Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

LỀ LUẬT TRONG TỰ DO


Bạn thân mến
 Tự do và lề luật là những câu hỏi thường được đặt ra trong đời sống thường ngày, khi con người thực hiện các hành vi của mình. Thâm chí trước khi nói hoặc làm một việc gì, thì ngay trong suy nghĩ con người đã đặt ra những câu hỏi. Tôi nói như thế có được không? Tôi làm như thế có đúng không? Và cũng không ít những quan niệm trái ngược nhau trong cuộc sống, tiêu biểu là hai thái độ sau đây: “Luật lệ chỉ thêm gánh nặng, gây phiền phức và làm cho tôi, cho bạn mất tự do - Đã có tự do tại sao lại buộc tôi phải tuân theo những luật luân lý do người khác ban hành.” Vậy sau khi đã được học qua một kỳ học môn Luân lý học, người bàn luân còn nhiều yếu kém, nhưng cũng xin được đưa ra một vài ý kiến để chúng ta cùng tìm ra những lối sống thích hợp, hầu góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú và có ích cho nhau hơn.
“Luật lệ chỉ thêm gánh nặng, gây phiền phức và làm cho tôi, cho bạn mất tự do”
Trước hết chúng ta cần công nhận với nhau rằng, bất cứ một tổ chức, một xã hội dù lớn hay nhỏ đều cần có luật lệ. Dù bạn có muốn hay không đó là điều hiển nhiên, nếu không đó sẽ là một tổ chức, một xã hội rừng rú và chúng ta không thể tưởng tượng nổi sự hỗn loạn của nó. Một trong những trở ngại lớn của thời đại chúng ta ngày nay là: con người đã sử dụng tự do của mình quá mức, gây nên biết bao hậu quả đau thương cho con người cho đồng loại. Họ chỉ còn nghĩ đến bản thân cá nhân và làm những gì mình ưa thích. Họ không còn tôn trọng luật lệ chỉ vì tôn trọng tự do cá nhân, sợ luật lệ gò bó làm mất đi cuộc sống đích thực theo thiển ý của họ; ngay cả đến những lời khuyên, lối sống lành mạnh để dẫn họ đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực cũng bị lãng quên.
Vậy phải chăng lề luật làm mất tự do của con người?  hay ngược lại lề luật làm cho con người được tự do, bảo vệ con người, mang đến cho con người một cuộc sống hạnh phúc. Vấn đề mà chúng ta bàn ở đây liên quan đến “ tự do” và “luật lệ” vậy tự do là gì ? và như thế nào là  tự do đích thực? luật là gì?  từ đó chúng ta sẽ thấy được lề luật có làm mất tự do con người không.
Tự do bên ngoài: thường được hiểu như là không bị bất cứ một cái gì bên ngoài cản trở, muốn làm gì thì làm: tôi muốn nằm ngủ hay muốn lao động hoặc muốn vào nhà người ta mở tủ họ lấy tiền xài chơi… đều làm được, không bị ai ngăn cấm, không bị ai cản trở cả… thế là tôi có tự do bên ngoài. Hay khi ra đường tôi muốn đi thế nào tùy thích không quan tâm tới người khác. Theo nghĩa này: (một người sống buông thả theo dục vọng, không bị điều kiện vật lý hạn chế, không bị luật lệ xã hội ngăn cấm, cũng được xem như là có tự do bên ngoài).
          Tự do đích thực : khả năng bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không hành động, có thể làm việc này hay việc khác, và như vậy, tự mình làm những hành động có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân của mình. Trong con người sự tự do là một sức mạnh để  tăng trưởng và trưởng thành trong chân lý và điều thiện. Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo, khi nó được quy hướng về Thiên Chúa, là vinh phúc của chúng ta’.  (GLHTCG, số 1731). Đối với Công đồng Vatican II, “tự do đích thực là một dấu chỉ độc đáo về hình ảnh Thiên Chúa nơi con người. Bởi vì Thiên Chúa đã muốn con người tự quyết định để tự mình kiếm tìm Đấng Tạo Hoá và nhờ kết hiệp với Ngài một cách tự do, con người đạt tới hạnh phúc viên mãn. Như vậy phẩm giá của con người đòi hỏi con người phải hành động theo sự chọn lựa ý thức và tự do, cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định do xác tín cá nhân, chứ không bởi sức thúc đẩy của bản năng hay sức cưỡng chế ngoại tại. Con người đạt tới phẩm giá này, khi giải thoát khỏi nô lệ của đam mê, bằng hành động chọn lựa một cách tự do sự thiện, con người tiến về mục tiêu và cẩn thận tìm những phương tiện thích ứng. Vì tự do nhân loại đã bị tội lỗi làm tổn thương, cho nên phải nhờ ân sủng trợ giúp mới có thể hướng về Thiên Chúa một cách hiệu quả và trọn vẹn ”
Luât lệ là gì ?  “là những quy đinh theo lý trí để phục vụ công ích, do người có trách nhiệm trên tập thể ban hành. Là quy định, luật khác với lời khuyên hay sự gợi ý. Đó là một  mệnh lệnh phải thi hành hay là một nhu cầu luân lý phải thỏa mãn. Luật là đặt ý muốn của thượng cấp trên ý muốn của thành viên.”[1]
Trở về vời đề bài, tại sao họ nói như vậy? họ nói như vậy cũng có cái lý của họ. Thực vậy một số ít lề luật đã quá đặt nặng vấn đề như ngăn cấm cái này cấm cái kia, hay phải làm điều này, điều kia, làm cho cuộc sống bị khép kín, gò ép. Hoặc một số điều luật mang tính khuyên lơn, hãy làm điều này điều nọ cũng được xem như làm hạn chế tự do của con người.
Như vậy, thái độ đó của một số người là theo quan điểm tự do bên ngoài, đã có luật thì không thể có tự do được.
Vậy tự do có phải là thích làm gì thì làm ? có thứ tự do tuyệt đối không? Quả thực cuộc sống không chỉ đơn giản như vậy, thế gian này tôi dám chắc, bạn làm sao tìm ra được cái thứ tự do tuyệt đối như vậy. Và trên thế gian này không có cái gì là tuyệt đối cả. Nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng: con người cũng bị hạn chế bởi rất nhiều điều, khách quan có, chủ quan có, hạn chế bởi không gian, thời gian…. Như vậy trong cuộc sống trần gian, chúng ta không hoàn toàn được tự do khỏi những ràng buộc và giới hạn, vì sống là tương giao, nhập cuộc, dấn thân và liên lụy. Ta có thể tự do với tổ chức này, nhưng lại nối kết hay liên lụy với tổ chức khác. Trong thời hôm nay, lệ thuộc và đồng lệ thuộc đã trở thành một qui luật. Vậy tự do cũng có khuôn khổ của nó và đồng thời cũng đi liền với trách nhiệm của nó. Khi con người đã suy nghĩ và chủ ý hành động một cách tự do thì con người bị ràng buộc với hành động đó, nghĩa là phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Tất cả mọi hành động do con người đã trực tiếp muốn thì trách nhiệm qui về họ. Tất nhiên lý trí con người phải dựa trên luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ghi khắc trong tâm hồn họ để họ có thể suy nghĩ điều mình nói việc mình làm có sai trái với lương tâm không. Như vậy tự do là đặc tính của các hành vi thuộc con người, được gọi là hành vi nhân linh. Vì thế mỗi người đều có quyền tự nhiên đòi người khác phải thừa nhận mình là người có tự do và trách nhiệm; và khi mỗi người hành xử quyền tự do của mình là phải hành xử trong tôn trọng quyền hành xử tự do của người khác. Chúng ta đặt ra câu hỏi, nếu thích làm gì thì làm liệu cuộc sống có hạnh phúc không? Theo quan điểm Kitô giáo, tự do luôn bao hàm trách nhiệm và sứ vụ. Thật vậy, đối với người môn đệ của Đức Kitô, tự do vừa là hồng ân vừa là sứ vụ : tự do đích thực giải thoát con người khỏi những ràng buộc để thanh thản dấn thân phục vụ. Chính vì vậy, thánh Tông đồ nhấn mạnh : “Thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo xác thịt, nhưng hãy lấy đức ái mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5,13). Hơn nữa, “tự do của con người đến từ Thiên Chúa, và bản chất của lề luật cũng đến từ Thiên Chúa và nó cũng biểu lộ sự tốt lành của Ngài đối với con người. Trái lại khi tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, con người sa lánh tội lỗi, không làm nô lệ cho tội lỗi, nộ lệ cho ma quỉ, và họ có được tự do đích thực, sự tự do đích thực đó là sự tự do của những con cái Thiên Chúa. “Ngày Sa bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người cho ngày Sa bát” (Mc 2,27). Luật Thiên Chúa như vậy, không hề khinh giảm tự do của con người và lại càng không gạt bỏ tự do; ngược lại, luật Thiên Chúa bảo vệ và cổ võ tự do. Còn về lề luật do con người thiết lập trong đời sống xã hội. Chúng ta biết rằng bất cứ một tổ chức xã hội dù lớn bé, để có thể tồn tại bình an và phát triển thì cần có luật do người có trách nhiêm ban hành. “Mục đích của luật do con người thiết lập cũng đem lại lợi ích cho con người.” [2]
Xã hội mà chúng ta đang sống cũng không thiếu những con người thành tâm thiện chí, lương tâm trong sáng, sống ngay lành, đối với họ lề luật lại như là một rào chắn có tác dụng rất tốt trong việc gìn giữ và bảo vệ họ khỏi những sai phạm làm ảnh hưởng đến họ và đến người khác. Họ không cảm thấy bị gò bó hay nặng nề khi tuân giữ luật. Luật lệ được làm ra vì con người chứ không phải ngược lại. Vd. Để đảm bảo được an toàn giao thông thì phải có luật để người tham gia giao thông căn cứ vào đó, tuân thủ, thực thi tránh những tai nạn cho mình và cho người khác.
Vậy đến đây phần nào chúng ta hiểu được luật lệ có làm cho chúng ta mất tự do hay không. Vấn đề ở chỗ thái độ và cách quan niệm của chúng ta về tự do và lề luật như thế nào.
“Đã có tự do tại sao lại buộc tôi phải tuân theo những luật luân lý do người khác ban hành.”
Trước hết chúng ta tìm hiểu câu nói này của một số người: họ công nhận có tự do, như vậy đồng nghĩa với việc họ cũng tuân giữ luật tự nhiên và luật lương tâm trong con người của họ. Bởi vì luật tự nhiên cũng là luật của sự tự do, đó chính là sự tự do bên trong tâm hồn con người. Chính bởi “tiếng nói” bên trong đó mà con người nhận biết những điều cần phải làm và những điều cần phải tránh, như vậy là đã đủ rồi. Tại sao lại bắt phải tuân giữ luật luân lý do người khác ban hành, tức là nhân luật. Vậy ta đặt ra một giả thiết, nếu chỉ tuân giữ luật tự nhiên và lương tâm đã đủ chưa? Trong Sách Sáng Thế chúng ta đọc thấy :  “Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho người đàn ông như thế này : “Người được quyền ăn trái nơi tất cả các cây trong vườn. Thế nhưng ngươi chớ có ăn trái nơi cây biết thiện biết dữ, bởi vì ngày mà ngươi ăn thứ trái cây này, ngươi sẽ phải chết” (St 2, 16-17). Và điều đó đã xảy ra, con người đã lạm dụng tự do Thiên Chúa ban để chống lại Người, cũng có nghĩa con người lạm dụng tự do không giữ luật tự nhiên đã được ghi khác trong tâm hồn họ, và chính đàng sau sự bất tuân đó đã đưa con người vào cõi chết, từ đó con người trở nên mê muội. Thế nên họ cần phải có “luật” (theo nghĩa nguồn gốc của mọi luật xuất phát từ ý định của Thiên Chúa). Ở đây chúng ta không bàn nhiều đến vấn: (tội lỗi và lề luật, hay lề luật và ân sủng) mà chỉ muốn nói rằng sự sa ngã của con người làm cho lương tâm không còn tinh tuyền để có thể dùng luật tự nhiên một cách trong sáng nữa. Vậy con người cần được giáo dục để có thể phân biệt và nhận biết những điều phải làm những điều phải tránh. Hơn nữa, con người sinh ra không ai là một hòn đảo nhưng là một cuộc sống có cộng đoàn và trong lòng xã hội loài người. Từ đó những mối quan hệ phát triển: quan hệ trong gia đình, làng xóm, rộng hơn nữa là giữa quốc gia này với quốc gia khác; hay việc buôn bán, trao đổi….. “Luật tự nhiên lại không đề cập rõ ràng trong các đòi hỏi cá biệt cho mỗi người, hay không chế tài mức án phạt trong từng trường hợp. Chẳng hạn đâu là những đòi hỏi trong xã hội về công bằng, sự thật, quyền tác giả đối với phát minh. Nhân luật sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc ấy. Vd. phạm tội này thì phải nhận hình phạt như thế nào, phạt tù hay phạt hành chính.” [3]. Con người không chỉ sống theo luật tự nhiên và lương tâm thôi mà còn phải có nhân luật. Nhân luật được lập ra để bảo đảm cuộc sống được hài hòa: nhân luật được làm ra vì lợi ích chung từng người trong xã hội, chúng “ban cho các cá nhân những cơ hội để học được những cách ứng xử rất có hy vọng và sẽ gặt được những thành công, cũng như tránh cho họ khỏi vất vả đi tìm những giải pháp tốt nhất. chúng cũng giúp cho các quan hệ giữa người với người được bền vững và tránh cho con người khỏi những băn khoăn thắc mắc về cách ứng xử của người khác. Nói cách khác chuẩn mực và định chế là những tài sản pháp lý căn bản mà con người phải dựa vào.” [4]. Nhân luật do những người có trách nhiệm trong xã hội thiết lập, họ cũng phải dựa vào luật tự nhiên được ghi khắc trong tâm hồn họ. Nghĩa là nếu không có luật tự nhiên ghi khắc trong tâm hồn họ thì con người chẳng thể đưa ra được luật lệ cho mình. Đặc biệt nhân luật chỉ phù hợp khi nó không đi ngược lại luật tự nhiên. “nhân luật đưa ra những truyền buộc hay những ngăn cấm thuộc công bình, hợp luật tự nhiên, với lương tâm và với lẽ phải. Truyền buộc làm lành lánh dữ. Nghĩa là phải tôn trọng mọi điều thuộc luật tự nhiên và luật Chúa ban ra. Không được quy định những điều ngược lại. luật tự nhiên là nguồn để mọi người căn cứ trên đó mà ban hành lề luật” [5]. Cần có nhân luật để xác định những tiêu chuẩn hướng dẫn hành động, nhất là khi có thể thi hành luật luân lý tự nhiên bằng nhiều cách khác nhau. Vì trật tự chúng ta phải chọn cách và buộc mọi người phải thi hành, chẳng hạn: luật giao thông, (lưu thông bên trái hay bên phải). “Nhân luât cần phải có để cưỡng bức con người tuân phục các đòi hỏi của trật tự luân lý, các đòi hỏi quan trọng của lợi ích chung. Chúng là những biện pháp chề tài cần thiết để giáo dục con người yếu đuối hay để bảo vệ con người khỏi những bất công của kẻ khác” [6]. Nhân luật cũng cần thiết để các thể chế của xã hội được tồn tại nó cũng quan trọng đối với hạnh phúc của từng gia đình và sự phát triển của các tiềm năng của từng thành viên sống trong xã hội. Nhìn chung nhằm duy trì trật tự, đảm bảo sự công bằng và quyền lợi cho các thành viên trong xã hội cũng như cộng đoàn. Bảo vệ quyền lợi và nhâm phẩm con người, củng cố nề tảng luân lý đạo đức gia đình và xã hội, duy trì và phát huy các giá trị tốt đẹp trong các nền văn hóa.
Tóm lại: không thể chỉ tuân giữ luật tự nhiên và luật lương tâm mà quên đi nhân luật cũng không kém phần quan trọng mang lại hữu ích cho con người. Nếu anh chỉ tuân giữ luật tự nhiên mà không tuân giữ nhân luật thì cũng giống như người luôn miệng nói yêu mến Chúa mà lại bỏ qua những điều có thể làm để mang lại lợi ích cho tha nhân, không yêu thương tha nhân, và đó là kẻ nói dối.
Thực trạng xã hội chúng ta hôm nay đang phải đối diện với “toàn cầu hóa” nơi có nhiều chủ thuyết lầm lạc, nơi có nhiều những biến động làm tha hóa con người. Chủ nghĩa cá nhân được đặt lên hàng đầu trong các mối quan hệ của cuộc sống. Con người đã và đang nhận thấy tự do là một quyền lợi thiêng liêng, là một khao khát từ sâu thẳm tâm hồn của họ. Thế nhưng, từ trong sâu thẳm của cõi lòng họ cũng cần phải tuân theo luật lệ tự nhiên và những luật lệ phát xuất từ bản chất của luật tự nhiên đó để mưu ích cho con người. Cái bi thảm của kiếp người là chúng ta đã nhân danh tự do để hành ác và biến sự tự do đích thực của những con cái Chúa thành thứ “tự do phóng túng”. Làm sao đừng rơi vào hai thái cực nghiệt ngã: nô lệ lề luật hay tự do phóng túng? Luật lệ, Hiến Pháp, mệnh lệnh và ngay cả ngày sabát cũng được dựng nên vì con người, chứ không phải ngược lại.

Tài liêu tham khảo:
1, Thần học luân lý tổng quát, tập 1.
2, Lm Phaolo Bùi đình Cao, Giáo trình Luân lý căn bản.
3, Lm Vinh sơn Đỗ Hoàng, Tự do và Lề luật, Nxb Phương đông.
4, Công đồng Vatican II.
5, Giáo lý Hội Thánh Công Giáo.
                                                                                      Giuse Nguyễn Văn Nghị


[1] Từ điển Công giáo phổ thông, Nxb Phương đông, Tr.36).
[2] Lm Vinh sơn Đỗ Hoàng, Tự do và Lề luật, Nxb Phương đông, 63
[3] Lm Phaolo Bùi đình Cao, Giáo trình Luân lý căn bản, 103
[4] Lm Phaolo Bùi đình Cao, Giáo trình Luân lý căn bản, 103.
[5] Lm Phaolo Bùi đình Cao, Giáo trình Luân lý căn bản, 101.
[6] Lm Phaolo Bùi đình Cao, Giáo trình Luân lý căn bản, 103

TUYỂN CHỌN VÀ THÁCH ĐỐ KHI CHỌN APRAHAM


I/ Dẫn Nhập
     Trung tâm của bộ Thánh Kinh là tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa, là ân sủng nhưng không mà Thiên Chúa ban cho con người. Mời gọi mỗi người đáp trả lại bằng niềm tin và phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Ngài. Tuyển chọn là trung tâm của Kinh Thánh Cựu Ước. Sau những lần Chúa trừng phạt con người, cũng là những lần Chúa tuyển chọn một ai đó để tiếp tục chương trình cứu độ của Ngài, như là một sự thanh lọc. Cuối cùng Thiên Chúa đã chọn dân riêng của Ngài qua Apraham. Qua đó, Thiên Chúa sẽ thực hiện lời hứa cứu độ qua con của ông bà là Ixaac. Để hiểu rõ hơn về chương trình cứu độ của Thiên Chúa thực hiện nơi Apraham, ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về Apraham, trong  Kinh Thánh Cựu Ước.

      II/ Thiên Chúa tuyển chọn Apraham

           Thiên Chúa đã tuyển chọn Apraham từ một thế giới trần luôn trong Tà Giáo, một nhóm ít người, thuộc thị tộc Thare sống tại Ur gần vịnh Ba Tư , Ur cũng thường được gọi là Chalđê. Thị tộc này di chuyển về phía Tây Bắc, đất Haran, gần nguồn sông Euphrates. Thiên Chúa phán với Apraham rằng: “Hãy đi khỏi xứ sở của ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi, đến đất ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ cho ngươi thành một dân tộc lớn, ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối phúc lành. Ta sẽ chúc lành cho những ai chúc lành ngươi, ai mà nói động đến ngươi ta sẽ chúc dữ. Mọi thị tộc trên trần thế sẽ lấy ngươi mà cầu phúc cho nhau(St 12,1-3). Đó là những lời hứa mà Thiên Chúa tự ý hứa với Apraham, con người đã được Thiên Chúa chọn để làm con tàu cứu rỗi. Mặc dầu tội lỗi của con người có ngập tràn nhưng Thiên Chúa luôn quan tâm đến con người và tìm mọi cách để cứu độ con người, đưa con người vào mối hiệp thông với Ngài. Đó là ân sủng nhưng không mà Thiên Chúa dành cho con người, đưa con người vào mối tình phu thê với Ngài.
      Kinh Thánh Cựu Ước là một sự tái diễn không mệt mỏi lời mời gọi của Thiên Chúa và lời đáp trả của Apraham. Qua đó, cho ta thấy Apraham là trung tâm của Kinh Thánh Cựu Ước, không một ai không nêu gương ông, qua ông mà một dân dành riêng cho Thiên Chúa được hình thành, muôn thế hệ noi gương lòng tin của ông. Apraham là người đầu tiên đã đi vào sự hiệp thông và cận kề với Thiên Chúa. Chắc chắn trước ông đã có gia đình ông Noe, đã nhận một sử mạng định mệnh trong cơn lụt Hồng Thủy, nhưng Apraham là người đầu tiên đã bị Thiên Chúa chộp bắt để dành riêng cho một sứ mạng thiêng liêng và đã có được nơi ông câu trả lời do bởi đức tin.
       Thiên Chúa tuyển chọn Apraham để qua đó Ngài thực hiện yêu thương của Ngài đối với dân tộc mà Ngài đã chọn. Những lời mà Thiên Chúa phán với Apraham: " Hãy đi khỏi xứ sở của ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi, đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn. Ta sẽ chúc lành cho ngươi và Ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối phúc lành. Ta sẽ chúc lành cho những ai chúc lành ngươi, ai mà nói động đến, Ta sẽ chúc dữ. Mọi thị tộc trên trần thế sẽ lấy ngươi mà cầu phúc cho nhau”       (St 12,1-3 ). Qua đó, cho ta thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ được thực hiện qua ông và một dân dành riêng cho Thiên Chúa qua dòng tộc của ông. Một ân sủng nhưng không mà Thiên Chúa đã dành cho con người và muôn thế hệ.

   III/ Những thách đố trong tuyển chọn

     1,  Khi tuyển chọn Apraham, Ngài không đòi hỏi ông làm gì nhưng chỉ đòi hỏi ông phải lên đường ngay lập tức “ Hãy đi khỏi xứ sở của ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi” (St 12,1). Thiên Chúa muốn đặt ông vào một sự bó buộc thay đổi tận căn dòng đời của ông, từ bỏ mọi thứ sau lưng để bước vào một con đường mới, con đường vô định, đầy nguy hiểm mà ông sẽ cảm nghiệm. ông không thể đoán trước được định mệnh của mình, về một xứ sở mà ông chưa từng biết tới. Khi được Thiên Chúa mời gọi, ông đã sẵn sàng lên đường đi theo tiếng Chúa mời gọi, mà không biết mình đi đâu, về đâu. Từ đó cho ta thấy Apraham đã từ bỏ chính mình bằng sự phó thác hoàn toàn con đường của ông cho Thiên Chúa. Apraham từ bỏ chương trình thuộc về trần thế để bước theo một chương trình Thần Linh, một chương trình của Thiên chúa.
       Hình ảnh lên đường của Apraham là lời mời gọi không ngừng của mỗi người. Thiên Chúa luôn mời gọi ta bước theo Người. Muốn được như vậy thì phải từ bỏ chính mình, từ bỏ mọi thứ sau lưng. Cũng giống như Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người “ Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình vác Thập giá hằng ngày mà theo” hay “ Ai tra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng thì không làm môn đệ tôi được” ( Mt 16, 24 ). Apraham là hình ảnh Thiên Chúa dùng trong chương trình Cứu Độ của Ngài để muôn thế hệ noi theo lòng tin của ông.
      2, Thiên Chúa nói với Apraham rằng“Hãy đi đến xứ ta chỉ cho ngươi”(St 12,1). Thật khó lòng bỏ xứ ra đi, nhưng còn khó khăn gấp bội để ra đi mà không biết mình đi đâu, không biết cái đích ở đâu, không biết điều gì sẽ xẩy đến, không biết bao nhiêu thời gian. Qua đó cho ta thấy, Apraham lên đường trong sự vô thức, không biết cái đích phải dừng chân là ở đâu, ông hoàn toàn phó thác quãng đường với biết bao gian khó cho Thiên Chúa.
      Qua đó, Chúa dùng Apraham để chỉ cho ta thấy, con đường theo Ngài có muôn vàn khó khăn, gian nguy. Nhưng những lần như thế ta có biết tìm đến Thiên Chúa là nguồn ủi an, hướng dẫn hay không. Nếu cứ theo ý nghĩ của con người thì không bao giờ đến được cái đích cuối cùng là ở cùng Ngài trên Nước Trời.
       3, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho Apraham một người con trai. Nhưng tháng năm vẫn dần dần trôi qua, khi Apraham đã già mà lới hứa ấy vẫn chưa đến với ông. Nhưng dù có gắp gian nan khốn khó cho sự chờ đợi ông vẫn kiên trì chờ đợi và tín thác nới Thiên Chúa với niềm xác tín ấy, Thiên Chúa đã thực hiện và ban cho ông một người con trai và đặt tên là Ixaac. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất đối với ông, một niềm vui mà hằng ngày ông vẫn mong chờ. Đó là một ân sủng mà Thiên Chúa dành cho Apraham, đó cũng là ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện qua người con của Apraham và một dân riêng của Ngài được thực hiện.
       4, Khi Ngài ban cho Apraham một người con trai, đó là một niềm vui rất lớn đối với ông, nhưng niềm vui đó Thiên Chúa lấy đi khi Ngài nói với Apraham rằng
“Hãy đem con của Ngươi, đứa con một yêu dấu của Ngươi là Ixaac, đến xứ Môrigia, mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu ở đấy, trên ngọn núi ta sẽ chỉ cho ngươi”(St 22,2). Một lời phán như tiếng sét đánh ngang tai ông, nhưng ông vẫn không một lời phàn nàn. “Sáng hôm sau, ông Apraham dậy sớm, thắng lừa và đem theo hai đày tớ và con của ông là Ixaac, ông bổ  củi dùng để đốt lễ toàn thiêu, rồi lên đường tới nơi Thiên Chúa bảo” (St 22,3). Cuộc hành trình của ông kéo dài 3 ngày, đến ngày thứ 3 Apraham ngước mắt lên, thấy nơi đó ở đàng xa, ông nhận ra chính nơi đó là nơi Thiên Chúa dùng để sát tế Ixaac. Mọi thứ đã chuổn bị xong, một cuộc đối thoại giữa IxaacApraham diễn ra rất cảm động:
Ø  Ixaac gọi Apraham một câu rất thân mật “ Cha”.
Ø  Apraham đáp “ Cha đây con ”.
Ø  Cậu nói: “ Có lừa, có củi đây, còn chiên để làm lễ toàn thiêu đâu ”.
Ø  Apraham đáp: “ Chiên làm lẽ toàn thiêu, chính Thiên Chúa  sẽ liệu, con à, rồi cả hai cùng đi” (St 22,7-8).
       Hình ảnh Apraham sát tế Ixaac loan báo trước về ngày chính con một Thiên Chúa cũng sát tế như vậy. Con số 3 đi theo xuất cuộc hành trình ơn cứu độ của Ngài. Cuộc hành trình của Apraham dẫn Ixaac đến nơi Thiên Chúa chỉ định xuất 3 ngày. Rồi cuộc hành trình của Đức Maria trở về nguyên quán của mình cũng 3 ngày. Rồi cả cuộc đời về ơn cứu độ của chính con một Ngài là Chúa Giêsu:  Chúa Giêsu sống ở thế gian 33 năm, 30 năm sống ẩn dật tại Nadaret, 3 năm Ngài đi rao giảng Tin Mừng và chịu khổ nạn và Phục Sinh của Ngài.
    Cuộc đối thoại giữa Apraham Ixaac báo trước về cuộc nói chuyện giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu trong vườn Giết-sê-ma-ni.
    Trước khi Ngài bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã Cầu Nguyện với Chúa Cha trong vườn Giết-sê-ma-ni, cùng đi với Ngài vào vườn Giết-sê-ma-ni có các môn  đệ của Ngài. Rồi Người đem 3 môn đệ thân tín cùng đi với Ngài để cùng chia sẻ nỗi buồn tột cùng của Ngài là Phêrô, Giacôbê, Gioan. “ Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông. Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức. Người đi xa hơn một chút nữa, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Ngài nói “Áp-ba, Cha ơi”, Cha làm được moi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha muốn” (Mc14,32-36). Cũng giống như Ixaac trước khi đi lên núi đã gọi tiếng “ Cha”. Qủa thực, Apraham đã hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa khi nói “ Lễ vật chính Thiên Chúa sẽ liệu”. Như Chúa Cha đã dùng con một yêu dấu của mình xuống thế để cứu độ con người, đưa nhân loại trở về với Thiên Chúa, tột cùng của ơn cứu độ là cái Chết và sự Phục Sinh của Ngài.

   IV/ Kết luận

       Qua việc tuyển chọn Apraham cho ta thấy ơn cứu độ khởi đi từ Apraham, vượt ra ngoài tính toán của con người, con người luôn phải lên đường đi theo nghịch lý qua lịch sử các Tổ Phụ. Qua đó, Thiên Chúa luôn tỏ hiện Ngài sẽ đến thế gian như là Thiên Chúa của Apraham, Ixaac, Giacop. Tuyển chọn nói lên một hồng ân nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, nó xuyên xuất trong thời Cựu Ước. Một ân ban được trải rộng từ đầu cho đến cuối. Ân sủng và tự do là lời mời gọi giữa Thiên Chúa và con người, nó được thể hiện qua niềm tin. Cứu độ là nhờ đức tin, sự tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu luôn luôn đi bước trước của tự do, và cũng là sự đáp trả tự do của con người, đó là sự đáp trả của Apraham bằng sự tín thác vào Chúa.
     Apraham đã phó thác toàn bộ cuộc sống của mình, ông dùng tất cả mọi tế nhị của đức cậy trông và sự trung thành của mình. Không phải là thái độ của trí óc, nhưng là một sự dấn thân của tấm lòng, một nội lực phát xuất từ bên trong của hữu thể. Đó chính là niềm tin của một người bạn đối với một người bạn.
    Apraham là người đã sinh ra không chỉ dòng giống đông vô số, mà từ đó Đức Kitô đã được sinh ra, mà còn tất cả những kẻ hiến dâng cuộc đời của họ cho Lời của Thiên Chúa như ông. Chúng ta đã được liên kết với Apraham bởi đức tin.

                                                                                    Ant Công Chính

      TÀI LIỆU THAM KHẢO

   1. Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước. Bản dịch của nhều Tác Giả, bt Châu Anh Kỳ. < Nhà xuất bản TPHCM 1998 >, 2443.
 2. Nguyên tác “ SALVATION”, Tác giả NEAL M.FLANAGAN,osm, Lịch Sử Cứu Độ Dẫn Vào Thần Học Kinh Thánh, 376.
    3. TANILA Hoàng Đức Ánh thuộc Dòng Đa Minh, Lich Sử Cứu Độ, bt Phạm Gia Thoan,  < Nhà xuất bản Tôn Giáo >, 103.
    4. Nguyên tác: Les Condits de Saint Esprit. Tác giả: Mgr Gérard Huyghe, Những Con Đường Của Chúa Thánh Thần, nd F.ASSIS Lê Văn Thành, bt Nguyễn Thu Hà,                       < Nhà xuất bản Tôn Giáo 2009 >, 223.
    5. Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao OP, Tìm Hiểu Ngũ Thư, tài liệu dùng học lưu hành nội bộ, 226.


Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

CÁC LÝ DO TIN CÓ THIÊN CHÚA


Khoa học ngày một phát triển, nên nhận thức của con người cũng cao. Chính vì thế, con người càng tìm cho mình những lời giải đáp mà họ không thể trả lời được. Để rồi họ suy nghĩ thế giới này do đâu mà có và thực sự có Thượng đế không?. Để giải thích vấn đề này ta có những luận chứng sau:
        1/ Luận chứng hữu thể học: Dựa theo quan điểm của St Anselm để chứng minh có Thiên Chúa, theo hai hình thức: Hình thức một: St Anselm xây dựng hai hữu thể. Một hữu thể hiện diện trong tâm trí và một hữu thể hiện diện trong thực tế. Nếu hữu thể hoàn hảo nhất có thể quan niệm được chỉ hiện diện trong tâm trí mà thôi thì ta gặp phải mâu thuẫn là hiện hữu mà ta có thể quan niệm được một hữu thể hoàn hảo hơn, vừa hiện diện trong tâm trí, lại vừa hiện diện trong thực tế. Cái trung gian đó chỉ có nơi Thiên Chúa. Theo hình thức thứ hai: Với hình thức này Ngài không chỉ nhắm đến sự hiện hữu của Thiên Chúa mà Ngài còn nhắm đến việc Thiên Chúa tất yếu phải hiện hữu một cách độc nhất vô nhị. Để một hữu thể thực sự là vì đại và không có hữu thể nào vĩ đại hơn. Hiện hữu vĩ đại đó chỉ có ở nơi Thiên Chúa. Để rõ hơn về điều này ta lấy một ví dụ: Một tam giác mà không có thuộc tính của nó là tổng các góc bằng hai góc vuông thì không phải là tam giác. Cũng vậy, Thiên Chúa mà không hiện hữu thì không phải là Thiên Chúa. Điểm khác biệt quan trọng là đối với một tam giác, chúng ta không thể nào suy ra là có tam giác hiện hữu hay không, vì hiện hữu không thuộc về tam giác tính. Nhưng đối với hữu thể tuyệt đối hoàn hảo, chúng ta có thể suy ra rằng Ngài hiện hữu, vì hiện hữu là thuộc tính tất yếu của Ngài, không có thuộc tính này thì Ngài không còn là hiện hữu tuyệt đối hoàn hảo.
        2/ Luận Chứng Nguyên Nhân Đệ Nhất Và Vũ Trụ Luận. Luận chứng này do St Toma khai triển. Khác với luận chứng hữu thể học theo quan điểm của St Anselm. Theo St Toma thì mọi sự xẩy ra đều có một nguyện nhân, nguyên nhân này đến lượt mình lại có một nguyên nhân khác và cứ như thế ta sẽ ngược lại quá trình nhân quả. Qúa trình đó hoặc là vô hạn định hoặc phải có một điểm khới đầu gọi là nguyên nhân đệ nhất. Mọi sự trong thế giới chung quanh ta đều là bất tất, nghĩa là mỗi một sự vật trong đó nhẽ ra đã không hiện hữu hoặc nhẽ ra đã hiện hữu một cách khác. St Toma lập luận rằng: nếu như mọi sự đều là bất tất, thì phải có lúc nào đó không có gì hiện hữu. Trong trường hợp như thế, không có gì có thể xuất hiện để mà hiện hữu, vì không có một tác nhân nào cả. Đã có sự hiện hữu nên phải có một hiện hữu nào đó không phải là bất tất. Hiện hữu không phải là bất tất đó chính là Thiên Chúa. Ví dụ như: Con có mặt ở đây là nhờ Cha mẹ con, Cha mẹ con có là nhờ Ông bà nội ngoại và Ông bà nội ngoài có là nhờ ông bà cố tổ và cứ như thế đi đên cái cuối cùng thì cũng phải có một ai đó tạo nên cái căn nguyên này. Căn nguyên đầu tiên này chính là Thiên Chúa.
        3/ Luận Chứng Viễn Đích. Đây là luận chứng phù hợp với mọi tầng lớp. Ai cũng có thể hiểu vì theo luận chứng này mọi sự hiện hữu trên trái đất này không phải là chuyện ngẫu nhiên nhưng là có một ai đó sắp đặt và làm cho vật đó hiện hữu. Mọi vậy hoạt động theo quy trình không phải là tự có mà phải có một nguyên nhân làm cho vật đó hoạt động như vậy. Người đó chính là Thiên Chúa.
        4/ Luận Chứng Luân Lý. Theo hai hình thức. Luận chứng một suy diễn từ quy luật luân lý khách quan để đi tới một Đấng Lập Hữu hay từ tính khách quan của giá trị đạo đức nói chung để đi tới một nền tảng siêu việt các giá trị hoặc từ sự kiện có lương tâm để đi tới một Thiên Chúa mà lương tâm chính là “tiếng nói” của Ngài. Ví dụ: Khi ta phạm tội là lúc ta đi ngược lại với lương tâm của ta và ta cảm thấy xấu hổ, lo lắng. Điều này có nghĩa là trong thâm tâm của ta nghĩ rằng có một Đấng sẽ phạt những lỗi lầm của ta. Chính vì vậy trong cảm thức của con người có lương tâm và lương tâm này luôn hướng đến một Đấng Siêu Nhiên và Thần Linh. Luận chứng thứ hai quả quyết rằng hễ ai nghiêm túc tôn trọng các giá trị đạo đức, coi những giá trị đó có tính cách bó buộc thì phải ngầm tin rằng có một cội nguồn và nền tảng cho những giá trị này. Các tôn giáo gọi giá trị này chính là Thiên Chúa. Trong cuộc sống con người chúng ta có hai thứ luật đó là luật tự nhiên và luật lương tâm. Hai thứ luật này bổ trợ cho nhau để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Khi ta làm những điều sai trái thì chính lương tâm ta bị cắn rứt và ta sống một cuộc sống kéo theo nhiều thảm hại.
        5/ Lý chứng từ những biến cố và kinh nghiệm đặc biệt. Trong cuộc sống hiện tại của con người, có biết bao những biến cố lạ xẩy ra mà con người không thể lý giải được. Điều này càng xác tín hơn khi một ai đó đi chữa về được khỏi thì càng làm cho họ xác tin hơn là nơi đó có phép lạ thật. Khi được chứng kiến hay những thị kiến bất kì ai thì kể cả người hoài nghi cũng phải tin có Thiên Chúa.
        6/ Xác Suất và Lý Chứng Hữu Thần. Trong con người luân có sự dằng giữa thiện và ác, tin và không tin. Những sự dằng co đó rồi cũng phải tìm đến một điểm cuối cùng là chỉ được chọn một.Theo David Hume khi bàn về lý luận loại suy, nhận định rằng không thể có sự mâu thuẫn của một con người lúc tin lúc không được mà chỉ được quyền chọn một. Ta biết rằng có nhiều vũ trụ và nếu chúng ta nói thêm rằng chúng ta biết một nửa số vũ trụ đó là do Thiên Chúa tạo nên còn nửa kia thì không, thì ta có thể diễn dịch xác suất của vũ trụ chúng ta là do Thiên Chúa dựng nên là một phần hai. Tuy nhiên, khi nói “vũ trụ” là ta đang nói đến toàn bộ những gì hiện hữu chỉ trừ Đấng tạo hóa. Nên ta không thể lập luận theo kiểu “xác suất” được.
        Qua những lý chứng trên, ta nhận thấy tất cả mọi hoạt đồng không phải là tự có mà phải có một nguyên nhân tác thành nên nó và nguyên nhân cuối cùng này giúp cho mọi vật hoạt động. Đó chính là Thiên Chúa. Qua đó, Ta không nên có tham vọng dùng lý trí, toán học hay khoa học để quán triệt về Thiên Chúa, vì đây là phạm vi đức tin, siêu hình. Một Thiên Chúa mà dùng lý trí, khoa học có thể phân tích và chứng minh được như những thực tại khác thì đâu còn là Thiên Chúa nữa. Màu nhiệm về Thiên Chúa, về đức tin luôn có một phần mà lý trí không thể đạt tới. Những gì lý trí đạt được chỉ có tính cách loại suy. Phần mà lý trí không đạt tới gọi là phần mở lối cho đức tin.
        Trước những lý chứng về Thiên Chúa hiện hữu, con người được kêu mời tự do chấp nhận hay khước từ. Quyết định này tùy thuộc vào lòng mến, sự khao khát tìm kiếm, lời cầu xin và thiện chí của con người. Như lời Chúa nói: “ lạy cha, cha đã dấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều đó, nhưng cha lại mặc khải cho những kẻ hèn mọn, vì ý Cha muôn như vậy ” (Mt 11, 25-26). Cũng vậy , khi ta nhìn mọi cảnh vật thiên nhiên thật bao la hùng vĩ, muôn tinh tú trên trời cho ta suy đoán chắc chắn về một Đấng vô cùng thông minh, quyền năng, là nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ. Như Diderot nói: Mắt và cánh của một con bướm đủ đánh đổ một nhà thần học. Cũng như Thanh Augustino nói: Vẻ đẹp của vạn vật là một lời tuyên xưng. Những cái đẹp này đều chịu sự thay đổi, vậy thì ai đã làm nên những vẻ đẹp này, nếu không phải là Đấng Đẹp Tuyệt Đối, không chịu sự thay đổi.
        Nhìn mọi vật xung quanh và nhìn vào chính bản thân ta. Hết thảy mọi sự đều có lúc sinh ra và có lúc tan biến hay chết đi. Vậy nếu như ta tự có nguồn sống, thì ta phải bất diệt và tồn tại mãi. Nhưng thực tế có ai sống được mãi đấu. Tất cả đều phải chết. Điều này chứng tỏ sự sống không ở trong ta nhưng ở nơi một Đấng khác. Đấng ấy chính là sự sống vĩnh cửu. Tất cả mọi sự không phải ngẫu nhiên mà có nhưng phải có một Đấng tạo thành.
        Con người không bao giờ tìm thấy những thỏa mãn hay những khát vọng nơi những thực tại trần thế. Chỉ có nơi Thiên Chúa con người mới tìm thấy chân lý tuyệt đối và hạnh phúc mà thôi. Nơi con người có sự rộng mở, biết đón nhận những cái đẹp, cảm thức về điều thiện luân lý, có ý thức về tự do và có lương tâm. Đó chính là dấu hiệu và mần sống vĩnh cửu mà con người mang trong mình mà không chỉ đơn giảm là vật chất mà thôi. Linh hồn con người chỉ có thể có nguồn gốc nơi Thiên Chúa. Con người là sinh vật có lý tính. Nghĩa là mỗi hành vi của nó đều được hướng dẫn và phê phán do một quy luật tự nhiên đã được nghi khắc trong tâm hồn. Gọi là lương tâm hay quy luật đạo lý. Chính vì vậy, mọi hành vi và hành động của tôi chính là lương tâm tôi đánh giá chứ không phải người khác đánh giá về tôi. Tôn giáo và xã hội không đặt ra luật đó, vì nó có trước cả tôn giáo và xã hội. Cho nên tất cả những đặc tính của luật đều phải được đặt trên nền tảng trên sự Thiện Tuyệt Đối, ý muốn của Ngài là điểm quy chiếu mọi sự. Đấng ấy chính là Thiên Chúa.

Tài liệu tham khảo:
1.   John Hick, Triết học tôn giáo, Dịch giả: Nguyễn Thiên Phước.
2.   Anphong Nguyễn Công Vinh, Tìm Về Sự Thật.

                                                         Ant Công Chính

SOCRATE ĐÃ TÁCH LOGOS RA KHỎI MYTHOS


Logos: là vũ trụ luận, giải thích các sự việc dưa trên các ý niệm, khi dánh giá một sự vật thì nhìn sâu bên trong để đánh giá sự vật đó tốt hay sấu. Qua đó, ta tin tưởng hơn về cái mà ta nhìn nhận là đúng
  Mythos: Cho biết sự thật nhưng không giải thích được vấn đề đưa ra. Đó chỉ là những câu chuyện được lưu truyền từ đời này qua đời kia, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng , tình bằng hữu, Thần Thánh, cùng đích của cuộc đời. Những huyền thoại này được chấp nhận như sự thực, mặc dầu không ai chứng kiến những biến cố được mô tả trong cốt chuyện đó, cho dù những bài học được tút ra từ những huyền thoại ấy không phải luôn luôn đồng nhất với nhau.
   Socrate đặt ra vấn đề là phải tự cai quản bản thân, chỉ làm theo những gì lý trí tán thành hay sai bảo. Theo quan niệm của ông về sự thiện và  đức hạnh là:
 -  Quan niệm về sự thiện: Nghĩa là mục tiêu thật sự của đời sống là hạnh phúc. Điều tốt là điều giúp ta hạnh phúc, nhưng chủ yếu không phải là một hạnh phúc nào đó. Hạnh phúc mà người tầm thường vẫn gọi như là của cải, tiền bạc, quyền hành, danh vọng. Chúng không phải là điều thiện thật sự vì thường cũng sinh ra sự bất hạnh. Nhưng sự thiện phải là hạnh phúc của tâm hồn, là niềm vui nội tâm mà một linh hồn mạnh mẽ và hài hòa hay đức hạnh đem lại cho chúng ta.
 -  Quan niệm về đức hạnh:  Socrate yêu cầu là sự nhận thức rõ ràng Thiện và Ác, Công lý và bất công, điều kiện này cần và đủ cho Đức Hạnh. Đức Hạnh hàng đầu và trung tâm của đạo đức học của  Socrate là làm chủ bản thân, khi nó dành ưu tiên cho lý tính phải luôn được tuân thủ để suy tư, để sống hay để chết.
- Socrate đi tìm định nghĩa đạo đức bằng cách bàn cãi với các môn đệ của mình để tìm kiếm cách nhận thức đạo đức của họ, Ông quan niệm phải đi sâu vào những tâm hồn, đối tượng đúng của lý tính phải được nhận biết với sự đồng thuận của các tinh thần, nên người ta khám phá bằng bàn luận. Theo tinh thần của Socrate là sự khiêm nhường tri thức: trước hết phải biết rằng mình không biết gì. Socrate tìm cách hỏi các môn đệ để rút ra những chân lý từ tinh thần họ, có sẵn trong họ.

- Khi có ý kiến của người đối thoại, Socrate giả vờ chấp nhận và rút ra một số kết luộn, kể cả những kết luộn kì cục nhất. Người đối thoại bối rối về cách diễn dịch của ông, sau cùng phải từ bỏ định nghĩa ban đầu và Socrate yêu cầu người ấy tìm một định nghĩa khác.
- Những câu trả lời chịu sự phê phán được đem ra giải thích, qua đó ông so sánh những dữ kiện thu thập được để rút ra ý niệm được coi là mục đích của sự tìm tòi.
   Qua cuộc đối thoại giữa SocrateEuthyphro cho ta thấy, Socrate đã tìm đủ mọi cách để làm sáng tỏ và đi đến cái cuối cùng của đạo đức. Khi nhận được yêu cầu của Socrate, Euthyphro đã đưa ra một định nghĩa là “ đạo đức là là làm những gì chàng đang làm là : kết tội Cha mình”. Socrate cho cho rằng đây mới chỉ là ví dụ mà thôi chứ chưa phải là một định nghĩa, vì nó chưa xác định rõ ý niệm, hình thức của đặc tính  đạo đức. Euthyphro định nghĩa tiếp đạo đức là “ làm đẹp lòng Thần Thánh”  Socrate cho rằng nếu có những điều làm đẹp lòng vị Thần Thánh này, thì lại không làm đẹp lòng những vị Thần khác, trong trường hợp này có cùng một điều là vừa đạo đức và vừa phi đạo đức. Rồi  Euthyphro tiếp tục định nghĩa “ đạo đức là những gì được tất cả Thần Thánh yêu thích”. Socrate cho rằng với định nghĩa này nó chưa cho chúng ta biết chủ thể của hành vi đạo đức, mặc dù cũng có thể đúng, khi nói rằng tất cả những gì Thần Thánh yêu thích đều là đạo đức, nhưng một hành vì không trở nên đạo đức chỉ vì các Thần Thánh yêu mên nó, mà đúng hơn, các Thần Thánh yêu mến hành vi ấy, vì trước hết nó có tính đạo đức. Euthyphro tiếp tục một định nghĩa khác là “ đạo đức là yếu tố công chính mới thật phục vụ các Thần minh”. Khi Socrate hỏi phục vụ các Thần minh là gì thì Euthyphro trả lời đó là nghĩa vụ phải làm để phục vụ các Thần minh, là hiến tế và cầu nguyện. Nghĩa vụ này có nghĩa là, dâng lên Thần Thánh và đón nhận từ Thần Thánh, Socrate hỏi dâng lên Thần Thánh cái gì thì Euthyphro trả lời dâng lên Thần Thánh những gì đẹp lòng các vị ấy. Đến đây Euthyphro mới nhận thấy có sự mâu thuẫn và cuối cùng ông chấp nhận không định nghĩa đạo đức là gì.
     Qua đó, Socrate đã khai sáng cho Euthyphro những điều mình nói phải suy nghĩ thật kĩ và đặt ra mọi trường hợp để đi đến cái cuối cùng trước khi cho đó là chắc chắn và đúng nhất, từ đó cũng cho Euthyphro hiểu rằng khi đánh giá một sự việc ta nên dựa vào: giác quan, tri giác, tri thức và cái chắc chắn nhất là lý trí con người.

                                                                                       Ant Công Chính

CÂU CHUYỆN HỒNG THỦY VÀ ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA


       Bạn thân mến:
       Lụt đại hồng thủy được kể lại nhằm giúp mỗi người nhận ra tội lỗi. Từ đó, con người, tội lỗi đã xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người. Đồng thời cũng nói lên tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trước tội lỗi, Người vẫn để lại một gia đình sống sót qua nạn hồng thủy đó là gia đình Nô-ê, “Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những đường cong”. Và Thiên Chúa đã lập giao ước với con người để con người được ơn cứu độ. Đó là niềm vui và hy vọng của con người sẽ được lãnh nhận từ chính Thiên Chúa, Đấng luôn giữ trọn, trung thành với lời đã hứa.
1.     Nguyên nhân xảy ra câu chuyện nạn Hồng thủy
       Loài người đã sa đọa đến tận thân tâm. Trước sự sa đọa vô phương cứu chữa đó của con người, Thiên Chúa đã phàn nàn, hối tiếc vì đã dựng nên họ. Sách sáng thế (St 6, 5 – 7) diễn tả cho ta biết: Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu xa suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: “Ta sẽ xóa bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, loài bò sát và chim trời, vì Ta hối hận đã dựng nên chúng”. Lối nói “như nhân” này cho ta thấy tình trạng loài người thê thảm đến mức nào. Tội lỗi đã lan tràn đầy mặt đất, và là một cái gì đó không hiểu được. Việc Thiên Chúa xúc động mạnh cũng có nghĩa việc Người tiêu diệt sự sống trên mặt đất không phải là một cách thản nhiên, lạnh lùng. Nhưng đó như là một hậu quả tất nhiên của tội, một đòi hỏi của sự thánh thiện của Người. Đồng thời súc vật cũng cùng chung số phận với con người là bị tiêu diệt, vì chúng được dựng nên để phục vụ con người.
       Thiên Chúa tỏ ra rất nghiên khắc, nhưng cũng rất nhân từ, khi gìn giữ, cứu sống ông Nô-e và gia đình thoát khỏi lụt hồng thủy, vì ông sống thực thi những lời Đức Chúa truyền dạy, và được đẹp lòng Người (x. St 6,8).     
       Thiên Chúa đã chọn ông Nô-e, Người đã tỏ cho ông, đồng thời cho ông đóng một chiếc tàu. Chiếc tàu có thể chứa được tám người, cùng các con súc vật và những vật dụng cần thiết. Ông Nô-e đã vâng lời Đức Chúa và bắt tay vào việc thực hiện như lời Người phán với một lòng tin tưởng không nghi nan hay hỏi han, thắc mắc điều gì. Như vậy, các sinh vật liên đới với con người trong hình phạt thế nào thì cũng sẽ liên đới trong ơn được cứu sống. Các con vật được đưa vào tàu, với nguồn tư tế thì mỗi loài một đôi. Với nguồn cổ xưa thì mỗi loài thanh sạch là bảy đôi, còn loài ô uế thì một đôi. Còn bảy ngày nữa là lụt hồng thủy sẽ xảy ra, Đức Chúa đã bảo ông đưa gia đình và súc vật thanh sạch cũng như ô uế vào tàu để tránh lụt hồng thủy. Ông Nô-e đã thi hành mọi điều Thiên Chúa truyền cho ông (x.St 7,1-6). Khi gia đình ông và mọi súc vật vào trong tàu, Thiên Chúa đóng cửa tàu lại để nước không vào trong được.
       Năm 600 đời ông Nô-e. Tháng 2, ngày 17 tháng ấy, các mạnh nước của vực thẳm rộng lớn đã bật tung, các cống trời mở toang, nước lũ cuồn cuộn càng lúc càng mạnh trên mặt đất phun lên, và nước mưa trên vòm trời đổ xuống mặt đất bốn mươi ngày bốn mươi đêm (x.St 7,11-12). Mọi núi cao khắp nơi dưới gầm trời đều bị phủ lấp. Mọi xác phàm di động trên mặt đất đều tắt thở. Thiên Chúa xóa sạch mọi loài trên mặt đất, từ con người cho tới gia súc, chỉ còn lại gia đình ông Nô-e và những gì ở trong tàu với ông. Nước lũ cuồn cuộn trên mặt đất một trăm năm mươi ngày (St 7,23-24).
       Khi đã nguôi cơn giận, Thiên Chúa nhớ đền ông Nô-e và mọi thú vật trong tàu của ông. Thiên Chúa đóng các mạnh nước và cổng trời lại, và cho một cơn gió thổi làm cho nước rút đi. Sau bốn mươi ngày, ông thả chim bồ câu trong tàu ra để kiểm tra xem nước đã rút hết chưa. Trong tàu, ba lần ông No-e thả chim bồ câu cho thấy thời tiết thuần hóa dần dần:
       Lần thứ nhất, nó trở về tức khắc, vì nước vẫn tràn ngập hết.
       Lần thứ hai, tới chiều nó mới trở về, mang theo một nhánh ô-liu non.
       Lần thứ ba, ông thả bồ câu ra, và lần này nó không trở về nữa, và ông hiểu là nước đã rút cạn hẳn.
       Ông rỡ nóc tàu và cả gia đình cung súc vật ra khỏi tàu. Ông và gia đình lập bàn thờ và dâng kính Đức Chúa của lễ toàn thiêu các súc vật thanh sạch. Đức Chúa đã ngửi thấy mùi thơm từ của lễ ông Nô-e dâng kính, đã làm cho Thiên chúa nguôi giận. Và Người đã “đơn phương” kí kết giao ước với ông Nô-e, Đức Chúa nói với lòng mình: “Ta sẽ không còn nguyền rủa đất đai vì con người nữa. Hẳn, từ niên thiếu lòng con người vẫn toan tính điều xấu xa, nhưng ta không còn đánh giết mọi sinh vật như ta đã làm! Bao lâu đất này còn, thì mùa gieo mùa gặt, trời lạnh và trời nóng, tiết hạ với tiết đông, ban đêm với ban ngày, sẽ không ngừng đắp đổi” (St 8,21-22).
       Sau đó, Thiên Chúa chúc lành cho gia đình ông Nô-e và thiết lập một trật tự mới sau lụt hồng thủy, loài người được lệnh sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất. Thay vì an bình thư thái thì con người phải chiến đấu, con vật chỉ quỵ lụy con người, khi con người làm cho chúng khiếp sợ. Con người được ăn thú vật, nhưng không được ăn máu chúng vì nó biểu hiện cho sự sống. Một điều nữa là Thiên Chúa cấm kỵ con người làm đổ máu kẻ khác, Người sẽ trừng phạt tử hình kẻ giết người, và ngay cả thú vật làm tôn thương nhân mạng cũng bị giết. Đó là vì con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa (x.St 9,1-6).
       Đồng thời Thiên Chúa thiết lập giao ước với ông Nô-e, gia đình và tất cả các loài từ tàu đi ra, cùng với tất cả dòng dõi những người ấy từ này về sau. Thiên Chúa sẽ không bao giờ khiến lụt hồng thủy hủy diệt các vật như trước nữa. Giao ước này được Thiên Chúa đơn phương ký kết với con người mà không cần con người phải cam kết điều gì đối với Người. Đó là một giao ước, một ân huệ, có giá trị như một di chúc. Vì thế mà dấu chỉ minh ước của nó ở giữa trời và đất được chọn là một cái “cầu vồng”. Cầu vồng là một hiện tượng đẹp của trời đất, chỉ sự trường tồn của luật thiên nhiên, tượng trưng cho minh ước vĩnh cửu (St 9,16-17). Mặc dầu tội lỗi và bạo lực nơi con người là nguyên nhân của nạn hồng thủy. Tuy nhiên, lòng thương xót và kiên nhẫn của Thiên Chúa vượt trên những xấu sa đó. Người duy trì lời chúc phúc nguyên thủy và bảo đảm sự trường tồn của vũ trụ, trong đó Thiên Chúa sẽ thực hiện công trình cứu độ.[1]
2.     Ý nghĩa nổi bật của câu chuyện nạn Hồng thủy.
Lụt Hồng thủy được nói đến trong sáng thế và Cựu ước:
Trong sách thánh coi lụt hồng thủy như là một hình phạt thích đáng cho những người quá ư trụy lạc đến vô phương cứu chữa. Tội lỗi đã lan rộng đến mức độ vượt qua cả ranh giới giữa trời và đất, ý nghĩa này được nhấn mạnh trong (St 6,5-8; 8,21-22) là: “lòng con người toan tính điều xấu”. Theo văn hóa Hi-lạp, trái tim trước hết không phải là trung tâm tình cảm nhưng là tri thức và ý muốn. Do đó, điều nhấn mạnh ở đây là toàn bộ suy tư và đời sống con người đã ra xấu xa, tội lỗi không những gây hại giữa người với nhau, mà còn xúc phạm đến Thiên Chúa: Ngài đã “buồn” vì tội lỗi của con người.[2]
Thiên Chúa rất mực thánh thiện và công chính không thể làm ngơ mà không trừng phạt tội lỗi. Hình phạt là một điều chắc chắn mà Thiên Chúa sẽ xét xử và không tội nhân nào thoát được. Nhưng Người vẫn đầy lòng thương xót nhân loại, Người muốn cứu nhân loại bằng cách cứu một phần dư tồn là người công chính là ông Nô-e và gia đình của ông, làm như mầm mống để tái lập nhân loại sau lụt hồng thủy. Và cũng vì thương mà từ nay Thiên Chúa nhẫn nại chịu đựng, không thi hành xét xử “nhãn tiền” với nhân loại tội lỗi.
Lụt Hồng thủy được nói tới trong Tân ước và Kitô giáo:
Trình thuật này đã được vận dụng vào đời sống của Hội thánh một cách hết sức phong phú. Nước hồng thủy được coi như là hình bóng của bí tích Thánh tẩy. Cũng  như nước hồng thủy vừa hủy diệt nhân loại tội lỗi vừa tác sinh nhân loại mới. Nước Thánh Tẩy cũng tha thứ tội lỗi và biến đổi chúng ta thành những con người mới. Đồng thời cũng tiên báo sự xét xử thời cánh chung. Bây giờ, Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi, nhưng ta phải tỉnh thức vì ngày xét xử cũng sẽ đến bất ngờ như thời ông Nô-e và sẽ hủy diệt những kẻ tội lỗi bằng lửa (x. 2Pr 3,2-10).
Trong thư của thánh Phêrô tông đồ (1Pr 3,20) đã ám chỉ con tàu của Nô-e là hình ảnh tiên trưng cho Hội thánh trên đời này. Nhờ con tàu ông Nô-e duy nhất cứu ông và gia đình là phần dư tồn của nhân loại được cứu qua cơn đại hồng thủy, thì những ai sống trong Hội thánh là con tàu dẫn con người tới nguồn ơn cứu độ.[3]  Nô-e cũng là hình ảnh loan báo Chúa Kitô, Đấng là Đầu của nhân loại mới được canh tân trong Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy (8,20). Nô-e dâng lên Thiên Chúa hiến lễ đẹp lòng Người, và Thiên Chúa đã thiết lập một giao ước bao gồm cả nhân loại chứ không giới hạn cho một dân tộc, như trong sáng thế (St 9,8-11) Thiên Chúa nói với Nô-e: “Đây Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này. Mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa”. Giao ước này loan báo giao ước tối hậu được thực hiện trong Chúa Kitô.
3.     Bài học nạn hồng thủy trong đời sống đức tin.
Nguyên nhân xảy ra trận lụt hồng thủy là do tội lỗi con người. Thiên Chúa đã phạt con người một cách nhãn tiền, cho nước tẩy rửa hết mọi tội lỗi trên mặt đất. Tuy thế, Thiên Chúa vẫn cứu sống một người. Một gia đình biết vâng nghe, tin và thực hành như lời Người truyền dạy cho dù không trông thấy.
Sự sống của con người không do mình tạo ra, mà do Thiên Chúa ban cho. Nên trong cuộc sống thường ngày, con người luôn ý thức Chúa đang hiện diện và đồng hành, hãy ký thác mọi biến cố vui buồn…dâng tất cả lên cho Ngài với lòng biết ơn và yêu mến, như xưa khi ra khỏi tàu gia đình ông Nô-e lập bàn thờ và tiến dâng lên Thiên Chúa của lễ toàn thiêu, của lễ đã được Thiên Chúa ưng nhận.
Là con người thì không thể tránh hết những sai lầm trong cuộc sống. Thiên Chúa là Đấng nhân hậu và giàu lòng thương xót nên đã cứu vớt gia đình ông Nô-e. Do đó, khi con người mắc những sai lỗi với Chúa, với tha nhân thì thật lòng chạy đến với Thiên Chúa để được ơn giao hòa, và được ân nghĩa cùng Người.
Con tàu ông Nô-e trong lụt hồng thủy cũng là hình bóng của con tàu Hội thánh đang lữ hành trần thế. Con tàu đã cứu duy nhất gia đình ông Nô-e ra khỏi lụt hồng thủy. Hội thánh cũng là con tàu cứu độ. Từ đó, có một câu nói danh tiếng: “Ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ”[4]. Như vậy, phải chăng tất cả mọi người ngoài Hội thánh công giáo thì không được ơn cứu độ?. Trước băn khoăn đó, Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Những người không biết đến Tin Mừng của Đức Kitô và Hội thánh Người mà không do lỗi của họ, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, cố gắng chu toàn thánh ý của Ngài bằng các công việc theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời”[5]. Như vậy, người không cùng niềm tin tôn giáo với Hội thánh công giáo, mà thực hiện những chỉ dẫn của Công đồng trên thì cũng được ơn cứu độ muôn đời.
4.     Kết luận
Câu chuyện về đại hồng thủy vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Sau nạn hồng thủy, Thiên Chúa đã kí kết giao ước với con người qua muôn thế hệ là sẽ không cho nước tàn phá và giết hết con người sống trên mặt đất nữa (x.St 9,8-11). Và Thiên Chúa đã tỏ tình yêu, lòng thương xót của Người qua việc từ nay Thiên Chúa “nhẫn nại” chịu đựng, không thi hành ngay sự xét xử đối với nhân loại tội lỗi. Đó là một cơ hội tốt cho những ai biết ăn năn trở lại sau những tháng ngày đắm chìm trong “vũng bùn” tội lỗi. Và cũng thật là vô phúc cho những ai không nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa khi không tìm đường trở về sau bao phen tội lỗi.
Trong xã hội này, tội lỗi xấu xa cũng không kém phần như trong câu chuyện nạn hồng thủy. Sống trong một xã hội như thế, hình ảnh của ông Nô-e luôn biết lắng nghe tiếng Chúa nói và thực thi lời Chúa truyền dạy cho dù con mắt xác thịt ông không trông thấy. Hình ảnh đó giúp và khơi dậy trong tâm hồn con người ngày nay phải biết lắng nghe tiếng Chúa qua Lời của Ngài trong Kinh Thánh, cũng như trong mọi biến cố cuộc sống. Và thực hành là điều tiên quyết qua việc làm việc lành tránh việc xấu, trở nên người công chính trước mặt Thiên Chúa và con người.
Như thánh tông đồ Phêrô nói trong thư của Ngài là: Anh hãy sẵn sàng trả lời cho những ai chất vấn về niềm tin và niềm hy vọng vào Đấng mà anh em đang rao giảng và hãy trả lời cho họ một cách hiền hòa và kính trọng (x.1Pr 15-16).
                                                                          Nguyễn Văn Đoàn
                                                                             Chỉnh sửa: Công Chính


[1] x. Sách học hỏi Kinh thánh: Tìm hiểu Sáng thế 1-11, tr 112
[2] x. Sách học hỏi Kinh thánh: Tìm hiểu Sáng thế 1-11, tr 112
[3] x. Lm Inhaxio Nguyễn Ngọc Rao. O.p, Tìm hiểu Ngũ Thư, , tr 123
[4] x. ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đường Về Emmaus - học Thánh kinh trong 100 tuần, Nxb Tôn giáo, tr 32.
[5] Hiến chế tín lý về Giáo hội, số 16