Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

ƠN CỨU ĐỘ NHÌN TỪ BIẾN CỐ VƯỜN GHẾT-SÊ-MA-NI

Anton Công Chính
          Vườn Ghết-sê-ma-ni là nơi gặp gỡ của Chúa Giê-su với Chúa Cha. Trong mọi biến cố diễn ra trong cuộc đời công khai, Ngài đều đến nơi đây để gặp gỡ Chúa Cha. Chính vì thế, trong mọi việc Ngài rao giảng không phải Ngài làm cách “đơn phương độc mã” nhưng Ngài hành động trong sự hợp nhất với Chúa Cha. Chính nơi đây, Chúa Giê-su đã kết hợp với Chúa Cha trong việc tuyển chọn các môn đệ và cũng chính nơi đây Ngài bước vào cuộc Thương khó trong tin yêu, phó thác nơi Chúa Cha để cứu độ nhận loại. Trước khi chọn những người Ngài gọi trở thành môn đệ, Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha suất đêm “Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suất đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6, 12-13). Trước khi Ngài bước vào cuộc Khổ nạn Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha suất đêm, hầu mang lại ơn cứu độ cho nhân loại, đỉnh cao ơn cứu độ chính là hy tế Thập giá. Qua hy tế này nhân loại sẽ nhìn lên và tìm về với Chúa, là nguồn tình yêu đích thực. Sau một đêm chờ đợi, trông ngóng, các ông đã nhận được niềm vui khi Ngài kêu gọi các ông bước đi theo Người. Đây quả thật là một điểm nhấn và khởi đầu cho mối tương giao thân mật giữa Chúa Giê-su và các môn đệ. Từ đây, Chúa Giê-su và các môn đệ như hình với bóng trong xuất cuộc hành trình rao giảng và trở thành những người tiếp nối sứ vụ của Ngài. Niềm vui, niềm tin tưởng của các môn đệ với Chúa  Giê-su càng được nhân lên gấp trăm khi chứng kiến Thầy chữa cho nhiều người được khỏi “Đức Giê-su đi xuống cùng các ông, Người dừng lại ở chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người” (Lc 6, 17-19).
Niềm vui các ông dành cho Chúa Giê-su bao nhiêu, phải chăng là nỗi buồn của Chúa Giê-su sẽ phải đón nhận bấy nhiêu, bởi vì chính nơi đây và chính những con người này đã quoay lưng lại với Người trong Cuộc Thương khó, đỉnh cao của Tình Yêu mà Chúa Giê-su dành cho nhân loại “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,9). Đây cũng là đề tài, người viết muốn đề cập để thấy ơn cứu độ của Chúa Giê-su, nhìn từ biến cố vườn Ghết-sê-ma-ni khởi đầu cho lời loan báo “Giờ Ngài Đã Đến” (x.Ga 16,32 ), qua đó thấy được tột đỉnh Tình Yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại.
 1/ Đức Giê-su hấp hối trong vườn Ghêt-sê-ma-ni
          Trong suất cuộc đời rao giảng của Chúa Giê-su, vườn Ghết-sê-ma-ni là nơi Ngài thường xuyên lui tới để cầu nguyện với Chúa Cha. Chính vì thế, các biến cố xẩy ra trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giê-su, Ngài không tự ý làm một mình nhưng luôn luôn có sự hoạt động của Chúa Cha trong công việc đó. Con đường đến với vườn Ghết-sê-ma-ni trở nên quyen thuộc đối với Chúa Giê-su, vì đây là nơi gặp gỡ thân mật giữa Chúa Cha và Chúa Giê-su. Chẳng vậy, để bắt đầu với một biến cố hay kết thúc một biến cố nào đó trong lần rao giảng của Ngài, thì việc trước tiên là Ngài đến nơi đây để cầu nguyện. Thực vậy, nhiều thánh sử nói đến việc Chúa Giê-su cầu nguyện một mình, chẳng hạn như: “Sau khi giải tán đám đông, Người đi lên núi mà cầu nguyện, chiều đến Ngài vẫn ở đó một mình” (Mt 14,23) hay “Sau khi bảo các môn đệ xuống thuyền sang bên bờ bên kia về thành Betsaida trước, Người ở lại giải tán đám đông rồi một mình lên núi cầu nguyện” (Mc 6,45-46). Qủa thật, nếu nói về địa lý, một người không quen biết và thần thạo với con đường đến Ghết-sê-ma-ni thì khó lòng có thể đến được, đó là chưa kể đến những bất trắc trên đường, nhưng đối với Chúa Giê-su, con đường đến vườn Ghết-sê-ma-ni đã “nằm gọn” trong đôi chân của Ngài. Để rồi, Ngài đến đây bất cứ lúc nào, bất cứ giờ nào, ngày cả trong đêm tối “sáng sớm lúc trời còn tối mịt, Người đã thức dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc 1,35). Thánh Augustino đã giải thích việc Chúa Giê-su thích cầu nguyện một mình nơi hoang vắng, vì trong trí khôn loài người nào có thể hiểu thấu được đường lối nhiệm màu của Chúa. Vì thế, không tạo vật nào có thể chia sẻ các tư tưởng và tình hiệp thông mật thiết giữa Ngài với Chúa Cha được [1]. Qủa vậy, Đức Giê-su nếm trải cuộc Thương khó trong sự hiệp thông tròn đầy với Chúa Cha và với Chúa Thánh Linh. Đức Giê-su không đợi chờ sự can thiệp của Chúa Cha để thay đổi tiến trình cuộc Thương khó nhưng Người biết rằng tương quan của Người với Chúa Cha sẽ là sức mạnh để Người sống với nhân loại trong hoàn cảnh: “Này đến giờ - và giờ đã đến rồi – anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng, Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy” (x. Ga 16,32) [2].
          Sau khi dùng bữa với các môn đệ và căn dặn các ông, Ngài đi cầu nguyện như mọi lần khác nhưng lần này Ngài không còn đi một mình mà có các môn đệ đi cùng. Chắc có lẽ các môn đệ thầm nghĩ, chắc có điều chẳng lành xẩy ra với Thầy sao?. Con đường đến vườn Ghêt-sê-ma-ni gắn liền với việc cầu nguyện của Chúa Giê-su, sao hôm nay trở nên nặng nề, lúc này có thể đếm được từng bước chân của Ngài. Khi đến nơi, Người đã mang theo Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an (x. Mc 14,33), đây là lần thứ hai, Người mang ba ông này đi riêng với Ngài đến tận nơi Ngài thường hay lui tới để cầu nguyện [3]. Trên đường đi riêng với ba môn đệ, Chúa Giê-su nhận thấy một cảnh tượng sắp xẩy ra thật hãi hùng, ghê sợ đến nỗi Đức Giê-su cảm thấy hãi hùng xao xuyến (x. Mc 14,33). Trong lúc này, Chúa Giê-su liền cất tiếng nói với ba môn đệ “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức” (Mc 14,34). Lời mời gọi tỉnh thức là đề tài căn bản cho lời rao giảng tại Giê-ru-sa-lem nhưng lời mời gọi của Chúa Giê-su hôm nay trở nên khẩn thiết hơn vì “giờ của Ngài sắp đến”. Thật vậy, cầu nguyện là một cuộc chiến đấu, chiến đấu với bản thân ta và chống lại các mưu chước của ma quỷ cám dỗ, vì chúng làm mọi cách để con người bỏ cầu nguyện, không kết hợp với Thiên Chúa [4]. Chính vì thế, Chúa Giê-su mời gọi các ông hãy cầu nguyện trong giờ phút này kẻo sa trước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối (Mc 14,38). Trong các đoạn Tin mừng, có thể cho ta một lối suy nghĩ Đức Giê-su dường như đã biết trước số phận khổ đau ấy (x. Mc 14,8-21.27-31), Nhưng Ngài bước vào cuộc Thuơng khó với thái độ hoàn toàn tự do (x. Mc 8,31;14,42), qua đó nói lên rằng Ngài chịu khổ như người công chính vô tội (x.Mc 14,55). Như thế, cuộc Khổ nạn là giờ phút quyết định của lịch sử cứu độ, lúc mà lời các tiên tri được ứng nghiệm [5]. Qua đây cũng cho ta thấy, khởi đầu sứ vụ rao giảng của Chúa Giê-su, chúng ta bắt gặp hình ảnh Chúa Giê-su chịu sự cám dỗ của ma quỷ trong sa mạc và Ngài đã chiến thắng. Có thể nói, cơn cám dỗ luôn đi theo Chúa Giê-su, cho tới lúc chết Ngài vẫn còn bị con người cám dỗ chạy theo chủ trương cứu thế theo tâm thức của nhân loại. Trên núi sọ, người Do thái đã thách thức Chúa Giê-su “Nếu Ngài là con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi Thập giá đi rồi chúng tôi sẽ tin”(Mt 27, 39-44). Trong giới ký lục, bô lão, tư tế cũng nhạo cười và nói rằng “Nó đã cứu được người khác, mà không tự cứu mình. Nếu nó là Vua It-ra-el, thì hãy xuống khỏi Thập giá và chúng tôi sẽ tin” (Lc 23,35-38). Qủa thật đây là một tâm trạng của người “đau khổ”, không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết được. Trong cái nhìn nhân loại thì Chúa Giê-su bước vào cuộc thương khó trong sự cô đơn, bởi vì những người thân tín nhất của Ngài là các môn đệ nhưng các ông dường như không thể hiểu được điều gì sẽ sẩy ra với Thầy đây và mình phải làm gì trong lúc này?. Chẳng có lẽ, Qua biến cố này, Thầy sẽ dậy cho mình bài học gì chăng?. Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an, là những môn đệ thân tín nhất của Ngài và được chứng kiến biết bao “cảnh tượng” được Thầy “tỏ hiện” mà các ông cũng không hiểu thì làm sao các môn đệ khác có thể hiểu được biến cố gì đang xẩy ra. Nhìn bề ngoài là như thế nhưng Chúa Giê-su bước vào cuộc thương khó với tất cả một Thiên Chúa, để dành lấy vinh quang cho nhân loại và nhân loại được hưởng nguồn ơn cứu độ.
          Cùng lúc đó “Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén đắng này xa con. Nhưng đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn”” (Mc 14,35-36). Đây là cuộc trở về với Chúa Cha trong tình yêu thương, trong sự vâng lời của Chúa Giê-su và đặc biệt hơn đây là một lời cầu xin của Chúa Giê-su cho toàn thể nhân loại đang sống trong tội lỗi, xin được Chúa Cha tha thứ “ Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Thật vậy, từ trong tận đáy lòng Ngài đã thốt lên “Áp-ba, Cha ơi”. Đây là một lời kêu xin của một “Người Con” đối với “Người Cha”, để được tha thứ, nhưng  đối với W. Kasper cho rằng: Để nắm bắt mối tương quan của Đức Giê-su với Chúa Cha– Abba trong cái chết của Người, thì việc giải thích tiếng kêu về sự ruồng bỏ “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”(Mt 15,34). Như thể là một trích dẫn trong  Tv 22, tiếng kêu này không được giải thích như một kiểu nói về sự thất vọng, nhưng được hiểu như một kiểu diễn tả về sự tin tưởng [6]. Ngài biết Cha Ngài làm được mọi sự, nhưng Ngài không xin điều mà con người trần gian thường hay xin, mà Ngài xin điều Cha muốn Con làm. Điều con người trần gian thường hay xin chỉ như những giọt “mồ hôi” bình thường nhưng điều Cha muốn đó là những giọt mồ hôi này trở thành những “giọt máu” được hòa quyện để cứu độ nhân loại (x. Lc 22,44). Nhờ những giọt máu của Chúa Giê-su mà nhân loại được sống trong ân nghĩa với Ngài. Ngài đã vâng lời và chết thay cho cả nhân loại để nhờ đó nhân loại được hưởng ơn cứu độ (Rm 5,7-9). Cái chết của Người trên Thập giá cũng cho ta thấy Người đã chiến thắng trong mọi lãnh vực và quyền lực địa ngục, chiến thắng tội lỗi và sự chết (x. Rm 5, 12-21).
 Trước khi bước vào cuộc khổ nan, Ngài đã trải qua những giây phút thật hãi hùng cả về tinh thần lẫn thể xác. Một cuộc chiến đấu thiêng liêng đầy cam go, để dành lấy sự chiến thắng nơi Chúa Cha. Một nỗi đau khổ, một lời cầu xin được hòa quyện trong một thân thể bừng cháy lòng yêu mến “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,9). Người chấp nhận đau khổ và chết trong tâm tình tuân phục đối với kế hoạch cứu độ của Chúa Cha và yêu thương đối với loài người [7]. Các môn đệ là những người từng chia sẻ đắng cay, ngọt bùi trong quãng thời gian Ngài rao giảng, nhưng trong lúc này các môn đệ đã bỏ rơi Thầy, để mình Thầy phải chiến đấu. Ba môn đệ thân tín của Ngài cũng trở nên “hỡ hững” trước biến cố sắp xẩy ra. Các ông “hỡ hừng” đến nỗi không cần quan tâm đến việc Thầy làm, để rồi tìm chỗ nào đó đánh một giấc ngủ. Khi Chúa Giê-su trở lại thấy các ông vẫn đang ngủ thì Người gọi dậy và nói “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao ?” (Mt 26,40). Lúc này ta có có thấy được, bộ mặt thật của các môn đệ khi theo Người. Các ông theo chân Chúa nhưng các ông luôn nghĩ về thế gian để tìm chút vinh hoa cho đời của mình mà các ông không hề nghĩ đến sứ vụ sau này các ông phải làm như Thầy đang chịu. Mặc dù được nhắc nhở nhưng các ông vẫn không hiểu được lời của Thầy. Chính vì thế, sau khi Chúa Giê-su đi cầu nguyện các ông lại tiếp tục ngủ như thường, như không có chuyện gì sắp sẩy đến cho Thầy cũng như cho mình. Có thể nói, Chúa Giê-su trong sự “băn khoan, lo lắng” vừa kết hợp với Chúa Cha vừa phải giữ cho các môn đệ khỏi sa chước cám đỗ, nên Ngài đã thường xuyên lui tới chỗ các môn đệ và luôn căn dặn các ông phải cầu nguyện để khỏi sa trước cám dỗ. Thật vậy, các ông “hờ hừng” trước cuộc “khổ nạn” của Thầy đến tận cùng nhất, ba môn đệ đi vào chỗ Ngài cầu nguyện chỉ với một thân xác chứ không mang một tinh thần “đồng cảm” với cuộc “khổ nạn” của Ngài “Bấy giờ Người đến chỗ các môn đệ và nói với các ông: Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao ?. Này, giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kẻ nộp Thầy đã tới” ( Mt 26,45-46). Sau những giờ phút này, mối tương quan giữa Chúa Giê-su và các môn đệ trở nên xa cách. Niềm vui của các môn đệ được tiếp nhận khi xưa, nay trở thành nỗi buồn và phân ly. Chính nơi đây các môn đệ được đoàn tụ để cùng nhau chia sẻ niềm vui và cũng chính nơi đây các môn đệ trở nên phân tán và tách biệt nhau mỗi người mỗi phương. Chúa Giê-su đã “đau khổ” trước khi bước vào cuộc khổ nạn nhưng lại càng đau khổ hơn khi nhìn thấy các môn đệ “hờ hững” trước biến cố này. Nhưng trong cơn hấp hối, Ngài đã sẵn sàng chấp nhận trong Tình Yêu và trong sự Vâng Phục Chúa Cha, Ngài chấp nhận tất cả những gì xẩy đến cho Ngài [8]. Như thế, Người làm cuộc Thương khó trở thành một cuộc chiến thắng. Vì là Người thật, Đức Giê-su không biết chắc chắn về tương lai. Nhưng Người tin tưởng hoàn toàn, tức là với chính mức độ của sự thân mật tràn đầy của Người với Chúa Cha – Đấng là nguồn mạch của sự sống – rằng Chúa Cha sẽ làm cho Người chỗi dậy nhờ Chúa Thánh Thần từ trong cõi chết. Vậy, sự tin tưởng này nơi Đức Giê-su mạnh hơn bất cứ người nào khác [9]. Nhờ cuộc chiến thắng này, Thiên Chúa đã siêu tôn người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Chính vì thế, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ muôn vật phải bái quỳ và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi người phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giê-su Ki- tô là Chúa (Pl 2,9-11).
2/ Nụ Hôn Đoạn Tuyệt
          Trong màn đêm tĩnh lặng, bổng trở nên náo loạn của một đám người. Các môn đệ tưởng cũng giống như mọi lần, những người đến để xin Thầy chữa bệnh. Nhưng càng đến gần các môn đệ nhận thấy, đây không phải là những người đến xin Thầy chữa bệnh mà là những người đến để gây chuyện, có thể là những người ăn cướp. Nên các môn đệ đã bao vây Thầy, để bảo vệ không để cho những người lạ mặt này gây chuyện. Thấp thoáng trong ánh đuốc phập phồng, các môn đệ đã trông thấy Giu-da, người anh em của mình “Người đang nói, thì Giu-đa, một người trong nhóm mười hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người đông đảo mang gươm giáo, gậy gộc. Họ được các thượng tế và kỳ mục trong dân sai đến” (Mt 26,47). Chắc có lẽ các ông không hiểu tại sao Giu-đa lại đi với đám người này trong đêm tối?. Chỉ có Chúa Giê-su mới hiểu điều gì đang diễn ra với Giu-đa. Chỉ trong chốc lát đám quân do Giu-đa cầm đầu đã bao vây Thầy cùng các môn đệ. Một cảnh tượng trở nên náo động, những ánh đuốc được pha lẫn với những chiếc gươm sáng lóa toát lên trong màn đêm. Chắc có lẽ, Phê-rô là người rất lanh miệng đã có những câu hỏi với Giu-đa. Tại sao mày lại đi với những tên này?. Tại sao mày biết chỗ này, bởi vì mày chưa từng tới đây mà?. Mày làm việc này vì ai đó?. Mày không coi Thầy là Thầy của mày nữa à? Mày làm việc này vì lý do gì?. Mày đúng là thằng “ăn cháo đá bát” Và cầu hỏi trở nên cao trào hơn, mày không nói tao sẽ giết mày cùng những người này. Giu-đa đã không trả lời câu hỏi nào của Phê-rô mà chỉ có cái nhìn rảo qua những người anh em của mình, và “đưa mắt” nhìn Thầy. Ánh mắt này không như ánh mắt bao lần Giu- đa đã nhìn khi đi theo Thầy. Đây là ánh mắt của chia ly, ánh mắt của tiền bạc. Từ đó, Giu-đa tiến lại gần Chúa Giê-su nhưng Phê-rô đã rất mạnh mẽ, mày mà tiến lại gần Thầy tao sẽ giết mày ngay, nhưng Chúa Giê-su lên tiếng nói với Phê-rô cứ để anh ta tiến đến với Thầy đừng ngắn cản người anh em của con. Trong lúc này, binh linh đang vây quanh Chúa Giê-su và các môn đệ, mặt cách mặt trong những chiếc gươm. Trước khi dẫn quân tới, Giu-đa đã căn dặn các binh lính “Tôi hôn ai thì chính là người đó, các anh bắt lấy” (Mt 26, 48). Giu-đa tiến gần đến với Chúa Giê-su, và Ngài đã nói ngay với Giu-đa rằng “Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi” (Mt 26,50), và ngay lập tức Giu-đa đến chào và hôn người (x. Mt 26,49). Cái “hôn” của Giu-đa đã làm loạn cả một vùng trời bình yên trong đêm. Cái “hôn” thể hiện niềm yêu thường, niềm vui mừng và một lời cầu chúc cho một ai đó, nhưng đối với Giu-đa “cái hôn” trở thành một sự chia rẽ, một sự phản bội và trở thành dấu hiệu cho những người thù địch của mình. Giu-đa đã bán chính “cái hôn” yêu thương và sự cưu mạng suất chặng dài bước theo thầy để lấy 30 đồng bạc. Chỉ nhẽ, tình yêu mà Giu-da dành cho Thầy chỉ đáng với 30 đồng bạc thôi sao. Giu-đa bán “cái hôn” chính là bán tất cả con người của Giu-đa cho kẻ thù. 
Phê-rô là người rất “cương trực”, không thể đứng để kẻ thù tấn công mà không có sự chống trả, liền rút gươm để chồng trả kẻ thù và bảo vệ Thầy. Gươm của Phê-rô đã giáng xuống trên những người lính và máu đã đổ trong trận chiến qua “cái hôn” của Giu-đa. Ông Si-mon Phê-rô có sẵn một thanh gươm bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y ( Ga 18,10). “Cái hôn” của Giu-da lúc này không phải là “cái hồn” bình thường nhưng là “cái hôn” của giá máu. Thật vậy, vườn Ghêt-sê-ma-ni trở thành một nơi bạo động và phân ly, bởi vì trong cuộc khổ nạn Người bị khủng hoảng trước cái chết gần kề, và cũng chính nơi đây, Người bị kẻ phản bội hôn trên mặt. Nơi đây, Người bị các môn đệ bỏ rơi. Nơi đây, Người phải chiến đấu cho bản thân tôi [10]. Xét theo con người thì nơi đây trở thành một bãi chiến trường, nơi thể hiện sự thất bại của Chúa Giê-su trong cuộc đời rao giảng nhưng đối với tình yêu của Thiên Chúa thì những biến cố này đã mở ra và là một ân ban cho toàn thể nhân loại cách rõ ràng nhất. Chính giá máu của Người đã gột rửa tâm hồn mỗi người và đưa con người sống trong tình yêu của Thiên Chúa.
3/ Chúa Giê-su đứng giữa cuộc chiến
          Ghêt-sê-ma-ni là nơi Chúa Giê-su thường đến để cầu nguyện với Chúa Cha. Khu vực này thường ngày rất yên tĩnh, ít người lui tới. Chính vì thế, đã tạo một không gian yên tĩnh để Chúa Giê-su được tâm sự và thưa chuyện với Chúa Cha. Khung cảnh tĩnh lặng đó nay trở thành một nơi náo động, nơi của sự tranh chấp, nơi của đổ máu. Người đẫn đầu toán quân không phải ai khác lại là chính người môn đệ của Ngài. Chính nơi đây Chúa Giê-su đã chọn người này gia nhập vào đoàn ngũ các tông đồ thì cũng nơi đây người môn đệ này đã dùng “cái hôn” để bán Thầy cho các thượng tế chỉ với 30 đồng bạc. Từ đó cho ta thấy Giu-đa là người vô ơn bạc nghĩa đến ngần nào, hằng ngày sống bên Thầy nhưng tính chung lại tình nghĩa Giu-đa dành cho Thầy chỉ với 30 đồng bạc. Cảnh náo động diễn ra sau “cái hôn” của Giu-đa, đã biến nơi này thành nơi của chiến tranh. Đức Giê-su lên tiếng can ngăn và bảo Phê-rô không được làm như thế “Hãy xỏ gươm vào bao, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52). Chúa Giê-su nói với Phê-rô nhưng cũng nhắm tới tất cả những ai đang cầm gươm xung quanh Người, hãy bỏ tất cả gươm vào bao, rồi người tiến tới tên bị Phê-rô chém đứt tai và chữa lành cho người đầy tớ này (x. Lc 22,51). Chắc có lẽ, những người xung quanh rất ngạc nhiên về điều này, nhưng lòng chai dạ đá của loài người không thể nào nhìn ra được việc làm của Người và họ vẫn tiếp tục thi hành mệnh lệnh vị thượng tế sai đến.
          Chúa Giê-su bình tĩnh và lên tiếng hỏi những người xung quanh “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt?. Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dậy ở Đền Thờ thì các ông không bắt” (Mt 26,55). Các câu hỏi của Chúa Giê-su nói với những người xung quanh nói lên rằng “tất cả những việc này xẩy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ” (Mt 26,56). Qua đó cũng nói lên, Ngài không muốn những người xung quanh đổ máu vì Thầy, hãy để việc này diễn ra trong tình yêu quan phòng của Thiên Chúa. Sau khi Chúa Giê-su bị bắt và bị quan lính dẫn Ngài đi “các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết” (Mt 26,56). Qủa thật, các môn đệ theo Chúa Giê-su chỉ vì một sự ham thích hay tìm một chút vinh hoa gì đó bên Thầy mà thôi chứ thực sự các ông không hiểu các việc làm của Người và sự mong muốn của Người nơi các ông. Từ đây, các môn đệ trở nên tan rã, mỗi người mỗi phương cũng giống như “quân đã mất tướng”. Chỉ vì sợ bị liên lụy nên các ông đã tìm cách lẩn trốn để khỏi những người Do thái tìm bắt và cũng bị sử như Thầy. Ngày cả Phê-rô, một con người mạnh mẽ trước mọi sự và ngang nhiên tuyên xứng niềm tin trước mắt Thầy “dù ai có bỏ thầy chứ con không bao giờ bỏ thầy” (Mc 14,31). Những lần chối của Phê-rô không phải đứng trước những người quyền cao chức trọng của vị thượng tế nhưng là trước những người phụ nữ. Mà người phụ nữ thời bấy giờ đâu có vai trò gì trong xã hội, đó là một sự hèn hạ của Phê-rô, nhưng nhìn lại ông cũng tốt hơn các môn đệ khác, vẫn mon men quan sát Thầy trước vị thượng tế, coi thầy bị đối xử như thế nào và nghe những lời đối đáp của Chúa Giê-su với thượng tế. Ông đã đón nhận được ánh mắt của Thiên Chúa trong lần “chối” cuối cùng và ông đã nhận ra “Lời Thầy” cảnh báo khi xưa và ngay lập tức ông đã ăn năn trở lại ra ngoài khóc lóc thảm thiết.
4/ Kết luận
          Vườn Ghết-sê-ma-ni là nơi gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và Chúa Cha. Vườn Ghết-sê-ma-ni trở nên mối thân tình giữa Chúa Giê-su và các môn đệ. Vườn Ghết-sê-ma-ni là nơi Chúa Giê-su bước vào cuộc khổ nạn. Vườn Ghết-sê-ma-ni là nơi hiện rõ hai bản tính của Chúa    Giê-su thể hiện qua lời cầu xin cùng Chúa Cha “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39) và vườn Ghết-sê-ma-ni cũng chính là nơi của sự hỗn loạn và sự chia ly giữa Chúa Giê-su và các môn đệ và giữa các môn đệ với nhau. Qua trình thuật vườn Ghêt-sê-ma-ni, cho ta thấy có sự hòa trộn giữa trung tín và tính chất hoàn toàn mới mẻ. Đức Giê-su là một người “tuân giữ lễ luật”. Người than gia vào các ngày lễ của Do Thái. Người cầu nguyện trong đền thờ. Người tuân theo Lề Luật của Mô-sê và các ngôn sứ. Nhưng đồng thời tất cả đều mới mẻ, từ việc Người chú giải về ngày Sabbat (Mc 2,27), về luật thanh sạch (Mc 7), giải thích mới lạ về Thập giới trong bài giảng trên núi (Mt 5,17-48), cho đến việc thanh tẩy Đền Thờ (Mt 21,12-13), những việc này báo trước sự kết thúc của Đền Thờ gạch đá và cũng thông báo về Đền Thờ mới, việc thờ phượng mới “trong Thần Khí và chân lý” (Ga 4,24) [11]. Thật vậy, niềm tin tưởng của Chúa Giê-su về cái chết của Người biểu thị sự hoàn tất của việc phục vụ của Người, việc đi vào trong triều đại Người và con đường đi đến Phục sinh bằng mọi cách không giảm bớt đau đớn, khốn khổ. Bởi vì, Chúa Giê-su là Người thật và đang thật sự đứng ở trên giải phân cách luôn tách sự sống ta, một sự sống gắn liền với những chắc chắn theo kinh nghiệm, với thế giới vô hình và siêu việt của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, Chúa Giê-su vẫn là Thiên Chúa trong khi đang sống một cuộc đời nhân loại. Nhưng chính vì quyền năng siêu việt của tình yêu Người đã khiến Thiên Chúa có thể trở thành Người thật đến độ Người đã kinh nghiệm được cách trọn vẹn giá trị của sự sống con người trên trần gian này và như thế cũng kinh nghiệm được nỗi sợ hãi và hốt hoảng của việc phải từ bỏ sự sống ấy [12].





[1] WWW.Catholic. Org. Những bài suy niệm hằng ngày theo chủ đề của đài phát thanh chân lý á châu. Truy cập ngày 15/1/2016.
[2] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016,  63
[3] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016, 52.
[4] GLHTCG, Số 2725.
[5] Felipe Gómez, SJ. Ki tô học, thần học tín lý tập 2, Antôn và đuốc sáng, 305.
[6] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016, 65.
[7] Norberto Nguyễn Văn Khanh, ofm, Cuộc Vượt Qua Của Đức Giê-su Ki-tô, Ki-tô học II, Nxb tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 2014, 61.
[8] HERBERT MC KAYES OP. SR. MARIA BOLDING OSB. Qua Thập Giá  Đến Vinh Quang, Nxb Tôn giáo 2013, 183.
[9] Lm JB Nguyễn Khắc Bá, Giáo trình Ki-tô học, Đại Chủng Viện Vinh Thánh  năm học 2015-2016, 64.
[10] Josheph Ratzinger ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh dịch, Đức Giê-su Thành Na-za-rét,  Nxb tôn giáo, 183.
[11] Josheph Ratzinger ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh dịch, Đức Giê-su Thành Na-za-rét,  Nxb tôn giáo, 182.
[12] Roch A. Kereszty, Lm Dom, Nguyễn Đức Thông C.Ss.R dịch, Đức Giê-su Ki-tô, Những Nguyên Tắc Căn Bản Của Ki-tô Học, Nxb Tôn giáo 2013, 207.

GIÁO HỘI NHƯ LÀ CON THUYỀN DU LỊCH

Anton Công Chính
Nếu ai chưa một lần ngồi trước bãi biển để chiêm ngắm cảnh bình minh thì đúng thật tiếc nửa đời người. Khi ngồi chiêm ngắm, dường như ta được sống lại và cảm thấy mình thật nhỏ bé và nhất là được hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên. Qủa thật, không có một ngôn từ nào có thể diễn tả hết tâm trạng lúc này. Hòa chung với khung trời rộng lớn đang chuyển động là những làn sóng nhấp nhô đập vào “thành” của những chiếc thuyền, như là sự thúc giục hãy ra khơi. Mặc dù con thuyền là thứ vô tri nhưng lúc này nó tạo cho ta một cảm giác, nó không phải là thứ vô tri mà tự bản chất nó đang có một sức sống thật mãnh liệt. Nó không bao giờ “chùn chân” trước sức mạnh của sóng vỗ mà dường như nó đang lấy sức mạnh để vươn xa hơn giữa biển khơi. Từ những hình ảnh đó, làm người viết liên tưởng đến hình ảnh của Giáo hội. Một Giáo hội không bao giờ “chùn bước” trước những luồng tư tưởng sai lạc. Một Giáo hội luôn đứng vững trước các cuộc sâm chiếm. Một Giáo hội vươn xa chứ không phải một Giáo hội yếu hèn, co cụm. Trải qua dòng lịch sử, con thuyền Giáo hội vẫn tiến bước và vươn lên trước “phong ba bão tạp” ập xuống. Chống trả trước những trận cuồng phong của biển khơi đã làm mái chèo của Giáo hội có sự “sứt mẻ” nhưng vẫn không làm “kiệt sức” con thuyền. Từ những trận cuồng phong đó đã tạo cho mai chèo có kinh nghiệm hơn để tìm cách chống trả những trận cuồng phong tương tự. Từ đó lấy lại sức mạnh của chính mình và đưa cả con thuyền đến đỉnh cao của sự thành công.
1/ Hình ảnh Giáo hội qua Con thuyền Ông Nô-ê
          Thánh Kinh chính là Lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa  đã linh hứng cho các tác giả, để các ngài viết lại những Lời của Thiên Chúa.  Khởi đầu trong bộ Kinh Thánh là sách Sáng Thế. Qua sách Sáng thế, chúng ta đã bắt gặp một khung cảnh tràn đầy nước “Thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1,2). Thiên Chúa đã làm một công việc hết sức quan trọng đó là phân tách và trang trí mọi sự theo ý của Thiên Chúa. Chỉ trong sáu ngày Thiên Chúa đã vẽ lên một bức tranh tràn đầy sức sống của muôn màu “Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất” (St 2,1). Chắc chắn Thiên Chúa cũng rất tự hào khi chiêm ngắm bức tranh mà Ngài đã bỏ ra sáu ngày để vẽ “Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi đã làm xong mọi việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi” (St 2,2). Qua sách sáng thế ta thấy được hình ảnh Giáo hội tiên khởi với đầy đủ màu sắc, một Giáo hội được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, một Giáo hội được sống trong ân tình với Thiên Chúa. Quả thật Giáo hội là một “dân” được hình thành không phải bởi xác thịt, nhưng bởi nước và Thánh Thần (x. Ga 3,5-6) [1].
 Nhưng hình ảnh Giáo hội tốt đẹp ban đầu đó đã bị chính thành viên trong Giáo hội phá vỡ. Chỉ vì “kiêu ngạo” nên con người đã bị “sa tan” cám dỗ, để phá vỡ mỗi tình tốt đẹp ban đầu. Từ đây, hình ảnh Giáo hội đã bị “méo mó”. Đỉnh cao của sự “méo mó” chính là sự hủy diệt của Thiên Chúa và lúc này Giáo hội Chúa chỉ được “đong đầy” trong chiếc thuyền. Đó chính là chiếc thuyền của ông Nô-ê. Chiếc thuyền của ông đã được Thiên Chúa thiết kế và chỉ bảo cặn kẽ để ông thực hiện “Ngươi hãy làm cho mình một chiếc tàu bằng gỗ bạch. Ngươi sẽ làm tàu có những ngăn và lấy nhựa đen mà trám cả trong lẫn ngoài. Ngươi sẽ làm tàu thế này: Chiều dài một trăm lăm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên” (St 6, 14-16). Đây như là mô hình mới của Giáo hội được Thiên Chúa làm nên. Mô hình này được quy tụ đầy đủ các thành phần có trong thế giới tạo dựng ban đầu. Đó là những thành phần đã được Thiên Chúa tuyển chọn để tiếp nối và làm cho Giáo hội mới này được sinh hoa kết quả. Con cháu của những thành phần này sẽ ý thức hơn về sứ vụ mà Chúa giao phó, bởi xuất thân trong thành phần lòng cốt của Thiên Chúa “Đức Chúa phán bảo với ông Nô-ê: Ngươi hãy vào tàu, ngươi và cả nhà ngươi, vì Ta chỉ thấy ngươi là người công chính trước nhan Ta trong thế hệ này. Trong mọi loài vật thanh sạch, ngươi sẽ lấy bảy đôi, con đực và con cái, còn trong các loài vật không thanh sạch, thì một đôi, con đực và con cái. Trong các loài chim trời cũng bảy đôi, trống và mái, để giữ giống trên khắp mặt đất” (St 7,1-3). Sau khi tất cả những loài được Thiên Chúa chọn đã vào được tàu, Thiên Chúa đã cho đóng cửa tàu lại và cho mưa trút xuống mặt đất bốn mươi đêm ngày hầu tiêu diệt mọi thứ trên mặt đất, ngoài trừ những gì trong con thuyền của ông Nô-ê. “Nước tăng lên và nâng tàu lên, khiến tàu ở cao hơn mặt đất. Nước dâng và tăng thêm nhiều trên mặt đất, và tàu lênh đênh trên mặt nước” (St 7, 17-18). Qua đó cho ta thấy hình ảnh Giáo hội ngay từ khởi đầu đã phải chịu những trận cuồng phong ập xuống. Giữa muôn trùng sóng dữ, nhưng con thuyền Giáo hội không bao giờ bị nhấn chìm bởi có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa nâng đỡ.
2/ Con thuyền là sự quy tụ
          Trên thế giới có rất nhiều con thuyền và mỗi con thuyền làm những nhiệm vụ khác nhau, chính vì thế cũng có rất nhiều bến đậu khác nhau.  Nhiệm vụ của những con thuyền là tiếp nhận khách và đưa khách đến nơi người đó cần đến. Cánh cửa để đến với mỗi con thuyền luôn rộng mở, vì thế mỗi người phải xác định cho mình một con thuyền duy nhất để mình có thể xuống và cập bến an toàn. Có những con thuyền đi mãi mà cuối cùng không biết mình nên đậu ở bên nào cho phải. Đó chính là con thuyền nhất thời, chạy theo thời đại, thấy người khác làm thuyền thì cũng làm theo để tiếp nhận tất cả những vị khách mà chính bản thân con thuyền đó không biết nơi mình cần đến là ở đâu. Chính vì thế mỗi người cần có một khoảng thời gian để suy xét và nhận định coi con thuyền nào là tốt nhất, con thuyền nào có thể chở ta đi được an toàn, đúng nơi mình cần đến. Trong cuộc sống ta luôn thấy và nghe những tin quảng cáo, tin nào cũng cho sản phẩm của mình là “số một”, mục đích chính là để đánh giá thấp những sản phẩm khác. Khi nghe như thế, có lẽ điều đầu tiên ta cảm thấy mát tai, nhưng khi chọn lựa thì cũng chỉ chọn một mà thôi chứ không thể chọn hai hay ba sản phẩm cùng loại. Sống trên trần gian là cả một sự chọn lựa, chỉ khi nào nhằm mắt lìa thế ta mới hết chọn lựa, lúc này ta chỉ con “chiêm ngưỡng” mà thôi. Thật vậy ở thế gian này, chúng ta thuộc về công trình của Thiên Chúa như những viên đá sống động xây nên thành thánh (x. 1Pr 2,5). Thánh Gioan đã chiêm ngưỡng thành thánh ấy, khi địa cầu được đổi mới, thánh đô từ trời, từ Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang (Kh 21, 1tt) [2].
          Mỗi con thuyền vượt biển khởi đều có một biểu tượng và một màu cờ khác nhau, để cho những vị khách có thể nhận biết mình đang ở con thuyền nào và nhất là khi trên bước đường có lạc bước thì cũng biết nhìn lên màu cờ để quay trở về với con thuyền của mình. Đến với con thuyền của Đức Ki-tô, là đến với màu cờ của tình yêu, màu cờ của tha thứ, màu cờ của hy vọng, màu cờ của sẻ chia, màu cờ của một đời sống vĩnh cửu mai sau. Chính Đức Ki-tô là người chủ và là Người sẽ chéo lái con thuyền này vượt biển khơi, vượt thắng tất cả những rào cản. Để được vào và trở thành thành viên của những con thuyền, trước hết mỗi người phải bỏ ra một khoản chi phí, như là một sự thỏa ước ban đầu giữa hai bên. Chính vì thế, để được vào trong và là thành viên trong con thuyền Giáo hội, thì điều đầu tiên mỗi người phải qua bí tích rửa tội. Nhờ phép rửa, chúng ta được nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô: “Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thánh Thần để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13) [3]. Đây chính là cửa ngõ để được vào trong lòng Giáo hội. Qua cửa ngõ này, mỗi người sẽ là thành viên là chi thể sống động của Chúa Ki-tô và được hợp nhất trong gia đình Giáo hội. Qua cửa ngõ này, mỗi người đều được tham dự và thông phần vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương đế của chủ thuyền là Đức Ki-tô. Thật vậy, Giáo hội được Đức Ki-tô “yêu thương và hiến mình để thánh hóa” (Ep 5, 25), được liên kết với Người bằng một giao ước bất khả phân ly, không ngừng được “nuôi nấng và chăm sóc” (Ep 5,29), đó cũng là Giáo hội thanh sạch mà Đức Ki-tô muốn phải luôn kết hợp với Người và vâng phục Người trong tình yêu và trung tín (x. Ep 5,24), sau cùng, đó chính là Giáo hội luôn được Đức Ki-tô tuôn đổ tràn đầy mọi ân huệ trên trời, để làm cho chúng ta hiểu được tình yêu của Thiên Chúa và của Đức Ki-tô đối với chúng ta, một tình yêu vượt trên mọi hiểu biết (x. Ep 3, 19) [4]. Qua đó, nói lên rằng mỗi người sẽ phải mang một trọng trách thông chia cùng với sứ vụ của chủ thuyền. Con thuyền Giáo hội không phải là con thuyền của vô cảm, lãnh đạm, ai thích vào thì vào, ai thích ra thì ra, nhưng là một con thuyền hoàn toàn sống động, con thuyền của yêu thương, con thuyền của sự thông chia. Mỗi người sẽ được thông phần cách mật thiết với chủ thuyền để cùng đưa con thuyền ngày một vươn xa hơn và ra sức bảo vệ mỗi khi gặp khó khăn gian khổ. Từ đó, tạo nên một sức mạnh, hầu làm gương và giúp đỡ những con thuyền bên cạnh, để họ nhận ra được đâu là con thuyền họ cần đến trong cuộc sống trần gian này, và đâu là con thuyền đưa ta đến bến của hạnh phúc và cuộc sống mai sau. Con thuyền Giáo hội không bao giờ chật hẹp, vì thế cánh cửa con thuyền luôn luôn rộng mở để tiếp nhận bất cứ ai muốn gia nhập vào trong con thuyền này để kết dệt nên hạnh phúc mai sau trong cuộc hành trình dương thế.
3/ Con thuyền vượt biển khơi
          Chắc có lẽ ai cũng biết bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh . Tác giả đã hòa quyện với những “làn sóng” để diễn tả một tình yêu thật trong sáng và cao đẹp của đôi nam nữ “sóng bắt đầu từ gió. Gió bắt đầu từ đâu. Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”. Chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận được sức mạnh của tình yêu. Chính vì thế, để cảm nhận được “gió” và “sóng”  của biển thì chắc có lẽ lúc này tác giả đang đứng trên một con thuyền. Mặc dù chênh vênh giữa lòng biển nhưng con thuyền vẫn không bị nhấn chìm trong những đợt sóng, mà luôn tìm cách “đứng vững” và vươn xa hơn nữa trong đại dương bao la.
          Cũng thế, chúng ta được gia nhập trong con thuyền Giáo hội dưới sự dẫn dắt của Thiên Chúa. Sống trong lòng Giáo hội ta mới cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa thông ban cho con người. Chính tình yêu Đức Ki-tô bao phủ và thôi thúc con tim của mỗi người đang bị chai lỳ, đang bị vùi lấp bởi những thế lực bên ngoài, nay nhận được nguồn sống. Từ đây, con tim này phải ra sức chiến đấu để bảo vệ sức sống và tiếp nhận nhiên liệu để chiến đấu trước những đợt sóng gió sẽ sẩy đến trong cuộc hành trình đang diễn ra. Trước hết, mỗi người đều phải xác định, xung quanh con thuyền ta đang tiến bước luôn có những thù địch đang nhòm ngó để mỗi khi ta “sơ hở” chúng sẽ tấn công ta tức thì. Như vậy, không có nghĩa là chúng ta luôn sợ hãi, co cụm lại trong một góc của con thuyền mà không dám đứng ra để đối chọi hay đương đầu với những thế lực này. Nếu như vậy, chúng sẽ được đà lấn tới và nhấn chìm con thuyền của ta giữa lòng biển sâu thẳm. Cho nên, mỗi người trong chúng ta là chi thể sống động của con thuyền, phải hợp sức lại để đương đầu với những đợt sóng gió để đứng vững giữa biển trời bao la. Như tất cả các chi thể của thân thể, tuy nhiều, nhưng chỉ tạo thành một thân thể, thì các tín hữu trong Đức Ki-tô cũng vậy (x. 1Cr 12,12). Trong việc xây dựng thân mình Đức Ki-tô, rất cần đến sự đa dạng của các chi thể và phận vụ [5]. Qua bí tích rửa tội, mỗi người phải có trách nhiệm và bổn phận đối với con thuyền Giáo hội. Mỗi người là một mắt xích sống động trên cuộc hành trình biển khơi. Nhờ Người, “toàn thân, do được kiến tạo và liên kết với nhau nhờ các đường gân khớp nối, được tăng trưởng nhờ chính Thiên Chúa”     (Cl 2,19). Chính vì thế đừng để cho mắt xích của mình rời khỏi “khoang thuyền” mà mình không biết. Mặc dù cũng có những mắt xích đã bị bật tung khỏi khoang thuyền để hòa với những làn sóng bên ngoài, nhưng không vì thế mà con thuyền của ta bị nhấn chìm. Nhưng những mắt xích con lại vẫn tiếp tục đứng vững và đan kết với nhau để tiếp tục đưa con thuyền Giáo hội vượt thắng tất cả. Thực vậy, trong cuộc chiến đấu có những người bị “hy sinh”, có những người bị “hất tung” khỏi cuộc chơi, có những người bị thương. Tất cả những điều này, không làm nản chí những thành viên khác trong con thuyền. Nhưng họ đã lấy những điều này làm “động cơ” và “bàn đạp” để chiến đấu và tiến xa hơn nữa. Thật vậy, tiến bước trên đường lữ hành giữa những bách hại của thế gian và những an ủi của Thiên Chúa, Giáo hội loan báo Thập giá và cái chết của Chúa cho đến khi Người đến (x. 1Cr 11,26). Nhưng được củng cố nhờ quyền lực của Chúa Phục sinh, với sự kiên nhẫn và tình yêu thương, Giáo hội vượt thắng các khổ nhọc và khó khăn bên trong cũng như bên ngoài, để trung thành tỏ lộ cho thế giới mầu nhiệm của Đức Ki-tô, hiện vẫn đang còn bị che khuất, cho đến lúc được biểu lộ dưới ánh sáng vẹn toàn [6].
          Trong những “cuộc chiến đấu” của Giáo hội, có những người trong con thuyền đã phải kêu lên tới Thiên Chúa và đặt câu hỏi với Chúa, tại sao Ngài để cho Giáo hội đau khổ như thế?. Con phải tìm cách nào để bảo vệ và chống trả lại trước những sóng gió ngày càng mạnh đang ập xuống trên Giáo hội của Ngài không?. Tại sao Ngài vẫn im lặng ?. Những điều này cũng nói lên rằng con thuyền Giáo hội không phải là con thuyền nằm im để hưởng thụ hay bị chà đạp nhưng là con thuyền đang sống, đang hoạt động cách mạnh mẽ, luôn có sức vươn xa để đương đầu với những làn sóng đang diễn ra xung quanh Giáo hội. Chính vì thế, con thuyền Giáo hội luôn dẫn đầu trước những con thuyền khác, hầu có thể thúc giục những con thuyền khác hãy hợp nhất với con thuyền Giáo hội để cùng nhau vượt thắng trước những trận cuồng phong để tìm đến với Thiên Chúa là nguồn chân lý đích thực. Qủa vậy, trong con thuyền Giáo hội, mỗi người được sống trong mối thân tình sẻ chia với chủ thuyền, để cùng Ngài tìm đến nguồn hạnh phúc vĩnh cửu mai sau. Có thể nhiều lúc chủ thuyền đã giả vờ ngủ để “tự do" cho những thành phần lòng cốt trong con thuyền điều khiển Giáo hội bước đi trong lòng thế giới “Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối để ngủ” (x. Mc 4, 38), nhưng con thuyền đã bị chao đảo, tưởng chừng như chìm hẳn, bởi vì có một trận cuồng phong nổi lên, sóng ấp vào thuyền, đến nối thuyền đầy nước (Mc 4,38). Tưởng chừng các ông đã quên Chúa, không cần sự giúp đỡ của Ngài, các ông vẫn có thể chống chọi được với sóng dữ nhưng tất cả đều trở nên vô vọng. Chính lúc này các ông đã nhớ đến Chúa và đến để cầu xin Ngài “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4,38) và Ngài đã ra tay cứu giúp “Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: Im đi! Câm đi. Gió liền tắt, và biển lặng như tờ”        (Mc 4, 39). Lúc này, không phải Ngài đang ngủ mà chính các ông đang ngủ, đang bỏ quên Chúa, để tự mình có thể chống trả được với sóng giữ mà không cần đến bàn tay của Thiên Chúa. Qủa vậy, những thành phần chủ chốt trong con thuyền Giáo hội ngày hôm nay nhiều lúc đã bỏ quên Chúa để tự mình chiến đấu với những làn sóng ập xuống trên Giáo hội. Nên có những thời kì con thuyền Giáo hội tưởng chừng như bị nhấn chìm trong lòng thế giới, nhưng đã có những thành phần khác chạy đến với Thiên Chúa để cầu cứu Ngài, xin Ngài ra tay cứu giúp, và Thiên Chúa đã ra tay cứu giúp, chính vì thế con thuyền Giáo hội được sống trở lại và lôi kéo được nhiều thành phần trong con thuyền khác trở lại và kết nạp được nhiều thành phần khác từ những con thuyền xung quanh. Càng ngày con thuyền Giáo hội càng trở nên đông đúc và vững mạnh, và cánh của con thuyền Giáo hội luôn rộng mở để tiếp nhận bất cứ ai muốn gia nhập trong con thuyền này.
4/ Tạm kết
          Con thuyền Giáo hội không phải của riêng ai, nhưng là của tất cả những ai muốn chạy đến và gia nhập trong con thuyền này. Mọi người đều được mời gọi vào đoàn dân mới của Thiên Chúa. Vì thế, chỉ một đoàn dân duy nhất của Thiên Chúa phải được lan rộng khắp thế giới và trải dài qua mọi thời, để hoàn thành ý định của Thiên Chúa, Đấng từ khởi nguyên đã thiết lập bản tính duy nhất của con người, và quết định cuối cùng sẽ quy tụ về một mối, tất cả con cái của Ngài đang tản mác khắp nơi (x. Ga 11,52) [7]. Trong con thuyền mỗi người là một chi thể sống động. Chính vì thế, mỗi chi thể đều phải có một bổn phận gìn giữ con thuyền và mang ơn lành từ con thuyền này đến với tất cả những con thuyền xung quanh, để các chi thể trong con thuyền khác nhận ra được đâu là nguồn hạnh phúc đích thực của đời sống mai sau. Chính đời sống trong từng chi thể của con thuyền Giáo hội, như là tấm gương phản chiếu cho những chi thể trong những con thuyền xung quanh. Con thuyền có mạnh mẽ hay không phụ thuộc vào từng chi thể trong con thuyền đó, vì thế ta phải luôn kết hợp mật thiết với chủ thuyền để nhận nguồn sức mạnh, và nguồn lương thực để nuôi sống và đi ra để kết nạp thêm các thành phần khác.




                                



[1] Lm Anton Hà Văn Minh, Giáo hội như là dấu chỉ bí tích, Nxb Tôn giáo 2015, 11.
[2] Thánh Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Lumen Gentium, 6, 75.
[3] Thánh Công Đồng Vaticano II,Hiến Chế Lumen Gentium, 7,77.
[4]Thánh Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Lumen Gentium, 6,76.
[5] Thánh Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Lumen Gentium, 7, 77.
[6] Thánh Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Lumen Gentium, 8, 82.
[7] Thánh Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Lumen Gentium, 13, 91. 

CHIỀU KÍCH BA NGÔI TRONG THIÊN CHỨC LINH MỤC

Anton Công Chính
          Con người được sinh ra và lớn lên là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại. Cách đặc biệt đối với những người Ki-tô hữu, qua bí tích rửa tội được trở nên chi thể sống động của Thiên Chúa, được tham dự vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Ki-tô. Chính vì thế, ta phải có sứ mạng mang Lời Chúa đến với tất cả những người xung quanh bằng chính đời sống và gương sáng của mình, để những dấu chỉ này người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13,35). Quả vậy, giữa một xã hội đầy biến động như hiện nay thì yêu thương quả là điều hết sức khó khăn đối với nhân loại nói chung và người Ki-tô hữu nói riêng. Để yêu thương một người có qua có lại thì rất đơn giản nhưng yêu thương một người mà người đó luôn tìm cách hại mình thì quả là điều quá khó đối với nhân loại. Nhưng Chúa Giê-su muốn con người thực thi điều đó, để nhân loại được chìm đắm trong tình yêu thương của Thiên Chúa, “ hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa ?. Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa ? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,27-35). Để cho lời Đức Ki-tô được thực hiện cách rõ ràng thì vai trò người linh mục là rất cần thiết. Đây cũng là lý do hiện hữu của chức linh mục thừa tác nằm trong viễn ảnh về mối liên kết thiết yếu và mang tính hoạt động giữa Giáo hội với Chúa Ki-tô. Nhờ tác vụ của thiên chức linh mục, Chúa Ki-tô tiếp tục thi hành giữa dân Ngài các chức năng chỉ thuộc về một mình Ngài trong tư cách là đầu của thân thể [1]. Đây cũng là đề tài mà người viết muốn trình bày để thấy được chiều kích Ba Ngôi trong thiên chức linh mục với 2 chủ đề chính: Chiều kích Ba Ngôi trong ơn gọi linh mục và Chiều kích Ba Ngôi trong căn tính và sứ vụ linh mục.
1/ Chiều kích Ba Ngôi trong ơn gọi linh mục
          Trở lại với ơn gọi của Mô-sê trong cựu ước, Thiên Chúa đã chọn Mô-sê là người lãnh đạo và đưa dân It-ra-el ra khỏi Ai- cập. Dưới sức ép của Pha-ra-ô, Mô-sê nhận thấy không đủ khả năng để làm chuyện này “Con là ai mà dám đến với Pha-ra-ô và đưa dân It-ra-el ra khỏi Ai cập” (Xh 3,11), nhưng Thiên Chúa chỉ dùng ông như là khí cụ để Thiên Chúa thực thi những điều Ngài muốn trên môi miệng của ông, bởi vì Thiên Chúa ở với Mô-sê (x. Xh 3,12). Thiên Chúa củng cố niềm tin cho ông khi Ngài cho ông những dấu lạ như cây gậy của ông biến thành con rắn, tay ông bị phong cùi (x. Xh 4,1-9). Sau khi đã được Thiên Chúa củng cố niềm tin, ông đã lên đường trở về Ai cập, thực thi sứ mệnh Thiên Chúa trao phó (x. Xh 4, 18-23). Từ đó đưa dân Người ra khỏi Ai cập và dẫn dân Người đi trong sa mạc xuất 40 đêm ngày. Trong xuất cuộc hành trình dài, ông Mô-sê đã chịu nhiều đau khổ bởi sự cứng đầu của dân nhưng tất cả mọi việc ông đều cầu xin ơn Chúa giúp và đã được Thiên Chúa nhận lời.
          Qua ơn gọi Mô-sê, người viết liên hệ cách đặc biệt tới ơn gọi của người linh mục trong thời đại hôm nay. Thật vậy, qua bí tích rửa tội, mọi Ki tô hữu trở thành chi thể sống động của Chúa Ki-tô thượng tế. Thật vậy, trong Giáo hội “mọi Ki-tô hữu đều trở nên hàng tư tế thánh thiện và vương giả, dâng lên Thiên Chúa những của lễ thiêng liêng nhờ Đức Giê-su Ki-tô, và loan truyền những kỳ công của Đấng đã gọi họ ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền của Người” (x.1Pr 2,5.9). Chính vì thế trong Chúa Ki-tô tất cả nhiệm thể được liên kết với Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần, nhằm mang lại ơn cứu độ cho mọi người [2]. Nhưng để liên kết các tín hữu thành một thân thể duy nhất, trong đó không phải tất cả các chi thể đều có cùng một chức năng (Rm 12,4), chính Thiên Chúa đã thiết đặt một số thừa tác viên, những người nhờ chức thánh được trao quyền tế lễ và tha tội trong cộng đoàn tín hữu, và nhân danh Đức Ki-tô chính thức thi hành tác vụ linh mục vì mọi người [3]. Vì thế, các linh mục thuộc trọn về Chúa, chuyên tâm hơn trong việc rao giảng Lời Chúa “Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa” (Cv 6, 4). Những người này được tuyển chọn và thánh hiến để kế nhiệm các tông đồ, bởi vì sau khi các tông đồ cầu nguyện thì các ông đặt tay trên những người được chọn để thánh hiến họ (x. Cv 6, 6). Nhờ đó, những người này được đầy tràn ơn Chúa trong sự khôn ngoan, để những lời trên môi miệng các ông không còn là của các ông nhưng là chính Chúa Ki-tô đang nói trong các ông “Ông Tê-pha-nô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân” (Cv 6, 8-9). Với bí tích truyền chức, qua việc đặt tay và lời nguyện thánh hiến của Giám mục, nơi linh mục xuất hiện “một mối dây hữu thể đặc biệt liên kết linh mục với Chúa Ki-tô, linh mục thượng phẩm và mục tử nhân lành” [4]. Như vậy, hình ảnh người được tuyển chọn, thánh hiến phản ánh hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Hình ảnh này được thể hiện nơi các linh mục nên các linh mục là người của Thiên Chúa và là người của Hội Thánh, sống vì loài người như Đức Ki-tô trong tư cách là thầy, tư tế và mục tử.
2/ Chiều kích Ba Ngôi trong căn tính và sứ vụ của linh mục
a/ Chiều kích Ba Ngôi:
          Qua bí tích truyền chức, người linh mục được đặt vào trong mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi, đây là suối nguồn hữu thể và hành động của linh mục [5]. Ngài là mẫu gương sống của Chúa Ki-tô giữa lòng đời để hằng hướng dẫn để cộng đoàn noi theo. Ngài đóng vai trò như chim đầu đàn để mọi thành phần trong cộng đoàn lấy đó làm nguồn trợ lực và sức mạnh để cộng đoàn vững bước trên con đường dương thế. Vì thế, linh mục được tuyển chọn giữa loài người, và được đặt làm đại diện cho con người trong những việc liên quan đến Thiên Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội, các linh mục sống với người khác như với những người anh em. Thật vậy, các linh mục không thể là thừa tác viên của Đức Ki-tô nếu không trở nên chứng nhân và nên người ban phát một đời sống khác với đời sống trần thế. Tuy nhiên, các ngài không thể phục vụ nhân loại nếu trở nên xa lạ với cuộc đời và những hoàn cảnh sống của nhân loại [6]. Chính trong sự hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, người linh mục khi đứng trước những khó khăn, không được lấy bản thân làm tâm điểm mà phải kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và hướng tới đoàn chiên thì mọi cộng việc diễn ra trong tình thương và sự quan phòng của Ngài, đó mới là căn tính đích thực của Linh mục. Chính sứ vụ đặc biệt này mà đòi buộc các Linh mục không được sống rập theo đời này, nhưng đòi hỏi các ngài phải sống giữa mọi người trong thế gian này, phải như những mục tử nhân lành biết các con chiên của mình, phải tìm kiếm và dẫn về những con chiên chưa thuộc đàn này, để chúng được nghe tiếng Chúa Ki-tô và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chăn [7]. Chính vì thế, niềm vui của Linh mục là các Ki-tô hữu, lẽ sống của Linh mục là các Ki-tô hữu và vinh dự của người Linh mục cũng là người Ki-tô hữu cũng giống như niềm vui của Chúa Cha là Chúa con, lẽ sống của Chúa Cha là Chúa con và vinh dự của Chúa Cha cũng là Chúa Con [8]. Quả  vậy, nếu người Linh mục sống trọn vẹn mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, sẽ đưa các Ki-tô hữu vào sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, từ đó Linh mục cảm nhận được niềm vui, lẽ sống và vinh dự của chính bản thân mình với cộng đoàn dân Chúa. Từ đó, Linh mục sẽ không ngừng ban phát bản thân cho các Ki-tô hữu như Chúa Cha không ngừng ban phát chính mình trong Chúa Ki-tô.
          Chúa Cha sinh Chúa con thể nào thì Linh mục cũng được thông phần vinh dự ấy khi sinh ra con người cách thiêng liêng qua bí tích rửa tội. Qua bí tích rửa tội, người ấy trở nên một thụ tạo mới, thành nghĩa tử của Chúa Cha, chi thể của Chúa Ki-tô và đền thờ của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa Ba Ngôi ban cho người ấy ơn thánh hóa, ơn công chính, cùng với ba nhân đức tin, cậy, mến, các hồng ân Chúa Thánh Thần [9]. Qua đó, ta có thể khẳng định người Linh mục là họa ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa tại trần thế. Đó là hồng ân nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho người Linh mục thì Linh mục cũng phải ban phát ơn Thiên Chúa cách nhưng không, để cùng kết hợp với Thiên Chúa trong một tình yêu duy nhất.
b/ Chiều kích Ki-tô
          Sau cuộc sống ẩn dật tại Na-za-rét, Chúa Ki-tô bắt đầu cuộc đời công khai với lời rao giảng về Nước Trời và kêu gọi mọi người ăn năn sám hối “thời kì đã mãn, nước Thiên Chúa đang đến gần anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng” ( Mc 1,15 ). Tuy ngắn ngọn nhưng đây là điểm chính yếu của Ngài trên suốt cuộc hành trình rao giảng. Chính vì vậy, Ngài đến thế gian không như kiểu thế gian nghĩ mà Ngài đến thế gian với tình yêu, nhờ đó nhân loại nhân ra ơn lành của Chúa mà trở về với Ngài. Ngài đến không phải để phá bỏ luật Mô-sê nhưng Ngài đến để kiện toàn lề luật, thổi vào đó một luồng sinh khí tình yêu để nhân loại nhận ra giá trị của luật (x. Mt 5,17-19). Tột đỉnh của tình yêu Chúa Ki-tô dành cho nhân loại đó là cái chết trên Thập giá “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,9) .
 Chính Thập giá Đức Ki-tô soi chiếu và dẫn đưa nhân loại đến nguồn tình yêu đích thực. Ngài đã để lại cho nhân loại bảo chứng tình yêu vô giá nhất đó chính là tình yêu Thập giá, như là lời thục giục nhân loại hãy trở về với tình yêu Đức Ki-tô và hãy rao truyền tình yêu Đức Ki-tô cho muôn thế hệ. Có lẽ câu hỏi của Chúa Ki-tô đang còn rất vang vọng, như là câu hỏi để muôn thế hệ thức tỉnh và chú ý để tình yêu Đức Ki-tô không bị “khô cứng” “không biết khi Con Người đến, liệu còn gặp thấy niềm tin trên mặt đất nữa không ?” (Lc 18,1). Cho đến bây giờ và có lẽ muôn thế hệ về sau, chúng ta có thể trả lời với Chúa cách chắc chắn rằng: Chúa Giê-su đừng lo, niềm tin và sức mạnh Ngài ban vẫn đang duy trì và đang phát triển cách mạnh mẽ. Điều này thể hiện ở con cái Giáo hội nói chung và các mục tử nói riêng. Các Linh mục là những người đang tiếp nối sứ mạng của Ngài trao phó để rao truyền đức tin cho toàn thể nhân loại, bằng chính lời rao giảng, bằng gương sống và việc làm của mình. Thật vậy, chính Lời cứu rỗi khơi dạy niềm tin nơi tâm hồn những người chưa tin và nuôi dưỡng đức tin trong tâm hồn những người đã tin, nhờ đó cộng đoàn tín hữu được khởi sinh và phát triển, như lời Thánh Tông Đồ nói: Đức tin có được nhờ nghe rao giảng, nhưng điều nghe được phải là lời Chúa Ki-tô (Rm 10,17). Vì thế, khi nêu gương sống tốt lành giữa các dân ngoại để kêu mời họ tôn vinh Thiên Chúa hay khi công khai giảng thuyết để loan truyền mầu nhiệm Đức Ki-tô cho những người chưa tin, khi dạy giáo lý Ki-tô giáo hay trình bày giáo thuyết của Giáo hội, hay khi chú tâm nghiên cứu những vấn đề thời đại dưới ánh sáng Chúa Ki-tô, không bao giờ các ngài truyền dạy sự thông biết của mình, nhưng là rao giảng Lời Chúa và khẩn thiết mời gọi mọi người thống hối và sống thánh thiện [10]. Qủa vậy, Linh mục được Thiên Chúa làm cho trở nên đồng hình, đồng dạng với Đức Ki-tô thượng tế. Nhờ đó Linh mục tham gia vào vai trò dẫn đầu với Chúa Ki-tô, Ngài thông đự vào mầu nhiệm vượt qua một cách đặc biệt hơn, với tư cách là đầu, là anh trưởng giống Chúa Ki-tô, nên Linh mục có nhiệm vụ đưa dẫn đoàn chiên đi vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Ki-tô và với Chúa Ki-tô [11]. Chính vì thế, Linh mục đang tiếp nối sứ mạng của Ngài cũng giống như Chúa Ki-tô đang rao giảng về Nước Trời cho nhân loại khi xưa. Linh mục được tham dự cách rõ ràng trong tư cách làm đầu cũng giống như Chúa Ki-tô trong bí tích Thánh Thể, nhờ đó mọi Ki-tô hữu được thông dự cách trọn vẹn màu nhiệm Vượt Qua của Ngài. Thật vậy, nhiệm tích Thánh Thể cực thánh chứa đựng trọn vẹn nguồn ơn phúc thiêng liêng của Giáo hội, chính là Chúa Ki-tô, Chiên Vượt Qua của chúng ta và là bánh trường sinh trao ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của Người. Vì thế, cộng đoàn Thánh Thể do Linh mục chủ sự chính là tâm điểm của cộng đoàn tín hữu [12].
c/ Chiều kích Chúa Thánh Thần
Trong thời gian rao giảng, Chúa Giê-su hứa với các môn đệ, sẽ ban Đấng Bảo Trợ đến ở với anh em “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (x. Ga 14,15-16). Trong ngày đó Thánh Thần Thiên Chúa sẽ dẫn các môn đệ vào tất cả sự thật (Ga 16,13), đó là màu nhiệm Thiên Chúa mặc khải trong Đức Giê-su Ki-tô. Quả vậy, trong thời gian các môn đệ đi theo Chúa Giê-su nhưng các ông dường như không hiểu được các việc Ngài làm. Ta có thể nói trong thời gian này các môn đệ đi theo Chúa Giê-su chỉ với một cái xác không hồn, nhưng các ông đã được biến đổi trong ngày lễ ngũ tuần sau khi ngài chết và sống lại. Chúa Giê-su đã đến và thổi hơi trên các ông và nói anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ (Ga 20,23). Từ đó các ông được biến đổi và mạnh mẽ bước ra khỏi lỗi sợ hãi để ra đi rao giảng Tin mừng Phục sinh cho muôn dân. Qua đó ta có thể thấy, Chúa Thánh Thần biến đổi tận căn con người các ông để những lời các ông nói không phải các ông nói nhưng chính Chúa Ki-tô nói trong các ông. Quả vậy, Thánh Thần yêu mến Chúa Giê-su, như Chúa Giê-su yêu mến Chúa Cha và đến trong thế gian để mạc khải Chúa Cha. Chúa Thánh Thần không nói gì, làm gì ngoài ý muốn của Chúa Giê-su, cũng như Chúa Giê-su không nói gì, làm gì ngoài ý muốn của Chúa Cha (x. Ga 16,13-15).
Hình ảnh các môn đệ được biến đổi khi nhận được Chúa Thánh Thần cũng chính là hình ảnh người Linh mục. Các Linh mục được biến đổi trong ngày thánh hiến, để thuộc trọn về Thiên Chúa. Vì thế, thiên chức Linh mục, tuy lãnh nhận sau các bí tích khai tâm Ki-tô giáo, nhưng lại được trao ban qua một bí tích đặc biệt, ghi khắc một ấn tích đặc thù nơi các Linh mục nhờ việc xức dầu của Chúa Thánh Thần, và như thế, các ngài nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô Linh mục, đến nỗi có quyền hành động với tư cách là hiện thân của Đức Ki-tô là Đầu [13]. Thật vậy, bản chất các Linh mục cũng là những con người thấp hèn, mỏng giòn yếu đuối nhưng đã được Chúa Thánh Thần biến đổi và trở nên mới trong Đức Giê-su Ki-tô. Từ đây những lời giảng dạy của các Linh mục không phải giảng dạy sự thông biết của mình nhưng đang thực thi chính vai trò của Chúa Ki-tô, để quy tụ hết mọi người trong tình yêu duy nhất (x. Cr 2,4-5). Sống trong Thánh Thần, Linh mục có nhiệm vụ thánh hóa để không những đoàn chiên mà cho hết mọi người nhận ra đường tình yêu của Chúa Thánh Thần nơi Linh mục. Trong bí tích Thánh Thể, Linh mục tái hiện lại hy tế xá tội và đền tội của Chúa Ki-tô trên Thập giá, nhờ đó nhân loại được trở về và sống trong vòng tay yêu thương của Chúa Ki-tô. Vì thế, bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể công cuộc loan báo Tin mừng, trong khi các người dự tòng được dẫn đưa dần dần đến việc tham dự bí tích Thánh Thể, thì các tín hữu, những người đã mang ấn tích rửa tội và thêm sức, sẽ được kết hợp trọn vẹn với Thân Mình Đức Ki-tô nhờ việc lãnh nhận Thánh Thể. Chính vì vậy, trong hy tế Thánh lễ, các Linh mục hãy dạy cho các tín hữu biết dâng lên Chúa Cha lễ vật chí thánh và hợp dâng vào đó lễ vật đời mình, trong tinh thần của vị mục tử nhân lành, các ngài khuyên nhủ họ thành tâm thống hối xưng thú lỗi lầm với Giáo hội qua bí tích giải tội để ngày càng quay về gần Chúa hơn [14].
d/ Chiều kích Giáo hội
          Qua bí tích truyền chức, Linh mục không chỉ tham dự vào Mầu Nhiệm của Chúa Ki-tô, là Thầy dạy, Đầu và mục tử mà con là một tôi tớ và phu quân của Giáo hội [15]. Qủa vậy, chính Đức Ki-tô đã đến thế gian trong kiếp nghèo của con người, để hòa mình vào thân phận con người và đưa con người trở nên mới trong Đức Ki-tô. Ngài đã nêu gương phục vụ để dậy các môn đệ về sự yêu thương và phục vụ đề rồi cứ dấu này, người ta sẽ nhân biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13, 34-35). Qua bí tích truyền chức, Linh mục phản chiếu trọn vẹn hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính vì thế, Linh mục đi thực thi sứ vụ được trao phó, đó chính là lệnh truyền của Chúa Ki-tô khi nói với các môn đệ “vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy truyền cho anh em”     (Mt 28,19-20). Đây chính là điểm cốt yếu của đời sống linh mục, để từ đây người linh mục không còn sống cho chính mình nữa mà sống cho và với Đức Ki-tô, như tấm bánh được bẻ ra cho thế gian [16]. Xã hội ngày hôm nay đang ngày một biến động, đã làm cho con người mất hết niềm tin vào nhau, coi tất cả mọi thứ xung quanh là thù địch và sẵn sàng cắn xé ta bất cứ lúc nào. Từ đó con người tự đặt ra cho mình một câu hỏi liệu chừng Thiên Chúa có hay không và nếu có tại sao Ngài để cho con người và sự việc ra như thế ?. Trước những câu hỏi như thế, Linh mục càng ý thức hơn sứ vụ rao giảng của mình, không những cho người Ki-tô hữu mà còn cho tất cả mọi người trên khắp thế giới nhận ra tình yêu nơi Đức Ki-tô và quy tụ họ lại để nhận ra giá trị cuộc sống, như thế mọi người đều được mời gọi đến sự hiệp nhất công giáo của dân Thiên Chúa, là sự hiệp nhất báo trước và thúc đẩy nền hòa bình phổ quát [17]. Chính vì thế, lời rao giảng có thể được hiểu và đón nhận bởi bất kỳ ai, bởi bất kỳ thời đại hay nền văn hóa nào. Ngay cả trong những môi trường tri thức nhất hoặc bình thường nhất, đều có thể được rao giảng Tin mừng. Chúng ta phải đến chỗ tin rằng ngay cả những người tự nhận là hậu Ki-tô hữu vẫn có thể một lần nữa được Chúa Ki-tô chạm đến [18]. Công việc truyền giáo không chỉ dành riêng cho Linh mục nhưng là của tất cả mọi người, bởi vì qua bí tích rửa tội, mọi người được kêu gọi thực thi sứ vụ loan truyền Lời Chúa cho tất cả mọi người. Chính vì thế, Linh mục phải cổ võ và kêu gọi mọi thành phần trong cộng đoàn giáo xứ và giúp họ chuổn bị xứng đáng và sai họ đi truyền giáo qua việc gặp gỡ và giúp đỡ từng người, từng gia đình trong giáo xứ, để qua đó khơi dạy trong lòng họ tinh thần truyền giáo.
 Thật vậy, trong tất cả mọi công việc nếu người Linh mục không có đời sống nội tâm, luôn kết hợp với Thiên Chúa và lấy Ngài làm điểm quy chiếu thì Linh mục rất dễ dàng rơi vào cám dỗ của “Chủ nghĩa giáo sĩ trị” với mong muốn thống trị giáo dân [19]. Tất cả với mong muốn quy về bản thân, để làm cho bản thân được mọi người ca tụng và mọi người phải phục vụ mình. Chính những điều này, nên Giáo hội đã quy định trong một năm có những cuộc tĩnh tâm dành cho các giáo sĩ, nhằm giúp Linh mục hồi tâm trở về với Chúa và nhìn nhận mọi việc trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Qua đó, người Linh mục ý thức hơn về sứ vụ của mình, hầu liên kết với Chúa Cha, nguồn gốc và tối cao của mọi quyền bính, liên kết với Chúa Con, Đấng mà Linh mục thông phần sứ vụ cứu độ, liên kết với Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho Linh mục sức mạnh để sống và thi hành đức bác ái mục tử [20]. Chính những cuộc tĩnh tâm này đã làm cho Linh mục thức tỉnh suối nguồn ân sủng được lãnh nhận trong ngày truyền chức, như những con cá trong bể được thay nước. Nhờ đó, Linh mục ý thức hơn và gắn bó hơn với Giám mục, tăng thêm tình huynh đệ trong Linh mục đoàn để cùng nhau thi hành hiệu quả ơn thánh đã lãnh nhận.
3/ Tạm kết
          Thiên chức Linh mục là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại cách chung và cách riêng đối với những người được mời gọi và đáp trả lại tiếng mời gọi này. Qua bí tích truyền chức, Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị cách tròn hảo trong những người tiến chức, để nâng những người này lên hàng tư tế, vương giả của Chúa Ki-tô là Đầu. Chính vì thế,  khi thi hành phận vụ của Đức Ki-tô là Đầu và Mục tử trong quyền hạn của mình, các Linh mục nhân danh Giám mục, tụ họp gia đình Thiên Chúa như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô, trong Chúa Thánh Thần. Để thi hành tác vụ này cũng như phận vụ khác, các Linh mục được trao ban quyền thiêng liêng để xây dựng Giáo hội. Trong công trình xây dựng này, các Linh mục phải noi gương Chúa để cư xử thật nhân hậu đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên các ngài không tìm cách làm đẹp lòng người đời, nhưng phải hành động theo những đòi hỏi của giáo thuyết và đời sống Ki-tô giáo, khi dạy dỗ, khuyên bảo mọi người như những người con rất yêu quý. Vì thế, tư cách là những nhà giáo dục đức tin, các Linh mục có nhiệm vụ, hoặc đích thân hoặc nhờ người khác, lo cho từng tín hữu được hướng dẫn trong Chúa Thánh Thần, để biết làm triển nở ơn gọi của mỗi người theo Tin mừng, để sống đức bác ái chân thành và thiết thực, để được tự do như ý Đức Ki-tô muốn khi đến giải thoát chúng ta [21] . Thực vậy, chức Linh mục là một ơn gọi, chứ không phải một nghề, một tái xác định về chính mình chứ không phải là một thừa tác vụ mới, một lối sống, chứ không phải một công việc, một tình trạng về bản chất, chứ không phải một chức năng, một sự dấn thân vĩnh viễn suất đời, chứ không phải một kiểu phục vụ tạm thời, một căn tính, chứ không phải chỉ là vai trò [22].

Tài liệu tham khảo thêm

1/ Công đồng Vaticano II, sắc lệnh về tác vụ và đời sống linh mục.
2/ Sách giáo lý Hội Thánh Công giáo.
3/ Linh mục cho ngàn năm thứ ba.
4/ Simonhoadalat.com.  Gm Phaolo Bùi Văn Đọc, Dung Mạo Linh Mục dưới ánh sáng của Ba Ngôi Thiên Chúa.
5/ Thần học Thiên Chúa Cha.
6/ Thần học Chúa Thánh Thần.
7/ Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của Lm Augustino Nguyễn VănTrinh.
8/ Kim Chỉ Nam Tác vụ và đời sống linh mục.
9/ Giáo trình Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của Lm Phê-rô Nguyễn Văn Hương.



[1] Bộ giáo sĩ, Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, Nxb tôn giáo, 20.
[2] Bộ giáo sĩ, Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, Nxb tôn giáo, 19.
[3] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 2, 583.
[4] ĐGH Biển- Đức XVI, Diễn từ với các tham dự viên Hội nghị thần học do Bộ Giáo sĩ tổ chức  (12/3/2010).
[5] Bộ giáo sĩ, Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, Nxb tôn giáo, 24.
[6] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 3, 585.
[7] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 3, 587.
[8] Gm Phaolo Bùi Văn Đọc, Dung Mạo Linh Mục dưới ánh sáng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Simonhoadalat.com. truy cập 6/4/2016.
[9] Sống đạo của Gp Xuân Lộc, bài về bí tích rửa tội.
[10] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 4, 589.
[11] Gm Phaolo Bùi Văn Đọc, Dung Mạo Linh Mục dưới ánh sáng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Simonhoadalat.com. truy cập 6/4/2016.
[12] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 5, 592.
[13] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 2, 584.
[14] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 5, 593.
[15] Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, 32.
[16] Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, 35.
[17] Thánh Công Đồng Vaticano II, Lumen gentium 13.
[18] Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, 40.
[19] Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, 49.
[20] Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, 53.
[21] Thánh Công Đồng Vaticano II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục, Số 6, 595.
[22] Đức Tổng Giám mục Timothy M.Dolan, Lm Trần Đình Quảng dịch. Linh mục cho ngàn năm thứ ba, Nxb tôn giáo, 304