Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

SOCRATE ĐÃ TÁCH LOGOS RA KHỎI MYTHOS


Logos: là vũ trụ luận, giải thích các sự việc dưa trên các ý niệm, khi dánh giá một sự vật thì nhìn sâu bên trong để đánh giá sự vật đó tốt hay sấu. Qua đó, ta tin tưởng hơn về cái mà ta nhìn nhận là đúng
  Mythos: Cho biết sự thật nhưng không giải thích được vấn đề đưa ra. Đó chỉ là những câu chuyện được lưu truyền từ đời này qua đời kia, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng , tình bằng hữu, Thần Thánh, cùng đích của cuộc đời. Những huyền thoại này được chấp nhận như sự thực, mặc dầu không ai chứng kiến những biến cố được mô tả trong cốt chuyện đó, cho dù những bài học được tút ra từ những huyền thoại ấy không phải luôn luôn đồng nhất với nhau.
   Socrate đặt ra vấn đề là phải tự cai quản bản thân, chỉ làm theo những gì lý trí tán thành hay sai bảo. Theo quan niệm của ông về sự thiện và  đức hạnh là:
 -  Quan niệm về sự thiện: Nghĩa là mục tiêu thật sự của đời sống là hạnh phúc. Điều tốt là điều giúp ta hạnh phúc, nhưng chủ yếu không phải là một hạnh phúc nào đó. Hạnh phúc mà người tầm thường vẫn gọi như là của cải, tiền bạc, quyền hành, danh vọng. Chúng không phải là điều thiện thật sự vì thường cũng sinh ra sự bất hạnh. Nhưng sự thiện phải là hạnh phúc của tâm hồn, là niềm vui nội tâm mà một linh hồn mạnh mẽ và hài hòa hay đức hạnh đem lại cho chúng ta.
 -  Quan niệm về đức hạnh:  Socrate yêu cầu là sự nhận thức rõ ràng Thiện và Ác, Công lý và bất công, điều kiện này cần và đủ cho Đức Hạnh. Đức Hạnh hàng đầu và trung tâm của đạo đức học của  Socrate là làm chủ bản thân, khi nó dành ưu tiên cho lý tính phải luôn được tuân thủ để suy tư, để sống hay để chết.
- Socrate đi tìm định nghĩa đạo đức bằng cách bàn cãi với các môn đệ của mình để tìm kiếm cách nhận thức đạo đức của họ, Ông quan niệm phải đi sâu vào những tâm hồn, đối tượng đúng của lý tính phải được nhận biết với sự đồng thuận của các tinh thần, nên người ta khám phá bằng bàn luận. Theo tinh thần của Socrate là sự khiêm nhường tri thức: trước hết phải biết rằng mình không biết gì. Socrate tìm cách hỏi các môn đệ để rút ra những chân lý từ tinh thần họ, có sẵn trong họ.

- Khi có ý kiến của người đối thoại, Socrate giả vờ chấp nhận và rút ra một số kết luộn, kể cả những kết luộn kì cục nhất. Người đối thoại bối rối về cách diễn dịch của ông, sau cùng phải từ bỏ định nghĩa ban đầu và Socrate yêu cầu người ấy tìm một định nghĩa khác.
- Những câu trả lời chịu sự phê phán được đem ra giải thích, qua đó ông so sánh những dữ kiện thu thập được để rút ra ý niệm được coi là mục đích của sự tìm tòi.
   Qua cuộc đối thoại giữa SocrateEuthyphro cho ta thấy, Socrate đã tìm đủ mọi cách để làm sáng tỏ và đi đến cái cuối cùng của đạo đức. Khi nhận được yêu cầu của Socrate, Euthyphro đã đưa ra một định nghĩa là “ đạo đức là là làm những gì chàng đang làm là : kết tội Cha mình”. Socrate cho cho rằng đây mới chỉ là ví dụ mà thôi chứ chưa phải là một định nghĩa, vì nó chưa xác định rõ ý niệm, hình thức của đặc tính  đạo đức. Euthyphro định nghĩa tiếp đạo đức là “ làm đẹp lòng Thần Thánh”  Socrate cho rằng nếu có những điều làm đẹp lòng vị Thần Thánh này, thì lại không làm đẹp lòng những vị Thần khác, trong trường hợp này có cùng một điều là vừa đạo đức và vừa phi đạo đức. Rồi  Euthyphro tiếp tục định nghĩa “ đạo đức là những gì được tất cả Thần Thánh yêu thích”. Socrate cho rằng với định nghĩa này nó chưa cho chúng ta biết chủ thể của hành vi đạo đức, mặc dù cũng có thể đúng, khi nói rằng tất cả những gì Thần Thánh yêu thích đều là đạo đức, nhưng một hành vì không trở nên đạo đức chỉ vì các Thần Thánh yêu mên nó, mà đúng hơn, các Thần Thánh yêu mến hành vi ấy, vì trước hết nó có tính đạo đức. Euthyphro tiếp tục một định nghĩa khác là “ đạo đức là yếu tố công chính mới thật phục vụ các Thần minh”. Khi Socrate hỏi phục vụ các Thần minh là gì thì Euthyphro trả lời đó là nghĩa vụ phải làm để phục vụ các Thần minh, là hiến tế và cầu nguyện. Nghĩa vụ này có nghĩa là, dâng lên Thần Thánh và đón nhận từ Thần Thánh, Socrate hỏi dâng lên Thần Thánh cái gì thì Euthyphro trả lời dâng lên Thần Thánh những gì đẹp lòng các vị ấy. Đến đây Euthyphro mới nhận thấy có sự mâu thuẫn và cuối cùng ông chấp nhận không định nghĩa đạo đức là gì.
     Qua đó, Socrate đã khai sáng cho Euthyphro những điều mình nói phải suy nghĩ thật kĩ và đặt ra mọi trường hợp để đi đến cái cuối cùng trước khi cho đó là chắc chắn và đúng nhất, từ đó cũng cho Euthyphro hiểu rằng khi đánh giá một sự việc ta nên dựa vào: giác quan, tri giác, tri thức và cái chắc chắn nhất là lý trí con người.

                                                                                       Ant Công Chính

CÂU CHUYỆN HỒNG THỦY VÀ ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA


       Bạn thân mến:
       Lụt đại hồng thủy được kể lại nhằm giúp mỗi người nhận ra tội lỗi. Từ đó, con người, tội lỗi đã xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người. Đồng thời cũng nói lên tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trước tội lỗi, Người vẫn để lại một gia đình sống sót qua nạn hồng thủy đó là gia đình Nô-ê, “Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những đường cong”. Và Thiên Chúa đã lập giao ước với con người để con người được ơn cứu độ. Đó là niềm vui và hy vọng của con người sẽ được lãnh nhận từ chính Thiên Chúa, Đấng luôn giữ trọn, trung thành với lời đã hứa.
1.     Nguyên nhân xảy ra câu chuyện nạn Hồng thủy
       Loài người đã sa đọa đến tận thân tâm. Trước sự sa đọa vô phương cứu chữa đó của con người, Thiên Chúa đã phàn nàn, hối tiếc vì đã dựng nên họ. Sách sáng thế (St 6, 5 – 7) diễn tả cho ta biết: Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu xa suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: “Ta sẽ xóa bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, loài bò sát và chim trời, vì Ta hối hận đã dựng nên chúng”. Lối nói “như nhân” này cho ta thấy tình trạng loài người thê thảm đến mức nào. Tội lỗi đã lan tràn đầy mặt đất, và là một cái gì đó không hiểu được. Việc Thiên Chúa xúc động mạnh cũng có nghĩa việc Người tiêu diệt sự sống trên mặt đất không phải là một cách thản nhiên, lạnh lùng. Nhưng đó như là một hậu quả tất nhiên của tội, một đòi hỏi của sự thánh thiện của Người. Đồng thời súc vật cũng cùng chung số phận với con người là bị tiêu diệt, vì chúng được dựng nên để phục vụ con người.
       Thiên Chúa tỏ ra rất nghiên khắc, nhưng cũng rất nhân từ, khi gìn giữ, cứu sống ông Nô-e và gia đình thoát khỏi lụt hồng thủy, vì ông sống thực thi những lời Đức Chúa truyền dạy, và được đẹp lòng Người (x. St 6,8).     
       Thiên Chúa đã chọn ông Nô-e, Người đã tỏ cho ông, đồng thời cho ông đóng một chiếc tàu. Chiếc tàu có thể chứa được tám người, cùng các con súc vật và những vật dụng cần thiết. Ông Nô-e đã vâng lời Đức Chúa và bắt tay vào việc thực hiện như lời Người phán với một lòng tin tưởng không nghi nan hay hỏi han, thắc mắc điều gì. Như vậy, các sinh vật liên đới với con người trong hình phạt thế nào thì cũng sẽ liên đới trong ơn được cứu sống. Các con vật được đưa vào tàu, với nguồn tư tế thì mỗi loài một đôi. Với nguồn cổ xưa thì mỗi loài thanh sạch là bảy đôi, còn loài ô uế thì một đôi. Còn bảy ngày nữa là lụt hồng thủy sẽ xảy ra, Đức Chúa đã bảo ông đưa gia đình và súc vật thanh sạch cũng như ô uế vào tàu để tránh lụt hồng thủy. Ông Nô-e đã thi hành mọi điều Thiên Chúa truyền cho ông (x.St 7,1-6). Khi gia đình ông và mọi súc vật vào trong tàu, Thiên Chúa đóng cửa tàu lại để nước không vào trong được.
       Năm 600 đời ông Nô-e. Tháng 2, ngày 17 tháng ấy, các mạnh nước của vực thẳm rộng lớn đã bật tung, các cống trời mở toang, nước lũ cuồn cuộn càng lúc càng mạnh trên mặt đất phun lên, và nước mưa trên vòm trời đổ xuống mặt đất bốn mươi ngày bốn mươi đêm (x.St 7,11-12). Mọi núi cao khắp nơi dưới gầm trời đều bị phủ lấp. Mọi xác phàm di động trên mặt đất đều tắt thở. Thiên Chúa xóa sạch mọi loài trên mặt đất, từ con người cho tới gia súc, chỉ còn lại gia đình ông Nô-e và những gì ở trong tàu với ông. Nước lũ cuồn cuộn trên mặt đất một trăm năm mươi ngày (St 7,23-24).
       Khi đã nguôi cơn giận, Thiên Chúa nhớ đền ông Nô-e và mọi thú vật trong tàu của ông. Thiên Chúa đóng các mạnh nước và cổng trời lại, và cho một cơn gió thổi làm cho nước rút đi. Sau bốn mươi ngày, ông thả chim bồ câu trong tàu ra để kiểm tra xem nước đã rút hết chưa. Trong tàu, ba lần ông No-e thả chim bồ câu cho thấy thời tiết thuần hóa dần dần:
       Lần thứ nhất, nó trở về tức khắc, vì nước vẫn tràn ngập hết.
       Lần thứ hai, tới chiều nó mới trở về, mang theo một nhánh ô-liu non.
       Lần thứ ba, ông thả bồ câu ra, và lần này nó không trở về nữa, và ông hiểu là nước đã rút cạn hẳn.
       Ông rỡ nóc tàu và cả gia đình cung súc vật ra khỏi tàu. Ông và gia đình lập bàn thờ và dâng kính Đức Chúa của lễ toàn thiêu các súc vật thanh sạch. Đức Chúa đã ngửi thấy mùi thơm từ của lễ ông Nô-e dâng kính, đã làm cho Thiên chúa nguôi giận. Và Người đã “đơn phương” kí kết giao ước với ông Nô-e, Đức Chúa nói với lòng mình: “Ta sẽ không còn nguyền rủa đất đai vì con người nữa. Hẳn, từ niên thiếu lòng con người vẫn toan tính điều xấu xa, nhưng ta không còn đánh giết mọi sinh vật như ta đã làm! Bao lâu đất này còn, thì mùa gieo mùa gặt, trời lạnh và trời nóng, tiết hạ với tiết đông, ban đêm với ban ngày, sẽ không ngừng đắp đổi” (St 8,21-22).
       Sau đó, Thiên Chúa chúc lành cho gia đình ông Nô-e và thiết lập một trật tự mới sau lụt hồng thủy, loài người được lệnh sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất. Thay vì an bình thư thái thì con người phải chiến đấu, con vật chỉ quỵ lụy con người, khi con người làm cho chúng khiếp sợ. Con người được ăn thú vật, nhưng không được ăn máu chúng vì nó biểu hiện cho sự sống. Một điều nữa là Thiên Chúa cấm kỵ con người làm đổ máu kẻ khác, Người sẽ trừng phạt tử hình kẻ giết người, và ngay cả thú vật làm tôn thương nhân mạng cũng bị giết. Đó là vì con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa (x.St 9,1-6).
       Đồng thời Thiên Chúa thiết lập giao ước với ông Nô-e, gia đình và tất cả các loài từ tàu đi ra, cùng với tất cả dòng dõi những người ấy từ này về sau. Thiên Chúa sẽ không bao giờ khiến lụt hồng thủy hủy diệt các vật như trước nữa. Giao ước này được Thiên Chúa đơn phương ký kết với con người mà không cần con người phải cam kết điều gì đối với Người. Đó là một giao ước, một ân huệ, có giá trị như một di chúc. Vì thế mà dấu chỉ minh ước của nó ở giữa trời và đất được chọn là một cái “cầu vồng”. Cầu vồng là một hiện tượng đẹp của trời đất, chỉ sự trường tồn của luật thiên nhiên, tượng trưng cho minh ước vĩnh cửu (St 9,16-17). Mặc dầu tội lỗi và bạo lực nơi con người là nguyên nhân của nạn hồng thủy. Tuy nhiên, lòng thương xót và kiên nhẫn của Thiên Chúa vượt trên những xấu sa đó. Người duy trì lời chúc phúc nguyên thủy và bảo đảm sự trường tồn của vũ trụ, trong đó Thiên Chúa sẽ thực hiện công trình cứu độ.[1]
2.     Ý nghĩa nổi bật của câu chuyện nạn Hồng thủy.
Lụt Hồng thủy được nói đến trong sáng thế và Cựu ước:
Trong sách thánh coi lụt hồng thủy như là một hình phạt thích đáng cho những người quá ư trụy lạc đến vô phương cứu chữa. Tội lỗi đã lan rộng đến mức độ vượt qua cả ranh giới giữa trời và đất, ý nghĩa này được nhấn mạnh trong (St 6,5-8; 8,21-22) là: “lòng con người toan tính điều xấu”. Theo văn hóa Hi-lạp, trái tim trước hết không phải là trung tâm tình cảm nhưng là tri thức và ý muốn. Do đó, điều nhấn mạnh ở đây là toàn bộ suy tư và đời sống con người đã ra xấu xa, tội lỗi không những gây hại giữa người với nhau, mà còn xúc phạm đến Thiên Chúa: Ngài đã “buồn” vì tội lỗi của con người.[2]
Thiên Chúa rất mực thánh thiện và công chính không thể làm ngơ mà không trừng phạt tội lỗi. Hình phạt là một điều chắc chắn mà Thiên Chúa sẽ xét xử và không tội nhân nào thoát được. Nhưng Người vẫn đầy lòng thương xót nhân loại, Người muốn cứu nhân loại bằng cách cứu một phần dư tồn là người công chính là ông Nô-e và gia đình của ông, làm như mầm mống để tái lập nhân loại sau lụt hồng thủy. Và cũng vì thương mà từ nay Thiên Chúa nhẫn nại chịu đựng, không thi hành xét xử “nhãn tiền” với nhân loại tội lỗi.
Lụt Hồng thủy được nói tới trong Tân ước và Kitô giáo:
Trình thuật này đã được vận dụng vào đời sống của Hội thánh một cách hết sức phong phú. Nước hồng thủy được coi như là hình bóng của bí tích Thánh tẩy. Cũng  như nước hồng thủy vừa hủy diệt nhân loại tội lỗi vừa tác sinh nhân loại mới. Nước Thánh Tẩy cũng tha thứ tội lỗi và biến đổi chúng ta thành những con người mới. Đồng thời cũng tiên báo sự xét xử thời cánh chung. Bây giờ, Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi, nhưng ta phải tỉnh thức vì ngày xét xử cũng sẽ đến bất ngờ như thời ông Nô-e và sẽ hủy diệt những kẻ tội lỗi bằng lửa (x. 2Pr 3,2-10).
Trong thư của thánh Phêrô tông đồ (1Pr 3,20) đã ám chỉ con tàu của Nô-e là hình ảnh tiên trưng cho Hội thánh trên đời này. Nhờ con tàu ông Nô-e duy nhất cứu ông và gia đình là phần dư tồn của nhân loại được cứu qua cơn đại hồng thủy, thì những ai sống trong Hội thánh là con tàu dẫn con người tới nguồn ơn cứu độ.[3]  Nô-e cũng là hình ảnh loan báo Chúa Kitô, Đấng là Đầu của nhân loại mới được canh tân trong Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy (8,20). Nô-e dâng lên Thiên Chúa hiến lễ đẹp lòng Người, và Thiên Chúa đã thiết lập một giao ước bao gồm cả nhân loại chứ không giới hạn cho một dân tộc, như trong sáng thế (St 9,8-11) Thiên Chúa nói với Nô-e: “Đây Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này. Mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa”. Giao ước này loan báo giao ước tối hậu được thực hiện trong Chúa Kitô.
3.     Bài học nạn hồng thủy trong đời sống đức tin.
Nguyên nhân xảy ra trận lụt hồng thủy là do tội lỗi con người. Thiên Chúa đã phạt con người một cách nhãn tiền, cho nước tẩy rửa hết mọi tội lỗi trên mặt đất. Tuy thế, Thiên Chúa vẫn cứu sống một người. Một gia đình biết vâng nghe, tin và thực hành như lời Người truyền dạy cho dù không trông thấy.
Sự sống của con người không do mình tạo ra, mà do Thiên Chúa ban cho. Nên trong cuộc sống thường ngày, con người luôn ý thức Chúa đang hiện diện và đồng hành, hãy ký thác mọi biến cố vui buồn…dâng tất cả lên cho Ngài với lòng biết ơn và yêu mến, như xưa khi ra khỏi tàu gia đình ông Nô-e lập bàn thờ và tiến dâng lên Thiên Chúa của lễ toàn thiêu, của lễ đã được Thiên Chúa ưng nhận.
Là con người thì không thể tránh hết những sai lầm trong cuộc sống. Thiên Chúa là Đấng nhân hậu và giàu lòng thương xót nên đã cứu vớt gia đình ông Nô-e. Do đó, khi con người mắc những sai lỗi với Chúa, với tha nhân thì thật lòng chạy đến với Thiên Chúa để được ơn giao hòa, và được ân nghĩa cùng Người.
Con tàu ông Nô-e trong lụt hồng thủy cũng là hình bóng của con tàu Hội thánh đang lữ hành trần thế. Con tàu đã cứu duy nhất gia đình ông Nô-e ra khỏi lụt hồng thủy. Hội thánh cũng là con tàu cứu độ. Từ đó, có một câu nói danh tiếng: “Ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ”[4]. Như vậy, phải chăng tất cả mọi người ngoài Hội thánh công giáo thì không được ơn cứu độ?. Trước băn khoăn đó, Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Những người không biết đến Tin Mừng của Đức Kitô và Hội thánh Người mà không do lỗi của họ, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, cố gắng chu toàn thánh ý của Ngài bằng các công việc theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời”[5]. Như vậy, người không cùng niềm tin tôn giáo với Hội thánh công giáo, mà thực hiện những chỉ dẫn của Công đồng trên thì cũng được ơn cứu độ muôn đời.
4.     Kết luận
Câu chuyện về đại hồng thủy vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Sau nạn hồng thủy, Thiên Chúa đã kí kết giao ước với con người qua muôn thế hệ là sẽ không cho nước tàn phá và giết hết con người sống trên mặt đất nữa (x.St 9,8-11). Và Thiên Chúa đã tỏ tình yêu, lòng thương xót của Người qua việc từ nay Thiên Chúa “nhẫn nại” chịu đựng, không thi hành ngay sự xét xử đối với nhân loại tội lỗi. Đó là một cơ hội tốt cho những ai biết ăn năn trở lại sau những tháng ngày đắm chìm trong “vũng bùn” tội lỗi. Và cũng thật là vô phúc cho những ai không nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa khi không tìm đường trở về sau bao phen tội lỗi.
Trong xã hội này, tội lỗi xấu xa cũng không kém phần như trong câu chuyện nạn hồng thủy. Sống trong một xã hội như thế, hình ảnh của ông Nô-e luôn biết lắng nghe tiếng Chúa nói và thực thi lời Chúa truyền dạy cho dù con mắt xác thịt ông không trông thấy. Hình ảnh đó giúp và khơi dậy trong tâm hồn con người ngày nay phải biết lắng nghe tiếng Chúa qua Lời của Ngài trong Kinh Thánh, cũng như trong mọi biến cố cuộc sống. Và thực hành là điều tiên quyết qua việc làm việc lành tránh việc xấu, trở nên người công chính trước mặt Thiên Chúa và con người.
Như thánh tông đồ Phêrô nói trong thư của Ngài là: Anh hãy sẵn sàng trả lời cho những ai chất vấn về niềm tin và niềm hy vọng vào Đấng mà anh em đang rao giảng và hãy trả lời cho họ một cách hiền hòa và kính trọng (x.1Pr 15-16).
                                                                          Nguyễn Văn Đoàn
                                                                             Chỉnh sửa: Công Chính


[1] x. Sách học hỏi Kinh thánh: Tìm hiểu Sáng thế 1-11, tr 112
[2] x. Sách học hỏi Kinh thánh: Tìm hiểu Sáng thế 1-11, tr 112
[3] x. Lm Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao. O.p, Tìm hiểu Ngũ Thư, , tr 123
[4] x. ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đường Về Emmaus - học Thánh kinh trong 100 tuần, Nxb Tôn giáo, tr 32.
[5] Hiến chế tín lý về Giáo hội, số 16

LỪA DỐI CHÍNH MÌNH


Bạn thân mến:
        Con người là một điều bí ẩn nhất và là nguồn của mọi nhận thức. Không ai có thể hiểu thấu tận căn con người mình. Con người là mỗi quan tâm hàng đầu của tất cả mọi lĩnh vực. Mọi phát sinh, mọi thất bại và mọi ô nhiễm cũng từ con người mà ra. Ngay trong chính bản thân con người mình cũng có sự khác biệt. Cái tay không thể đụng chạm được chính cái tay của nó và ngón tay cũng không thể nào tự đụng đến ngón tay nó. Chính vì vậy, trong con người có sự không hiểu nhau thì làm sao có thể hiểu được người khác cách chắc chắn và chia sẻ cho nhau cách trung thực được. Trong con người luôn có sự chọn lựa xấu hoặc tốt. Trong bản thân con người nhiều lúc chính mình cũng không hiểu chính mình. Nhiều lúc đã tự lừa dối chính mình để được tư lợi cho bản thân. Khi nhìn đến đề tài này chắc các bạn sẽ thật lực cười và đặt ra những câu hỏi mình mà không biết mình thì con làm được chuyện gì ?. Làm sao có sự mâu thuẫn như vậy được ?. Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong phần này. Giúp các bạn phần nào hiểu được chính con người mình. Trong đề tài này tôi sẽ đi vào ba vấn đề mà chính con người tự lừa dối chính mình.
          1/ Ta tự cho phép mình mắc sai lầm. Con người không có cái gì là không có thể làm cả. Ngay cả bản thân mình cùng tự lừa dối mình. Trong con người tiền thức vô thức có khả năng chiếm trọn mọi tính cách và hành động của mình. Tiềm thức vô thức đó một khi trỗi dậy làm chi phối con người ta. Trong con người luôn có sự dằng co giữa ý thức và vô thức. Hai bản năng đó luôn hiện diện trong con người, để điều khiển và thúc giục con người nên làm hay không nên làm. Đó là một sự chọn lựa để sau khi chọn thì lương tâm ta không bị áy láy vì hành động đó. Trong con người, nhiều lúc ta tự cho phép mình mắc những sai lầm. Cho phép mình tự lừa dối chính mình. Đó là cách mà con người tự an ủi mình và giúp mình đứng lên mỗi khi làm những điều sai trái. Trong cuộc sống thường ngày ai cũng có những lúc sai trái nhưng nếu cứ ỷ lại và luôn nghĩ rằng mình được quyền sai trái thì còn gì là ý nghĩa của cuộc sống nữa. Để rồi những điều mình không được phép sai trái mà ta luôn nghĩ mình được phép sai thì công việc và xã hội này sẽ đảo lộn và làm cho bản tính con người luôn chiều theo những việc sai trái. Bạn đã bao giờ khi Cha mẹ bạn nhờ bạn một công việc gì mà bạn không có thích mà bạn lại vâng lời cách nhanh chóng là đi làm luôn không ?. Có bao giờ một việc mà mình không thích mà có ai nhờ bạn sau đó bạn làm ngơ sau khi người đó hỏi lại là bạn quên chư ?. Thực chất trong tất cả mọi cái quên của bạn là bạn nhớ rất rõ nữa. Chỉ vì những lý do ngoại tại nên bạn đã tự lừa dối chính mình là cho phép mình được quên vì chuyện đó để cho tâm trí mình đươc yên.
          Trong Tin Mừng (Mt 21,28-32) có nói tới câu chuyện về hai người con trai. Một hôm người Cha nói với hai người con trai: Người Cha nói với người con thứ nhất rằng: Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho. Nó đáp: Con không muốn đâu. Nhưng sau đó, nó hối hận, nên nó đi. Ông lại đến gặp người con thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: Thưa ngài, con đây! nhưng rồi lại không đi. Qua đoạn Tin mừng trên cho ta thấy có hai cảnh tượng. Một cảnh tượng là trả lời với Cha là không đi. Nhưng sau đó nghĩ lại rồi lại đi. Sở dĩ người con này nghĩ lại vì trong bản tính của con người thường có những phản hồi ngay tức khác. Việc phản hồi đó càng nhanh khi việc được giao là việc mình không thích và không mong muốn. Chính những phản hồi ngay lập tức đó nên thiếu sự suy xét nên dẫn đến những sai lầm. Khi người con này nghĩ lại thì nhận ra là mình đã sai. Trong thâm tâm anh ta cảm thấy mình mắc lỗi với Cha. Vì nghĩ rằng cơm áo ta mặc đều do công ơn của Cha mà hôm nay Cha nhờ con mà con lại không làm thì quả là một điều lỗi lớn đối với Cha. Sự phản hồi của anh ta lúc đó là do bản năng thúc giục anh ta chứ thật sự anh ta không có muốn như vậy. Anh ta tự xác định lại căn tính con người anh ta nên anh ta đã đi. Anh ta đã tự biết mình và không muốn lùa dối sự lười biếng của mình nữa và anh đã quyết định ra đi để sửa sai.
Hình ảnh người con thứ cho ta thấy rất rõ là anh ta đã tự lừa dối mình, tự lừa dối người Cha của mình. Anh ta đã sống hai mặt với chính con người của mình. Khi được người Cha mời gọi anh ta đi làm và anh đã đáp lại cách mau mắn là dạ con đi làm. Nhưng thực chất lúc này trong thâm tâm anh là cứ vâng lời cho qua chuyện để lấy lòng người Cha trước. Còn đi làm hay không là quyền của mình. Trong thâm tâm anh ta là anh sẽ không đi là. Mặt ngoài của anh ta tỏ ra là một người con rất ngoan ngoãn, hiền lành vâng lời Cha cách triệt để. Nhưng trong lòng anh ta thì cả một sự den tối, một sự chống đối Cha cách mãnh liệt. Tự lừa dối mình để được lòng người Cha. Để thể hiện uy tín của mình là người con tốt.
Qua đây, mỗi người trong chúng ta cũng hãy nhìn vào bản thân của ta xem, đã có bao giờ mình sống hai mặt với những người xung quanh Chưa ?. Tôi tin chắc rằng ai trong chúng ta cũng có, không những thế mà còn hại biết bao người nữa là đang khác. Tôi không phải vu khống cho các bạn những điều đó. Tôi xin được lấy một số ví dụ để chứng minh điều của tôi. Các bạn đã bao giờ thật lòng với chuyện thi cử chưa ?. Các bạn đã bao giờ nói dối Cha mẹ chưa ?. Các bạn đã có bao giờ cãi lời cha mẹ chưa. Các bạn đã có bao giờ làm cho Cha mẹ các bạn phải buồn phiền chưa ?. Các bạn đã có bao giờ làm cho người yêu mình phải thất vọng về mình Chưa ? Các bạn đã bao giờ lừa người yêu hay một người bạn nào đó chưa ?. Hàng loạt những câu hỏi đó sẽ là điêm nhấn cho các bạn suy nghĩ về chính mình. Đây cũng là cơ hội không những cho các bạn mà cho chính tôi cũng được nhìn lại bản chất thật con người của mình. Chắc có lẽ bạn và tôi chưa một lần ngồi nhìn lại bản thân của mình có những gì và thiếu những gì, nó đẹp hay nó xấu. Tại vì nhiều lúc chính hành động của tôi cũng không biết là tôi đang làm cái gì nữa. Nhiều lúc tôi không phải là chính tôi. Đó là điều nói dối thứ nhất.
2/ Điều thứ hai trong cuộc sống, mình tự dối mình là luôn khẳng định “việc xấu đó sẽ không sẩy ra đối với bản thân mình và điều xấu đó sẩy ra đến với người khác”. Điều này tự biện minh cho hành động sai trái của mình. Không nhận lỗi làm về mình. Khi một tập thể hay sống trong một làng xóm, chỉ vì tư lợi cá nhân mà mình đã lấy của người khác các đồ dùng nhưng không muốn người khác nghĩ mình là người ăn trộm nên đã tìm đủ mọi cách để đổ lỗi cho người khác để mình không bị mắc vào thói ăn trôm. Nhưng thực chất việc đó lại do mình gây nên.
          3/ Điều thứ ba cho phép mình tự lừa dối mình là luôn tự cho mình là “con nhiều thời gian mà”. Khi một bài kiểm tra Thầy giáo đưa ra để làm nhưng trong thâm tâm chính bản thân ta luôn nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian để làm bài này. Bây giờ ta cứ chơi cho thoải mái đã vội gì phải làm gấp gáp như vậy. Chính vì ta tự lừa dối mình nên ta đã để cho thời gian trôi đi cách vô nghĩa. Luôn nghĩ rằng trong khoảng thời gian dài đó chỉ cần hoàn thiện một bài kiểm tra là đủ nhưng ta không ý thức rằng còn biết bao công việc đang còn dở dang chờ ta làm.
          Đó là những điều mà con người thời nào cũng mắc phải không ít thì nhiều. Trong con người có sự tự lừa dối mình nên có biết bao những hành động sai trái, những lời nói làm thương hại đến đồng loại. Luôn tự cho mình là đúng và phủ nhận những sai trái của mình đã làm thương hại đến biết bao nhiêu người. “điều tốt tôi muốn tôi lại không làm còn điều xấu tôi không muốn tôi lại làm”. Đây cũng là một điều mà biết bao con người gặp phải. Chung quy lại cũng chỉ vì bản tính tự biện minh cho những hành động sai trái của mình. Tự lừa dối chính mình để những việc làm sai trái của mình không phải đến từ ý thức của mình mà đến trong vô thức mà thôi. Vô thức tức là một hành động không được suy nghĩ chắc chắn là làm việc đó có hại cho bản thân và cho người khác. Nên tôi lỗi gây ra trong hành động này là do thiếu ý thức nên ta mới làm như vậy mà thôi.
          Không có sự lừa dối nào khủng khiếp cho bằng tự mình lừa dối chính mình. Tự bản thân mình còn như vậy thì nói chi đến xã hội chung quanh. Có biết bao những tại hại gây ra cho môi trường xã hội. Để rồi một xã hội chìm ngập trong sự giả tạo mà chính con người tạo ra. Tự con người hủy diệt chính mình chứ không phải một ngoại tại nào gây nên. Cũng vậy, cái chết của Chúa Giesu không phải của những người biệt phái và phái pha ri sêu nhưng chính chúng ta làm nên cái chết của Ngài. Một cái chết chính người đồng loại giết người đồng loại của mình. Đó là một hành động nghê tởm nhất mà trong thâm tâm con người luôn chất chứa. Thế giới ngày nay cũng đang rơi vào tình trạng con người giết con người. Chỉ vì tính ích kỉ và luôn nghĩ tới bản thân mà làm hại biết bao người vô tội, những con người đang có cuộc sống bình yên.
          Theo con, tự lừa bản thân giống với sự lạc quan và quá tự tin, như những thành kiến khác, nó đều có lợi và hại. Về mặt tích cực, niềm tin không có bằng chứng về bản thân con người và giúp nâng cao hạnh phúc nói chung bằng cách giúp con người đương đầu với stress, nó có thể làm tăng sự kiên trì khi làm những việc khó hoặc tẻ nhạt, làm ta thử những kinh nghiệm mới. Con người khăng khăng lừa dối bản thân một phần để duy trì một hình ảnh về bản thân tích cực. Ta phớt lờ những thất bại của mình, nhấn mạnh những thành công (ngay cả khi chúng không hoàn toàn của ta) và thích đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh bên ngoài khi thất bại. Mặt tiêu cực, tự lừa bản thân có thể làm ta đau khổ rất nhiều khi sự thật cuối cùng được tiết lộ. Nhưng không còn cách nào khác lừa dối bản thân để được hạnh phúc được giờ nào hay giờ đó.
Lừa dối là một chủ đề mà nhiều người ngày nay quan tâm và tự đặt cho mình những suy nghĩ chín chắn để cho mình khỏi bị mắc lừa vì người khác. Thế giới ngày hôm nay sự thật không còn trên của miệng của từng người nữa. Sống với nhau nhưng luôn luôn cảnh giác vì sợ người khác không thật với mình. Một lời ta nói ra luôn để cho người khác suy nghĩ điều đó có thật hay chỉ là một trò đùa. Vì nghĩ rằng bản thân mình còn lừa dối chính mình thì làm sao mà có thế nói sự thật với người khác được.

At Công Chính