trên trần thế sẽ lấy ngươi mà cầu phúc cho nhau”(St 12,1-3). Đó là những
lời hứa mà Thiên Chúa tự ý hứa với Apraham, con người đã được Thiên Chúa chọn để làm con tàu
cứu rỗi. Mặc dầu tội lỗi của con người có ngập tràn nhưng Thiên Chúa luôn quan
tâm đến con người và tìm mọi cách để cứu độ con người, đưa con người vào mối
hiệp thông với Ngài. Đó là ân sủng nhưng không mà Thiên Chúa dành cho con
người, đưa con người vào mối tình phu thê với Ngài.
Kinh Thánh Cựu Ước là một sự tái diễn không mệt mỏi lời mời gọi của Thiên Chúa
và lời đáp trả của Apraham. Qua đó,
cho ta thấy Apraham là trung tâm của Kinh
Thánh Cựu Ước, không một ai không
nêu gương ông, qua ông mà một dân dành riêng cho Thiên Chúa được hình thành, muôn
thế hệ noi gương lòng tin của ông. Apraham là người đầu tiên
đã đi vào sự hiệp thông và cận kề với Thiên Chúa. Chắc chắn trước ông đã có gia
đình ông Noe, đã nhận một sử mạng định
mệnh trong cơn lụt Hồng Thủy, nhưng Apraham là người đầu tiên
đã bị Thiên Chúa chộp bắt để dành riêng cho một sứ mạng thiêng liêng và đã có
được nơi ông câu trả lời do bởi đức tin.
Thiên Chúa tuyển chọn Apraham để qua đó Ngài thực
hiện yêu thương của Ngài đối với dân tộc mà Ngài đã chọn. Những lời mà Thiên
Chúa phán với Apraham: " Hãy đi khỏi
xứ sở của ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi, đến đất Ta sẽ chỉ cho
ngươi. Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn. Ta sẽ chúc lành cho ngươi và Ta sẽ
cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối phúc lành. Ta sẽ chúc lành cho
những ai chúc lành ngươi, ai mà nói động đến, Ta sẽ chúc dữ. Mọi thị tộc trên
trần thế sẽ lấy ngươi mà cầu phúc cho nhau” (St 12,1-3 ). Qua đó, cho ta thấy ơn
cứu độ của Thiên Chúa sẽ được thực hiện qua ông và một dân dành riêng cho Thiên
Chúa qua dòng tộc của ông. Một ân sủng nhưng không mà Thiên Chúa đã dành cho
con người và muôn thế hệ.
III/ Những thách đố trong tuyển chọn
1, Khi tuyển chọn Apraham, Ngài không đòi hỏi
ông làm gì nhưng chỉ đòi hỏi ông phải lên đường ngay lập tức “ Hãy đi khỏi xứ
sở của ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi” (St 12,1). Thiên Chúa
muốn đặt ông vào một sự bó buộc thay đổi tận căn dòng đời của ông, từ bỏ mọi
thứ sau lưng để bước vào một con đường mới, con đường vô định, đầy nguy hiểm mà
ông sẽ cảm nghiệm. ông không thể đoán trước được định mệnh của mình, về một xứ
sở mà ông chưa từng biết tới. Khi được Thiên Chúa mời gọi, ông đã sẵn sàng lên
đường đi theo tiếng Chúa mời gọi, mà không biết mình đi đâu, về đâu. Từ đó cho
ta thấy Apraham đã từ bỏ chính mình bằng sự phó thác hoàn
toàn con đường của ông cho Thiên Chúa. Apraham từ bỏ chương trình
thuộc về trần thế để bước theo một chương trình Thần Linh, một chương trình của
Thiên chúa.
Hình ảnh lên đường của Apraham là lời mời gọi
không ngừng của mỗi người. Thiên Chúa luôn mời gọi ta bước theo Người. Muốn được
như vậy thì phải từ bỏ chính mình, từ bỏ mọi thứ sau lưng. Cũng giống như Chúa
Giêsu nói với các môn đệ của Người “ Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình vác
Thập giá hằng ngày mà theo” hay “ Ai tra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng
thì không làm môn đệ tôi được” ( Mt 16, 24 ). Apraham là hình ảnh Thiên
Chúa dùng trong chương trình Cứu Độ của Ngài để muôn thế hệ noi theo lòng tin
của ông.
2, Thiên
Chúa nói với Apraham rằng“Hãy đi đến xứ
ta chỉ cho ngươi”(St 12,1). Thật khó lòng bỏ xứ ra đi, nhưng còn khó khăn gấp
bội để ra đi mà không biết mình đi đâu, không biết cái đích ở đâu, không biết điều
gì sẽ xẩy đến, không biết bao nhiêu thời gian. Qua đó cho ta thấy, Apraham lên đường trong sự
vô thức, không biết cái đích phải dừng chân là ở đâu, ông hoàn toàn phó thác
quãng đường với biết bao gian khó cho Thiên Chúa.
Qua đó, Chúa dùng Apraham để chỉ cho ta thấy,
con đường theo Ngài có muôn vàn khó khăn, gian nguy. Nhưng những lần như thế ta
có biết tìm đến Thiên Chúa là nguồn ủi an, hướng dẫn hay không. Nếu cứ theo ý
nghĩ của con người thì không bao giờ đến được cái đích cuối cùng là ở cùng Ngài
trên Nước Trời.
3, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho Apraham một người con trai.
Nhưng tháng năm vẫn dần dần trôi qua, khi Apraham đã già mà lới hứa
ấy vẫn chưa đến với ông. Nhưng dù có gắp gian nan khốn khó cho sự chờ đợi ông vẫn
kiên trì chờ đợi và tín thác nới Thiên Chúa với niềm xác tín ấy, Thiên Chúa đã
thực hiện và ban cho ông một người con trai và đặt tên là Ixaac. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất đối với ông, một niềm vui
mà hằng ngày ông vẫn mong chờ. Đó là một ân sủng mà Thiên Chúa dành cho Apraham, đó cũng là ơn cứu độ của Thiên
Chúa được thực hiện qua người con của Apraham
và một dân riêng của Ngài được thực hiện.
4, Khi Ngài ban cho Apraham một người con trai,
đó là một niềm vui rất lớn đối với ông, nhưng niềm vui đó Thiên Chúa lấy đi khi
Ngài nói với Apraham rằng
“Hãy đem con của Ngươi, đứa con một yêu dấu
của Ngươi là Ixaac, đến xứ Môrigia, mà dâng nó làm của lễ toàn
thiêu ở đấy, trên ngọn núi ta sẽ chỉ cho ngươi”(St 22,2). Một lời phán
như tiếng sét đánh ngang tai ông, nhưng ông vẫn không một lời phàn nàn. “Sáng
hôm sau, ông Apraham dậy sớm, thắng lừa
và đem theo hai đày tớ và con của ông là Ixaac,
ông bổ củi dùng để đốt lễ toàn thiêu, rồi
lên đường tới nơi Thiên Chúa bảo” (St 22,3). Cuộc hành trình của ông kéo
dài 3 ngày, đến ngày thứ 3 Apraham ngước mắt lên, thấy
nơi đó ở đàng xa, ông nhận ra chính nơi đó là nơi Thiên Chúa dùng để sát tế Ixaac. Mọi thứ đã chuổn bị xong, một
cuộc đối thoại giữa Ixaac và Apraham diễn ra rất cảm động:
Ø Ixaac
gọi Apraham một câu rất thân mật “ Cha”.
Ø Apraham
đáp “ Cha đây con ”.
Ø Cậu nói: “ Có lừa, có củi đây, còn chiên để
làm lễ toàn thiêu đâu ”.
Ø Apraham
đáp: “ Chiên làm lẽ toàn thiêu, chính Thiên Chúa sẽ liệu, con à, rồi cả hai cùng đi” (St
22,7-8).
Hình ảnh Apraham
sát tế Ixaac loan báo trước về ngày
chính con một Thiên Chúa cũng sát tế như vậy. Con số 3 đi theo xuất cuộc hành
trình ơn cứu độ của Ngài. Cuộc hành trình của Apraham dẫn Ixaac đến
nơi Thiên Chúa chỉ định xuất 3 ngày. Rồi cuộc hành trình của Đức Maria trở về nguyên quán của mình cũng
3 ngày. Rồi cả cuộc đời về ơn cứu độ của chính con một Ngài là Chúa Giêsu: Chúa Giêsu sống ở thế gian 33 năm, 30 năm sống ẩn dật tại Nadaret,
3 năm Ngài đi rao giảng Tin Mừng và chịu khổ nạn và Phục Sinh của Ngài.
Cuộc đối thoại giữa Apraham và Ixaac báo
trước về cuộc nói chuyện giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu trong vườn Giết-sê-ma-ni.
Trước
khi Ngài bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã Cầu Nguyện với Chúa Cha trong vườn Giết-sê-ma-ni, cùng đi với Ngài vào
vườn Giết-sê-ma-ni có các môn đệ của Ngài. Rồi Người đem 3 môn đệ thân tín
cùng đi với Ngài để cùng chia sẻ nỗi buồn tột cùng của Ngài là Phêrô, Giacôbê, Gioan. “ Người bắt đầu
cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông. Tâm hồn Thầy buồn đến chết
được. Anh em ở lại đây mà canh thức. Người đi xa hơn một chút nữa, sấp mình xuống
đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Ngài nói “Áp-ba, Cha ơi”, Cha làm được moi sự,
xin cất chén này xa con. Nhưng đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha muốn” (Mc14,32-36).
Cũng giống như Ixaac trước khi đi
lên núi đã gọi tiếng “ Cha”. Qủa thực,
Apraham đã hoàn toàn tín thác nơi
Thiên Chúa khi nói “ Lễ vật chính Thiên Chúa sẽ liệu”. Như Chúa Cha đã dùng con
một yêu dấu của mình xuống thế để cứu độ con người, đưa nhân loại trở về với Thiên
Chúa, tột cùng của ơn cứu độ là cái Chết và sự Phục Sinh của Ngài.
IV/ Kết luận
Qua việc tuyển chọn Apraham
cho ta thấy ơn cứu độ khởi đi từ Apraham,
vượt ra ngoài tính toán của con người, con người luôn phải lên đường đi theo
nghịch lý qua lịch sử các Tổ Phụ. Qua đó, Thiên Chúa luôn tỏ hiện Ngài sẽ đến
thế gian như là Thiên Chúa của Apraham,
Ixaac, Giacop. Tuyển chọn nói lên một hồng ân nhưng không mà Thiên Chúa đã
ban cho nhân loại, nó xuyên xuất trong thời Cựu Ước. Một ân ban được trải rộng
từ đầu cho đến cuối. Ân sủng và tự do là lời mời gọi giữa Thiên Chúa và con
người, nó được thể hiện qua niềm tin. Cứu độ là nhờ đức tin, sự tín thác vào
tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu luôn luôn đi bước trước của tự do, và cũng là
sự đáp trả tự do của con người, đó là sự đáp trả của Apraham bằng sự tín thác vào Chúa.
Apraham đã phó thác toàn bộ cuộc sống
của mình, ông dùng tất cả mọi tế nhị của đức cậy trông và sự trung thành của
mình. Không phải là thái độ của trí óc, nhưng là một sự dấn thân của tấm lòng,
một nội lực phát xuất từ bên trong của hữu thể. Đó chính là niềm tin của một
người bạn đối với một người bạn.
Apraham
là người đã sinh ra không chỉ dòng giống đông vô số, mà từ đó Đức Kitô đã được
sinh ra, mà còn tất cả những kẻ hiến dâng cuộc đời của họ cho Lời của Thiên
Chúa như ông. Chúng ta đã được liên kết với Apraham bởi đức tin.
Ant Công Chính
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước. Bản
dịch của nhều Tác Giả, bt Châu Anh Kỳ. < Nhà xuất bản TPHCM 1998 >, 2443.
2. Nguyên tác “ SALVATION”, Tác giả
NEAL M.FLANAGAN,osm, Lịch Sử Cứu Độ Dẫn Vào Thần Học Kinh Thánh, 376.
3. TANILA Hoàng Đức Ánh thuộc Dòng Đa Minh,
Lich Sử Cứu Độ, bt Phạm Gia Thoan, <
Nhà xuất bản Tôn Giáo >, 103.
4. Nguyên tác: Les Condits de Saint
Esprit. Tác giả: Mgr Gérard Huyghe, Những Con Đường Của Chúa Thánh Thần, nd F.ASSIS
Lê Văn Thành, bt Nguyễn Thu Hà, < Nhà xuất bản Tôn
Giáo 2009 >, 223.
5. Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao OP, Tìm Hiểu
Ngũ Thư, tài liệu dùng học lưu hành nội bộ, 226.